Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Thăng Long lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Thăng Long lần 1
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
45 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ bên. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào sau đây?
Từ hình vẽ ta thấy: Xét từ trái qua phải thì đồ thị hàm số đi lên trên khoảng (-1;1).
Nên hàm số đồng biến trên (-1;1) suy ra hàm số đồng biến trên (0;1).
Hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy là \(a\) và mặt bên tạo với đáy một góc \(45^0\). Tính theo a thể tích khối chóp S.ABC.
Gọi H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đều ABC suy ra SH là đường cao.
Góc giữa mặt bên và đáy là góc giữa SM và AM vơí M là trung điểm của BC.
Tam giác ABC đều cạnh a nên \(AM = \frac{{a\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow MH = \frac{1}{3}AM = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}\)
Tam giác vuông SHM có \(MH = \frac{{a\sqrt 3 }}{6},SMH = {45^0}\) nên \(SH = HM = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}.\)
Vậy thể tích \(V{}_{S.ABC} = \frac{1}{3}{S_{ABC}}.SH = \frac{1}{3}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\frac{{a\sqrt 3 }}{6} = \frac{{a{}^3}}{{24}}.\)
Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng \(\sqrt 3 .\) Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) cắt tất cả các cạnh bên của hình lập phương. Tính diện tích thiết diện của hình lập phương cắt bởi mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) biết \(\left( \alpha \right)\) tạo với mặt (ABB'A') một góc \(60^0\).
Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) cắt các cạnh \(DD';AA';BB';CC'\) lần lượt tại E; F; G; H. Khi đó \(\left( \alpha \right) = (EFGH)\)
Vì \(ABCD.A'B'C'D'\) là hình lập phương nên \((ABB'A') \bot (ABCD)\) mà (EFGH) tạo với (ABB'A') góc \(60^0\) nên góc giữa (EFGH) và (ABCD) là \(30^0\)
Lại có hình chiếu của EFGH xuống mặt phẳng (ABCD) là hình vuông ABCD cạnh \(\sqrt 3 .\)
Theo công thức tính diện tích hình chiếu ta có \({S_{ABCD}} = {S_{EFGH}}.\cos {30^0} \Rightarrow {S_{EFGH}} = \frac{{\left( {\sqrt 3 } \right){}^2}}{{\cos {{30}^0}}} = 2\sqrt 3 .\)
Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với đáy, \(SA = a\sqrt 3 ,AB = a,BC = 2a,AC = a\sqrt 5 .\) Tính thể tích khối chóp S.ABC theo \(a\).
Xét tam giác ABC có \(AB{}^2 + B{C^2} = {a^2} + 4a{}^2 = 5{a^2} = A{C^2}\) nên tam giác ABC vuông tại B (Định lí Pytago đảo).
Thể tích \(V = \frac{1}{3}{S_{ABC}}.SA = \frac{1}{3}BA.BC.SA = \frac{1}{3}a.2a.a\sqrt 3 = \frac{{2{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
Tổng các nghiệm của phương trình \({\log _4}{x^2} - {\log _2}3 = 1\) là:
ĐK: \(x \ne 0.\)
Ta có \({\log _4}{x^2} - {\log _2}3 = 1 \Leftrightarrow {\log _{{2^2}}}{x^2} - {\log _2}3 = 1 \Leftrightarrow {\log _2}\left| x \right| - {\log _2}3 = 1\)
\( \Leftrightarrow {\log _2}\frac{{\left| x \right|}}{3} = 1 \Leftrightarrow \frac{{\left| x \right|}}{3} = 2 \Leftrightarrow \left| x \right| = 6 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 6\\
x = - 6
\end{array} \right.\) (thỏa mãn)
Tổng các nghiệm của phương trình là 6 + (-6) = 0.
Chú ý: \({\log _a}{x^2} = {\log _a}\left| x \right|.\)
Xác suất sút bóng thành công tại chấm 11 mét của hai cầu thủ Quang Hải và Văn Đức lần lượt là 0,8 và 0,7. Biết mỗi cầu thủ sút một quả tại chấm 11 mét và hai người sút độc lập. Tính xác suất để ít nhất một người sút bóng thành công
Gọi A là biến cố: “Ít nhất một cầu thủ sút vào”.
Khi đó \(\overline A \) là biến cố: “Không có cầu thủ nào sút vào”.
Xác suất xảy ra biến cố này là \(P(\overline A ) = \left( {1 - 0,8} \right).(1 - 0,7) = 0,2.0,3 = 0,06.\)
Vậy \(P(A) = 1 - P(\overline A ) = 1 - 0,06 = 0,94.\)
Cho hình chóp S.ABC có cạnh SA vuông góc với đáy. Góc giữa đường thẳng SB và mặt đáy là góc giữa hai đường thẳng nào dưới đây?
Ta có \(SA \bot (ABC)\) tại A nên hình chiếu của S trên (ABC) là điểm A.
Suy ra hình chiếu của SB lên (ABC) là AB.
Do đó, góc giữa SB và (ABC) là góc giữa SB và AB.
Cho hình chóp S.ABCD, gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh SA, SB, SC, SD. Tính thể tích khối chóp S.ABCD biết thể tích khối chóp S.MNPQ là 1.
Ta có: \(\frac{{{V_{S.MPQ}}}}{{{V_{S.ADC}}}} = \frac{{SM}}{{SA}}.\frac{{SP}}{{SC}}.\frac{{SQ}}{{SD}} = \frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\frac{1}{2} = \frac{1}{8}\)
\(\frac{{{V_{S.MPN}}}}{{{V_{S.ACB}}}} = \frac{{SM}}{{SA}}.\frac{{SP}}{{SC}}.\frac{{SN}}{{SB}} = \frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\frac{1}{2} = \frac{1}{8}\)
Suy ra \(\frac{1}{8} = \frac{{{V_{S.MNP}}}}{{{V_{S.ADC}}}} = \frac{{{V_{S.MPN}}}}{{{V_{S.ACB}}}} = \frac{{{V_{S.MPN}} + {V_{S.MPN}}}}{{{V_{S.ADC}} + {V_{S.ACB}}}} = \frac{{{V_{S.MNPQ}}}}{{{V_{S.ABCD}}}}\)
\( \Rightarrow {V_{S.ABCD}} = 8{V_{S.MNPQ}} = 8\)
Phương trình đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{3 - 2x}}{{x + 1}}\) là:
Đồ thị hàm số \(y = \frac{{3 - 2x}}{{x + 1}}\) nhận đường thẳng y = -2 làm tiệm cận ngang.
Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên [-3;2] và có bảng biến thiên như sau. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=f(x)\) trên đoạn [-1;2]. Tính M + m.
Quan sát bảng biến thiên ta thấy trên đoạn [-1;2] thì hàm số đạt GTNN bằng 0 tại x = 0 và đạt GTLN bằng 3 tại x = - 1 . Do đó \(M = 3;m = 0 \Rightarrow M + m = 3 + 0 = 3.\)
Tập nghiệm của phương trình \({\log _{0,25}}\left( {{x^2} - 3x} \right) = - 1\) là:
ĐK: \({x^2} - 3x > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x < 0\\
x > 3
\end{array} \right.\)
Ta có \({\log _{0,25}}\left( {{x^2} - 3x} \right) = - 1 \Leftrightarrow {x^2} - 3x = 0,{25^{ - 1}} \Leftrightarrow {x^2} - 3x = 4 \Leftrightarrow {x^2} - 3x - 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = - 1(N)\\
x = 4(N)
\end{array} \right.\)
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = {-1;4}.
Từ một nhóm có 10 học sinh nam và 8 học sinh nữ, có bao nhiêu cách chọn ra 5 học sinh trong đó có 3 học sinh nam và 2 học sinh nữ?
Số cách chọn 3 trong 10 bạn nam là \(C_{10}^3.\)
Số cách chọn 2 trong 8 bạn nữ là \(C_8^2.\)
Số cách chọn 5 bạn thỏa mãn bài toán là \(C_{10}^3.C_8^2.\)
Bảng biến thiên ở hình bên là của một trong bốn hàm số dưới đây. Tìm hàm số đó.
Từ BBT ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = - \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = + \infty \) nên loại C và D.
Ta thấy điểm (3;-1) thuộc đồ thị hàm số \(f(x)\) nên thay \(x = 3;y = - 1\) vào hai hàm số ở phương án A và phương án B ta thấy chỉ có hàm số \(y = {x^3} - 6{x^2} + 9x - 1\) thỏa mãn nên hàm số cần tìm là \(y = {x^3} - 6{x^2} + 9x - 1.\)
Phương trình \({9^x} - {6^x} = {2^{2x + 1}}\) có bao nhiêu nghiệm âm?
\({9^x} - {6^x} = {2^{2x + 1}} \Leftrightarrow {9^x} - 2.4{}^x = 0 \Leftrightarrow {\left( {\frac{3}{2}} \right)^{2x}} - {\left( {\frac{3}{2}} \right)^x} - 2 = 0\)
Đặt \({\left( {\frac{3}{2}} \right)^x} = t > 0\) thì \(t{}^2 - t - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t = - 1(ktm)\\
t = 2(tm)
\end{array} \right. \Rightarrow {\left( {\frac{3}{2}} \right)^x} = 2 \Leftrightarrow x = {\log _{\frac{3}{2}}}2 > 0\)
Vậy phương trình không có nghiệm nào âm.
Hình lập phương có độ dài đường chéo là 6 thì có thể tích là
Gọi độ dài cạnh hình lập phương là a(a > 0) thì độ dài đường chéo hình lập phương là \(a\sqrt 3 = 6 \Leftrightarrow a = 2\sqrt 3 \)
Thể tích hình lập phương là \(V = {\left( {2\sqrt 3 } \right)^3} = 24\sqrt 3 .\)
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ bên. Phương trình \(2f\left( x \right) - 5 = 0\) có bao nhiêu nghiệm âm?
Ta có: \(2f\left( x \right) - 5 = 0 \Leftrightarrow f\left( x \right) = \frac{5}{2}.\)
Nghiệm của phương trình chính là hoành độ giao điểm của đường thẳng \(y = \frac{5}{2}\) với đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right).\)
Quan sát đồ thị ta thấy đường thẳng \(y = \frac{5}{2}\) cắt đồ thị hàm số tại 3 điểm phân biệt, trong đó có 2 điểm có hoành độ âm và 1 điểm có hoành độ dương. Vậy phương trình có 2 nghiệm âm.
Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = \frac{{ - x + 1}}{{3x - 2}}\) tại giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung có hệ số góc là:
Ta có: \(y' = \frac{{ - 1}}{{{{\left( {3x - 2} \right)}^2}}}\)
Giao điểm của đồ thị hàm số \(y = \frac{{ - x + 1}}{{3x - 2}}\) với trục tung có hoành độ x = 0
Do đó hệ số góc của tiếp tuyến tại tại giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung là \(y'\left( 0 \right) = \frac{{ - 1}}{4}.\)
Tính theo a thể tích của một khối trụ có bán kính đáy là a, chiều cao bằng 2a.
Ta có: \(V = \pi {r^2}h = \pi {a^2}.2a = 2\pi a{}^3.\)
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O cạnh 2a. Thể tích khối chóp S.ABCD bằng \(4a^3\). Tính khoảng cách từ điểm O tới mặt bên của hình chóp.
Vì S.ABCD là chóp tứ giác đều có O là tâm đáy nên \(SO \bot (ABCD).\) Gọi M là trung điểm BC, trong tam giác SOM kẻ \(OH \bot SM\) tại H.
Vì ABCD là hình vuông tâm O nên \(OB = OC = OA = OD = \frac{{BD}}{2}.\)
Suy ra \(OM \bot BC\) (vì \(\Delta OBC\) vuông cân có OM là trung tuyến cũng là đường cao)
Ta có \(SO \bot (ABCD) \Rightarrow SO \bot BC,\) lại có \(OM \bot BC\) nên \(BC \bot (SOM)\) suy ra \(BC \bot OH.\)
Từ đó vì \(\left\{ \begin{array}{l}
OH \bot SM\\
OH \bot BC
\end{array} \right. \Rightarrow OH \bot (SBC)\) tại \(H \Rightarrow d\left( {O;(SBC)} \right) = OH.\)
Xét tam giác OBC vuông cân tại O có trung tuyến \(OM = \frac{1}{2}BC = \frac{1}{2}.2a = a.\)
Diện tích đáy \({S_{ABCD}} = {\left( {2a} \right)^2} = 4{a^2}.\) Ta có \({V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}.SO.{S_{ABCD}} \Leftrightarrow 4{a^3} = \frac{1}{3}SO.4{a^2} \Rightarrow SO = 3a.\)
Xét tam giác SOM vuông tại M có OH là đường cao nên theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có
\(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{SO{}^2}} + \frac{1}{{O{M^2}}} = \frac{1}{{{{\left( {3a} \right)}^2}}} + \frac{1}{{{a^2}}} \Leftrightarrow O{H^2} = \frac{{10}}{{9{a^2}}} \Rightarrow OH = \frac{{3a\sqrt {10} }}{{10}}\)
Vậy \(d\left( {O;(SBC)} \right) = \frac{{3\sqrt {10} }}{{10}}.\)
Hàm số \(y = 2{x^3} - {x^2} + 5\) có điểm cực đại là:
Ta có: \(y' = 6{x^2} - 2x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = \frac{1}{3}
\end{array} \right..\)
\(y'' = 12x - 2 \Rightarrow y''(0) = - 2 < 0;y''\left( {\frac{1}{3}} \right) = 2 > 0.\)
Vậy hàm số đạt cực đại tại điểm x = 0
Một khối nón có bán kính đáy bằng 3 và góc ở đỉnh bằng \(60^0\) thì có thể tích bằng bao nhiêu?
Cắt hình nón bằng mặt phẳng qua trục ta dược thiết diện là tam giác cân SAB có \(AB = 2R = 6\) và \(\widehat {ASB} = {60^0}\) nên tam giác SAB đều cạnh suy ra trung tuyến \(SO = \frac{{6\sqrt 3 }}{2} = 3\sqrt 3 .\)
Thể tích khối nón là \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi {3^2}.3\sqrt 3 = 9\pi \sqrt 3 .\)
Cho các số thực a, b thỏa mãn 0 < a < 1 < b. Tìm khẳng định đúng:
Đáp án A: \({\log _a}b < {\log _a}1 = 0\) (vì 0 < a < 1 và b > 1) nên A đúng.
Đáp án B: \(\ln a < \ln b\) vì a < b nên B sai.
Đáp án C: Vì 0 < 0,5 < 1 và a < b nên \({\left( {0,5} \right)^a} > {\left( {0,5} \right)^b}\) nên C sai.
Đáp án D: Vì 2 > 1 và a < b nên \({2^a} < {2^b}\) nên D sai.
Với n là số nguyên dương, biểu thức \(T = C_n^0 + C_n^1 + ... + C_n^n\) bằng
Ta có \({\left( {1 + x} \right)^n} = \sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k.{x^k}} \)
Chọn x = 1 ta có \({\left( {1 + 1} \right)^n} = \sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k{{.1}^k}} = \sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k} = C_n^0 + C_n^1 + ... + C_n^n \Leftrightarrow T = {2^n}.\)
Một mặt cầu có diện tích xung quanh là \(\pi \) thì có bán kính bằng
Ta có: \(S = \pi = 4\pi {R^2} \Leftrightarrow {R^2} = \frac{1}{4} \Leftrightarrow R = \frac{1}{2}.\)
Cho hàm số \(f(x)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = x{\left( {x - 1} \right)^2}{\left( {x - 2} \right)^3}{\left( {x - 3} \right)^4}.\) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là
Xét phương trình \(f'\left( x \right) = x{\left( {x - 1} \right)^2}{\left( {x - 2} \right)^3}{\left( {x - 3} \right)^4} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = 1\\
x = 2\\
x = 3
\end{array} \right.\)
Trong đó \(x = 0;x = 2\) là các nghiệm bổi bậc lẻ nên hàm số \(y = f\left( x \right)\) có hai điểm cực trị.
(còn \(x = 1;x = 3\) là các nghiệm bội bậc chẵn nên không phải là điểm cực trị của hàm số \(y = f\left( x \right))\)
Cho a, b là hai số thực dương tùy ý và \(b \ne 1.\) Tìm kết luận đúng.
\(\ln a + \ln b = \ln (ab) \ne \ln (a + b)\) nên A sai.
\(\ln (a + b) \ne lna.lnb\) nên B sai.
\(\ln a - \ln b = \ln \frac{a}{b} \ne \ln \left( {a - b} \right)\) nên C sai.
\({\log _b}a = \frac{{\ln a}}{{\ln b}}\) nên D đúng.
Trong các hàm số dưới đây, đồ thị hàm số nào nhận trục tung là đường tiệm cận?
+ Xét A: Đồ thị hàm số \(y = {\log _3}x\left( {x > 0} \right)\) nhận trục tung làm tiệm cận đứng nên A đúng.
+ Xét B, D: Đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{{{3^x}}} = {\left( {\frac{1}{3}} \right)^x}\) và \(y = {\left( {\sqrt 3 } \right)^x}\) nhận trục hoành làm tiệm cận ngang (không có TCĐ) nên loại B, D.
+ Xét C: Đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{{x + 1}}\) nhận x = -1 làm TCĐ và y = 0 làm TCN nên loại C.
Một khối lăng trụ tứ giác đều có thể tích là 4. Nếu gấp đôi các cạnh đáy đồng thời giảm chiều cao của khối lăng trụ này hai lần thì được khối lăng trụ mới có thể tích là:
Gọi cạnh đáy và chiều cao khối lăng trụ đều là a;h thì thể tích \(V = {a^2}h.\)
Nếu gấp đôi các cạnh đáy đồng thời giảm chiều cao của khối lăng trụ hai lần thì
\(V' = \left( {2{a^2}} \right).\frac{h}{2} = 2{a^2}h = 2V.\)
Vậy thể tích khối lăng trụ được tăng lên 2 lần và bằng 4.2 = 8.
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Tìm kết luận đúng
Từ hình vẽ ta thấy đồ thị hàm số nhận (1;0) làm điểm cực tiểu và điểm (-1;4) làm điểm cực đại.
Nên hàm số \(y = f\left( x \right)\) có giá trị cực tiểu là \({y_{CT}} = 0.\)
Tập xác định của hàm số \(y = \log {\left( {x - 2} \right)^2}\) là:
Hàm số \(y = \log {\left( {x - 2} \right)^2}\) xác định nếu \({\left( {x - 2} \right)^2} > 0 \Leftrightarrow x \ne 2.\)
Vậy TXĐ \(D = R\backslash \{ 2\} .\)
Tìm đạo hàm của hàm số \(y = \ln \left( {1 + {e^{2x}}} \right).\)
Ta có: \(y' = \left( {\ln \left( {1 + e{}^{2x}} \right)} \right)' = \frac{{\left( {1 + e{}^{2x}} \right)'}}{{1 + {e^{2x}}}} = \frac{{2{e^{2x}}}}{{1 + {e^{2x}}}}\)
Đồ thị hàm số nào sau đây có tâm đối xứng?
Quan sát các đáp án ta thấy: Hàm bậc ba là hàm lẻ và có tâm đối xứng nên A đúng.
Các đáp án B, C, D đều là các hàm chẵn nên có trục đối xứng.
Cho \(n, k\) là những số nguyên thỏa mãn \(0 \le k \le n\) và \(n \ge 1.\) Tìm khẳng định sai.
+ Ta có \({P_n} = n!;A_n^n = \frac{{n!}}{{\left( {n - n} \right)!}} = n! \Rightarrow {P_n} = A_n^n\) nên A đúng
+ \9C_n^k = C_n^{n - k}\) (tính chất) nên B đúng.
+ \(A_n^k = \frac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}}\) nên C sai.
+ \({P_k}.C_n^k = k!.\frac{{n!}}{{k!\left( {n - k} \right)!}} = \frac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}} = A_n^k\) nên D đúng.
Trong các hàm số sau, hàm số nào đồng biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\) ?
Đáp án A: \(y = {x^4} - {x^2} + 3 \Rightarrow y' = 4{x^3} - 2x = 2x\left( {2{x^2} - 1} \right).\)
\(y' > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
- \frac{1}{{\sqrt 2 }} < x < 0\\
x > \frac{1}{{\sqrt 2 }}
\end{array} \right.\) hay hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \frac{1}{{\sqrt 2 }};0} \right)\) và \(\left( {\frac{1}{{\sqrt 2 }}; + \infty } \right) \supset \left( {1; + \infty } \right)\)
Nên hàm số ở đáp án A thỏa mãn.
Đáp án B: \(y = \frac{{x - 2}}{{2x - 3}} \Rightarrow y' = \frac{1}{{{{\left( {2x - 3} \right)}^2}}} > 0,\forall x \in \left( { - \infty ;\frac{3}{2}} \right) \cup \left( {\frac{3}{2}; + \infty } \right)\)
Do đó hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ;\frac{3}{2}} \right)\) và \(\left( {\frac{3}{2}; + \infty } \right)\)
Cả hai khoảng này đều không chứa khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\) nên loại.
Đáp án C: \(y = - {x^3} + x - 1 \Rightarrow y' = - 3{x^2} + 1 > 0 \Leftrightarrow - \frac{1}{{\sqrt 3 }} < x < \frac{1}{{\sqrt 3 }}.\)
Do đó hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \frac{1}{{\sqrt 3 }};\frac{1}{{\sqrt 3 }}} \right).\) Khoảng này không chứa khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\) nên loại.
Đáp án D: \(y = \frac{{3 - x}}{{x + 1}} \Rightarrow y' = \frac{{ - 4}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} < 0,\forall x \in \left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( { - 1; + \infty } \right)\)
Do đó hàm số không đồng biến, loại D.
Cho hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c\) có đồ thị như hình vẽ bên. Tìm kết luận đúng.
Từ hình vẽ ta thấy:
+ \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } f\left( x \right) = + \infty \) nên a > 0
+ Đồ thị hàm số có ba cực trị nên ab < 0 mà \(a > 0 \Rightarrow b < 0\)
+ Đồ thị cắt trục tung tại điểm nằm dưới trục Ox nên c < 0
Từ đó ta có \(a > 0;b > 0;c > 0 \Rightarrow bc > 0.\)
Có bao nhiêu số nguyên dương là ước của 2592 hoặc là ước của 2916?
Ta có: \(2592 = {2^5}.3{}^4\) và \(2916 = {2^2}{.3^6}.\)
Gọi A là tập các ước nguyên dương của 2592 suy ra \(\left| A \right| = (5 + 1).(4 + 1) = 30.\)
Gọi B là tập các ước nguyên dương của 2916 suy ra \(\left| B \right| = (2 + 1)(6 + 1) = 21.\)
Lại có \(UCLN\left( {2592;2916} \right) = {2^2}{.3^4}\) nên số ước chung của 2592 và 2916 là số ước của \(2{}^2{.3^4}\) và có \((2 + 1)(4 + 1) = 15\) ước như vậy.
Vậy có \(30 + 21 - 15 = 36\) số thỏa mãn bài toán.
Anh Bình gửi 200 triệu đồng vào ngân hàng VB với kì hạn cố định 12 tháng và hưởng mức lãi suất là 0,65%/tháng. Tuy nhiên, sau khi gửi được tròn 8 tháng anh Bình có việc phải dùng đến 200 triệu trên. Anh đến ngân hàng đình rút tiền thì được nhân viên ngân hàng tư vấn: “Nếu rút tiền trước hạn, toàn bộ số tiền anh gửi chỉ được hưởng mức lãi suất không kì hạn là 0,02%/tháng. Anh nên thế chấp sổ tiết kiệm đó tại ngân hàng để vay ngân hàng 200 triệu với lãi suất 0,7%/tháng. Khi sổ của anh đến hạn, anh có thể rút tiền để trả nợ ngân hàng”. Nếu làm theo tư vấn của nhân viên ngân hàng, anh Bình sẽ đỡ thiệt một số tiền gần nhất với con số nào dưới đây (biết rằng ngân hàng tính lãi theo thể thức lãi kép)?
* Nếu anh Bình nghe theo nhân viên tư vấn ngân hàng
+ Tiền lãi sanh Bình nhận được sau khi gửi 200 triệu trong 12 tháng với mức lãi suất 0,65%/ tháng là \(A = 200\left( {1 + 0,65\% } \right){}^{12} - 200\) (triệu đồng)
+ Tiền lãi anh Bình phải trả khi vay nợ 200 triệu đồng với lãi suất 0,7%/ tháng là \(B = 200{\left( {1 + 0,7\% } \right)^4} - 200\) (triệu đồng)
Tổng số tiền lãi anh Bình nhận được là M = A – B
* Nếu anh Bình rút tiền ngay
Số tiền lãi anh Bình nhận được trong 8 tháng với mức lãi suất 0,02%/ tháng là
\(N = 200\left( {1 + 0,02\% } \right){}^{12} - 200\)
Suy ra nếu làm theo nhân viên tư vấn ngân hàng thì anh Bình sẽ đỡ thiệt số tiền là \(M - N \approx 10.19\) triệu đồng.
Mỗi bạn An , Bình chọn ngẫu nhiên 3 chữ số trong tập \(\left\{ {0,1,2,3,4,5,6,7,8,9} \right\}.\) Tính xác suất để trong hai bộ ba chữ số mà An, Bình chọn ra có đúng một chữ số giống nhau.
Số phần tử của không gian mẫu: \(n\left( \Omega \right) = C_{10}^3.C_{10}^3 = 14400.\)
Gọi A là biến cố: “Trong hai bộ số của hai bạn có đúng một chữ số giống nhau”.
Gọi ba chữ số An chọn được là (a;b;c) thì có \(C_{10}^3\) cách chọn ba chữ số của An.
+) TH1: Bình chọn được a và không chọn được b, c thì hai chữ số còn lại của Bình phải là 2 trong 7 chữ
số khác a, b, c hay có \(C_7^2\) cách chọn.
+) TH2: Bình chọn được b và không chọn được a, c thì hai chữ số còn lại của Bình phải là 2 trong 7 chữ
số khác a, b, c hay có \(C_7^2\) cách chọn.
+) TH3: Bình chọn được c và không chọn được a, b thì hai chữ số còn lại của Bình phải là 2 trong 7 chữ
số khác a, b, c hay có \(C_7^2\) cách chọn.
Do đó \(n(A) = 3.C_7^2.C_{10}^3 = 7560.\)
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{7560}}{{14400}} = \frac{{21}}{{40}}.\)
Cho tứ diện ABCD có các mặt ABC và BCD là các tam giác đều cạnh 2, hai mặt phẳng (ABD) và (ACD) vuông góc với nhau. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.
Các tam giác đều ABC và BCD có cạnh 2
\( \Rightarrow BD = DC = BC = AB = AC = 2\)
Nên tam giác CAD cân tại C và tam giác BAD cân tại B.
Lấy H là trung điểm \(AD \Rightarrow CH \bot AD\) (do tam giác CAD cân tại C)
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
\left( {CAD} \right) \bot (BAD)\\
(CAD) \cap (BAD) = AD\\
CH \bot AD,BH \subset (CAD)
\end{array} \right. \Rightarrow CH \bot (BAD) \Rightarrow CH \bot BH\) (1)
Lại có \(\Delta CAD = \Delta BAD\left( {c - c - c} \right)\) nên BH = CH (2)
Từ (1) và (2) suy ra tam giác CHB vuông cân tại H có cạnh huyền CB = 2.
Suy ra \(B{C^2} = B{H^2} + C{H^2} \Leftrightarrow 2B{H^2} = {2^2} \Rightarrow BH = CH = \sqrt {2.} \)
Xét tam giác CAH vuông tại H có \(\cos ACH = \frac{{CH}}{{AC}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2} \Rightarrow ACH = {45^0}\)
Lại thấy CH là phân giác của ACD (vì \(\Delta CAD\) cân tại C) nên \(ACH = HCD = {45^0} \Rightarrow ACD = {90^0}\)
Hay tam giác CAD vuông cân tại \(C \Rightarrow CH = \frac{1}{2}AD = HA = HD\) (3)
Vì \(\Delta CAD = \Delta BAD\left( {c - c - c} \right)\) nên \(\Delta ABD\) vuông cân tại \(B \Rightarrow BH = \frac{{AD}}{2} = HD = HA\) (4)
Từ (3) và (4) suy ra \(HA = HB = HC = HD = \sqrt 2 \)hay H là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD và bán
kính mặt cầu là \(\sqrt{2}\)
Hệ số của \(x^5\) trong khai triển biểu thức \({\left( {x + 3} \right)^8} - {x^2}{\left( {2 - x} \right)^5}\) thành đa thức là:
Ta có: \({\left( {x + 3} \right)^8} - {x^2}{\left( {2 - x} \right)^5} = \sum\limits_{k = 0}^8 {C_8^k{x^{8 - k}}{{.3}^k}} - {x^2}.\sum\limits_{i = 0}^5 {C_5^j{2^{5 - j}}.{{\left( { - x} \right)}^i}} = \sum\limits_{k = 0}^8 {C_8^k.{x^{8 - k}}{{.3}^k}} - \sum\limits_{i = 0}^5 {C_5^i{{.2}^{5 - i}}.{{( - 1)}^i}.{x^{i + 2}}} \)
Số hạng chứa \(x^5\) ứng với \(\left\{ \begin{array}{l}
8 - k = 5\\
i + 2 = 5
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
k = 3\\
i = 3
\end{array} \right..\)
Vậy hệ số \(C_8^3{.3^5} - C_5^3{.2^2} = 1552.\)
Gọi (a;b) là tập các giá trị của tham số m để phương trình \(2{e^{2x}} - 8{e^x} - m = 0\) có đúng hai nghiệm thuộc khoảng (0; ln5). Tổng a + b là
Đặt \(t=e^x\). Khi đó với \(x \in \left( {0;\ln 5} \right) \Rightarrow t \in \left( {{e^0};{e^{\ln 5}}} \right)\) hay \(t \in (1;5)\)
Phương trình đã cho trở thành \(2t{}^2 - 8t - m = 0 \Leftrightarrow 2{t^2} - 8t = m\) với (t \in (1;5)\)
Nhận thấy rẳng để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt thuộc (0;ln5) thì phương trình \(2{t^2} - 8t = m\) có hai nghiệm phân biệt thuộc (1;5).
Xét \(f\left( t \right) = 2{t^2} - 8t \Rightarrow f'\left( t \right) = 4t - 8 = 0 \Leftrightarrow t = 2 \in (1;5)\)
BBT của \(f(t)\) trên (1;5):
Từ BBT ta thấy phương trình \(2{t^2} - 8t = m\) có hai nghiệm phân biệt \(t \in (1;5)\) khi và chỉ khi \( - 8 < m < - 6\)
Vậy để phương trình \(2{e^{2x}} - 8{e^x} - m = 0\) có đúng hai nghiệm phân biệt thuộc khoảng (0;ln5) thì \(m \in ( - 8; - 6) \Rightarrow a = - 8;b = - 6 \Rightarrow a + b = - 14.\)
Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a, Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và A'B'. Mặt phẳng (MND') chia khối lập phương thành hai khối đa diện, trong đó khối chứa điểm C gọi là (H). Tính thể tích khối (H).
Gọi \(G = D'N \cap B'C',GM\) cắt BB', CC' lần lượt tại I, H, \(HD' \cap DC = J.\)
Do đó thiết diện là ngũ giác MJD'NI
Thể tích khối đa diện cần tính
\({V_{(H)}} = {V_{CMIJNB'CD'}} = {V_{H.GD'C'}} - {V_{H.MCJ}} - {V_{GB'IN}}\)
Vì NB'//C'D' nên \(\frac{{GB'}}{{GC'}} = \frac{{NB'}}{{C'D'}} = \frac{1}{2} \Rightarrow GC' = 2B'C' = 2a.\)
Lại có \(MB//GB' \Rightarrow \frac{{MB}}{{GB'}} = \frac{{BI}}{{IB'}} = \frac{1}{2} \Rightarrow IB' = \frac{2}{3}a,IB = \frac{a}{3}.\)
Tam giác \(\Delta MIB = \Delta MHC \Rightarrow HC = IB = \frac{a}{3}.\) Mà \(JC//D'C' \Rightarrow \frac{{JC}}{{D'C'}} = \frac{{HC}}{{HC'}} = \frac{{\frac{a}{3}}}{{\frac{a}{3} + a}} = \frac{1}{4} \Rightarrow JC = \frac{a}{4}.\)
Thể tích \({V_{H.GD'C'}}.HC' = \frac{1}{3}.\frac{1}{2}C'D'.C'G = \frac{1}{3}.\frac{1}{2}a.2a.\frac{4}{3}a = \frac{4}{9}{a^3}.\)
Thể tích \({V_{H.CJM}} = \frac{1}{3}{S_{CMJ}}.HC = \frac{1}{3}.\frac{1}{2}.\frac{a}{4}.\frac{a}{2}.\frac{a}{3} = \frac{{{a^3}}}{{144}}.\)
Thể tích \({V_{I.GB'N}} = \frac{1}{3}.\frac{1}{2}.B'G.B'N.IB' = \frac{1}{3}.\frac{1}{2}.a.\frac{a}{2}.\frac{2}{3}a = \frac{{a{}^3}}{{18}}.\)
Vậy thể tích khối đa diện (H) là: \(\frac{4}{9}{a^3} - \frac{{{a^3}}}{{144}} - \frac{{{a^3}}}{{18}} = \frac{{55{a^3}}}{{144}}.\)
Cho hàm số \(f\left( x \right) = a{x^4} + b{x^3} + c{x^2} + dx + e.\) Hàm số \(y = f'\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
Ta có \(f'\left( x \right) = 4a{x^3} + 3b{x^2} + 2cx + d\)
Từ đồ thị hàm \(f'(x)\) ta có \(f'(0) = 0 \Rightarrow d = 0\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f'\left( x \right) = - \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f'\left( x \right) = + \infty \Rightarrow a < 0\)
Ta xét \(\int\limits_{ - 1}^0 {f'\left( x \right)dx} = f\left( x \right)\left| \begin{array}{l}
0\\
- 1
\end{array} \right. = e - \left( {a - b + c - d + e} \right) = - a + b - c + d,\) mà
\(\int\limits_{ - 1}^0 {f'\left( x \right)dx} < 0 \Rightarrow - a + b - c + d < 0 \Leftrightarrow a + c > b + d\) nên C sai.
Lại có \(d = 0 \Rightarrow a + c > b \Leftrightarrow a > b - c\) mà \(a < 0 \Rightarrow b - c < 0\) do đó \(d + d - c < 0\) nên D sai.
Lại xét \(\int\limits_0^1 {f'\left( x \right)dx} = f\left( x \right)\left| \begin{array}{l}
1\\
0
\end{array} \right. = a + b + c + d + e - e = a + b + c + d\) mà \(\int\limits_0^1 {f'\left( x \right)dx} > 0 \Rightarrow a + b + c + d > 0\) nên B sai.
Theo trên ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
a + b + c + d > 0\\
- a + b - c + d < 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
- a - b - c - d < 0\\
- a + b - c + d < 0
\end{array} \right. \Rightarrow - 2(a + c) < 0 \Leftrightarrow a + c > 0\) nên A đúng.
Có bao nhiêu giá trị m nguyên thuộc khoảng (-10;10) để đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {x\left( {x - m} \right) - 1} }}{{x + 2}}\) có đúng ba đường tiệm cận?
Ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {x\left( {x - m} \right)} - 1}}{{x + 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{x\sqrt {1 - \frac{m}{x}} - 1}}{{x + 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {1 - \frac{m}{x}} - \frac{1}{x}}}{{1 + \frac{2}{x}}} = 1\) hay y = 1 là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{\sqrt {x\left( {x - m} \right)} - 1}}{{x + 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{ - x\sqrt {1 - \frac{m}{x}} - 1}}{{x + 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{ - \sqrt {1 - \frac{m}{x}} - \frac{1}{x}}}{{1 + \frac{2}{x}}} = - 1\) hay y = -1 là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
Do đó bài toán thỏa khi và chỉ khi đồ thị hàm số chỉ có duy nhất một tiệm cận đứng.
Ta lại có: \(y = \frac{{\sqrt {x\left( {x - m} \right)} - 1}}{{x + 2}} = \frac{{{x^2} - mx - 1}}{{\left( {x + 2} \right)(\sqrt {x\left( {x - m} \right)} + 1)}}\)
Để đồ thị hàm số chỉ có duy nhất một đường TCĐ thì x =- 2 không là nghiệm của tử và x=-2 thuộc tập xác định của hàm số.
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
- 2( - 2 - m) \ge 0\\
{( - 2)^2} - m.( - 2) - 1 \ne 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ge - 2\\
2m + 3 \ne 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ge - 2\\
m \ne - \frac{3}{2}
\end{array} \right..\)
Do \(m \in ( - 10;10),m \in Z\) nên \(m \in \left\{ { - 2; - 1;0;1;...;8;9} \right\}\) và có 12 giá trị thỏa mãn.
Cho hàm số \(f(x)\) có đồ thị như hình vẽ bên. Bất phương trình \(f\left( {{e^x}} \right) < m\left( {3{e^x} + 2019} \right)\) có nghiệm \(x \in (0;1)\) khi và chỉ khi
Xét bất phương trình \(f\left( {{e^x}} \right) < m\left( {3{e^x} + 2019} \right)\) (*)
Đặt \({e^x} = t(t > 0),\) Với \(x \in (0;1) \Rightarrow t \in \left( {{e^0};{e^1}} \right) \Rightarrow t \in (1;e)\)
Ta được bất phương trình \(f\left( t \right) < m\left( {3t + 2019} \right) \Leftrightarrow m > \frac{{f\left( t \right)}}{{3t + 2019}}(1)\) (vì \(3t + 2019 > 0\) với \(t \in (1;e))\)
Để bất phương trình (*) có nghiệm \(x \in (0;1)\) thì bất phương trình (1) có nghiệm \(t \in (1;e).\)
Ta xét hàm \(g\left( t \right) = \frac{{f\left( t \right)}}{{3t + 2019}}\) trên (1;e)
Ta có \(g'\left( t \right) = \frac{{f'\left( t \right)\left( {3t + 2019} \right) - 3f\left( t \right)}}{{{{\left( {3t + 2019} \right)}^2}}}\)
Nhận xét rằng đồ thị hàm số \(y=f(t)\) có tính chất giống với đồ thị hàm số \(y=f(x)\) nên xét trên khoảng (1;e) ta thấy rằng \(f(t)<0\) và đồ thị hàm số đi lên từ trái qua phải hay hàm số đồng biến trên (1;e) nên \(f'\left( t \right) > 0.\)
Từ đó \(g'\left( t \right) = \frac{{f'\left( t \right)\left( {3t + 2019} \right) - 3f\left( t \right)}}{{{{\left( {3t + 2019} \right)}^2}}} > 0\) với \(t \in (1;e)\) hay hàm số \(f(t)\) đồng biến trên (1;e).
Ta có BBT của g(t) trên [1;e]
Từ BBT ta thấy để bất phương trình \(m > \frac{{f\left( t \right)}}{{3t + 2019}}\) có nghiệm \(t \in (1;e)\) thì \(m > \mathop {\min }\limits_{[1;e]} g(t) \Leftrightarrow m > - \frac{2}{{1011}}.\)
Cho hàm số \(f\left( x \right) = x{}^3 - 3{x^2} + 8.\) Tính tổng các giá trị nguyên của m để phương trình \(f\left( {\left| {x - 1} \right|} \right) + m = 2\) có đúng 3 nghiệm phân biệt.
Đặt \(t = \left| {x - 1} \right|\left( {t \ge 0} \right)\) ta được \(f\left( t \right) + m = 2 \Leftrightarrow f\left( t \right) = 2 - m.\)
Có \(f\left( t \right) = {t^3} - 3{t^2} + 8 \Rightarrow f'\left( t \right) = 3{t^2} - 6t = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t = 0 \in \left[ {0; + \infty } \right)\\
t = 2 \in \left[ {0; + \infty } \right)
\end{array} \right.\)
Bảng biến thiên:
Phương trình đã cho có 3 nghiệm khi và chỉ khi phương trình ẩn t có hai nghiệm phân biệt trong đó có một nghiệm bằng 0 và một nghiệm dương khi và chỉ khi đường thẳng y = 2-m cắt đồ thị hàm số tại một điểm có hoành độ bằng 0 và điểm còn lại có hoành độ dương.
Quan sát bảng biến thiên ta thấy \(2 - m = 8 \Leftrightarrow m = - 6.\)
Vậy tổng các giá trị của m là -6.
Một tấm bìa hình tròn có bán kính bằng 5 được cắt thành hai hình quạt, sau đó quấn hai hình quạt đó thành hai hình nón (không có đáy). Biết một trong hai hình nón này có diện tích xung quanh là \(15\pi .\) Tính thể tích hình nón còn lại. Giả sử chiều rộng các mép dán không đáng kể.
Diện tích hình tròn là \(S = \pi {r^2} = 25\pi \)
Diện tích xung quanh hình nón còn lại là \({S_2} = 25\pi - 15\pi = 10\pi \)
Nhận xét rằng khi quấn hình quạt được cắt từ hình tròn thành hình nón thì đường sinh của hình nón chính là bán kính của hình tròn. Từ đó hình nón còn lại có đường sinh l = 5.
Lại có diện tích xung quanh hình nón còn lại là \(10\pi\) nên gọi R là bán kính hình nón này thì
\(S{}_{xq} = \pi Rl \Rightarrow 10\pi = \pi R.5 \Rightarrow R = 2\)
Ta gọi chiều cao hình nón này là h (h > 0) thì \(h{}^2 + {R^2} = {l^2} \Rightarrow h = \sqrt {{l^2} - {R^2}} = \sqrt {{5^2} - {2^2}} = \sqrt {21} \)
Thể tích hình nón còn lại là \(V = \frac{1}{3}\pi {R^2} = \frac{1}{3}\pi {.2^2}.\sqrt {21} = \frac{{4\pi \sqrt {21} }}{3}.\)
Một trang trại mỗi ngày thu hoạch được một tấn rau. Mỗi ngày, nếu bán rau với giá 30000 đồng/kg thì hết sạch rau, nếu giá bán cứ tăng thêm 1000 đồng/kg thì số rau thừa lại tăng thêm 20kg. Số rau thừa này được thu mua làm thức ăn chăn nuôi với giá 2000 đồng/kg. Hỏi số tiền bán rau nhiều nhất mà trang trại có thể thu được mỗi ngày là bao nhiêu?
Gọi \(x\left( {x \ge 0} \right)\) (nghìn đồng) là số tiền tăng lên cho mỗi kg rau.
Số tiền bán mỗi một kg rau sau khi tăng là x+30 (nghìn đồng).
Số kg rau thừa là \(20x\left( {x \le 50} \right).\)
Tổng số kg rau bán được là \(1000 - 20x\left( {kg} \right).\)
Tổng số tiền thu được là \(T = \left( {1000 - 20x} \right)\left( {30 = x} \right) + 20x.2 = - 20{x^2} + 440x + 30000.\)
Mà \( - 20{x^2} + 440x + 30000 = 32420 - 20{\left( {x - 11} \right)^2} \le 32420.\)
Do đó \(T \le 32420 \Rightarrow \max T = 32420,\) dấu “=” xảy ra khi x=11
Vậy số tiền nhiều nhất bán được là 32420000 đồng.
Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
{2^{x - y}} - {2^y} + x = 2y\\
{2^x} + 1 = \left( {m{}^2 + 2} \right){.2^y}.\sqrt {1 - {y^2}}
\end{array} \right.(1),m\) là tham số. Gọi S là tập các giá trị nguyên để hệ (1) có một nghiệm duy nhất. Tập S có bao nhiêu phần tử?
ĐK: \(1 - {y^2} \ge 0 \Leftrightarrow y \in [ - 1;1]\)
+ Xét phương trình \(2{}^{x - y} - {2^y} + x = 2y \Leftrightarrow {2^{x - y}} + x - y = {2^y} + y\)
Xét hàm số \(f\left( t \right) = {2^t} + t \Rightarrow f'\left( t \right) = {2^t}.\ln 2 + 1 > 0;\forall t\) nên hàm số \(f(t)\) đồng biến trên R.
Từ đó \({2^{x - y}} + x - y = {2^y} + y \Rightarrow f\left( {x - y} \right) = f\left( y \right) \Leftrightarrow x - y = y \Leftrightarrow x = 2y\)
+ Thay x=2y vào phương trình \(2{}^x + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right){.2^y}.\sqrt {1 - {y^2}} \) ta được
\(2{}^{2y} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right).2{}^y.\sqrt {1 - {y^2}} \Leftrightarrow {4^y} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right){.2^y}.\sqrt {1 - {y^2}} (*)\)
Để hệ phương trình (1) có một nghiệm duy nhất thì phương trình (*) có nghiệm duy nhất \(y \in [ - 1;1]\)
Giả sử \({y_0} \in [ - 1;1]\) là một nghiệm của phương trình (*) thì ta có \(4{}^{{y_0}} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right){.2^{{y_0}}}.\sqrt {1 - y_0^2} \) (**)
Xét với \(-y_0\) ta có \(4{}^{ - {y_0}} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right){.2^{ - {y_0}}}.\sqrt {1 - \left( { - {y_0}} \right){}^2} \Leftrightarrow \frac{1}{{{4^{{y_0}}}}} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right)\frac{1}{{{2^{{y_0}}}}}\sqrt {1 - y_0^2} \)
\( \Leftrightarrow 4{}^{{y_0}} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right){.2^{{y_0}}}.\sqrt {1 - y_0^2} \) (đúng do (**) hay \(-y_0\) cũng là nghiệm của phương trình (*).
Do vậy để (*) có nghiệm duy nhất thì \({y_0} = - {y_0} \Leftrightarrow {y_0} = 0.\) Thay y = 0 vào (*) ta được \({4^0} + 1 = \left( {{m^2} + 2} \right){.2^0}\sqrt {1 - {0^2}} \Leftrightarrow {m^2} + 2 = 2 \Leftrightarrow m = 0.\)
Thử lại: Thay m = 0 vào (*) ta được \({4^y} + 1 = {2.2^y}\sqrt {1 - {y^2}} \Leftrightarrow {2^y} + \frac{1}{{{2^y}}} = 2\sqrt {1 - {y^2}} (***)\)
Nhận thấy rằng VT (***) \(= {2^y} + \frac{1}{{{2^y}}}\mathop \ge 2\sqrt {{2^y}.\frac{1}{{{2^y}}}} \Leftrightarrow VT(***) \ge 2,\) dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow 2{}^y = \frac{1}{{{2^y}}} \Leftrightarrow y = 0\)
Và \(VP(***) = 2\sqrt {1 - {y^2}} \le 2 \Leftrightarrow VP(***) = 2 \Leftrightarrow y = 0.\)
Vậy phương trình (***) có nghiệm duy nhất y = 0.
Kết luận : Với m = 0 thì hệ đã cho có nghiệm duy nhất nên tập S có một phần tử.
Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường thẳng d đi qua A và song song với BC. Cạnh BC quay xung quanh d tạo thành một mặt xung quanh của hình trụ có thể tích là V1. Tam giác ABC quay xung quanh trục d được khối tròn xoay có thể tích là V2. Tính tỉ số \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}.\)
Thể tích khối trụ \({V_1} = \pi {R^2}h = \pi M{C^2}.BC\)
Tổng thể tích hai khối nón \({V_2} = \frac{1}{3}\pi M{C^2}.AM + \frac{1}{3}\pi N{B^2}AN\)
\( = \frac{1}{3}\pi M{C^2}\left( {AM + AN} \right) = \frac{1}{3}\pi M{C^2}.BC = \frac{1}{3}{V_1}.\)
Vậy \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 3.\)