Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 siêu ngắn

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(391) 1303 31/07/2022

Đề 1: Giới thiệu chiếc kính đeo mắt (trang 145 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

Gợi ý dàn bài

1. Mở bài: Giới thiệu chiếc kính

2. Thân bài

  - Nêu nguồn gốc, xuất xứ: Kính đeo mắt ra đời năm 1620 ở nước Ý.

  - Nêu cấu tạo:

   + Mắt kính: tùy vào thực trạng của mắt để sử dụng các loại mắt kính khác nhau. Mắt kính được làm từ thủy tinh, nhựa.

   + Gọng kính gồm 2 loại: gọng nhựa và gọng kim loại. Gọng kim loại được làm bằng sắt, đeo cứng cáp và khó chịu. Gọng nhựa dẻo, bền, chịu được áp lực khi bị tác động.

  - Công dụng của mắt kính.

   + Kính thuốc giúp người có bệnh về mắt như cận, loạn, lão…

   + Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách, hay làm việc lâu trên máy tính.

   + Kính râm bảo vệ mắt khi có ánh sáng mạnh hắt vào mắt.

   + Kính thời trang giúp làm đẹp cho khuôn mặt.

- Kính đeo mắt có nhiều loại như kính cận, kính viễn, kính thời trang, kính râm.

- Cách sử dụng và giữ gìn: sau khi dùng nên lau kính và cho vào hộp tránh trầy xước.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ và sự cần thiết của kính mắt đối với đời sống của con người trong cuộc sống.

Đề 2: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi (trang 145 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

Gợi ý dàn bài

1. Mở bài: Giới thiệu về cây bút

2. Thân bài

- Nguồn gốc, xuất xứ: Được phát minh bởi nhà báo Hungaru Biro vào năm 1930 (từ thực tiễn khi thấy mực in trên giấy khô nhanh).

  - Cấu tạo bút bi: gồm hai bộ phận chính.

   + Vỏ bút: là ống trụ tròn dài khoảng 14- 15 cm, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, có ghi nhà sản xuất hoặc hãng sản xuất.

   + Ruột bút: là từ kim loại, nhựa dẻo, bên trong có ống mực chứa mực nước hoặc mực đặc.

   + Còn các bộ phận khác: lò xo, nút bấm, nút bấm, trên vỏ ghim để gài vào áo hoặc vở.

  - Phân loại: tùy thuộc vào kiểu dáng, màu sắc, và thị hiếu người dùng.

   + Màu sắc đa dạng, bắt mắt.

   + Có thể dẫn ra các thương hiệu bút nổi tiếng.

  - Nguyên lí vận hành: mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết viên bi lăn ra mực tạo khối chữ.

 - Công dụng: rất tiện lợi vì tính viết nhanh gọn, người bạn đồng hành của học sinh, sinh viên, giáo viên và tất cả mọi người.

 - Cách bảo quản: Ngòi bút là phần quan trọng nên khi dùng xong nên bấm ngòi thụt vào tránh rơi gây vỡ, gai ngòi bút.

3. Kết bài:

   Nhấn mạnh và khẳng định tầm quan trọng của bút bi trong cuộc sống. Nêu cảm nhận của em về vai trò của chiếc bút bi.

Đề 3: Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến (trang 145 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

Gợi ý dàn bài

1. Mở bài: Giới thiệu đôi dép lốp

2. Thân bài

 - Giới thiệu khái quát lịch sử ra đời của đôi dép lốp cao su: Trong cuộc kháng chiến muôn vàn khó khăn, đôi dép cắt từ lốp xe cùng một vài vật dụng khác là trang phục kháng chiến của các anh bộ đội.

 - Hình dáng, cấu tạo, chất liệu của dép lốp:

   + Hình dạng giống những đôi dép bình thường.

   + Quai dép được làm từ săm ô tô.

   + Đế dép được làm từ xăm ô tô cũ, không qua sử dụng.

   + Quai và đế được gắn cố định chắc chắn vào nhau không qua thứ keo kính nào mà dựa trên sự giãn nở của cao su.

   + Dưới đế dép được xẻ rãnh để tạo độ ma sát với mặt đường, tránh trơn trượt trên địa hình.

  - Nêu đặc điểm, công dụng

   + Dép cao su được tái chế từ xăm lốp ô tô đã qua sử dụng, nên giá thành rẻ, phù hợp với các loại địa hình, kể cả đèo cao, suối sâu, đường lầy lội

   + Dép nhẹ nên dễ sử dụng, khi nắng thì đi thoáng mắt, mưa thì không lo bị đọng nước.

   + Dép lốp dễ vệ sinh, làm sạch, đặc biệt dép rất bền

   + Dép lốp là vật dụng gắn liền với hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh

  - Cách bảo quản:

   + Dép lốp được làm từ cao su nên không được để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.

3. Kết bài:

- Ngày nay dép lốp không còn phổ biến như trước, nó dần trở thành kỉ vật minh chứng cho giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc.

- Dép lốp đi vào thơ ca với sức sống bất tận.

Đề 4: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam (trang 145 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

1. Mở bài: giới thiệu về chiếc áo dài.

2. Thân bài

* Nêu xuất xứ: Từ thời chúa Nguyễn Phúc Kháng, do không muốn chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên vua ban lệnh người Việt đều mặc quần không đáy.

* Hình dáng, cấu tạo chiếc áo dài:

  - Cổ áo: kiểu cổ dựng cao khoảng 4- 5 cm, thường khoét chữ V ở phía trước cổ. Ngày nay được cải biến thành nhiều kiểu như cổ tròn, chữ U, cổ thuyền…

  - Thân áo: may vừa vặn, ôm sát thân hình của người mặc, ở phần eo được chít ở hai bên

   + Cúc áo dài thường là cúc bấm kéo dài từ cổ chéo sang vai sau đó chạy thẳng theo sườn áo tới ngang hông.

   + Áo dài có ai tà trước và sau, thường dài quá gối.

   + Tay áo được cắt may khéo léo ôm trọn cánh tay, không có cầu vai.

   + Quần dài, thụng, rộng được mặc kèm với áo.

  - Công dụng:

   + Là trang phục của người phụ nữ Việt.

   + Thường xuất hiện ở các ngành như tiếp viên, giáo viên, nhân viên ngân hàng, học sinh.

   + Hình ảnh áo dài phổ biến nhất trong mùa lễ hội, Tết.

  - Cách bảo quản áo:

   + Do áo được làm bằng các chất liệu như lụa, đũi nên khi phơi cần chú ý phơi nơi khô thoáng, có gió, tránh phơi ngoài nắng (tránh gây bạc màu áo).

   + Sau đó dùng bàn là ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ.

   + Bảo quản tốt sẽ sử dụng được lâu bền.

  - Ý nghĩa của chiếc áo dài:

   + Trong đời sống: áo dài trở thành quốc phục, nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

   + Áo dài đi vào thơ ca như những biểu tượng đẹp bất hủ.

   + Áo dài xuất hiện trang trọng, quý phái trong những dịp lễ hội, show thời trang chuyên nghiệp.

3. Kết bài:

   Dù thời hiện đại có nhiều trang phục mang hơi thở Tây âu nhưng áo dài vẫn luôn là nét độc đáo riêng biệt để người Việt Nam tự hào và trân trọng.

(391) 1303 31/07/2022