Luyện từ và câu: Ôn tập về cấu tạo từ; Ôn tập về câu

Lý thuyết về luyện từ và câu: ôn tập về từ và cấu tạo từ, ôn tập về câu môn tiếng việt lớp 5 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(382) 1273 02/08/2022

I. Ôn tập về cấu tạo từ

1. Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ

VD: Đất, bàn,…

2. Từ là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất dùng để đặt câu

VD: Mùa xuân, sách vở,…

3. Sơ đồ phân loại từ theo cấu tạo

4. Các phân định ranh giới từ (Phân định từ đơn với từ phức)

-Cách 1: Dùng thao tác chêm xen

VD: Tung cánh -> Tung đôi cánh -> 2 từ đơn

Chuồn chuồn nước -> Chuồn chuồn sống ở dưới nước -> Từ phức

-Cách 2: Xét xem trong tổ hợp ấy có yếu tố nào chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc không

VD: Chim chóc, xe cộ,…

-Cách 3: Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không ,nếu có thì đấy là kết hợp củ 2 từ đơn

VD: Rủ xuống, xòe ra chứ không có Rủ lên, xòe vào -> từ phức

Chạy đi thì có chạy lại, bò ra thì có bò vào -> 2 từ đơn

5. Phân biệt từ láy với từ ghép

-Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và về âm thì ta xếp vào từ ghép

VD: mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,...

-Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa , còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

VD: Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...

-Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy

VD: chim chóc, đất đai, tuổi tác , thịt thà, cây cối ,máy móc,...

II. Phân loại từ theo nhóm nghĩa

SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI TỪ THEO NHÓM NGHĨA

1. TỪ ĐỒNG NGHĨA

a. KN: 

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

b. PL: 2 loại

-TĐN hoàn toàn: Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau

VD: xe lửa với tàu hỏa, con lợn với con heo

- TĐN không hoàn toàn: Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc , thái độ ) hoặc cách thức hành động.

VD: mất, chết, toi mạng, hy sinh

2. TỪ TRÁI NGHĨA

a. KN:

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

VD: đúng với sai, khóc và cười,…

TD: Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,.... đối lập nhau.

Lưu ý

- Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.

-Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.

VD:  : Với từ  “nhạt” :

(muối) nhạt > < mặn : cơ sở chung là “độ mặn”

(đường )nhạt > < ngọt:cơ sở chung là “độ ngọt”

(tình cảm) nhạt > < đằm thắm : cơ sở chung là “mức độ tình cảm”

(màu áo)nhạt > < đậm:cơ sở chung  “màu sắc”.

3. TỪ ĐỒNG ÂM

a. KN:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh (thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

VD: Kho trong nhà kho và kho cá

Lưu ý

-Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể .

-Dùng từ đồng âm để chơi chữ : Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.

4. TỪ NHIỀU NGHĨA

a. KN:

Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

VD:  Với từ “Ăn’’:

-Ăn cơm:đưa thức ăn vào cơ thể (nghĩa gốc).

-Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

-Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

-Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

-Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

III. Các kiểu câu

1. Các kiểu câu

2. Các kiểu câu kể

(382) 1273 02/08/2022