Bảng chia 7

Lý thuyết về bảng chia 7 môn toán lớp 3 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải kèm bài tập vận dụng
(383) 1278 02/08/2022

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Bảng chia ${\bf{7}}$ và phép chia trong phạm vi ${\bf{7}}$

Xuất phát từ phép nhân $7$, ta có thể nhẩm được giá trị của phép chia \(7\):

Bảng chia \(7\):

\(\begin{array}{l}7:7 = 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,42:7 = 6\\14:7 = 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,49:7 = 7\\21:7 = 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,56:7 = 8\\28:7 = 4\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,63:7 = 9\\35:7 = 5\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,70:7 = 10\end{array}\)

- Tìm được giá trị \(\dfrac{{\bf{1}}}{{\bf{7}}}\) của một số hoặc một hình đơn giản:

+) Chia số ban đầu cho \(7\).

+) Chia hình đã cho thành \(7\) phần bằng nhau và tô màu một phần.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Tính nhẩm

Dựa vào bảng nhân và chia \(7\) đã học, nhẩm tính các kết quả của phép nhân, chia trong phạm vi \(7\)

Ví dụ: \(42:7\)

Giải:

Nhẩm \(7 \times 6 = 42\) nên \(42:7 = 6\)

Dạng 2: Toán đố

Bước 1: Đọc và phân tích đề bài, cho giá trị của một số nhóm bằng nhau, yêu cầu tìm giá trị của “mỗi”hoặc “một” nhóm.

Bước 2: Muốn tìm giá trị của một nhóm, ta lấy giá trị của các nhóm chia cho số nhóm.

Bước 3: Trình bày lời giải.

Bước 4: Kiểm tra cách trình bày và kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Một sợi dây dài \(56cm\) được cắt thành \(7\) đoạn bằng nhau. Mỗi đoạn dài bao nhiêu xăng-ti-mét ?

- Phân tích đề và tìm cách giải:

Muốn tìm độ dài một đoạn thẳng thì ta lấy độ dài của cả sợi dây đem chia cho \(7\)

Giải:

Mỗi đoạn dây dài số xăng-ti-mét là:

\(56:7 = 8\left( {cm} \right)\)

Đáp số: \(8cm\)

Dạng 3: Giá trị \(\dfrac{{\bf{1}}}{{\bf{7}}}\)

Muốn tìm $\dfrac{1}{7}$ của một số, ta cần chia số đó cho $7$.

Muốn tìm \(\dfrac{1}{7}\) của một hình thì cần chia hình đó thành \(7\) phần bằng nhau và tô một phần.

Ví dụ: Tô màu \(\dfrac{1}{7}\) số ô vuông dưới đây ?

Giải:

Hình trên có \(21\) ô vuông.

Ta có: \(21:7 = 3\)

Vậy để tô \(\dfrac{1}{7}\) số ô vuông ở hình trên thì em cần tô màu \(3\) ô vuông.

Dạng 4: Tính giá trị biểu thức

Muốn tính giá trị của biểu thức, ta cần ghi nhớ quy tắc chung:

+ Biểu thức có chứa nhân/chia và cộng trừ thì cần làm phép toán nhân/chia trước, sau đó đến các phép toán cộng/trừ.

+ Biểu thức chỉ có chứa phép nhân và phép chia thì ta thực hiện các phép toán theo thứ tự từ trái sang phải.

Ví dụ: Tính

\(\begin{array}{l}a)\,\,35:7 \times 3\\b)\,\,35 - 7:7\end{array}\)

Giải:

\(\begin{array}{l}a)\,\,35:7 \times 3 = 5 \times 3 = 15\\b)\,\,35 - 7:7 = 35 - 1 = 34\end{array}\)

Dạng 5: Tìm x

Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Ví dụ: Tìm \(x\), biết:

\(x \times 7 = 63\)

Giải:

\(x\) là thừa số trong phép nhân.

Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

\(\begin{array}{l}x \times 7 = 63\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 63:7\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \,\,\,\,\,\,\,9\end{array}\)

Dạng 6: So sánh

Bước 1: Tính giá trị các biểu thức, phép tính.

Bước 2: So sánh và dùng dấu >; < hoặc = thích hợp.

Ví dụ: Phép toán có giá trị bé nhất là:

A. \(35:7\)           B. \(42:6\)                   C. \(7 \times 0\)

Giải:

Tính giá trị của các phép toán:

\(\begin{array}{l}35:7 = 5\\42:6 = 7\\7 \times 0 = 0\end{array}\)

Vì \(7 > 5 > 0\) nên phép toán có giá trị nhỏ nhất là \(7 \times 0\) (Đáp án A)

(383) 1278 02/08/2022