Ôn tập giữa học kì 2 phần chính tả

Lý thuyết về ôn tập giữa học kì 2 phần chính tả môn tiếng việt lớp 5 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(377) 1256 02/08/2022

I. Phân biệt âm đầu r/d/gi; âm chính o/ô; dấu hỏi/dấu ngã

1. Phân biết âm đầu r/d/gi

- r: ra vào, nốt nhạc rê, ráng lên (cố lên), tan rã, rung động, mặt rỗ, rạng đông, sầu riêng, nở rộ,…

- d: làn da, con dê, hình dáng, con dã tràng, ung dung, dỗ dành, hình dạng .,…

- gi: gia đình, chúa giê-su, một cú trời giáng, giã gạo, ăn giỗ, giá như,…

2. Phân biệt âm chính o/ô

- Âm chính o: rõ ràng: to nhỏ, nho nhỏ, con thỏ, vòng vo, phong ba, tô màu,…

- Âm chính ô: cá rô, mô tô, trồng cây, sông hồng, nông nổi, trôi dạt, tôi vôi, hôi hám, phôi pha,…

3. Phân biệt dấu hỏi/dấu ngã

- Dấu hỏi: câu hỏi, mệt mỏi, củ tỏi, học lỏm, chỏm tóc, cổng mặt trời, lêu lổng, năng nổ,…

- Dấu ngã: xã hội, giận dỗi, có lỗi, nhàn nhã, nước lã, giã gạo, ngõ nhỏ,….

II. Ôn tập về qui tắc viết hoa (Viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam)

Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam

Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

VD: Nguyễn Ngọc Lan, Hà Nội, Hưng Yên, Sa Pa, Đoàn Văn Cung,…

III. Ôn tập về quy tắc viết hoa (Viết tên người, tên địa lí nước ngoài)

Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước  ngoài:

- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

- Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng của Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.

VD: A-ri-ôn, Pháp, Tôn Ngộ Không, Bắc Kinh, Chi-ca-go, Xa-xa-cô,….

(377) 1256 02/08/2022