Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý năm 2020 - Trường THPT Lê Qúy Đôn lần 3
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý năm 2020
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
59 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10 \(\Omega\). Biết nhiệt lượng toả ra trong 30 phút là9.10 5(J). Biên độ của cường độ dòng điện là:
+ Biên độ của cường độ dòng điện là: \( Q = {I^2}Rt \to I = \sqrt {\frac{Q}{{Rt}}} = \frac{{10}}{{\sqrt 2 }} \to {I_0} = I\sqrt 2 = 10A\)
Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax. Tần số góc của vật dao động là:
+ Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax.Tần số góc của vật dao động là:
\( {v_{\max }} = \omega A \to \omega = \frac{{{v_{\max }}}}{A}\)
Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ và có các pha ban đầu là\(\pi /3\) và \(\pi/6\). Pha ban đầu của dao động tổng hợp hai dao động trên bằng
+ Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ. Pha ban đầu của dao động tổng hợp hai dao động trên bằng \( \tan \varphi = \frac{{\sin {\varphi _1} + \sin {\varphi _2}}}{{\cos {\varphi _1} + \cos {\varphi _2}}} \to \varphi = \frac{\pi }{{12}}rad\)
Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos (\omega t)\) (với U0 không đổi, \(\omega\) thay đổi) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C . Khi \(\omega =\omega_0\) trong mạch có cộng hưởng điện. Tần số góc \(\omega_0\) bằng
+ ĐK để có cộng hưởng điện: ZL=ZC ⇒ \( \omega L = \frac{1}{{\omega C}} \to \omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
Một cuộn dây dẫn có điện trở không đáng kể đƣợc nối vào mạng điện xoay chiều 127V – 50Hz. Dòng điện có cƣờng độ cực đại qua nó bằng 10A. Độ tự cảm của cuộn dây xấp xỉ là
Sử dụng công thức tính cảm kahsng trong mạch xoay chiều chỉ chứa một phần tử: \( \to {Z_L} = \frac{{{U_0}}}{{{I_0}}} = \frac{{127\sqrt 2 }}{{10}} = 18\Omega \to L = \frac{{{Z_L}}}{\omega } = \frac{{18}}{{100\pi }} = 0,057H\)
Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là tốc độ
Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.
Hai điện tích điểm đƣợc đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ
+ Khi đặt vào điện môi hai điện tích không đổi dấu nên vẫn hút nhau một lực: \( F' = \frac{F}{\varepsilon } = \frac{{21}}{{2,1}} = 10N\)
Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
Các đường sức điệncủa điện tích điểm dương kết thúc ở vô cùng
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đƣờng sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đƣờng dài 1 m là
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đƣờng sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đƣờng dài 1 m là:\( A = qEd = {10^{ - 6}}.1000.1 = {10^{ - 3}}J = 1mJ\)
Xét sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có bước sóng \(\lambda\), tại A một bụng sóng và tại B một nút sóng. Quan sát cho thấy giữa hai điểm A và B còn có thêm hai nút khác nữa. Khoảng cách AB khi sợi dây duỗi thẳng bằng
Ta có: A một bụng sóng và tại B một nút sóng. Quan sát cho thấy giữa hai điểm A và B còn có thêm hai nút khác nữa, vậy AB có 2,5 bó sóng: \(L=2,5 . \lambda/2=1,25 \lambda\)
Khi nói về một hệ dao động cƣỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dƣới đây là sai?
Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức
Chu kì của dao động điều hòa là
Chu kì của dao động điều hòa là thời gian ngắn nhất vật có li độ như cũ.
Một nguồn âm là nguồn điểm phát âm đẳng hướng trong không gian. Giả sử không có sự hấp thụ và phản xạ âm. Tại một điểm cách nguồn âm 10m thì mức cường độ âm là 80dB. Tại điểm cách nguồn độ âm 1m thì mức cường độ âm bằng
Tại điểm cách nguồn độ âm 1m thì mức cường độ âm bằng:\( \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = {\left( {\frac{{{r_1}}}{{{r_2}}}} \right)^2} = {10^{{L_2} - {L_1}}} \to {\left( {\frac{{10}}{1}} \right)^2} = {10^{{L_2} - 8}} \to {L_2} = 10B\)
Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ trên sợi dây luôn ngƣợc pha với sóng tới tại
Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ trên sợi dây luôn ngược pha với sóng tới tại điểm phản xạ.
Trong thực hành, để đo gia tốc trọng trường, một học sinh dùng một con lắc đơn có chiều dài dây treo 80 cm. Khi cho con lắc dao động điều hòa, học sinh này thấy con lắc thực hiện được 20 dao động toàn phần trong thời gian 36 s. Theo kết quả thí nghiệm trên, gia tốc trọng trường tại nơi học sinh làm thí nghiệm bằng
+ Con lắc thực hiện 20 dao động trong 36s \( \to T = \frac{{36}}{{20}}\)
+Theo kết quả thí nghiệm trên, gia tốc trọng trường tại nơi học sinh làm thí nghiệm bằng:
\( \to T = \frac{{36}}{{20}} = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \to g = \frac{{4{\pi ^2}l}}{{{T^2}}} = \frac{{4{\pi ^2}.0,8}}{{{{(\frac{{36}}{{20}})}^2}}} = 9,748m/{s^2}\)
Đặt điện áp xoay chiều: \( u = U\sqrt 2 \cos (\omega t + \varphi ),(\omega > 0)\) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cảm kháng của cuộn cảm này bằng:
+ Cảm kháng của cuộn cảm này bằng: \( {Z_L} = L.\omega \)
Cường độ dòng điện \(i = 2cos100\omega t \)(A) có giá trị hiệu dụng xấp xỉ là
+ Từ phương trình dòng điện, ta có: \( {I_0} = 2A \to I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{2}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 A\)
Đơn vị của điện dung của tụ điện là
Đơn vị của điện dung của tụ điện là F(fara)
Một con lắc đơn có chiều dài 121cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trƣờng g = 10 m/s2. Lấy \(\pi ^2=10\). Chu kì dao động của con lắc là:
Chu kì dao động của con lắc là: \( \to T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{{1,21}}{{10}}} = 2,2s\)
Trong dao động tắt dần, những đại lượng nào giảm dần theo thời gian?
Một vật dao động tắt dần thì biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian.
Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phƣơng trình \(x=Acos10t\) (t tính bằng s). Tại t=2s, pha của dao động là
Tại t=2s, pha của dao động là: \( t = 2s \to \varphi = 10.2 = 20rad\)
Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai cực tiểu giao thoa liên tiếp là 2 cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là
+ Khoảng cách giữa hai cực tiểu giao thoa liên tiếp là:
λ2=2cm
⇒ do đó sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là λ=2.2=4cm
Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên
Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2 . Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ:
+ Hai nguồn dao động cùng pha, các điểm nằm trên đường trung trực của đường nối hai nguồn dao động với biên độ cực đại.
Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc \(\omega\) chạy qua thì tổng trở của đoạn mạch là:
+ Tổng trở của mạch RC: \( Z_{RC}=\sqrt {{R^2} + {{(\frac{1}{{\omega C}})}^2}} \)
Chọn phát biểu sai khi nói về dao động điều hoà:
Vận tốc luôn trễ pha \(\pi/2\) so với gia tốc
Trong bài hát “Tiếng đàn Bầu” có câu: Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha..” Thanh và trầm là đề cập đến đặc trƣng nào của âm.
Thanh và trầm là đề cập đến độ cao nào của âm.
Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hoà, ở vị trí cân bằng lò xo giãn 3cm. Khi lò xo có chiều dài cực tiểu lò xo bị nén 2cm. Biên độ dao động của con lắc là:
Khi lò xo có chiều dài cực tiểu lò xo ở biên trên
Biên độ dao động của vật là: A=3+2=5cm
Hai dao động thành phần cùng phương vuông pha nhau. Tại thời điểm nào đó chúng có li độ là x1= 3cm và x2 = -4cm thì li độ của dao động tổng hợp bằng:
+ Ta có li độ dao động tổng hợp được tính theo công thức:
x = x1 + x2 = 3 + (- 4) = -1 cm
Một sóng cơ truyền trên một sợi dây rất dài với tốc độ 1m/s và chu kì 0,5s. Sóng cơ này có bƣớc sóng là
+ Bước sóng: \(\lambda=v.T=1.0,5=0,5m\)
Tính vận tốc của electron chuyển động tới cực dƣơng của đèn chân không? Biết hiệu điện hiệu điện thế UAK của đèn chân không là 30V, điện tích của electron là e = -1,6.10 –19 C, khối lƣợng của nó là 9,1.10 –31 Kg. Coi rằng vận tốc của electron nhiệt phát ra từ Katốt là nhỏ không đáng kể và trọng lực rất nhỏ so với lực điện.
+ Động năng của electron khi đến cực dương của bóng đèn đúng bằng công của lực điện:
\( \to \frac{1}{2}m{v^2} = q{U_{AK}} \to v = \sqrt {\frac{{2q{U_{AK}}}}{m}} = {3,25.10^6}m/s\)
Hai chất điểm dao động điều hoà trên hai trục tọa độ Ox và Oy vuông góc với nhau (O là vị trí cần bằng của cả hai chất điểm). Biết phương trình dao động của hai chất điểm là: x = 4cos(5πt +π/2)cm và y =6cos(5πt + π/6)cm. Khi chất điểm thứ nhất có li độ \(x=-2\sqrt 3cm\) và đang đi theo chiều âm thì khoảng cách giữa hai chất điểm là:
+ Khi \(t = 0:\left\{ \begin{array}{l} x = 0\\ {v_x} < 0 \end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l} y = 3\sqrt 3 cm\\ {v_y} < 0 \end{array} \right.\)
+ Khi \(\left\{ \begin{array}{l} x = - 2\sqrt 3 cm\\ {v_x} < 0 \end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l} y = 0cm\\ {v_y} < 0 \end{array} \right.\)
+ Khoảng cách giữa hai chất điểm là: \(\Delta x= 2\sqrt 3cm\)
Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài với tốc độ không đổi 4 m/s và tần số có giá trị từ 33 Hz đến 43 Hz. Biết hai phần tử tại hai điểm trên dây cách nhau 25 cm theo phương truyền sóng luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng trên dây là:
+ Hai điểm dao động ngược pha:
\( d = (k + 0,5)\lambda = (k + 0,5)\frac{v}{f} \to f = \frac{{(k + 0,5)v}}{d} = \frac{{(k + 0,5)400}}{{25}} = 16(k + 0,5)\)
\( \to 33Hz \le f \le 43Hz \Leftrightarrow 33Hz \le 16(k + 0,5) \le 43Hz \to k = 2\)
+ Tần số sóng trên dây là: f=40Hz
Đặt vào mạch R, L, C nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở, cuộn cảm thuần, tụ điện của mạch là:\(40\sqrt2 V;50\sqrt2 V;90\sqrt2 V\). Khi điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở là 40 V và đang tăng thì điện áp tức thời giữa hai đầu mạch xấp xỉ là:
Ta có: \( \tan \varphi = \frac{{{U_L} - {U_C}}}{{{U_R}}} = \frac{{50\sqrt 2 - 90\sqrt 2 }}{{40\sqrt 2 }} = - 1 \to \varphi = \frac{{ - \pi }}{4}\)
Nên u chậm pha hơn \(u_{Rgoc}=\pi/4\)
Ta lại có:
\( U = \sqrt {{U_R}^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} = \sqrt {{{(40\sqrt 2 )}^2} + {{(50\sqrt 2 - 90\sqrt 2 )}^2}} = 80V\)
Dùng đường tròn ta sẽ tìm được điện áp tức thời giữa hai đầu mạch là: \( u = - 80\sqrt 2 \cos \alpha = - 80\sqrt 2 \cos (\frac{\pi }{2} - (\frac{\pi }{4} - \frac{\pi }{6})).40 - 40\sqrt 3 = - 29,28V\)
Một vật dao động điều hoà, khi vật có li độ x1=4cm thì vận tốc v1 = \(-40\sqrt3 \pi\) cm/s; khi vật có li độ \(x_2=4\sqrt2cm\) thì vận tốc \(v_2=40\sqrt2 cm/s\). Động năng và thế năng biến thiên với chu kỳ
+ Động năng và thế năng biến thiên với ω' = 2ω => T' = T/2
+ Thay (x1 = 4cm; v1 =40π√3 cm/s) và (x2 = 4√2 cm; v2 = 40π√2 cm/s) vào
\({A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} \to \left\{ \begin{array}{l} {A^2} = {(4)^2} + \frac{{{{(40\pi \sqrt 3 )}^2}}}{{{\omega ^2}}}\\ {A^2} = {(4\sqrt 2 )^2} + \frac{{{{(40\pi \sqrt 2 )}^2}}}{{{\omega ^2}}} \end{array} \right.\)
+ Giải hệ phương trình ta được: ω = 10π rad/s
+ Động năng và thế năng biến thiên với chu kỳ:
=> T = 0,2s => T' = 0,1 (s).
Một vật dao động điều hoà với biên độ 4cm, cứ sau một khoảng thời gian 1/4 giây thì động năng lại bằng thế năng. Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian 1/6 giây là
+ Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp động năng bằng thế năng: \(T/4=1s\)
+ Tần số góc của dao động: \(\omega=2\pi/T=2\pi(rad/s)\)
+ Quãng đường lớn nhất vật đi được trong khoảng thời gian 1/6s là:
\( {S_{\max }} = 2A\sin \frac{{\omega \Delta t}}{2} = 2.4.\sin \frac{{2\pi .\frac{1}{6}}}{2} = 4cm\)
Đặt điện áp \(u=U_0cos\omega t\) (U0 và \(\omega\) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB theo thứ tự gồm một tụ điện, một cuộn cảm thuần và một điện trở thuần mắc nối tiếp. Gọi M là điểm nối giữa tụ điện và cuộn cảm. Thấy điện áp hiệu dụng giữa hai đầu AM, MB bằng nhau. Biết cường độ dòng điện trong đoạn mạch và điện áp giữa hai đầu AB lệch pha nhau \(\pi/12\) . Hệ số công suất của đoạn mạch MB gần giá trị nào nhất sau đây:
+ \(\Delta AMB \) cân tại M nên:
\( {15^0} + {j_{MB}} = {75^0} \Leftrightarrow {j_{MB}} = {60^0} \to \cos {j_{MB}} = 0,5\)
Một sợi dây cao su nhẹ, hệ số đàn hồi không đổi, đầu trên cố định tại điểm I, đầu dưới treo một vật nhỏ A khối lượng m, vật A được nối với vật nhỏ B (khối lượng 2m) bằng một sợi dây nhẹ, không dãn, chiều dài 10cm. Khi cân bằng dây cao su dãn 7,5cm. Lấy g=10=π2 (m/s2), bỏ qua lực cản của không khí. Đốt dây nối hai vật để cả hai vật bắt đầu chuyển động. Khi vật A tới vị trí cao nhất nhưng vẫn thấp hơn điểm I thì vật B chƣa chạm đất, khoảng cách giữa hai vật lúc đó gần giá trị nào nhất sau đây:
+ Tại VTCB O của hệ gồm 2 vật A và B dây cao su dãn:
\( \Delta l = \frac{{({m_A} + {m_B})g}}{k} = 0,075 \to k = \frac{{({m_A} + {m_B})g}}{{\Delta l}} = \frac{{3mg}}{{0,075}}\)
+ Khi dây đứt, tại VTCB của vật A, dây cao su dãn:
\( \Delta {l_A} = \frac{{{m_A}g}}{k} = \frac{{mg}}{{\frac{{3mg}}{{0,075}}}} = 0,025m = 2,5cm\)
+ Sau khi đứt dây, vật A dap đppjng điều hào quang VTCB OA , li độ ban đầu của vật (=VTCB O của hệ ban đầu) cũng là biên độ dao động của A (vì tại đây vA = 0): \(A=x=\Delta l -\Delta l_A=7,5-2,5=5cm\)
Và với chu kỳ: \( T = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta {l_A}}}{g}} = \frac{{\sqrt {10} }}{{10}}s\)
+ Khi A lên đến Vị trí cao nhất ở biên trên thì hết T/2 . Tại thời điểm A ở Vị trí cao nhất, B đã đi được quãng đường: \( S = \frac{1}{2}g{t^2} = \frac{1}{2}g{(\frac{T}{2})^2} = 0,125m = 12,5cm\)
+ Khoảng cách giữa hai vật: \(2,5+10+12,5=32,5cm\)
Khung dây quay đều quanh trục xx' với tốc độ 150 vòng/phút, trong từ trường đều véc tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay xx' của khung. Ở thời điểm nào đó từ thông gửi qua khung dây là 0,4Wb thì suất điện động cảm ứng trong khung 1,5πV. Tính từ thông cực đại.
+ Tần số góc: \(\omega=150 vong/phut=150 * 2\pi/60=5\pi (rad/s)\)
+ \( \phi \) vuông pha với e ⇒ từ thông cực đại:
\( {\left( {\frac{\phi }{{{\phi _0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{e}{{{E_0}}}} \right)^2} = 1 \to {E_0} = \omega {\phi _0} \to {\phi _0} = 0,5{\rm{W}}b\)
Đặt một điện áp xoay chiều u = U√2cos(ωt) (V) vào hai đầu mạch điện AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm điện trở R, cuộn dây không thuần cảm (L, r) và tụ điện C với R = r. Gọi N là điểm nằm giữa điện trở R và cuộn dây, M là điểm nằm giữa cuộn dây và tụ điện. Điện áp tức thời uAM và uNB vuông pha với nhau và có cùng một giá trị hiệu dụng là 30√5 V. Giá trị của U bằng:
+ Mạch điện:
+ Giản đồ vectơ của mạch:
+ Theo đề bài ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} {U_{NB}} = {U_{AM}} \Rightarrow NB = AM\\ \angle AMH = \angle BNH \end{array} \right. \to \Delta AHM = \Delta BHN\)
+ Suy ra:
\({U_R} = {U_r} = {U_L} = x \to \left\{ \begin{array}{l} AH = 2x\\ MH = x \end{array} \right. \Rightarrow AM = {U_{AM}} = \sqrt {{{(2x)}^2} + {x^2}} \)
+ Ta lại có:
\({U_{AM}} = 30\sqrt 5 \Rightarrow \sqrt {{{(2x)}^2} + {x^2}} = 30\sqrt 5 \to \left\{ \begin{array}{l} x = 30V\\ AH = 2x = 60V \end{array} \right.\)
Mà: \( \Delta AHM = \Delta BHN \to AH = HB = 2x = 60\)
+ Giá trị của U bằng:
\( \to AB = AH\sqrt 2 = 60\sqrt 2 (V) \to U = 60\sqrt 2 (V)\)