Ôn tập cuối học kì 2 phần luyện từ và câu

Lý thuyết về ôn tập phần luyện từ và câu môn tiếng việt lớp 5 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(391) 1304 02/08/2022

 

I. Ôn tập về dấu câu

1. Dấu chấm

- Dấu chấm đặt cuối câu để kết thúc một câu kể

VD:

Trời nắng như nung mà mẹ vẫn phải lội ruộng cấy.

2. Dấu chấm hỏi

- Dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi để kết thúc câu hỏi

VD:

- Tối nay, mấy giờ mẹ về ạ?

3. Dấu chấm than

- Dấu chấm than đặt cuối câu cảm hoặc câu cầu khiến

VD

- Buồn quá!

- Chị đóng giúp em cái cửa với!

4. Dấu phẩy

Tác dụng của dấu phẩy

- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

VD:

Lan, Nga,Hùng, Thoa đều là những học sinh học giỏi trong lớp.

- Ngăn cách trạng ngữ ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

VD:

Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con chim họa mi ấy lại hót vang lừng.

- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép

VD:

Bố đi công tác, mẹ đi làm, chị Lan chăm lo mọi công việc trong nhà thay bố mẹ.

5. Dấu hai chấm

Tác dụng của dấu hai chấm:

- Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

VD:

Loan hoảng hốt nói với Hoa:

- Chúng mình muộn giờ thi rồi.

- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

VD:

Trên bàn bày la liệt đủ thứ: Sách, vở, hộp thuốc, giấy tờ, bát, đĩa,…

6. Dấu ngoặc kép

Tác dụng của dấu ngoặc kép:

- Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật

VD:

Hòa nghĩ: “Mình không thể làm mẹ buồn thêm nữa”.

- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.

VD:

Cả lớp ồ lên thích thú, thì ra là Ngọc “danh ca” đã quyết định đứng lên hát một bài.

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

VD:

Ngọc nói với mẹ: “Con hứa sẽ cố gắng chăm học mẹ ạ”.

7. Dấu gạch ngang

Tác dụng của dấu gạch ngang:

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

VD:

- Anh đi đâu đấy?

- Anh vừa đi họp về.

- Đánh dấu phần chú thích.

VD:

Lan – hoa khôi của trường là một cô gái vừa đẹp người lại đẹp cả nết.

- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

VD:

Công việc cần làm trong ngày:

- Nấu cơm

- Dọn dẹp nhà cửa

- Đón em

- Hoàn thành bài tập

II. Mở rộng vốn từ nam và nữ

1. Những phẩm chất đặc trưng của nam và nữ

- Những phẩm chất đặc trưng của nam: dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh,…

- Những phẩm chất đặc trưng của nữ: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn, biết quan tâm đến mọi người,…

2. Mở rộng vốn từ: Nam và nữ

- Dũng cảm: dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.

- Cao thượng: cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen

- Năng nổ: ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung

- Dịu dàng: gây cảm giác dễ chịu, tác động êm đẹp đến các giác quan hoặc tinh thần

- Khoan dung: rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm

- Cần mẫn: siêng năng và lanh lợi

III. Mở rộng vốn từ: Trẻ em

- Các từ đồng nghĩa với từ trẻ em:

+Không có sắc thái nghĩa coi thường hay coi trọng: trẻ, trẻ con, con trẻ,..

+Có sắc thái coi trọng: trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,….

+Có thái  độ coi thường: con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con,…

- Một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến trẻ nhỏ:

+Tre già măng mọc

+Tre non dễ uốn

+Trẻ người non dạ

+Trẻ lên ba, cả nhà học nói

+…

IV. Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận

- Mở rộng vốn từ Quyền

+Quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi: quyền  lợi, nhân quyền.

+Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm: quyền hạn, quyền hành, quyền lợi, thẩm quyền.

- Mở rộng vốn từ bổn phận

+Nghĩa vụ: việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, với người khác.

+Phận sự: phần việc thuộc trách nhiệm của một người

+Địa phận: phần đất thuộc một địa phương, một nước, một đối tượng.

(391) 1304 02/08/2022