Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm siêu ngắn

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(405) 1349 31/07/2022

I. TỪ SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT ĐẾN ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

Trả lời câu hỏi (trang 83 SGK Ngữ văn 8, tập 1):  

Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Có thể theo các bước sau đây.

- Bước một: Lựa chọn sự việc chính: Em giúp một bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ.

- Bước hai: Lựa chọn ngôi kể. (Người kế ở ngôi thứ nhất, xưng em).

- Bước ba: Xác định thứ tự kể.

+ Hoàn cảnh gặp bà cụ.

+ Hình dáng, khuôn mặt, hành động của cụ lúc ấy ra sao.

+ Em giúp đỡ cụ thế nào? Trò chuyện gì với cụ.

- Bước bốn: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết: Đó là bà cụ như thế nào? Bà lúng túng, sợ sệt khi qua đường ra sao? (miêu tả). Tình cảm và thái độ của em khi thấy bà cụ như thế? (biểu cảm).

- Bước năm: Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 84 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

       Lão Hạc là hàng xóm của tôi, lão sống một mình cùng một con chó Vàng, lão yêu quý nó lắm. Hàng ngày lão vẫn sang tỉ tê với tôi chuyện bán con Vàng, tôi biết lão yêu con Vàng như yêu chính đứa con, đứa cháu ruột của mình, chẳng đời nào lão chịu bán đâu. Thế mà sáng nay, lão vừa sang nhà tôi đã vội vàng báo ngay "Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!". Trong giọng nói tôi thấy có cái gì đó đang nghẹn lại nơi cổ họng. Lão cứ cố tỏ ra vui vẻ nhưng cái mặt cười như sắp mếu của lão khiến tôi thương lão vô cùng. Đang ngồi trò chuyện tự nhiên lão mếu máo khóc như con nít. Lão Hạc cứ tự trách mình và kể lại tỉ mỉ chuyện lão bán con chó. Lão tự tưởng tượng ra con Vàng trách lão tệ bạc, rồi cứ thế lão dằn vặt vì "đánh lừa một con chó". Tôi dù có an ủi thì lão vẫn cảm thấy chua xót và đau đớn khi bán cậu Vàng mà lão yêu quý.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 84 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

Nhận xét:

Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, đoạn văn kể lại giây phút trên:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa thấy tôi lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyến sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão dột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.

(Nam Cao - Lão Hạc)

- Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm khi nói về gương mặt đau đớn của lão Hạc “Mặt lão dột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.

- Nhờ có sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm mà tác giả:

+ Khắc họa rõ nét một cách đặc sắc hình ảnh lão Hạc và những diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật.

+ Người đọc cảm nhận rõ ràng nỗi đau, sự dằn vặt tới tột cùng cảm xúc khi phải bán "cậu Vàng".

+ Có hai lớp biểu cảm: của nhân vật "tôi" và của lão Hạc.

(405) 1349 31/07/2022