Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Tôn Đức Thắng lần 2
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật lý năm 2020
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
42 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Chọn phát biểu đúng:
Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt
Hai hạt nhân \( {}_1^3T\) và \( {}_2^3He\) có cùng:
Hạt nhân có công thức: \( {}_Z^AX\)
Vậy hai hạt nhân trên có cùng số Nuclon A=3
Trong ba tia phóng xạ α, β, γ thì tia phóng xạ nào lệch nhiều nhất trong điện trường ?
Trong ba tia phóng xạ α, β, γ thì tia β lệch nhiều nhất trong điện trường
Micro trong máy phát thanh vô tuyến có tác dụng:
Micro trong máy phát thanh vô tuyến có tác dụng: Biến dao động âm từ nguồn phát thành dao động điện từ cùng quy luật.
Tốc độ lan truyền sóng trong một môi trường phụ thuộc vào:
Tốc độ lan truyền sóng trong một môi trường phụ thuộc vào: bản chất của môi trường truyền sóng
Cường độ dòng điện trong mạch không phân nhánh có dạng \( i = \sqrt 2 \cos (100\pi t)(A)\) . Nếu dùng ampe kế nhiệt kế để đo cường độ dòng điện của mạch thì tại t=1s ampe kế chỉ giá trị bao nhiêu?
+ Với các vôn kế xoay chiều, ampe kế xoay chiều, số chỉ của vôn kế, ampe kế luôn cho biết giá trị hiệu dụng của điện áp hai đầu vôn kế và cường độ dòng điện trong mạch.
+ Ampe kế nhiệt kế để đo cường độ dòng điện HIỆU DỤNG I= 1 A
Số đo của vôn kể và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị:
Số chỉ của vôn kế và ampe kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay.
Phát biểu nào sau đây sai?
+ Trong cùng một môi trường nhất định thì luôn có:
λđỏ > λda cam > λvàng > λlục > λlam > λchàm > λtím.
+ Trong chân không, bước sóng của ánh sáng vàng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
Trong bệnh viện có một lọai tủ dùng để khử trùng những dụng cụ y tế sử dụng nhiều lần, khi hoạt động tử phát ra bức xạ có tác dụng khử trùng là
Trong bệnh viện có một lọai tủ dùng để khử trùng những dụng cụ y tế sử dụng nhiều lần, khi hoạt động tử phát ra bức xạ có tác dụng khử trùng là tia tử ngoại
Một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số góc dao động của con lắc là:
Một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số góc dao động của con lắc là:
\( \omega = \sqrt {\frac{g}{l}} \)
Một chất điểm có khối lượng m, dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc ω. Cơ năng dao động của chất điểm là:
+ Một chất điểm có khối lượng m, dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc ω. Cơ năng dao động của chất điểm là: \( \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)
Một vật dao động theo phương trình x = 5cos(4πt)cm. Chiều dài quỹ đạo dao động của vật là:
+ Chiều dài quỹ đạo dao động của vật là: L=2A=10cm
Đặt điện áp \( u = U\sqrt 2 \cos (\omega t + \frac{\pi }{3})(V)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức \( i = \sqrt 6 \cos (\omega t + \frac{\pi }{6})(A)\) và công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng 150 W. Giá trị của U bằng
+ Công suất tiêu thụ của đoạn mạch:
\(\begin{array}{l} P = UI\cos \varphi = U.\frac{{\sqrt 6 }}{{\sqrt 2 }}.\cos (\frac{\pi }{3} - \frac{\pi }{6}) = 150\\ \to U = 100V \end{array}\)
Trong chân không, sóng điện từ có bước sóng 20m. Tần số của sóng là
Tần số của sóng là \( f = \frac{c}{\lambda } = \frac{{{{3.10}^8}}}{{20}} = 15MHz\)
Một sóng truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500 Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là 80 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là
+ Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng ⇒ \(\lambda = 80 cm. \)
+ Tốc độ truyền sóng trên dây là
\(v=\lambda f=0,8.500=400m/s\)
Một khung hình tròn dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,06T sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Từ thông qua khung dây trên là 1,2.10-5 Wb.Tính bán kính vòng dây:
+ Ta có: \( \alpha = (\overrightarrow n ;\overrightarrow B ) = {0^0}\)
+ Từ thông qua khung:
\( \Phi = BS\cos \alpha \to S = \frac{\Phi }{{B\cos \alpha }} = \frac{{{{1,2.10}^{ - 5}}}}{{0,06.\cos 0}} = {2.10^{ - 4}}{m^2}\)
+ Bán kính vòng dây:
\( S = \pi {R^2} \to R = \sqrt {\frac{S}{\pi }} = {8.10^{ - 3}}m = 8mm\)
Hạt nhân \( {}_{84}^{210}Po\) phóng ra tia α và biến thành hạt nhân chì Pb bền. Ban đâu có một mẫu poloni nguyên chất, sau 414 ngày tỉ lệ giữa số hạt nhân Po và Pb trong mẫu đó bằng 1:7. Chu kì bán rã của Po là
Ta có:
+ Số hạt nhân chì tạo thành = số hạt nhân Po đã phân rã.
+ Tỉ lệ giữa số hạt nhân Po và Pb trong mẫu đó bằng 1:7:
\( \frac{{{N_{Pb}}}}{{{N_{Po}}}} = {2^{\frac{t}{T}}} - 1 = 7\)
+ Chu kì bán rã của Po là: \( \to {2^{\frac{t}{T}}} = 8 \to T = \frac{t}{3} = 138\) (ngày)
Trong chân không, sóng điện từ có bước sóng nào sau đây là sóng vô tuyến?
Trong chân không, sóng điện từ có bước sóng nào sau đây là sóng vô tuyến: 60 m.
Trong nguyên tử Hidro, electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân theo quỹ đạo tròn có bán kính 5.10‒9 cm. Xác định tần số chuyển động của electron. Biết khối lượng của electron là 9,1.10‒31kg.
+ Ta có : chuyển động tròn đều lực điện là lực hướng tâm nên : \( {F_d} = {F_{ht}} \Leftrightarrow \frac{{k{e^2}}}{{{r^2}}} = mr{\omega ^2}\)
+ Tần số góc chuyển động của electron:
\( \to \omega = \sqrt {\frac{{k{e^2}}}{{m{r^3}}}} = {4,5.10^{26}}rad/s\)
+ Tần số chuyển động của electron:
\( \to f = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{{{{4,5.10}^{26}}}}{{2\pi }} = {0,72.10^{26}}Hz\)
Cho khối lượng của prôtôn; nơtrôn; \( {}_{18}^{40}Ar;{}_3^6Li\) lần lượt là: 1,0073u; 1,0087u; 39,9525u; 6,0145u và l u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Li thì năng lượng liên kết riêng của hạt Ar
Ta có:
\(\begin{array}{l} {\varepsilon _{Ar}} = \frac{{(18.1,0073 + 22.1,0087 - 39,9525).931,5}}{{40}} = 8,62MeV\\ {\varepsilon _{Li}} = \frac{{(3.1,0073 + 3.1,0087 - 6,0145).931,5}}{6} = 5,20MeV\\ {\varepsilon _{Li}} + {\varepsilon _{Ar}} = 3,42MeV \end{array}\)
+ Vậy: So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Li thì năng lượng liên kết riêng của hạt Ar lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết D = 2m; a =1mm; \(\lambda = 0,6 \mu m\). Vân sáng thứ ba cách vân trung tâm một khoảng :
+ Khoảng vân i: \( i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{{{0,6.10}^{ - 6}}.2}}{{{{10}^{ - 3}}}} = {1,2.10^{ - 3}}m\)
+ Vân sáng thứ ba cách vân trung tâm một khoảng:
\( 3i = {3.1,2.10^{ - 3}} = {3,6.10^{ - 3}}m = 3,6mm\)
Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều tần số 50 Hz, khi đó thấy các điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử R, L, C lần lượt bằng 30 V, 60 V, 20 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và hệ số công suất của mạch lần lượt là
+ Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch:
\( U = \sqrt {{U_R}^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} = \sqrt {{{30}^2} + {{(60 - 20)}^2}} = 50V\)
+ Hệ số công suất của mạch là:
\( \cos \varphi = \frac{{{U_R}}}{U} = \frac{{30}}{{50}} = 0,6\)
Hai điện tích điểm q1 = -10-6 và q2 = 10-6C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40cm trong chân không. Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm N cách A 20cm và cách B 60cm có độ lớn. Lấy k=9.109 Nm2/C2.
+ Cường độ điện trường lần lượt do điện tích điểm gây ra:
\(E = \frac{{k\left| q \right|}}{{{r^2}}} \to \left\{ \begin{array}{l} {E_1} = \frac{{k\left| {{q_1}} \right|}}{{N{A^2}}} = {2,25.10^5}(V/m)\\ {E_2} = \frac{{k\left| {{q_2}} \right|}}{{N{B^2}}} = {0,25.10^5}(V/m) \end{array} \right.\)
+ Cường độ điện trường tổng hợp tại N:
\( \overrightarrow {{E_N}} = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} \to {E_N} = \left| {{E_1} - {E_2}} \right| = {2.10^5}V/m\)
Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Độ biến thiên độ tụ của mắt người đó từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái điều tiết tối đa là:
+ Khi quan sát trong trạng thái không điều tiết:
\( {D_{\min }} = \frac{1}{{{f_{\max }}}} = \frac{1}{{O{C_V}}} + \frac{1}{{OC}}\)
+ Khi quan sát trong trạng thái điều tiết tối đa:
\( {D_{\max }} = \frac{1}{{{f_{\min }}}} = \frac{1}{{O{C_C}}} + \frac{1}{{OV}}\)
+ Độ biến thiên độ tụ:
\( \Delta D = {D_{\max }} - {D_{\min }} = \frac{1}{{O{C_C}}} - \frac{1}{{O{C_v}}} = \frac{1}{{0,1}} - \frac{1}{1} = 9(dp)\)
Một nguồn âm đặt tại O trong môi trường đẳng hướng. Hai điểm M và N trong môi trường tạo với O thành một tam giác đều. Mức cường độ âm tại M và N đều bằng 14,75 dB. Mức cường độ âm lớn nhất mà một máy thu thu được khi đặt tại một điểm trên đoạn MN bằng
+ Tam giác ONM là tam đều nên ta dễ dàng chứng minh được: \( OM = \frac{2}{{\sqrt 3 }}OH\)
+ Vâỵ mức cường độ âm tại H là:
\( {L_H} - {L_M} = 10\log \frac{{O{M^2}}}{{O{H^2}}} \to {L_H} = 14,75 + 10\log \frac{{{2^2}}}{{{3^2}}} = 16dB\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên. Các bóng đèn có ghi: D1(60V–30W) và D2(25V–12,5W); Nguồn điện có \( \xi = 66V\) , r =1 Ω và các bóng sáng bình thường. Giá trị của là R1
+ Điện trở và dòng điện định mức của các đèn:
\(\begin{array}{l} {R_{{D_1}}} = \frac{{{{60}^2}}}{{30}} = 120\Omega ;{I_{{D_1}}} = \frac{{30}}{{60}} = 0,5A;\\ {R_{{D_2}}} = \frac{{{{25}^2}}}{{12,5}} = 50\Omega ;{I_{{D_2}}} = \frac{{12,5}}{{25}} = 0,5A; \end{array}\)
+ Để đèn D2 sáng bình thường thì:
\(\;{U_{{D_2}}} = 25V \to \;{U_{{R_2}}} = 60 - 25 = 35V \to {R_2} = 70\Omega \)
+ Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là \( I = {I_{D1}} + {I_{D2}} = 1A\)
+ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có:
\( I = \frac{\xi }{{{R_N} + r}} \Leftrightarrow 1 = \frac{{66}}{{\frac{{120(70 + 50)}}{{120 + (70 + 50)}} + {R_1} + 1}} \to {R_1} = 5\Omega \)
Một máy biến áp sử dụng trong phòng thí nghiệm có số vòng dây của hai cuộn lần lượt là N1 và N2. Khi đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V vào hai đầu cuộn dây N1 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn N2 để hở là 1000 V. Khi đặt điện áp trên vào hai đầu cuộn dây N2 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn N1 để hở là
+ Đặt vào N1 điện áp 200 V thì điện áp ở N2 là 1000 V tăng áp 5 lần
+ Nếu mắc theo chiều ngược lại sẽ hạ áp 5 lần => điện áp hai đầu N1 khi đó là 40 V.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m, vật có khối lượng m=1kg. Kéo vật dọc theo trục của lò xo xuống dưới vị trí cân bằng 3 cm và truyền cho nó vận tốc 30 cm/s hướng lên. Chọn gốc tọa độ là vị trí cân bằng của vật, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian là lúc vật được truyền vận tốc. Phương trình dao động của vật là
+ Chọn gốc tọa độ là vị trí cân bằng của vật, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian là lúc vật được truyền vận tốc.
+ Tần số góc: \( \omega = \sqrt {\frac{k}{m}} = 10rad/s\)
+ Biên độ: \( A = \sqrt {{x^2} + {{\frac{v}{{{\omega ^2}}}}^2}} = \sqrt {{3^2} + {{\frac{{30}}{{{{10}^2}}}}^2}} = 3\sqrt 2 cm\)
+ Thời điểm ban đầu vật có x = 3cm nên cosφ = 1√2
⇒ φ=±π/4 theo chiều âm nên pha ban đầu là φ = π/4.
Phương trình dao động của vật là:
\(x = 3\sqrt 2cos(10t + π/4)(cm).\)
Cho mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần, một cuộn cảm thuần và một tụ điện mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số góc ω thay đổi được. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm lần lượt là UC, UL phụ thuộc vào ω, chúng được biểu diễn bằng các đồ thị như hình vẽ, tương ứng với các đường UC, UL. Khi \(\omega =\omega _1\) thì UC đạt cực đại Um, Khi \(\omega =\omega _2\) thì UL đạt cực đại Um. Giá trị của \(\omega _1\) và \(\omega _2\) gần giá trị nào nhất sau đây :
+ Trên đồ thị, điện áp hiệu dụng của mạch : U=120V.
+ Tại điểm giao nhau G của 2 đồ thị cho ta: UCG = ULG >U
Tại: \( \to {\omega _R} = 330rad/s\)
Ta có: \( {Z_{CG}} = {Z_{LG}} \to {\omega _R}L = \frac{1}{{{\omega _R}C}} \to {\omega _R}^2 = \frac{1}{{LC}} = {330^2}(1)\)
+ Trên đồ thị cho ta :
120 V = 4 khoảng => Mỗi khoảng 120 V/4 =30 V.
Um = 6 khoảng => Um = 30. 6 = 180V
+ Dùng công thức:
\(\begin{array}{l} U_C^{\max } = U_L^{\max } = \frac{U}{{\sqrt {1 - \frac{1}{{{n^2}}}} }} \to \sqrt {1 - \frac{1}{{{n^2}}}} = \frac{U}{{U_L^{\max }}} \to 1 - \frac{1}{{{n^2}}} = {\left( {\frac{{120}}{{180}}} \right)^2} = \frac{4}{9}\\ \to \frac{1}{{{n^2}}} = \frac{5}{9} \to n = \frac{3}{{\sqrt 5 }} \to {\omega _1} = \frac{{{\omega _R}}}{{\sqrt n }} = \frac{{330}}{{\sqrt 3 }}.\sqrt[4]{5} \approx 285rad/s \end{array}\)
+ \( \to {\omega _2} = \sqrt n {\omega _R} = \frac{{\sqrt 3 }}{{\sqrt[4]{5}}}.330 = 382rad/s\)
Chiếu một tia sáng tổng hợp gồm 4 thành phần đơn sắc đỏ, cam, chàm, tím từ một môi trường trong suốt tới mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của môi trường trong suốt đó đối với các bức xạ này lần lượt là nđ = 1.40, nc = 1.42, nch = 1.46, nt = 1,47 và góc tới i = 450. Số tia sáng đơn sắc được tách ra khỏi tia sáng tổng hợp này là
+ Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần: \(i \ge {i_{gh}};{n_1} > {n_2}\)
+ Điều kiện chiết suất đã thỏa mãn: \( \sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{1}{n}\)
⇒ ighđỏ = 45,580; ighc = 44,670; ighch = 43,320.
Vậy: Kết luận chỉ có bức xạ đỏ tách ra khỏi tia sáng tổng hợp.
Hai chất điểm dao động điều hòa trên cùng một trục Ox, coi trong quá trình dao động hai chất điểm không va chạm vào nhau. Biết phương trình dao động của hai chất điểm lần lượt là: \( {x_1} = 10\cos (4\pi t + \frac{\pi }{3})cm;{x_2} = 10\sqrt 2 \cos (4\pi t + \frac{\pi }{{12}})cm\). Thời điểm hai chất điểm cách nhau 5 cm lần thứ 2021 kể từ lúc t = 0 là:
+ Phương trình khoảng cách:
\( d = \left| {{x_1} - {x_2}} \right| = 10\cos (4\pi t + \frac{{5\pi }}{6})\)
+ Bài toán khoảng cách quy về bài toán 1 vật dao động qua vị trí cách vị trí cân bằng 5 cm.Ta giải bình thường Trong 1 chu kì hai chất điểm cách nhau 5 cm sẽ có 4 vị trí phù hợp trên đường tròn của d
+ Lần 1: \( {\varphi _1} = {30^0} + {60^0} = {90^0} \to \frac{T}{4}\):
+ Lần 2020: chất điểm quét 2020/4 = 505 vòng ⇒ 504 T
+ Vậy thời điểm hai chất điểm cách nhau 5cm lần thứ 2021 là: \( {t_{2021}} = \frac{T}{4} + 504T = \frac{{2021}}{8}s\)
Một vật có khối lượng m=100 g dao động điều hòa theo phương trình có dạng \( x = A\cos (\omega t + \varphi )\) . Biết đồ thị lực kéo về F(t) biến thiên theo thời gian như hình vẽ. Lấy\(\pi ^2=10\) . Phương trình dao động của vật là:
+ Ta có F = - kx
+ Chu kỳ: \( T = 2.\left( {\frac{5}{3} - \frac{2}{3}} \right) = 2s \to \omega = \frac{{2\pi }}{T} = \pi rad/s\)
+Mà: \( \omega = \sqrt {\frac{k}{m}} \to k = m{\omega ^2} = 0,1{\pi ^2} = 1N/m\)
+ Nhìn vào đồ thị ta thấy
\( F_{max} = kA = 4.10^{-2}N \to A = 4.10^{-2} = 4cm\)
+ Thời điểm t = 0 thì F = -2.10-2 N và đang tăng nên x = 2cm và đang giảm.
Vậy pha ban đầu φ = π/3
+ Phương trình dao động của vật: \( x = 4\cos (\pi t + \frac{\pi }{3})cm\)
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm tụ điện C và cuộn dây có trở thuần mắc nối tiếp . Hình bên là đồ thị đường cong biểu diễn mối liên hệ của điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn dây (ucd) và điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện C (uC) .Độ lệch pha giữa (ucd) và (uC) có giá trị là:
Dễ thấy : \( {U_{od}} = {U_{oC}} = {U_o}\)
Ta có hệ thức độc lập: \( \frac{{u_d^2}}{{{U_{od}}^2}} + \frac{{u_R^2}}{{{U_{oR}}^2}} - 2\frac{{{u_d}{u_R}}}{{{U_{od}}{U_{oR}}}}\cos \varphi = const\)
+ Tại 2 thời điểm:
\(\begin{array}{l} {u_c} = 2;{u_d} = - 1;{u_c} = 2;{u_d} = - 2\\ \to \frac{{{2^2}}}{{{U_0}^2}} + \frac{{{{( - 1)}^2}}}{{{U_0}^2}} - 2\frac{{2( - 1)}}{{{U_o}^2}}\cos \alpha = \frac{{{{( - 2)}^2}}}{{{U_0}^2}} + \frac{{{1^2}}}{{{U_0}^2}} - 2\frac{{2( - 2)}}{{{U_o}^2}}\cos \alpha \\ \to \cos \alpha = \frac{{ - 3}}{4} \to \alpha = 2,4188rad \end{array}\)
Môt đoạn mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định, khi điều chỉnh độ tự cảm của cuộn cảm đến giá trị L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu các phần tử R, L, C có giá trị lần lượt là 30 V, 20 V và 60 V. Khi điều chỉnh độ tự cảm đến giá trị 2L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở gần giá trị nào nhất sau đây?
+ Khi : \(L = {L_0}\left\{ \begin{array}{l} U = \sqrt {{U_R}^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} = 50V\\ {Z_{L0}} = \frac{2}{3}R;{Z_C} = 2R \end{array} \right.\)
+ Khi: \(L = 2{L_0}\left\{ \begin{array}{l} {Z_C} = 2R\\ {Z_L} = 2{Z_{L0}} = \frac{4}{3}R \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} {U_C} = 2{U_R}\\ {U_L} = \frac{4}{3}{U_R} \end{array} \right.\)
Mà: \( U = \sqrt {{U_R}^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} = 50V\)
Vậy: điện áp hiệu dụng hai đầu điện: \( {U_R} = 50\sqrt {\frac{9}{{13}}} (V)\)
Một vật dao động điều hòa với phương trình gia tốc \( a = {a_{\max }}\cos (\omega t + \varphi )\). Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc gia tốc a của vật theo thời gian t. Xác định giá trị ban đầu của a = a0 khi t= 0.
+ Dễ thấy T =6 ô \( \to T = \frac{7}{{30}} - \frac{1}{{30}} = 0,2s \to \omega = 10\pi rad/s\)
+ Biên độ gia tốc \(a_{max}=\pi ^2 cm/s^2\)
+ Góc quét trong 1 ô đầu (t =T/6=1/30 s vật ở biên dương):
\( \Delta \varphi = \omega t = 10\pi .\frac{1}{{30}} = \frac{\pi }{3}\) . Dùng VTLG ⇒ \( \varphi = - \frac{\pi }{3}\)
+ Lúc t=0:
\( {a_0} = {\pi ^2}\cos \varphi = {\pi ^2}.\cos ( - \frac{\pi }{3}) = \frac{{{\pi ^2}}}{2}m/{s^2}\)
Cho mạch điện xoay chiều CRL như hình vẽ, cuộn dây cảm thuần. Đặt điện áp xoay chiều vào A và B thì biết điện áp hiệu dụng giữa A và N; giữa M và B là UAN = 40 V ; UMB = 30 V; ngoài ra uAN và uMB vuông pha nhau. Xác định hệ số công suất cos j của mạch AB?
+ Dựa vảo giản đồ vecto: \( {U_{AN}} \bot {U_{MB}}\)
+ Ta có: \( \frac{1}{{U_R^2}} = \frac{1}{{U_{AN}^2}} + \frac{1}{{U_{MB}^2}} = \frac{1}{{{{40}^2}}} + \frac{1}{{{{30}^2}}} \to {U_R} = 24V\)
+ Điện áp đặt vào hai đầu tụ điên:
\( {U_C} = \sqrt {U_{AN}^2 - {U_R}^2} = \sqrt {{{40}^2} - {{24}^2}} = 32V\)
+ Điện áp đặt vào hai đầu cuộn cảm:
\( {U_L} = \sqrt {U_{MB}^2 - {U_R}^2} = \sqrt {{{30}^2} - {{24}^2}} = 18V\)
+ Hệ số công suất:
\( \cos \varphi = \frac{{{U_R}}}{U} = \frac{{{U_R}}}{{\sqrt {U_R^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} }} = \frac{{24}}{{\sqrt {{{24}^2} + {{(18 - 32)}^2}} }} = 0,8637\)
Dây đàn hồi AB dài 32 cm với đầu A cố định, đầu B nối với nguồn sóng. Bốn điểm M, N, P và Q trên dây lần lượt cách đều nhau khi dây duỗi thẳng (M gần A nhất, MA = QB). Khi trên dây xuất hiện sóng dừng hai đầu cố định thì quan sát thấy bốn điểm M, N, P, Q dao động với biên độ bằng nhau và bằng 5cm,đồng thời trong khoảng giữa M và A không có bụng hay nút sóng. Tỉ số khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa M và Q khi dây dao động là
+ Những điểm dao động cùng biên độ cách đều nhau, không phải bụng và nút thì cách nhau một khoảng gần nhất là \( \frac{\lambda }{4}\)
\(\begin{array}{l} AB = 2\frac{\lambda }{8} + 3\frac{\lambda }{4} = 32cm \to \lambda = 32cm\\ AB = k\frac{\lambda }{2} \to k = 2 \end{array}\)
+ Khoảng cách nhỏ nhất của M và Q khi chúng ở VTCB:
\( {(MQ)_{\min }} = 3\frac{\lambda }{4} = 24cm\)
+ Khoảng cách lớn nhất của M và Q khi chúng dao động mạnh nhât:
\( {(MQ)_{\max }} = \sqrt {M{Q^2} + MM{'^2}} = \sqrt {M{Q^2} + {{(2{A_M})}^2}} = \sqrt {{{24}^2} + {{10}^2}} = 26cm\)
+ Tỉ số khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa M và Q khi dây dao động là: \( \delta = \frac{{26}}{{24}} = \frac{{13}}{{12}}\)
Ở mặt nước, tại hai điểm A và B cách nhau 12 cm, có hai nguồn kết hợp dao động cùng biên độ, cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng 3 cm. Trong vùng giao thoa, M là một điểm ở mặt nước thoả mãn MA vuông góc AB. Biết M dao động cực đại và cùng pha với hai nguồn. Khoảng cách cực đại từ M đến A bằng
+ M dao động cực đại: \(MB-MA=k\lambda\) (k nguyên)
+ M dao động cùng pha với hai nguồn: \(\left\{ \begin{array}{l} MA = {k_1}\lambda \\ MB = {k_2}\lambda \end{array} \right.\) (k1, k2 đều là số nguyên)
\( \to M{B^2} - M{A^2} = A{B^2} \to {k_2}^2 - {k_1}^2 = {4^2}(1)\)
+ Chặn để tìm k1 và k2
+ MA lớn nhất khi k=1
\(\left\{ \begin{array}{l} MB - MA = \lambda = 3\\ M{B^2} - M{A^2} = A{B^2} = 144 \end{array} \right. \to M{A_{\max }} = 22,5cm \to 0 \le {k_1} \le 7\)
+ (1) \( \to {k_2} = \sqrt {16 + {k_1}^2} \)
Lập bảng:
k1 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
k2 |
không nguyên | không nguyên | 5 | không nguyên | không nguyên | không nguyên | không nguyên |
Vậy: \(\to \left\{ \begin{array}{l} {k_{1\max }} = 3\\ {k_{2\max }} = 5 \end{array} \right. \to M{A_{\max }} = 9cm\)
Đặt điện áp u = U0cosωt (V) (U0, ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm đoạn mạch AM chứa điện trở R, đoạn mạch MN chứa tụ điện có điện dung C và đoạn NB chứa cuộn cảm có độ tực ảm L và điển trở r. Nếu dùng ampe kế xoay chiều lý tưởng mắc nối tiếp xen giữa mạch thì số chỉ ampekes là 2,65A. Nếu mắc song song vào hai điểm A, M thì số chỉ là 3,64A. Nếu mắc song song vào hai điểm M, N thì số chỉ ampe kế là 1,68A. Hỏi nếu mắc song song ampe kế vào hai điểm A, N thì số chỉ ampe kế gần giá trị nào nhất sau đây:
+ Th1: \( {(R + r)^2} + {({Z_L} - {Z_C})^2} = \frac{{{U^2}}}{{{{2,65}^2}}}(1)\)
+ Th2: \( {r^2} + {({Z_L} - {Z_C})^2} = \frac{{{U^2}}}{{{{3,64}^2}}}(2)\)
+ Th3: \( {(R + r)^2} + {Z_L}^2 = \frac{{{U^2}}}{{{{1,68}^2}}}(3)\)
+ Th4: \( I = \frac{U}{{\sqrt {{r^2} + {Z_L}^2} }}(4)\)
+ Lấy (1)-(2)-(3):
\( \to - {r^2} + {Z_L}^2 = \frac{{{U^2}}}{{{{2,65}^2}}} - \frac{{{U^2}}}{{{{3,64}^2}}} - \frac{{{U^2}}}{{{{1,68}^2}}} \to {r^2} + {Z_L}^2 = 0,2874{U^2}\)
+ Số chỉ ampe kế:
\( I = \frac{U}{{\sqrt {0,2874{U^2}} }} = 1,865(A)\)
Đặt điện áp xoay chiều \( u = {U_0}\cos (\frac{{2\pi }}{T}t)\) vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ. Biết R = r. Đồ thị biểu diễn điện áp uAN và uMB như hình vẽ bên cạnh. Giá trị U0 bằng:
+ Từ đồ thị: uAN và uMB vuông pha.
+ Vẽ giản đồ véc tơ:
+ Đề cho ta có: Góc NAD vuông tại A
U0AN = AN =60V; U0MB = MB=60V
+ Do r =R nên AE =30 V
+ \( \widehat {EAM} = \widehat {EDA} = \alpha \) (Góc có cạnh vuông góc)
Ta có:
\(\tan \alpha = \frac{{AE}}{{AD}} = \frac{{30}}{{60}} = \frac{1}{2} \to \sin \alpha = \frac{1}{{\sqrt 5 }} \to \cos \alpha = \cos {\varphi _d} = \frac{2}{{\sqrt 5 }}\)
\( \to \alpha + \beta = {90^0} \to \cos \beta = \sin \alpha = \frac{1}{{\sqrt 5 }}\)
Ta có: \( {U_{0r}} = {U_{0R}} = AM = AE\cos \alpha = 30\frac{2}{{\sqrt 5 }} = 12\sqrt 5 V\)
+ Xét hình bình hành AMBD, ta có:
\( {U_{0AB}} = AB = \sqrt {A{M^2} + M{B^2} + 2AM.MB.\cos \beta } = \sqrt {{{(12\sqrt 5 )}^2} + {{(60)}^2} + 2.12\sqrt 5 .60.\cos \frac{1}{{\sqrt 5 }}} = 24\sqrt {10} (V)\)