Câu hỏi Đáp án 2 năm trước 30

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân có AB = BC = a. Cạnh bên SA vuông góc với đáy, \(\angle SBA = {60^ \circ }\). Gọi M là điểm nằm trên AC sao cho \(\overrightarrow {AC} = 2\overrightarrow {CM} \). Tính khoảng cách giữa SM và AB.

A. \(\frac{{6a\sqrt 7 }}{7}\)

B. \(\frac{{a\sqrt 7 }}{7}\)

C. \(\frac{{a\sqrt 7 }}{{21}}\)

D. \(\frac{{3a\sqrt 7 }}{7}\)

Đáp án chính xác ✅

Lời giải của giáo viên

verified HocOn247.com

Trong (ABC), qua M kẻ đường thẳng song song với AB, qua B kẻ đường thẳng song song với AM. Hai đường thẳng này cắt nhau tại E ta được tứ giác ABEM là hình bình hành.

Vì ME / / AB ⇒ AB / / ( SME)

⇒ d (AB; SM ) = d ( AB; (SME)) = d (A; (SME))

Từ A trong mặt phẳng (ABEM) kẻ AK \(\bot\) ME , lại có

ME \(\bot\) SA (do SA \(\bot\) (ABEM )) ⇒ EK \(\bot\)  (SAK)

Trong (SAK) kẻ AH \(\bot\) SK tại H

Ta có AH \(\bot\) SK; EK \(\bot\) AH (do EK \(\bot\) (SAK)) ⇒ AH \(\bot\) (SKE) tại H.

Từ đó d(AB; SM ) = d(A; (SME )) = AH

+ Xét tam giác SBA vuông tại A có \(SA = AB.\tan SBA = a.\tan {60^0} = a\sqrt 3 .\)

+ Lại có tam giác ABC vuông cân tại B nên \(AC = AB\sqrt 2 = a\sqrt 2 \Rightarrow CM = \frac{{AC}}{2} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

Do đó \(AM = AC + CM = \frac{{3a\sqrt 2 }}{2}\)

+ Tam giác ABC vuông cân tại B nên ACB = 45° ⇒ CBE = ACB = 45° (hai góc so le trong)

Từ đó ABE = ABC + CBE = 90° + 45° = 135° , suy ra AME = 135° (hai góc đối hình bình hành)

Nên tam giác AME là tam giác tù nên K năm ngoài đoạn ME.

Ta có KMA = 180° - AME = 45° mà tam giác AMK vuông tại K nên tam giác AMK vuông cân tại K

\( \Rightarrow AK = \frac{{AM}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{3a}}{2}\)

+ Xét tam giác SAK vuông tại A có đường cao AH, ta có

\(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{K^2}}} = \frac{1}{{3{a^2}}} + \frac{1}{{\frac{{9{a^2}}}{4}}} \Rightarrow AH = \frac{{3a\sqrt 7 }}{7}\)

 Vậy \(d\left( {AB;SM} \right) = \frac{{3a\sqrt 7 }}{7}.\)

CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1: Trắc nghiệm

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm trên R và có đồ thị là đường cong trong hình vẽ bên.

Đặt g(x) = f[f(x)] Tìm số nghiệm của phương trình g'(x) = 0

Xem lời giải » 2 năm trước 43
Câu 2: Trắc nghiệm

Cho hàm số \(y = \frac{{ax + b}}{{x + c}}\) có đồ thị như hình vẽ a, b, c là các số nguyên. Giá trị của biểu thức T = a - 3b + 2c bằng:

Xem lời giải » 2 năm trước 43
Câu 3: Trắc nghiệm

Cho hàm số f(x) có \(f\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 0\) và \(f'(x) = sinx.si{n^2}2x,\forall x \in R\). Khi đó \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {f(x)dx} \) bằng

Xem lời giải » 2 năm trước 43
Câu 4: Trắc nghiệm

Trong không gian Oxyz, hình chiếu vuông góc của điểm M(3;1;-1) trên trục Oy có tọa độ là

Xem lời giải » 2 năm trước 41
Câu 5: Trắc nghiệm

Hàm số y = log2(x+3) xác định khi:

Xem lời giải » 2 năm trước 40
Câu 6: Trắc nghiệm

Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào dưới đây? 

Xem lời giải » 2 năm trước 40
Câu 7: Trắc nghiệm

Thể tích của khối lập phương cạnh 3 bằng

Xem lời giải » 2 năm trước 39
Câu 8: Trắc nghiệm

Cho phương trình \(lo{g_9}{x^2} - {\log _3}\left( {3x - 1} \right) = - {\log _3}m\). Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình đã cho có nghiệm?

Xem lời giải » 2 năm trước 38
Câu 9: Trắc nghiệm

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' thể tích là V. Tính thể tích của tứ diện ACB'D' theo V.

Xem lời giải » 2 năm trước 38
Câu 10: Trắc nghiệm

Hình dưới đây là đồ thị của hàm số \(f\left( x \right) = a{x^3} + bx + c\).

Khẳng định nào dưới đây là đúng?

Xem lời giải » 2 năm trước 37
Câu 11: Trắc nghiệm

Thể tích vật thể tròn xoay khi quay hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = {x^{\frac{1}{2}}}.{e^{\frac{x}{2}}}\), x = 1, x = 2, y = 0 quanh trục Ox được tính bởi biểu thức nào sau đây?

Xem lời giải » 2 năm trước 37
Câu 12: Trắc nghiệm

Cho hàm số bậc ba \(f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình sau:

Đồ thị hàm số \(g\left( x \right) = \frac{{\left( {{x^2} - 3x + 2} \right)\sqrt {x - 1} }}{{x\left[ {{f^2}\left( x \right) - f\left( x \right)} \right]}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận đứng?

Xem lời giải » 2 năm trước 37
Câu 13: Trắc nghiệm

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Giá trị cực tiểu của hàm số đã cho bằng

Xem lời giải » 2 năm trước 36
Câu 14: Trắc nghiệm

Cho hình nón có đường sinh bằng 3, diện tích xung quanh bằng \(12\pi\). Bán kính đáy của hình nón là:

Xem lời giải » 2 năm trước 36
Câu 15: Trắc nghiệm

Cho hình trụ có đường cao bằng 8a. Một mặt phẳng song song với trục và cách trục hình trụ 3a, cắt hình trụ theo thiết diện là hình vuông. Diện tích xung quanh và thể tích khối trụ bằng

Xem lời giải » 2 năm trước 36

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »