Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
{2^{x - y}} - {2^y} + x = 2y\\
{2^x} + 1 = \left( {m{}^2 + 2} \right){.2^y}.\sqrt {1 - {y^2}}
\end{array} \right.(1),m\) là tham số. Gọi S là tập các giá trị nguyên để hệ (1) có một nghiệm duy nhất. Tập S có bao nhiêu phần tử?
A. 0
B. 1
C. 3
D. 2
Lời giải của giáo viên
ĐK: \(1 - {y^2} \ge 0 \Leftrightarrow y \in [ - 1;1]\)
+ Xét phương trình \(2{}^{x - y} - {2^y} + x = 2y \Leftrightarrow {2^{x - y}} + x - y = {2^y} + y\)
Xét hàm số \(f\left( t \right) = {2^t} + t \Rightarrow f'\left( t \right) = {2^t}.\ln 2 + 1 > 0;\forall t\) nên hàm số \(f(t)\) đồng biến trên R.
Từ đó \({2^{x - y}} + x - y = {2^y} + y \Rightarrow f\left( {x - y} \right) = f\left( y \right) \Leftrightarrow x - y = y \Leftrightarrow x = 2y\)
+ Thay x=2y vào phương trình \(2{}^x + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right){.2^y}.\sqrt {1 - {y^2}} \) ta được
\(2{}^{2y} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right).2{}^y.\sqrt {1 - {y^2}} \Leftrightarrow {4^y} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right){.2^y}.\sqrt {1 - {y^2}} (*)\)
Để hệ phương trình (1) có một nghiệm duy nhất thì phương trình (*) có nghiệm duy nhất \(y \in [ - 1;1]\)
Giả sử \({y_0} \in [ - 1;1]\) là một nghiệm của phương trình (*) thì ta có \(4{}^{{y_0}} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right){.2^{{y_0}}}.\sqrt {1 - y_0^2} \) (**)
Xét với \(-y_0\) ta có \(4{}^{ - {y_0}} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right){.2^{ - {y_0}}}.\sqrt {1 - \left( { - {y_0}} \right){}^2} \Leftrightarrow \frac{1}{{{4^{{y_0}}}}} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right)\frac{1}{{{2^{{y_0}}}}}\sqrt {1 - y_0^2} \)
\( \Leftrightarrow 4{}^{{y_0}} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right){.2^{{y_0}}}.\sqrt {1 - y_0^2} \) (đúng do (**) hay \(-y_0\) cũng là nghiệm của phương trình (*).
Do vậy để (*) có nghiệm duy nhất thì \({y_0} = - {y_0} \Leftrightarrow {y_0} = 0.\) Thay y = 0 vào (*) ta được \({4^0} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right){.2^0}\sqrt {1 - {0^2}} \Leftrightarrow {m^2} + 2 = 2 \Leftrightarrow m = 0.\)
Thử lại: Thay m = 0 vào (*) ta được \({4^y} + 1 = {2.2^y}\sqrt {1 - {y^2}} \Leftrightarrow {2^y} + \frac{1}{{{2^y}}} = 2\sqrt {1 - {y^2}} (***)\)
Nhận thấy rằng VT (***) \(= {2^y} + \frac{1}{{{2^y}}}\mathop \ge 2\sqrt {{2^y}.\frac{1}{{{2^y}}}} \Leftrightarrow VT(***) \ge 2,\) dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow 2{}^y = \frac{1}{{{2^y}}} \Leftrightarrow y = 0\)
Và \(VP(***) = 2\sqrt {1 - {y^2}} \le 2 \Leftrightarrow VP(***) = 2 \Leftrightarrow y = 0.\)
Vậy phương trình (***) có nghiệm duy nhất y = 0.
Kết luận : Với m = 0 thì hệ đã cho có nghiệm duy nhất nên tập S có một phần tử.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Tìm đạo hàm của hàm số \(y = \ln \left( {1 + {e^{2x}}} \right).\)
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Tìm kết luận đúng
Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = \frac{{ - x + 1}}{{3x - 2}}\) tại giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung có hệ số góc là:
Cho hàm số \(f(x)\) có đồ thị như hình vẽ bên. Bất phương trình \(f\left( {{e^x}} \right) < m\left( {3{e^x} + 2019} \right)\) có nghiệm \(x \in (0;1)\) khi và chỉ khi
Với n là số nguyên dương, biểu thức \(T = C_n^0 + C_n^1 + ... + C_n^n\) bằng
Hàm số \(y = 2{x^3} - {x^2} + 5\) có điểm cực đại là:
Bảng biến thiên ở hình bên là của một trong bốn hàm số dưới đây. Tìm hàm số đó.
Có bao nhiêu số nguyên dương là ước của 2592 hoặc là ước của 2916?
Một khối lăng trụ tứ giác đều có thể tích là 4. Nếu gấp đôi các cạnh đáy đồng thời giảm chiều cao của khối lăng trụ này hai lần thì được khối lăng trụ mới có thể tích là:
Cho a, b là hai số thực dương tùy ý và \(b \ne 1.\) Tìm kết luận đúng.
Cho hàm số \(f(x)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = x{\left( {x - 1} \right)^2}{\left( {x - 2} \right)^3}{\left( {x - 3} \right)^4}.\) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là
Mỗi bạn An , Bình chọn ngẫu nhiên 3 chữ số trong tập \(\left\{ {0,1,2,3,4,5,6,7,8,9} \right\}.\) Tính xác suất để trong hai bộ ba chữ số mà An, Bình chọn ra có đúng một chữ số giống nhau.
Cho \(n, k\) là những số nguyên thỏa mãn \(0 \le k \le n\) và \(n \ge 1.\) Tìm khẳng định sai.
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O cạnh 2a. Thể tích khối chóp S.ABCD bằng \(4a^3\). Tính khoảng cách từ điểm O tới mặt bên của hình chóp.
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ bên. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào sau đây?