Phương pháp giải bài tập phản ứng oxi không hoàn toàn anđehit

Phương pháp giải các dạng bài tập phản ứng oxi hóa không hoàn toàn anđehit MÔN HÓA Lớp 11 với nhiều phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(404) 1345 29/07/2022

I. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AgNO3/NH3 (PHẢN ỨNG TRÁNG BẠC)

Phương trình phản ứng tổng quát:

RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

R(CHO)a + 2aAgNO3 + 3aNH3 + aH2O $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ R(COONH4)a + 2aNH4NO3 + 2aAg

- Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và dùng để nhận biết anđehit.

Nhận xét: ta thấy tỷ lệ ${{n}_{RCHO}}:\text{ }{{n}_{Ag}}=\text{ }1:2$

+ Riêng đối với anđehit fomic HCHO, phản ứng xảy ra qua 2 giai đoạn theo sơ đồ sau:

HCHO $\xrightarrow{\text{ }\!\![\!\!\text{ Ag(N}{{\text{H}}_{\text{3}}}{{\text{)}}_{\text{2}}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ OH}}$ HCOONH4 + 2Ag

HCOONH4 $\xrightarrow{\text{ }\!\![\!\!\text{ Ag(N}{{\text{H}}_{\text{3}}}{{\text{)}}_{\text{2}}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ OH}}$ (NH4)2CO3 + 2Ag

     Vậy nếu dư AgNO3/NH3 thì t lệ ${{n}_{HCHO}}:\text{ }{{n}_{Ag}}=\text{ }1:4$

+ Đối với anđehit R(CHO)n khi thực hiện phản ứng tráng gương ta có:

      R(CHO)n  $\xrightarrow{\text{ }\!\![\!\!\text{ Ag(N}{{\text{H}}_{\text{3}}}{{\text{)}}_{\text{2}}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ OH}}$ 2n Ag

* Một số chú ý khi giải bài tập về phản ứng tráng bạc của anđehit:

 - Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.

 - Các đặc điểm của phản ứng tráng bạc của anđehit:

+ Nếu nAg = 2.nanđehit thì anđehit thuộc loại đơn chức và không phải HCHO.

+ Nếu nAg = 4.nanđehit thì anđehit đó thuộc loại 2 chức hoặc HCHO.

+ Nếu nAg > 2.nhỗn hợp các anđehit đơn chức thì hỗn hợp đó có HCHO.

+ Số nhóm CHO $=\text{ }\frac{{{n}_{Ag}}}{2{{n}_{anehit}}}$ (nếu trong hỗn hợp không có HCHO).

- Đối với anđehit n chức 1 mol anđehit cho 2n mol Ag (n là số nhóm –CHO).

* Hợp chất vừa có chức anđehit vừa có liên kết ba đầu mạch -C≡CH

- Hợp chất vừa có chức anđehit vừa có liên kết ba đầu mạch C≡C- khi cho tác dụng với dd AgNO3/NH3 sẽ phản ứng ở cả 2 phần nhóm chức (anđehit và C≡C-)

Ví dụ:  HC≡C-R-CHO + 3AgNO3 + 4NH3 + H2O  → AgC≡C-R-COONH4 ↓ + 2Ag + 3NH4NO3

2. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BROM

PTTQ: RCHO + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr

- Nếu anđehit còn liên kết π ở gốc hiđrocacbon thì xảy ra đồng thời phản ứng cộng Br2 vào liên kết π đó.

3. TÁC DỤNG VỚI Cu(OH)2/OH- , t0

PTTQ: RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ RCOONa + Cu2O↓đỏ gạch + 3H2O

=> phản ứng sinh ra kết tủa đỏ gạch, dùng để nhận biết anđehit

4. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KMnO4

PTTQ:  3RCHO + 2KMnO4 + H2O → 3RCOOH + 2MnO2 + 2KOH

=> phản ứng làm mất màu dung dịch KMnO4, dùng để nhận biết anđehit.

*Chú ý: Đối với anđehit fomic HCHO coi như là anđehit 2 chức

HCHO + 2Br2 + H2O → CO2 + 4HBr

3HCHO + 4KMnO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3CO2 + 4MnO2 + 4KOH + H2O

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag

(404) 1345 29/07/2022