Xem đồng hồ

Lý thuyết về xem đồng hồ môn toán lớp 3 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải kèm bài tập vận dụng
(360) 1201 02/08/2022

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Kim ngắn: chỉ giờ

- Kim dài: chỉ phút

- Kim dài, mảnh, chạy nhanh: kim giây

- Cách đọc giờ đúng, giờ lẻ, giờ buổi chiều.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xem giờ theo đồng hồ đã cho

- Đồng hồ kim:

+  Giờ đúng: Kim phút chỉ vào số $12,$ kim giờ chỉ vào số nào thì đồng hồ chỉ giờ đó.

Ví dụ: Đồng hồ chỉ $4$ giờ thì các kim đồng hồ có vị trí như sau: Kim dài chỉ vào số \(12\), kim ngắn chỉ vào số \(4\).

+ Giờ lẻ:

Một giờ có $60$ phút, kim phút quay một vòng sẽ được $1$ giờ.

Muốn nhẩm số phút khi kim dài chỉ vào một số khác $12$ trên mặt đồng hồ thì em đếm cách $5$ đơn vị cho mỗi số, bắt đầu từ số $12$ 

+ Đồng hồ chỉ $30$ phút còn có cách đọc khác là “giờ rưỡi”.

+ Khi đồng hồ có số phút vượt quá $30$ phút thì còn có cách đọc theo “giờ kém”

Ví dụ: Đồng hồ chỉ $2$ giờ $45$ phút; còn được đọc $3$ giờ kém $15$ (tức là cần $15$ phút nữa sẽ đến $3$ giờ đúng)

- Đồng hồ điện tử:

Có hiển thị số giờ và số phút, ta có thể đọc được nhanh chóng. Thường dùng dấu $'':''$ để ngăn cách giờ và phút.

Ví dụ: Khi đồng hồ hiển thị $09:06$ ta hiểu là $9$ giờ $6$ phút.

Dạng 2: Quay kim đồng hồ để được giờ tùy ý.

Điều chỉnh kim phút và kim giờ để được vị trí tương ứng với giờ cho trước.

Dạng 3: Đọc giờ của buổi chiều.

- Giờ buổi chiều: Một ngày có 24 giờ, ta phân chia như sau:

+ Từ $12$ giờ đêm (hay $0$ giờ) đến $11$ giờ $59$ phút trưa: giờ buổi sáng hoặc còn gọi là$AM.$

+ Từ $12$ giờ trưa đến $11$ giờ $59$ phút đêm: giờ buổi chiều hoặc còn gọi là $PM.$

Giờ chiều ta còn có cách đọc khác theo 24 giờ

Ví dụ: $1$ giờ chiều $ = {\rm{ }}13$ giờ.

Dạng 4: Đọc giờ theo 2 cách.

Ta có 2 cách đọc cho các giờ $30$ phút, hơn $30$ phút và giờ buổi chiều.

Phương pháp giải:

Cách 1: Đọc giờ theo quy tắc thông thường.

Cách 2: Đọc giờ theo cách đọc khác:

+ $30$ phút đọc là “giờ rưỡi”

+ Hơn \(30\) phút đọc theo “giờ kém”

+ Giờ buổi chiều: quy về giờ theo thang \(24\) giờ.

Dạng 5: Tính khoảng thời gian trôi qua.

Tính số phút và số giờ đã thay đổi giữa hai khoảng thời gian, từ đó tính được khoảng thời gian trôi qua ở giữa.

Ví dụ: Từ \(2\) giờ chiều đến \(5\) giờ chiều thì có bao nhiêu giờ đã trôi qua ?

Giải:

Vì \(5 - 2 = 3\) nên từ \(2\) giờ chiều đến \(5\) giờ chiều thì đã trôi qua \(3\) giờ.

(360) 1201 02/08/2022