Phân tích chi tiết Chiếu dời đô
I/ Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Lý Công Uẩn- là một vị vua sáng suốt, anh minh của dân tộc, là người có tầm nhìn xa trông rộng, thông minh tài trí.
- Chiếu dời đô là một tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử của dân tộc
II/ Thân bài
1. Lí do cần dời đô
- Dời đô là việc thường xuyên xảy ra trong lịch sử và đem lại lợi ích lâu dài
+ Nhà Thương: 5 lần dời đô
+ Nhà Chu: 3 lần dời đô
- Mục đích:
+ Kinh đô được đặt ở một nơi trung tâm của đất trời, phong thủy và khẳng định vị thế.
+ Thuận lợi cho sự nghiệp, mưu toan việc lớn.
+ Là nơi thích hợp để có thể tồn tại đất nước, tính kế muôn đời cho con cháu.
- Kết quả:
+ Vận mệnh đất nước được lâu dài.
+ Phong tục, tập quán, lối sống đa dạng, phồn thịnh.
- Nhà Đinh- Lê đóng đô một chỗ là hạn chế.
- Hậu quả:
+ Triều đại không lâu bền, suy yếu không vững mạnh dễ dàng bị suy vong.
+ Trăm họ hao tổn.
+ Số phận ngắn ngủi, không tồn tại.
+ Cuộc sống, vạn vật không thích nghi.
⇒ Dời đô là việc làm chính nghĩa, vì nước vì dân, nghe theo mệnh trời, thể hiện thực lực của nước ta lớn mạnh, ý chí tự cường.
2. Nguyên nhân chọn Đại La làm kinh đô
- Các lợi thế của thành Đại La
+ Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương.
+ Về địa lí: Trung tâm trời đất, địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng, địa thế đẹp, lợi ích mọi mặt.
+ Dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt, mọi vật phong phú, tốt tươi, là mảnh đất thịnh vượng ⇒ Xứng đáng là nơi định đô bền vững, là nơi để phát triển, đưa đất nước phát triển phồn thịnh
- Bài Chiếu bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn có tính chất tâm tình khi nhà vua hỏi qua ý kiến các quần thần.
⇒ Luận cứ có tính thuyết phục vì được phân tích trên nhiều mặt ⇒ Chọn Đại La làm kinh đô là một lựa chọn đúng đắn, nên đây xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vướng muôn năm.
III/ Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật: Bài chiếu như một lời tâm sự của nhà vua với nhân dân, quần thần, cho thấy sự thấu tình đạt lí, thể hiện sự anh minh của nhà vua trong sự nghiệp gây dựng đất nước.