Phân tích chi tiết tác phẩm Nhớ rừng

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Nhớ rừng bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn lớp 8
(404) 1347 31/07/2022

I/ Mở bài

- Đề tài yêu nước luôn là một đề tài lớn, xuyên suốt trong văn học Việt Nam

- Đối với các nhà thơ Mới, họ thường gửi gắm nỗi niềm thầm kín trong thơ của mình và Thế Lữ cũng vậy, ông gửi gắm nỗi lòng yêu nước thông qua “Nhớ rừng”

II/ Thân bài

1. (Đoạn 1+4): Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú

a. Đoạn 1

- Hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi

- Tâm trạng căm hờn, phẫn uất tạo thành một khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan

- “Ta nằm dài” – cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể ⇒ Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực

- “Khinh lũ người kia”: Sự khinh thường, thương lại cho những kẻ (Gấu, báo) tầm thường nhỏ bé, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng

⇒ Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán

⇒ Tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của người dân mất nước, Căm hờn và phẫn uất trong cảnh đời tối tăm.

b. Đoạn 4

- Cảnh tượng vẫn không thay đổi, đơn điệu, nhàm chán do bàn tay con người sửa sang ⇒ tầm thường giả dối

⇒ Cảnh tù túng đáng chán, đáng ghét

⇒ Cảnh vườn bách thú là thực tại của xã hội đương thời, thái độ của con hổ chính là thái độ cú người dân đối với xã hội đó

2. (Đoạn 2+3): Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ

a. Đoạn 2

- Cảnh núi rừng đầy hùng vĩ với “bóng cả cây già” đầy vẻ nghiêm thâm

- Những tiếng “gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi” ⇒ Sự hoang dã của chốn thảo hoa không tên không tuổi

⇒ Những từ ngữ được chọn lọc tinh tế nhằm diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao mạnh mẽ, bí ẩn thiếng liêng

- Bước chân dõng dạc đường hoàng ⇒ vẻ oai phong đầy sức sống

⇒ Vẻ oai phong của con hổ khiến tất cả đều phải im hơi, diễn tả vẻ uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại vừa uyển chuyển của vị chúa sơn lâm

b. Đoạn 3

- “Nào đâu ... ánh trăng tan” ⇒ Cảnh đẹp diễm lệ khi con hổ đứng uống ánh trăng thật lãng mạn

- “Đâu những ngày ...ta đổi mới” ⇒ Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn, hổ lãng mạn ngắm giang sơn đổi mới.

- “Đâu những bình minh...tưng bừng” ⇒ cảnh chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.

- Cảnh tượng cuối cùng cho thấy hổ là loài mãnh thú đợi màn đêm buông xuống nó sẽ là chúa tể muôn loài

⇒ Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cho thấy những cảnh thiên nhiên hoang vắng đẹp rợn ngợp và con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi, hoành tráng

3. (Đoạn 5): Niềm khao khát tự do mãnh liệt

- Sử dụng câu cảm thán liên tiếp⇒ lời kêu gọi thiết tha ⇒ khát vọng tự do mãnh liệt nhưng bất lực

⇒ Nỗi bất hòa sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt

⇒ Tâm sự của con hổ chính là tâm sự của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nô lệ và tiếc nhớ những năm tháng tự do oanh liệt với những chiế thắng vẻ vang trong lịch sử

III/ Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật chủ đạo làm nên thành công của tác phẩm

- Liên hệ bài học yêu nước trong thời kì hiện nay

(404) 1347 31/07/2022