Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Lê Lợi

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 148 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 152528

Một vật dao động điều hòa với phương trình Acos(ωt+π/3)cm. Biết quãng đường vật đi được trong thời gian 1 s là 2 A và trong 2/3 đầu tiên là 9 cm. Giá trị của A và ω là

Xem đáp án

+ Quãng đường vật đi được 2A luôn là: \(o,5T=1 \to T=2s \to \omega =\pi rad/s\)

+ Quãng đường vật đi được trong một phần ba chi kì kề từ vị trí x=0,5A theo chiều âm là: \(S=1,5A=9cm \to A=6cm\)

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 152529

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(πt – π/3)cm, t tính bằng s. Quãng đường chất điểm đi được sau 7 giây kể từ lúc t = 0 là

Xem đáp án

+ Chu kỳ dao động: \( T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{\pi } = 2s\)

⇒ Khoảng thời gian \( \Delta t = 3,5T = 7s\)

+ Quãng đường chất điểm đi được sau 7 giây kể từ lúc t = 0 là: \(2A \to S_{\Delta t}=7.2A=56cm\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 152530

Một vật nhỏ dao động điều hòa, chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của vật

Xem đáp án

+ Cơ năng của vật dao động điều hòa bằng động năng của vật khi đi tới vị trí cân bằng.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 152531

Một con lắc lò xo nằm ngang có k=400N/m; m=100g; lấy g=10m/s2; hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là µ=0,02. Lúc đầu đưa vật tới vị trí cách vị trí cân bằng 4cm rồi buông nhẹ. Quãng đường vật đi được từ lúc bắt đầu dao động đến lúc dừng lại là:

Xem đáp án

Ban đầu đưa vật tới vị tríc cách VTCB 4cm rồi buông nhẹ

\(\to A= 4cm\)

Lại có công của lực ma sát trong quãng đường S được tính bằng:

\(A_{ms}=\mu mgS\)

Do công của lực ma sát là công âm cản trở dao động của vật 

Vậy khi vật dừng lại thì \(A_{ms}=W \to \mu mg S=W \to S= \frac{W}{\mu mg}=16m\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 152532

Gắn vật m vào lò xo  thì vật dao động với chu kỳ \({T_1} = 0,3{\rm{s}}\) , gắn vật m vào lò xo  thì dao động với chu kỳ \({T_1} = 0,4{\rm{s}}\). Hỏi nếu gắn vật m vào lò xo \({K_1}\) song song \({K_2}\) thì chu kỳ của hệ là?

Xem đáp án

Khi K1 song song K2 với  thì lò xo sẽ dao động với chu kỳ: \(\frac{1}{{{T^2}}} = \frac{1}{{T_1^2}} + \frac{1}{{T_2^2}} = \frac{1}{{0,{3^2}}} + \frac{1}{{0,{4^2}}} = \frac{{625}}{{36}} \Rightarrow T = 0,24{\rm{s}}.\)

Vậy chu kỳ của hệ là 0,24s

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 152533

Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một nơi trên mặt đất, có năng lượng như nhau. Quả nặng của chúng có cùng khối lượng, chiều dài dây treo con lắc thứ nhất dài gấp đôi chiều dài dây treo con lắc thứ hai. Quan hệ về biên độ góc của hai con lắc là

Xem đáp án

Hai con đơn dao động điều hòa tại cùng một nơi trên mặt đất, có năng lượng như nhau. Quả nặng của chúng có cùng khối lượng còn chiều dài dây treo con lắc thứ nhất gấp đôi chiều dài của dây treo con lắc thứ hai nên  \({\alpha _1} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}{\alpha _2}.\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 152534

Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Dao động cơ tắt dần của một vật có biên độ dao động giảm dần theo thời gian.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 152535

Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì T khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt T quá 100cm/s2 là \(\frac{T}{3}\) . Lấy \({\pi ^2} = 10\). Tần số dao động của vật là

Xem đáp án

Trong một chu kỳ, khoảng thòi gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá  100cm/s2 là \(\frac{T}{3}\) nên  

\(\begin{array}{l} \frac{{2\alpha }}{{2\pi }}T = \frac{T}{3} \Rightarrow \alpha = \frac{\pi }{3}\\ \Rightarrow {a_{max}} = 200cm/{s^2} \Rightarrow 5.{\omega ^2} = 200\\ \Rightarrow \omega = 2\pi \left( {rad/s} \right) \Rightarrow f = 1Hz \end{array}\)

Tần số dao động của vật là 1Hz

 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 152536

Một vật dao động điều hoà với phương trình \(x = Acos\left( {\omega t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\). Biết quãng đường vật đi được trong thời gian l(s) là  2A và \(\frac{2}{3}s\) đầu tiên là 9 cm. Giá trị của A và \(\omega \) là

Xem đáp án

Vì quãng đường vật đi trong thời gian ls là  2A nên  \(\frac{T}{2} = 1 \Rightarrow T = 2s \Rightarrow \omega = \pi \left( {rad/s} \right)\)

Xét trong khoảng thời gian \(\frac{2}{3}s\) đầu tiên vật đi được quãng đường 9cm nên \(1,5A = 9cm \Rightarrow A = 6cm\).

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 152537

Một máy dò tốc độ đang đứng yên phát sóng âm có tần số 150kHz về phía một oto đang chuyển động lại gần nó với tốc độ 45m/s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Hỏi tần số mà máy dò tốc độ nhận được là bao nhiêu?

Xem đáp án

Khi xe chuyển động lại gần còi, tần số xe nhận được là:

\( f'=\frac{{v + {v_M}}}{v}{f_0}\)

Âm này đến xe bị phản xạ trên xe có tần số f1 = f’, lúc này f1 đóng vai trò là nguồn âm chuyển động lại gần máy dò với tốc độ vS = vM. Khi đó tần số máy dò thu được là:

\( f'' = \frac{v}{{v - {v_S}}}f' = \frac{{v + {v_M}}}{{v - {v_M}}}f = \frac{{330 + 45}}{{330 - 45}}.150 = 195,76Hz\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 152538

Tiếng còi có tần số 1000 Hz phát ra từ một oto đang chuyển động tiến ra xa bạn với tốc độ 10 m/s, vận tốc âm trong không khí là 330 m/s. Khi đó bạn nghe được âm có tần số là:  

Xem đáp án

Ở đây, otô đóng vai trò nguồn âm, tai người đóng vai trò máy thu

<=> Nguồn âm chuyển động ra xa máy thu đứng yên.

Áp dụng công thức, ta có: 

\( f\prime = \frac{v}{{\lambda \prime }} = \frac{v}{{v + {v_S}}}{f_0} = \frac{{330}}{{330 + 10}}.1000 = 970,59Hz\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 152539

Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường A có vận tốc vA và khi truyền trong môi trường B có vận tốc vB = 2vA. Bước sóng trong môi trường B sẽ:

Xem đáp án

Vì f không thay đổi trong các môi trường

Ta có: \( \lambda = vT = vf \to \frac{{{\lambda _A}}}{{{\lambda _B}}} = \frac{{{v_A}}}{{{v_B}}} = \frac{1}{2} \to {\lambda _B} = 2{\lambda _A}\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 152540

Một người đứng cách một bức tường 500 m nghe một tiếng súng nổ. Vị trí đặt súng cách tường 165 m. Người và súng cùng trên đường thẳng vuông góc với tường. Sau khi nghe tiếng nổ, người này lại nghe tiếng nổ do âm thanh phản xạ trên bức tường. Tốc độ âm thanh trong không khí là 330 m/s. Khoảng thời gian giữa hai tiếng nổ là:

Xem đáp án

Khoảng cách giữa người và súng là:

\(L= 500 − 165 = 335m\)

Gọi t1 là thời gian lúc súng bắt đầu nổ đến tai người:

\( {t_1} = \frac{{{S_1}}}{v} = \frac{{335}}{v}\)

t2 là thời gian do âm thanh phản xạ trên bức tường sau khi nghe tiếng nổ:

\( {t_2} = \frac{{{S_2}}}{v} = \frac{{500 + 165}}{v}\)

Thời gian giữa hai lần tiếng nổ đến tai người là:

\( {\rm{\Delta }}t = {t_2} - {t_1} = \frac{{500 + 165}}{v} - \frac{{335}}{v} = \frac{{330}}{v} = \frac{{330}}{{330}} = 1{\rm{s}}\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 152541

Một nguồn âm điểm S phát âm đẳng hướng với công suất không đổi hơng một môi trường không hấp thụ và không phản xạ âm. Lúc đầu, mức cường độ âm do S gây ra tại điểm M là L (dB). Khi cho S tiến lại gần M thêm mộ đoạn 60 m thì mức cường độ âm tại M lúc này là L + 6 (dB). Khoảng cách từ S đến N lúc đầu là

Xem đáp án

* Từ \(\left\{ \begin{array}{l} I = \frac{P}{{4\pi {r^2}}} = {I_0}{.10^L}\\ I' = \frac{P}{{4\pi {{\left( {r - 60} \right)}^2}}} = {I_0}{.10^{L + 0,6}} \end{array} \right. \Rightarrow {\left( {\frac{r}{{r - 60}}} \right)^2} = {10^{0,6}} \Rightarrow r = 120,3\left( m \right) \Rightarrow \) Chọn B

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 152543

Một sợi dây AB có chiều dài 13cm, đầu A gắn vào một nhánh âm thoa còn đầu B dao động tự do. Cho âm thoa dao động theo phương ngang với tần số f = 20Hz, ta thấy trên dây có sóng dừng với 7 nút sóng (kể cả A). Tốc độ truyền sóng trên dây bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Vì sóng dừng xảy ra với một đầu là nút và một đầu tự do nên 

\(\begin{array}{*{20}{l}} {l = (2k + 1)\frac{\lambda }{4}}\\ { \Leftrightarrow 13 = (2.(7 - 1) + 1)\frac{\lambda }{4}}\\ { \to \lambda = 4(cm)}\\ { \to v = \lambda .f = 80(\frac{{cm}}{s})} \end{array}\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 152544

Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, tốc độ truyền sóng là 6 m/s, A là điểm dao động với biên độ cực đại và B là điểm dao động với biên độ cực tiểu gần A nhất, biết AB = 2cm. Cần rung có tần số bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có: Khoảng cách giữa 1 cực đại và 1 cực tiểu gần nhất là \( \frac{\lambda }{4}\) \( \to AB = \frac{\lambda }{4} = 2 \to \lambda = 8cm\)

Cần rung có tần số là: \( f = \frac{v}{\lambda } = \frac{6}{{0,08}} = 75Hz\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 152545

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng giao thoa sóng?

Xem đáp án

Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 152546

Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2 thì

Xem đáp án

+ Để dòng điện trong mạch sớm pha hơn hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch một góc \(\pi/2\) thì phải thay điện trở nói trên bằng một tụ điện.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 152547

Khi mắc một tụ điện vào mạng điện xoay chiều, nếu tần số của dòng điện xoay chiều:

Xem đáp án

+ Khi mắc một tụ điện vào mạng điện xoay chiều, nếu tần số của dòng điện xoay chiều càng lớn, dòng điện càng dễ qua.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 152548

Đối với dòng điện xoay chiều, khả năng cản trở dòng điện của tụ điện C.

Xem đáp án

+ Theo công thức tính cảm kháng của tụ điện thì ta có: \({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}}\)

Vậy khả năng cản trở dòng điện của tụ điện C sẽ càng nhỏ khi điện dung của tụ C càng lớn.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 152549

Khi cho dòng điện xoay chiều có biểu thức i = I0cosωt(A) qua mạch điện chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế tức thời giữa hai cực tụ điện:

Xem đáp án

+ Khi cho dòng điện xoay chiều có biểu thức i = I0cosωt qua mạch điện chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế tức thời giữa hai tụ điện chậm pha π /2 đối với i.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 152550

Một cuộn dây có độ tự cảm L = 1/π H, mắc vào dòng điện xoay chiều, trong một phút dòng điện đổi chiều 6000 lần, tính cảm kháng của mạch.

Xem đáp án

Vì trong một phút dòng điện đổi chiều 6000 lần nên ta có số chu kỳ trong một phút là: \({n_T} = \frac{N}{2} = 3000\)

Nên ta suy ra chu kỳ của dòng điện là: \(T = \frac{{\Delta t}}{N} = \frac{{60}}{{3000}} = 0,02s \Rightarrow \omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{0,02}} = 100\pi \left( {rad/s} \right)\)

Vậy cảm kháng của mạch là \({Z_L} = \omega L = 100\pi .\frac{1}{\pi } = 100\Omega \)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 152551

Một tụ điện có C = 100−3/2π F mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp u = U0cos100πt (V). Số chỉ Ampe kế trong mạch là bao nhiêu?

Xem đáp án

+ Phương trình dao động của điện áp: \(u = 120\sqrt 2 \cos 100\pi t\)

+ Dung kháng của tụ điện: \({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = \frac{1}{{\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2\pi }}.100\pi }} = 20\left( \Omega \right)\)

+ Số chỉ của ampe kế trong mạch là: \(I = \frac{U}{{{Z_C}}} = \frac{{120}}{{20}} = 6A\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 152552

Trong mạch dao động LC  lí tưởng cường độ dòng điện i trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian sớm pha hơn điện tích q trên một bản tụ điện một góc

Xem đáp án

Trong mạch DĐ LC  lí tưởng, dòng điện i sớm pha hơn điện tích trên một bản tụ q một góc \(\pi /2 rad\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 152553

Công suất tỏa nhiệt trong mạch điện xoay chiều phụ thuộc vào

Xem đáp án

Công suất tiêu thụ của mạch: \(P=\frac{{{U}^{2}}}{{{Z}^{2}}}.R={{I}^{2}}.R=U.I.\cos \varphi \Rightarrow \) công suất tiêu thụ phụ thuộc vào điện trở R và tổng trở Z của mạch.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 152554

Cho đọan mạch có điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các phần tử trên lần lượt là 40 V, 80 V, 50 V. Hệ số công suất của đoạn mạch

Xem đáp án

Hệ số công suất của mạch: \(\cos \varphi =\frac{{{U}_{R}}}{\sqrt{U_{R}^{2}+{{\left( {{U}_{L}}-{{U}_{C}} \right)}^{2}}}}=\frac{40}{\sqrt{{{40}^{2}}+{{\left( 80-50 \right)}^{2}}}}=0,8.\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 152555

Một phân xưởng cơ khí sử dụng một động cơ điện xoay chiều có hiệu suất 80%. Khi động cơ hoạt động nó sinh ra một công suất bằng 7,5 kW. Biết rằng, mỗi ngày động cơ hoặt động 8 giờ và giá tiền của một số điện công nghiệp là 2000 đồng. Trong một tháng (30 ngày), số tiền điện mà phân xưởng đó phải trả cho ngành điện là

Xem đáp án

Điện năng tiêu thụ của động cơ điện xoay chiều trọng 1 tháng (30 ngày)

\( A = Pt = \frac{{{P_i}}}{H}.t = \frac{{7,5}}{{0,8}}.8.30 = 2250\left( {kWh} \right)\)

Số tiền mà phân xưởng phải trả

N = A. 2000 = 2250. 2000 = 4.500.000 đồng

Chọn D

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 152556

Bằng một đường dây truyền tải, điện năng từ một nhà máy phát điện nhỏ có công suất không đổi được đưa đến một xưởng sản xuất. Nếu tại nhà máy điện, dùng máy biến áp có tỉ số vòng dây cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp là 5 thì tại nơi sử dụng sẽ cung cấp đủ điện năng cho 80 máy hoạt động. Nếu dùng máy biến áp có tỉ số vòng dây của cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp là 10 thì tại nơi sử dụng cung cấp đủ điện năng cho 95 máy hoạt động. Nếu đặt xưởng sản xuất tại nhà máy điện thì cung cấp đủ điện năng số máy là

Xem đáp án

Gọi công suất phát điện của nhà máy mà P

ΔP là công suất hao phí khi chưa sử dụng máy biến áp

P0 là công suất tiêu thụ điện năng của 1 máy

Trường hợp 1: 

\( \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}} = 5 \Rightarrow \frac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = 5 \Rightarrow {U_2} = 5{U_1}\)

Ta có: \( P - \frac{{{\rm{\Delta }}P}}{{25}} = 80{P_0}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\)

Trường hợp 2: 

\( \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}} = 10 \Rightarrow \frac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = 10 \Rightarrow {U_2} = 10{U_1}\)

Ta có: 

\( P - \frac{{{\rm{\Delta }}P}}{{100}} = 95{P_0}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\)

Từ (1) ta có:\( \frac{P}{4} - \frac{{{\rm{\Delta }}P}}{{100}} = 20{P_0}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 3 \right)\)

Lấy (2) – (3), ta có:  \( \frac{{3P}}{4} = 75{P_0} \Rightarrow P = 100{P_0}\)

Đặt xưởng sản xuất tại nhà máy điện: ΔP=0

Vậy nếu đặt xưởng sản xuất tại nhà máy điện thì cung cấp đủ điện năng số máy là 100 máy

Chọn C.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 152557

Điều nào sau đây là sai khi nói về động cơ không đồng bộ 3 pha?

Xem đáp án

Sai: Từ trường quay trong động cơ được tạo ra từ 3 đòng điện xoay chiều cùng pha.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 152558

Tìm phát biểu sai. Dao động điện từ trong mạch dao động LC bị tắt dần là do:

Xem đáp án

A, B, C - đúng

Mạch dao động điện từ tự do (mạch dao động LC lí tưởng) có năng lượng điện trường tập trung trong tụ điện và năng lượng từ trường tập trung trong cuộn cảm. Hai năng lượng này luôn chuyển hóa lẫn nhau

=> Sự chuyển hóa năng lượng điện trường sang từ trường và ngược lại không là nguyên nhân gây tắt dần dao động

=> D - sai

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 152559

Dao động điện từ duy trì là dao động

Xem đáp án

Ta có : Dao động điện từ duy trì : Mạch dao động duy trì sẽ cung cấp một phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng mất mát trong mỗi giai đoạn (khi có I giảm) của mỗi chu kì

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 152560

Tại điểm O trong khoảng không gian có điện trường xoáy, đặt một electron thì electron sẽ

Xem đáp án

Tại điểm O trong khoảng không gian có điện trường xoáy, đặt một electron thì electron sẽ chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 152561

Giả sử một vệ tinh dùng trong truyền thông đang đứng yên so với mặt đất ở một độ cao xác định trong mặt phẳng Xích đạo Trái Đất; đường thẳng nối vệ tinh với tâm trái đất đi qua kinh tuyến 30°Đ. Coi Trái Đất như một quả cầu, bán kính là 6370 km; khối lượng là 6.1024 kg và chu kì quay quanh trục của nó là 24 h; hằng số hấp dẫn G = 6,67.10 − 11 N.m2/kg2. Sóng cực ngắn f > 30 MHz phát từ vệ tinh truyền thắng đến các điểm nằm trên Xích Đạo Trái Đất trong khoảng kinh độ nào dưới đây:

Xem đáp án

Với vệ tinh địa tĩnh (đứng yên so với Trái Đất), lực hấp dẫn là lực hướng tâm nên:

\(m{\left( {\frac{{2\pi }}{T}} \right)^2}r = \frac{{GmM}}{{{r^2}}} \Rightarrow r = \sqrt[3]{{GM{{\left( {\frac{T}{{2\pi }}} \right)}^2}}}\)

\( \Rightarrow r = \sqrt[3]{{6,{{67.10}^{ - 11}}{{.6.10}^{24}}{{\left( {\frac{{24.60.60}}{{2\pi }}} \right)}^2}}} \approx 42297523,87\left( m \right)\)

Vùng phủ sóng nằm trong miền giữa hai tiếp tuyến kể từ vệ tinh với Trái Đất. Từ đó tính được \(\cos \varphi = \frac{R}{r} \Rightarrow \varphi \approx {81^0}20\): Từ kinh độ \( - {30^0} + {81^0}20' = {51^0}20'T\) đến kinh độ \({30^0} + {81^0}20' = {110^0}20'\) Đ.

Chọn B.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 152563

Thực hiện giao thoa ánh sáng với nguồn gồm hai thành phần đơn sắc nhìn thấy có bước sóng λ1= 0,42 μm và λ2> λ1.Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 14 vân sáng. Trong đó, số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 2 vân,, bước sóng của λ2 là

Xem đáp án

Vì hai ánh sáng cùng cho các vân sáng, nên vị trí hai vân sáng trùng nhau thỏa mãn :

\( x = k.\frac{{{\lambda _1}.D}}{a} = k'.\frac{{{\lambda _2}.D}}{a} \Rightarrow \frac{i}{{i'}} = \frac{{{\lambda _1}}}{{{\lambda _2}}} = \frac{{k'}}{k}\)

Khi tỉ số là phân số tối giản thì ta có khoảng vân trùng.

Đề bài cho trong khoảng giữa hai vân trùng nhau có 14 vân sáng của hai bức xạ.

Vậy ta có tổng số vân sáng trong đoạn giữa hai vân là :

\( k+k′=14+2=16\) vân (tính cả hai vị trí trùng nhau).

Mặt khác số vân sáng lệch nhau 2 nên ta có: kk′=2

Ta có hệ : 

\(\left\{ \begin{array}{l} k + k\prime = 16\\ k - k\prime = 2 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} k = 9\\ k\prime = 7 \end{array} \right.\)

Thay vào công thức trên ta có :
\( \frac{{{\lambda _1}}}{{{\lambda _2}}} = \frac{{k'}}{k} \Rightarrow \frac{{0,42}}{{{\lambda _2}}} = \frac{7}{9} \Rightarrow {\lambda _2} = 0,54\mu m\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 152564

Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

Xem đáp án

Chỉ có chất lỏng, chất rắn, chất khí ở áp suất cao khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao mới phát ra quang phổ liên tục.

Đáp án C.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 152565

Một bức xạ hồng ngoại có bước sóng  6.10-3mm, so với bức xạ tử ngoại có bước sóng 125nm thì có tần số nhỏ hơn

Xem đáp án

Một bức xạ hồng ngoại có bước sóng 6.10-3 mm, so với bức xạ tử ngoại có bước sóng 125nm thì có tần số nhỏ hơn 48 lần.=>B

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 152566

Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia Rơn – ghen không có tính chất chung nào nêu dưới đây?

Xem đáp án

- Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia Rơn – ghen có bước sóng trong các vùng khác nhau.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 152567

Phát biêu nào sau đây là đúng? Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có

Xem đáp án

Phát biêu nào sau đây là đúng? Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số prôton bằng nhau, số notron khác nhau.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »