Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)

Lý thuyết về cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) môn toán lớp 3 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải kèm bài tập vận dụng
(387) 1291 02/08/2022

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Đặt tính với các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

- Thực hiện phép cộng từ phải sang trái, có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm.

Ví dụ:

$a)564 + 227$

\(\begin{array}{*{20}{r}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{564}\\{227}\end{array}}\\\hline{791}\end{array}\)

* $4$ cộng \(7\) bằng $11$, viết $1$ nhớ \(1\).

* $6$ cộng $2$ bằng 8, thêm $1$ là $9$, viết \(9\).

* \(5\) cộng \(2\) bằng \(7\), viết \(7\).

Vậy \(564 + 227 = 791\)

$b)276 + 143$  

$\begin{array}{*{20}{r}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{276}\\{143}\end{array}}\\\hline{419}\end{array}$

* \(6\) cộng \(3\) bằng \(9\), viết \(9\).

* \(7\) cộng \(4\) bằng\(11\), viết \(1\), nhớ \(1\).

* \(2\) cộng \(1\) bằng \(3\), thêm \(1\) bằng \(4\), viết \(4\).

Vậy \(276 + 143 = 419\)

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Đặt tính rồi tính.

Phương pháp chung:

Bước 1: Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

Bước 2: Thực hiện tính từ phải sang trái, các hàng có tổng bằng hoặc lớn hơn $10$ thì ta chỉ viết chữ số hàng đơn vị rồi thêm \(1\) đơn vị vào hàng liền ngay phía trước..

Dạng 2: Toán đố

Phương pháp chung:

Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài

Đọc và ghi nhớ các dữ liệu đề bài đã cho, yêu cầu của bài toán.

Bước 2: Phân tích đề

Dựa vào câu hỏi của đề bài, chú ý các từ khóa “tất cả” hay “ còn lại” để dùng phép tính cộng hoặc trừ.

Bước 3: Trình bày lời giải và kiểm tra lại đáp án.

Dạng 3: Tính nhẩm

Phương pháp chung:

- Thực hiện nhẩm phép cộng các số theo thứ tự từ hàng đơn vị đến hàng trăm.

- Phép tính có tổng một số số bằng số tròn trăm, tròn chục thì ưu tiên nhóm các số đó lại và tính trước rồi cộng với các số còn lại..

Ví dụ: Tính nhanh

\(\begin{array}{l}a)\,300 + 50\\b)\,90 + 300 + 10\end{array}\)

Giải:

\(\begin{array}{l}a)\,300 + 50 = 350\\b)\,90 + 300 + 10 = (90 + 10) + 300 = 100 + 300 = 400\end{array}\)

Dạng 4: Tìm yếu tố còn thiếu

Phương pháp chung:

Ghi nhớ lại cách giải khi tìm số hạng hoặc số bị trừ/số trừ còn thiếu:

+ Tìm số hạng còn thiếu: Lấy tổng trừ đi số hạng còn thiếu.

+ Tìm số bị trừ còn thiếu: Lấy hiệu cộng với số trừ.

+ Tìm số trừ còn thiếu: Lấy Số bị trừ trừ đi hiệu.

Dạng 5: Tính độ dài đường gấp khúc

Phương pháp chung:

Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta tìm tổng độ dài của các đoạn thẳng trong đường gấp khúc đó, lưu ý là các số phải cùng đơn vị đo.

(387) 1291 02/08/2022