Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Trần Quốc Toản
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
49 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Số nuclôn của hạt nhân \(_{90}^{230}Th\) nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) là:
Số nuclon của Th nhiều hơn của Po một lượng ΔΑ = ATh - APo = 230 - 210 = 20
Một điện áp xoay chiều có biểu thức u = 220√2cos(100πt)(V). Chọn câu trả lời đúng:
+ Điện áp cực đại bằng 220√2V => A sai
+ Chu kì của điện áp này bằng 0,02 s => B đúng
+ Pha ban đầu của điện áp bằng 0 rad => C sai
+ Ở thời điểm ban đầu điện áp có giá trị u = 220√2V => D sai
Một chất phóng xạ X có hằng số phóng xạ λ. Ở thòi điểm t0 = 0, có N0 hạt nhân X. Tính từ t0 đến t, số hạt nhân của chất phóng xạ X bị phân rã là:
Số hạt nhân bị phân rã là
\(\Delta N = {N_0}.\left( {1 - {e^{ - \frac{t}{T}}}} \right) = {N_0}.\left( {1 - {e^{ - \lambda t}}} \right)\)
Bức xạ màu vàng của natri có bước sóng λ = 0,59 µm. Năng lượng của phôtôn tương ứng có giá trị
Năng lượng của phô-tôn
\(\varepsilon = hf = \frac{{hc}}{\lambda } = {3,37.10^{ - 19}}\left( J \right) = 2,1\left( {eV} \right)\)
Các tia nào không bị lệch trong điện trường và trong từ trường?
Tia γ và tia X đều là sóng điện từ không phải hạt mang điện nên khi vào trong từ trường hay điện trường đều không bị lệch hướng đi.
Tia α và β là những dòng hạt mang điện tích nên khi vào điện trường hay từ trường thì bị lệch đường đi.
Buớc sóng của một ánh sáng đơn sắc trong chân không là 600nm. Bước sóng của nó trong nước chiết suất n = 4/3 là:
Ta có:
\({\lambda ^/} = \frac{\lambda }{n} = \frac{{600}}{{4/3}} = 450\left( {nm} \right)\)
Phương trình vận tốc của một chất điểm dao động điều hòa là: \({\rm{v}} = 10\pi {\rm{cos}}\left( {2\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\) (cm/s). Chọn câu trả lời đúng:
Vận tốc cực đại là vmax = 10π cm/s => A sai đơn vị
+ Biên độ dao động: \(A = \frac{{{v_{\max }}}}{\omega } = \frac{{10\pi }}{{2\pi }} = 5\left( {cm} \right)\) => B đúng => Chọn B.
+ Chu kì dao động bằng 1 s => C sai
+ Gia tốc cực đại của chất điểm bằng 20π2 cm/s2 => D sai đơn vị
Câu nào đúng ? Đại lượng đặc trưng cho mức bền vững của hạt nhân là:
+ Đại lượng đặc trưng cho mức bền vững của hạt nhân là năng lượng liên kết riêng
+ Năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.
Khi thấy sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng
Khi có sóng dừng, khoảng cách giữa hai nút hoặc giữa hai bụng liền kề bằng nửa bước sóng.
Con lắc đơn dddh với chu kì 1s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2, chiều dài của con lắc có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây:
Ta có:
\(T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} \Rightarrow \ell = \frac{{{T^2}g}}{{4{\pi ^2}}} = \frac{{{1^2}.9,8}}{{4{\pi ^2}}} = 0,248\left( m \right) = 24,8\left( {cm} \right)\)
Hãy chọn câu đúng. Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này làm
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}}\\
{N_1} > {N_2} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{U_2} < {U_1}\\
{I_2} > {I_1}
\end{array} \right.
\end{array}\)
=> tăng dòng điện và giảm điện áp
Khi ở trên tàu vũ trụ các nhà du hành ở trong điều kiện phi trọng lượng. Để đo khối lượng của mình họ phải sử dụng một dụng cụ đo khối lượng - là một chiếc ghế lắp vào một đầu lò xo, đầu kia của lò xo gắn vào một điểm trên tàu. Nhà du hành ngồi vào ghế và thắt dây buộc mình vào ghế, cho ghế dao động và đo chu kì dao động T của ghế bằng một đồng hồ hiện số đặt trước mặt mình. Biết khối lượng của ghế là m = 12,47 kg, độ cứng của lò xo k = 605,5 N/m, T = 2,08832 s. Xác định khối lượng của nhà du hành.
Ta có:
\(\begin{array}{l}
T = 2\pi \sqrt {\frac{{m + M}}{k}} \\
\Rightarrow M = \frac{k}{{4{\pi ^2}}}{T^2} - m = 54,42\left( {kg} \right)
\end{array}\)
Một nguồn dao động đặt tại điểm A trên mặt chất lỏng nằm ngang phát ra dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình uA = acosωt. Sóng do nguồn dao động này tạo ra truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng λ tới điểm M cách A một khoảng x. Coi biên độ sóng và vận tốc sóng không đổi khi truyền đi thì phương trình dao động tại điểm M là:
Sóng tại M trễ pha hơn tại nguồn A một lượng:
\(\begin{array}{l}
\Delta \varphi = \frac{{2\pi x}}{\lambda }\\
\Rightarrow {u_M} = a\cos \left( {\omega t - \frac{{2\pi x}}{\lambda }} \right)
\end{array}\)
Đặt điện áp u = 220√2cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm một bóng đèn dây tóc loại 110 V - 50 W mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C để đèn sáng bình thường. Độ lớn độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp ở hai đầu đoạn mạch lúc này là:
+ Vì đèn sáng bình thường nên điện áp hai đầu đèn là Uđ = UR = 110 V
+ Ta có: \(\cos \varphi = \frac{R}{Z} = \frac{{{U_R}}}{U} = \frac{{110}}{{220}} \Rightarrow \varphi = \frac{\pi }{3}\)
Tần số dao động của sóng âm là 600 Hz, sóng truyền đi với vận tốc 360m/s khoảng cách giữa hai điểm gần nhất ngược pha nhau là:
Bước sóng:
\(\lambda = \frac{v}{f} = \frac{{360}}{{600}} = 0,6\left( m \right) = 60\left( {cm} \right)\)
Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha là:
\({d_{\min }} = \frac{\lambda }{2} = 30\left( {cm} \right)\)
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?
Các phần tử môi trường chỉ dao động tại chỗ không truyền đi theo sóng => C sai.
Đặt vào hai đầu mạch điện RLC không phân nhánh một điện áp \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\) (V), thì cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{6}} \right)\) (A). Điện trở thuần R có giá trị là:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
Z = \frac{{{U_0}}}{{{I_0}}} = 110\Omega ;\varphi = {\varphi _u} - {\varphi _i} = \frac{\pi }{3}\\
\cos \varphi = \frac{R}{Z} \Rightarrow R = Z\cos \varphi = 110\cos \left( {\frac{\pi }{3}} \right) = 55\Omega
\end{array}\)
Một nguồn âm phát ra sóng âm hình cầu truyền đi giống nhau theo mọi hướng và năng lượng âm được bảo toàn. Lúc đầu ta đứng cách nguồn âm một khoảng R1, sau đó ta đi lại gần nguồn thêm d = 10 m thì cường độ âm nghe được tăng lên gấp 4 lần. Khoảng cách R1 là:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{I_1} = \frac{P}{{4\pi R_1^2}}\\
{I_2} = \frac{P}{{4\pi R_2^2}}
\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{R_2^2}}{{R_1^2}} = \frac{{{{\left( {{R_1} - d} \right)}^2}}}{{R_1^2}} \Leftrightarrow {\left( {\frac{{{R_1} - d}}{{{R_1}}}} \right)^2} = \frac{1}{4}\\
\Rightarrow \frac{{{R_1} - d}}{{{R_1}}} = \frac{1}{2} \Rightarrow {R_1} = 2d = 20m
\end{array}\)
Sóng FM của Đài tiếng nói Việt Nam tại Quảng Bình có tần số 96 MHz; đây là
Ta có:
\(\lambda = \frac{c}{f} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{{{96.10}^6}}} = 3,125\left( m \right)\)
=> thuộc dải sóng cực ngắn (có λ từ 0,01 m đến 10m)
Trong 1 thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, hiệu đường đi từ một điểm M trên màn quan sát đến hai khe I-âng được xác định bởi công thức nào sau đây:
+ Hiệu đường đi hay hiệu quang trình được xác định bởi:
\({d_1} - {d_2} = \frac{{a.x}}{D}\)
+ Nếu tại M là vân sáng (cực đại) thì:
\({d_1} - {d_2} = k\lambda \Rightarrow x = k\frac{{\lambda D}}{a}\)
+ Nếu tại M là vân tối (cực tiểu) thì:
\({d_1} - {d_2} = \left( {k + 0,5} \right)\lambda \Rightarrow x = \left( {k + 0,5} \right)\frac{{\lambda D}}{a}\)
Góc chiết quang của lăng kính bằng 8°. Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của lăng kính, theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn quan sát, sau lăng kính, song song với mặt phẳng phân giác của lăng kính và cách mặt phân giác này một đoạn l,5m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,50 và đối với tia tím là nt = 1,54. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng:
Ta có: L = A.d.(nt - nđ) = 8π/180 .1,5.103 (l,54 - 1,50) = 8,4(mm)
Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
Tia γ, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại đều có bản chất là sóng điện từ => C sai
Đối với nguyên tử hiđrô, khi electron chuyển từ quỹ đạo M có mức năng lượng bằng -1,5 eV về quỹ đạo K có mức năng lượng bằng -13,6 eV thì nguyên tử
Khi chuyển từ mức năng lượng cao về mức năng lương thấp hơn thì phát ra một phôtôn có năng lượng:
\(\varepsilon = {E_n} - {E_m} = {E_{cao}} - {E_{thap}} = - 1,5 - \left( { - 13,6} \right) = 12,1\left( V \right)\)
Đồ thị nào trong hình sau đây biểu diễn sự biến thiên điện tích trong một mạch dao động LC lí tưởng theo thời gian, nếu lấy thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện trong mạch?
Tại thời điểm tụ bắt đầu phóng điện thì
\(q = {Q_0} \Rightarrow {\varphi _q} = 0 \Rightarrow {\varphi _i} = \frac{\pi }{2}\)
Về quang phổ liên tục, phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu A, B sai vì chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ vạch
+ Câu Β đúng vì quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trung cho nguyên tố ấy
+ Câu C sai vì quang phổ liên tục không đặc trưng cho thành phần cấu tạo chất hay nguyên tố.
Trong sơ đồ hình vẽ sau: R là quang điện trở, AS là ánh sáng kích thích, A là ampe kế, V là vôn kế. Số chỉ của ampe kế và vôn kế sẽ thay đổi thế nào nếu chiếu chùm sáng AS vào R.
+ Số chỉ A là: I=E/(R+r). Khi tắt ánh sáng thì R tăng => I giảm => số chỉ A giảm
+ Lại có:
\(V = {U_R} = I.R = \frac{{E.R}}{{R + r}} = \frac{E}{{1 + \frac{r}{R}}}\) .
Vì R tăng nên r/R giảm => E/ (1+r/R) tăng
=> số chỉ V tăng
Bắn hạt α vào hạt nhân nguyên tử nhôm đang đứng yên gấy ra phản ứng: \(_2^4He + _{13}^{27}Al \to _{15}^{30}P + _0^1n\). Biết phản ứng thu năng lượng là 2,70 MeV; giả sử hai hạt tạo thành bay ra với cùng vận tốc và phản ứng không kèm bức xạ γ. Lấy khối lượng của các hạt tính theo đon vị u có giá trị bằng số khối của chúng. Động năng của hạt α là:
Định luật bào toàn động lượng:
\(\begin{array}{l}
{\overrightarrow p _\alpha } = {\overrightarrow p _p} + {\overrightarrow p _n}\\
p_\alpha ^2 = p_p^2 + p_n^2 + 2{p_\alpha }{p_n}\\
\Leftrightarrow {m_\alpha }{W_\alpha } = {m_p}{W_p} + {m_n}{W_n} + 2\sqrt {{m_p}{W_p}{m_n}{W_n}} \\
\Leftrightarrow 4{W_\alpha } = 30{W_p} + {W_n} + 2\sqrt {30{W_p}.{W_n}} \\
\frac{{{W_p}}}{{{W_n}}} = \frac{{{m_p}}}{{{m_n}}} = 30 \Rightarrow {W_p} = 30{W_n}\\
4{W_\alpha } = {30^2}{W_n} + {W_n} + 2\sqrt {{{30}^2}{W_n}{W_n}} \\
\Rightarrow 4{W_\alpha } = 961{W_n} \Rightarrow 4{W_\alpha } - 961{W_n} = 0
\end{array}\)
+ Phản ứng thu năng lượng nên:
\(\begin{array}{l}
{W_p} + {W_n} - {W_\alpha } = - 2,7 \Leftrightarrow {W_\alpha } - 31{W_n} = 2,7\\
{W_\alpha } = 3,1MeV
\end{array}\)
Trong dao động điều hòa của một vật, thời gian ngắn nhất giữa hai lần động năng bằng thế năng là 0,3s. Giả sử tại một thời điểm nào đó, vật có động năng là Wđ, thế năng là Wt, sau đó một khoảng thời gian Δt vật có động năng là 3Wđ và thế năng là Wt/3. Giá trị nhỏ nhất của Δt bằng:
+ Ta có:
\(\begin{array}{l}
{W_d} + {W_t} = 3{W_d} + \frac{{{W_t}}}{3}\\
\Rightarrow 2{W_d} = \frac{{2{W_t}}}{3} \Rightarrow {W_d} = \frac{{{W_t}}}{3} \Rightarrow {x_1} = \pm \frac{{A\sqrt 3 }}{2}
\end{array}\)
+ Vậy thời gian ngắn nhất khi đi từ
\({x_1} = \frac{{A\sqrt 3 }}{2} \to {x_2} = \frac{A}{2} \Rightarrow \Delta t = \frac{T}{{12}}\)
+ Mặt khác, cứ sau T/4 thì động năng lại bằng thế năng nên:
\(\frac{T}{4} = 0,3\left( s \right) \Rightarrow T = 1,2\left( s \right) \Rightarrow \Delta t = 0,1\left( s \right)\)
Hai con lắc lò xo giống nhau đều có khối lượng vật nhỏ là m và độ cứng K. Chúng dao động điều hòa cùng pha với chu kì 1s. Con lắc thứ nhất có biên độ 10cm, con lắc thứ có biên độ 5cm. Lấy mốc thế năng tại vị trí cân bằng và π2 = 10. Biết tại thời điểm t, con lắc thứ nhất có động năng 0,06 J và con lắc thứ hai có thế năng 0,005 J. Tính giá trị của m.
Hai con lắc dao động cùng pha nên:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} = 10\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\\
{x_2} = 5\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)
\end{array} \right.\\
\Rightarrow {x_1} = 2{x_2}{W_{t1}} = 4{W_{t2}}
\end{array}\)
+ Khi thế năng con lắc thứ 2 bằng 0,005J thì thế năng con lắc thứ nhất là:
\({W_{t1}} = 4{W_{t2}} = 4.0,005 = 0,02\left( J \right)\)
+ Vậy cơ năng của con lắc thứ nhất là:
\({W_1} = {W_{d1}} + {W_{t1}} = 0,06 + 0,02 = 0,08J\)
+ Cơ năng của con lắc thứ nhất:
\(\begin{array}{l}
{W_t} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}A_1^2 = \frac{1}{2}m{\left( {\frac{{2\pi }}{T}} \right)^2}A_1^2\\
\Rightarrow m = \frac{{2{W_1}}}{{{{\left( {\frac{{2\pi }}{T}} \right)}^2}A_1^2}} = 0,4kg
\end{array}\)
X là một phần tử hoặc R hoặc L hoặc C. Đặt vào hai đầu phần tử X một điện áp xoay chiều có biểu thức u = 100√ 2cos(100πt - π/6) (V) thì dòng điện chạy qua phần tử X là i =√2cos(100πt + π/3) (A). Hãy xác định phần tử X và giá trị của nó.
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\varphi = {\varphi _u} - {\varphi _i} = - \frac{\pi }{2}\\
\Rightarrow X \equiv C\\
\Rightarrow {Z_C} = \frac{{{U_0}}}{{{I_0}}} = 100\Omega \Rightarrow C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }\left( F \right)
\end{array}\)
2 dao động điều hòa cùng phương và cùng tần số có phương trình lần lượt là: \({x_1} = {A_1}\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{6}} \right)cm;{x_2} = {A_2}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)cm\). Dao động tổng hợp có biên độ √3cm. Để biên độ A1 có giá trị cực đại thì A2 phải có giá trị là:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos \left( {\frac{\pi }{2} + \frac{\pi }{6}} \right)\\
\Rightarrow {A^2} = A_1^2 + A_2^2 - 2{A_1}{A_2}.\frac{1}{2}\\
\Rightarrow 3 = \underbrace {{{\left( {{A_2} - \frac{1}{2}{A_1}} \right)}^2}}_0 + \frac{3}{4}A_1^2\\
\Rightarrow {A_1} = \max \Leftrightarrow {\left( {{A_2} - \frac{1}{2}{A_1}} \right)^2} = 0 \Rightarrow {A_1} = 2{\rm{ cm}} \Rightarrow {A_2} = 1{\rm{ cm}}
\end{array}\)
Đặt điện áp xoay chiều u = U√2cos100πt(V) (U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm biến trở R, tụ điện có điện dung C, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Khi R = R1 và R2 = R2 thì công suất tiêu thụ trên mạch đều bằng 180 w. Nếu \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} + \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 7\) thì công suất mạch tiêu thụ cực đại là bao nhiêu?
+ Vì R1 và R2 cho cùng P = 120W nên ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{R_1} + {R_2} = \frac{{{U^2}}}{P} \Rightarrow P = \frac{{{U^2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\\
{R_1}{R_2} = {\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)^2}
\end{array} \right.\)
+ Công suất cực đại:
\(\begin{array}{l}
{P_{\max }} = \frac{{{U^2}}}{{2\left| {{Z_L} - {Z_C}} \right|}} = \frac{{{U^2}}}{{2\sqrt {{R_1}{R_2}} }}\\
\Rightarrow \frac{{{P_{\max }}}}{P} = \frac{{{R_1} + {R_2}}}{{2\sqrt {{R_1}{R_2}} }}\\
\Rightarrow {P_{\max }} = \frac{P}{2}\sqrt {\frac{{{{\left( {{R_1} + {R_2}} \right)}^2}}}{{{R_1}{R_2}}}} = \frac{P}{2}\sqrt {\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} + \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} + 2} = \frac{{180}}{2}\sqrt {7 + 2} = 270\left( W \right)
\end{array}\)
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn kết hợp giống hệt nhau A và B nằm cách nhau 20cm, tạo ra sóng trên mặt nước với bước sóng 3cm. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm A, bán kính AB, điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại, cách đường trung trực của AB một đoạn ngắn nhất bằng bao nhiêu?
+ Vì hai nguồn cùng pha và điểm M thuộc cực đại nên: MA - MB = kλ
+ M gần trung trực nhất nên M thuộc cực đại k = ±1
+ Vì M gần A nên M thuộc k = -1 => MA - MB = -λ
+ Ta có:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
MA = 20\left( {cm} \right)\\
\lambda = 3\left( {cm} \right)
\end{array} \right. \Rightarrow MA = 17\left( {cm} \right)\\
\left\{ \begin{array}{l}
M{H^2} = M{A^2} - {\left( {\frac{{AB}}{2} + x} \right)^2}\\
M{H^2} = M{B^2} - {\left( {\frac{{AB}}{2} - x} \right)^2}
\end{array} \right.
\end{array}\)
+ Từ (1) và (2), ta có:
\({20^2} + {\left( {10 + x} \right)^2} = {17^2} + {\left( {10 - x} \right)^2}\)
=> x = 2,775(cm)
Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ xoay C và cuộn cảm thuần L. Tụ xoay có điện dung tỉ lệ theo hàm số bậc nhất đối với góc xoay ϕ. Ban đầu khi chưa xoay tụ thì mạch thu được sóng điện từ có tần số f0. Khi xoay tụ một góc ϕ1 thì mạch thu được sóng điện từ có tần số f1 = 0,5f0. Khi xoay tụ một góc ϕ2 thì mạch thu được sóng có tần số f2=f0/3. Tỉ số ϕ2 / ϕ1 bằng:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
+ C = a.\varphi + b\\
\Rightarrow \frac{{{C_2} - {C_0}}}{{{C_1} - {C_0}}} = \frac{{{\varphi _2} - {\varphi _0}}}{{{\varphi _1} - {\varphi _0}}}\frac{{{C_2} - {C_0}}}{{{C_1} - {C_0}}} = \frac{{{\varphi _2}}}{{{\varphi _1}}}\\
+ f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} \Rightarrow C = \frac{1}{{4{\pi ^2}L{f^2}}}\\
\Rightarrow \frac{{{C_2} - {C_0}}}{{{C_1} - {C_0}}} = \frac{{\frac{1}{{f_2^2}} - \frac{1}{{f_0^2}}}}{{\frac{1}{{f_1^2}} - \frac{1}{{f_0^2}}}} = \frac{{\frac{9}{{f_0^2}} - \frac{1}{{f_0^2}}}}{{\frac{4}{{f_0^2}} - \frac{1}{{f_0^2}}}} = \frac{8}{3}\\
\Rightarrow \frac{{{\varphi _2}}}{{{\varphi _1}}} = \frac{8}{3}
\end{array}\)
Một học sinh tiến hành thí nghiệm do bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa khe I-âng. Học sinh đó đo được khoảng cách giữa hai khe I-âng là a = 150 ± 0,03(mm); khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2,40 ± 0,05 (m) và khoảng vân i = 0,80 ± 0,02 (mm). Kết quả của phép đo là:
+ Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
\overline \lambda = \frac{{\overline i .\overline a }}{{\overline D }} = \frac{{0,80.1,50}}{{2,40}} = 0,50\left( {\mu m} \right)\\
\frac{{\Delta \lambda }}{{\overline \lambda }} = \frac{{\Delta i}}{{\overline i }} + \frac{{\Delta D}}{{\overline D }} + \frac{{\Delta a}}{{\overline a }} \Rightarrow \Delta \lambda = \overline \lambda \left( {\frac{{\Delta i}}{{\overline i }} + \frac{{\Delta D}}{{\overline D }} + \frac{{\Delta a}}{{\overline a }}} \right) = 0,03\left( {\mu m} \right)
\end{array} \right.\)
+ Kết quả phép đo λ được viết như sau:
\(\lambda = \overline \lambda + \Delta \lambda = 0,50 \pm 0,03\left( {\mu m} \right)\)
Chiếu lên bề mặt một tấm kim loại có công thoát electron là A = 2,1 eV chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,485 µm. Người ta tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có vận tốc ban đầu cực đại hướng vào một không gian có cả điện trường đều E và từ trường đều B. Ba vectơ v,E,B vuông góc với nhau từng đôi một. Cho B = 5.10-4 T coi năng lượng mà tấm kim loại hấp thụ được từ phô-tôn dùng để giải thoát electron và tạo động năng ban đầu cho electron. Để các electron vân tiếp tục chuyển động thẳng và đều thì cường độ điện trường E có giá trị nào sau đây?
Ta có:
\(\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda } = A + \frac{1}{2}m{v^2} \Rightarrow v \approx {4.10^6}\left( {m/s} \right)\)
Để electron chuyển động thẳng đều thì lực điện và lực từ (lực Lo-ren-xơ) phải cân bằng, do đó:
\({F_d} = {F_t} \Leftrightarrow \left| q \right|E = Bv\left| q \right| \Rightarrow E = Bv = 201,4\left( {V/m} \right)\)
Cho mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 150 V, còn tần số thay đổi được. Khi tần số f = f1 = 50 Hz thì điện áp hai đầu tụ điện vuông pha với điện áp hai đầu đoạn mạch. Khi tần số là f2 = 30 Hz và f3 = 40 Hz thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ có cùng một giá trị hiệu dụng. Khi f = f0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ đạt giá trị cực đại U1. Giá trị của U1 gần giá trị nào nhất sau đây?
+ Khi f = f1 = 50 Hz thì uC vuông pha với u => u cùng pha với i
\( \Rightarrow {\omega _1} = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} = 100\pi = {\omega _R}\)
+ Khi f2 = 30 Hz và f3 = 40 Hz thì UC cho cùng một giá trị nên:
\(\begin{array}{l}
\omega _2^2 + \omega _3^2 = 2\omega _C^2 \Rightarrow {\omega _C} = \frac{{100\pi }}{{\sqrt 2 }}\left( {rad/s} \right)\\
\omega _R^2 = {\omega _L}.{\omega _C} \Rightarrow {\omega _L} = \frac{{{{\left( {100\pi } \right)}^2}}}{{\frac{{100\pi }}{{\sqrt 2 }}}} = 100\pi \sqrt 2 \left( {rad/s} \right)
\end{array}\)
+ Khi f0 thì UC = max nên:
\({U_{C\max }} = {U_1} = \frac{U}{{\sqrt {1 - {{\left( {\frac{{{\omega _C}}}{{{\omega _L}}}} \right)}^2}} }} = \frac{{150}}{{\sqrt {1 - {{\left( {\frac{{\frac{{100\pi }}{{\sqrt 2 }}}}{{100\pi \sqrt 2 }}} \right)}^2}} }} = 173,21\left( V \right)\)
Cho thí nghiệm Y-âng, ánh sáng có bước sóng 500 nm. H là chân đường cao hạ vuông góc từ S1 tới màn M. Lúc đầu người ta thấy H là một cực đại giao thoa. Dịch màn M ra xa hai khe S1, S2 đến khi tại H bị triệt tiêu năng lượng sáng lần thứ nhất thì độ dịch là 1/7 m. Để năng lượng tại H lại triệt tiêu thì phải dịch màn xa thêm ít nhất là 16/35 m. Khoảng cách hai khe S1 và S2 là
+ Lúc đầu tại H là một vân sáng nên
\({x_H} = k\frac{{\lambda D}}{a}\) (1)
Sau khi dịch ra xa thêm 1/7 (m) thì H thành vân tối lần thứ nhất nên k giảm đi 0,5:
\({x_H} = \left( {k - 0,5} \right)\frac{{\lambda \left( {D + \frac{1}{7}} \right)}}{a}\) (2)
+ Dịch ra xa thêm 16/35 (m) thì H thành vân tối lần thứ 2 nên (k - 0,5) giảm đi 1:
\({x_H} = \left( {k - 1,5} \right)\frac{{\lambda \left( {D + \frac{1}{7} + \frac{{16}}{{35}}} \right)}}{a}\) (3)
+ Từ (1), (2) và (3), ta có:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
kD = \left( {k - 0,5} \right)\left( {D + \frac{1}{7}} \right)\\
kD = \left( {k - 1,5} \right)\left( {D + 0,6} \right)
\end{array} \right.\\
\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\frac{k}{7} - 0,5D - \frac{1}{{14}} = 0\\
0,6k - 1,5D - 0,9 = 0
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
k = 4\\
D = 1\left( m \right)
\end{array} \right.\\
{x_H} = 0,5a = k\frac{{\lambda D}}{a}\\
\Rightarrow {a^2} = 2k\lambda D \Rightarrow a = \sqrt {2.4.0,5.1} = 2\left( {mm} \right)
\end{array}\)
2 chất điểm DDDH cùng tần số trên hai đường thẳng song song kề nhau cách nhau 5 cm và cùng song song với Ox có đồ thị li độ như hình vẽ. Vị trí cân bằng của hai chất điểm đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Biết t2 – t1 = 3 s. Kể từ lúc t = 0, hai chất điểm cách nhau 5√3 cm lần thứ 2016 là:
+ Cứ sau nửa chu kì thì hai chất điểm lại đi ngang qua nhau.
+ Do đó, sau n lần ngang qua nhau mất thời gian: Δt = (n - 1)T/2
+ Từ đồ thị thấy trong thời gian 3 s chúng đi qua nhau 4 lần nên:
\(\left( {4 - 1} \right)\frac{T}{2} = 3 \Rightarrow T = 2\left( s \right)\)
+ Khoảng cách hai chất điểm theo phương dao động:
\(\Delta x = {x_2} - {x_1} = 10\cos \left( {\omega t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\)
+ Trong một chu kì có 4 lần \(\left| {\Delta x} \right| = 5\sqrt 2 \left( {cm} \right)\)
+ Ta có:
\(\begin{array}{l}
\Delta t = \frac{T}{6} + \frac{T}{4} + \frac{T}{4} + \frac{T}{8} = \frac{{19T}}{{24}}\\
\Rightarrow t = 503T + \frac{{19T}}{{24}} = \frac{{12091}}{{24}}T = \frac{{12091}}{{12}}\left( s \right)
\end{array}\)
Một công ty điện dùng đường dây tải điện với công suất truyền tải không đổi để cấp điện cho một khu dân cư với hiệu suất truyền tải là 90%. Sau nhiều năm, dân cư ở đó giảm khiến công suất tiêu thụ tại khư đó giảm xuống và còn 0,7 lần so với ban đầu trong khi vẫn phải sử dụng hệ thống đường dây tải điện cũ. Cho rằng hao phí trên đường dây tải điện có nguyên nhân chủ yếu là do sự tỏa nhiệt trên đường dây bởi hiệu ứng Jun - Len-xơ. Hệ số công suất của mạch điện là 1. Tỉ số độ giảm thế trên dây và hiệu điện thế trên tải khi dân cư đã thay đổi là:
Gọi P là công suất nơi phát.
+ Công suất nơi tiêu thụ lúc đầu là:
\(H = \frac{{{P_{tt}}}}{P} \Rightarrow {P_{tt}} = 0,9P\)
+ Công suất nơi tiêu thụ lúc sau:
\(P_{tt}^/ = 0,9P.0,7 = 0,63P \Rightarrow {H^/} = \frac{{P_{tt}^/}}{P} = 0,63\)
+ Vì cosφ = 1
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow H = \frac{{{U_{tt}}}}{U} = \frac{{{U_{tt}}}}{{{U_{tt}} + \Delta U}} = \frac{1}{{1 + \frac{{\Delta U}}{{{U_{tt}}}}}} \Rightarrow \frac{{\Delta U}}{{{U_{tt}}}} = \frac{1}{H} - 1\\
\Rightarrow \frac{{\Delta {U^/}}}{{U_{tt}^/}} = \frac{1}{{{H^/}}} - 1 = \frac{1}{{0,63}} - 1 = \frac{{37}}{{63}}
\end{array}\)