Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Ninh Bình
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Ninh Bình
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
63 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Có bao nhiêu cách chọn hai học sinh từ một nhóm gồm 34 học sinh?
Mỗi cách chọn hai học sinh từ một nhóm gồm 34 học sinh là một tổ hợp chập 2 của 34 phần từ trên số cách chọn là \(C_{34}^2.\)
Cho cấp số cộng (un) xác định bởi u1 = -1, công sai d = 2. Giá trị u5 bằng:
\({u_5} = {u_1} + 4d = - 1 + 4.2 = 7\)
Nghiệm của phương trình 22x-1 = 32 là
22x-1 = 32 ⇔ 2x - 1 = 5 ⇔ x = 3
Thể tích của khối lập phương cạnh 3 bằng
Thể tích của khối lập phương cạnh 3 bằng 33 = 27
Hàm số y = log2(x+3) xác định khi:
Hàm số y = log2(x+3) xác định khi x + 3 > 0 ⇔ x > -3
Nguyên hàm của hàm số f(x) = 2x là:
\(\int {{2^x}dx} = \frac{{{2^x}}}{{\ln 2}} + C\)
Thể tích của khối hộp chữ nhật có ba kích thước 6cm, 4cm ,5 cm là:
\(V = 6.4.5 = 120\,c{m^3}\)
Cho hình nón có đường sinh bằng 3, diện tích xung quanh bằng \(12\pi\). Bán kính đáy của hình nón là:
\(S_xq=\pi rl \to r=\dfrac{12 \pi}{3 \pi}=4\)
Cho mặt cầu có diện tích bằng \(16\pi\). Bán kính mặt cầu đã cho bằng
\(S = 4\pi {R^2} = 16\pi \Rightarrow {R^2} = 4 \Rightarrow R = 2\)
Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:
Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?
Dựa vào bảng biến thiên suy ra hàm số nghịch biến trên \((- \infty; -1)\) và (0;1)
Với a là số thực dương tùy ý, log5a2 bằng:
log5a2 = 2log5a
Thể tích của khối trụ có chiều cao h và bán kính đáy r là
Thể tích của khối trụ là \(V=\pi r^2h\)
Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:
Giá trị cực tiểu của hàm số đã cho bằng
Giá trị cực tiểu bằng y(0) = 1
Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào dưới đây?
Ta thấy đồ thị hàm số có nét cuối đi lên nên a > 0 ⇒ loại đáp án A và C.
Hàm số có hai điểm cực trị là x = 0 và x = 2
+) Xét đáp án B: \(y = {\rm{ }}{x^3} - 3x + 2{\rm{ }}\) có \(y' = 3{x^2} - 3\)
\( \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = - 1 \end{array} \right.\)
Hàm số có hai điểm cực trị là x = -1 và x = 1.
⇒ Loại đáp án B.
Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau. Tổng số tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số đã cho là
Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là x = 0, tiệm cận ngang là y = 0 và y = 3.
Tập nghiệm của bất phương trình \(\log x \le 1\) là
Điều kiện x > 0.
Bất phương trình \(\log x \le 1 \Leftrightarrow x \le 10\).
Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là \(\left( { - \infty ;10} \right]\)
Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau
Số nghiệm thực của phương trình \(f\left( x \right) = \frac{{ - 3}}{2}\) là
Dựa vào BBT suy ra phương trình \(f\left( x \right) = \frac{{ - 3}}{2}\) có 3 nghiệm phân biệt.
Biết \({\int\limits_0^1 {f\left( x \right)dx} }=2\) và \({\int\limits_0^1 {g\left( x \right)dx} } = -4\), khi đó \({\int\limits_0^1 [{f\left( x \right)} }+g(x)]dx\) bằng
\(\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right]dx = \int\limits_0^1 {f\left( x \right)dx} + \int\limits_0^1 {g\left( x \right)dx} = 2 - 4} = - 2\)
Số phức liên hợp của số phức z = 3 - 2i là
Số phức liên hợp của số phức z = 3 - 2i là \(\bar z = 3 + 2i\).
Trong không gian Oxyz, hình chiếu vuông góc của điểm M(3;1;-1) trên trục Oy có tọa độ là
Hình chiếu của điểm M(3;1;-1) trên trục Oy là (0;1;0).
Tập nghiệm của bất phương trình \({9^x} + {2.3^x} - 3 < 0\) là
\({9^x} + {2.3^x} - 3 < 0 \Leftrightarrow - 3 < {3^x} < 1 \Leftrightarrow {3^x} < 1 \Leftrightarrow x < 0\)
Trong không gian, cho tam giác ABC vuông tại A, AB = a và AC = 2a. Khi quay tam giác ABC xung quanh cạnh góc vuông AC thì đường gấp khúc ACB tạo thành một hình nón. Diện tích xung quanh của hình nón đó bằng
Khi quay tam giác ABC xung quanh cạnh góc vuông AB thì đường gấp khúc ACB tạo thành một hình nón có đường cao h = AC = 2a, bán kính đáy r = AB = a nên đường sinh \(l = \sqrt {{h^2} + {r^2}} = \sqrt {{{\left( {2a} \right)}^2} + {a^2}} = a\sqrt 5 \).
Suy ra diện tích xung quanh của hình nón đó bằng: \({S_{xq}} = \pi rl = 2\sqrt 5 \pi {a^2}\).
Cho hàm số f(x) liên tục trên R và \(\int\limits_2^8 {f(x)dx = 10} \). Tính \(I = \frac{3}{2}\int\limits_1^3 {f(3x - 1)dx} \)
Đặt \(t = 3x - 1 \Rightarrow dt = 3dx \Rightarrow dx = \frac{{dt}}{3}\)
Đổi cận \(x = 1 \Rightarrow t = 2,\,x = 3 \Rightarrow t = 8.\)
Khi đó \(I = \frac{3}{2}\int\limits_1^3 {f(3x - 1)dx = \frac{3}{2}\int\limits_2^8 {\frac{{f(t)}}{3}dt = \frac{1}{2}} } \int\limits_2^8 {f(t)dt = \frac{1}{2}.10 = 5.} \)
Thể tích vật thể tròn xoay khi quay hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = {x^{\frac{1}{2}}}.{e^{\frac{x}{2}}}\), x = 1, x = 2, y = 0 quanh trục Ox được tính bởi biểu thức nào sau đây?
\(V = \pi \int\limits_1^2 {{{\left( {{x^{\frac{1}{2}}}.{e^{\frac{x}{2}}}} \right)}^2}} dx = \pi \int\limits_1^2 {\left( {x.{e^x}} \right)} dx\)
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm M(1;0;1) và N(3;2;-1). Đường thẳng MN có phương trình chính tắc là
Ta có vectơ chỉ phương của đường thẳng MN là \(\overrightarrow u = \overrightarrow {MN} = \left( {2;\,2;\, - 2} \right)\).
Hay một vectơ chỉ phương khác có dạng \(\overrightarrow {{u_1}} = \left( {1;\,1;\, - 1} \right)\).
Phương trình chính tắc của đường thẳng MN qua M(1;0;1) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {{u_1}} = \left( {1;\,1;\, - 1} \right)\) có dạng:
\(\frac{{x - 1}}{1} = \frac{y}{1} - \frac{{z - 1}}{{ - 1}}\)
Chọn ngẫu nhiên hai số khác nhau từ 23 số nguyên dương đầu tiên. Xác suất để chọn được hai số có tổng là một số chẵn bằng
Chọn ngẫu nhiên 2 số từ 23 số nguyên dương có \(\left| \Omega \right| = C_{23}^2\) cách chọn
Gọi A là biến cố: Chọn được 2 số có tổng là một số chẵn
Tổng của 2 số là số chẵn khi 2 số đó đều chẵn hoặc đều lẻ
Trong 27 số nguyên dương đầu tiên có 11 số chẵn và 12 số lẻ
TH1: Chọn được 2 số chẵn có \(C_{11}^2\) cách chọn
TH2: Chọn được 2 số lẻ có \(C_{11}^2\) cách chọn
Suy ra \(\left| {{\Omega _A}} \right| = C_{11}^2 + C_{12}^2 = 121\). Vậy xác suất cần tìm là \(P = \frac{{121}}{{C_{23}^2}} = \frac{{11}}{{23}}\).
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân có AB = BC = a. Cạnh bên SA vuông góc với đáy, \(\angle SBA = {60^ \circ }\). Gọi M là điểm nằm trên AC sao cho \(\overrightarrow {AC} = 2\overrightarrow {CM} \). Tính khoảng cách giữa SM và AB.
Trong (ABC), qua M kẻ đường thẳng song song với AB, qua B kẻ đường thẳng song song với AM. Hai đường thẳng này cắt nhau tại E ta được tứ giác ABEM là hình bình hành.
Vì ME / / AB ⇒ AB / / ( SME)
⇒ d (AB; SM ) = d ( AB; (SME)) = d (A; (SME))
Từ A trong mặt phẳng (ABEM) kẻ AK \(\bot\) ME , lại có
ME \(\bot\) SA (do SA \(\bot\) (ABEM )) ⇒ EK \(\bot\) (SAK)
Trong (SAK) kẻ AH \(\bot\) SK tại H
Ta có AH \(\bot\) SK; EK \(\bot\) AH (do EK \(\bot\) (SAK)) ⇒ AH \(\bot\) (SKE) tại H.
Từ đó d(AB; SM ) = d(A; (SME )) = AH
+ Xét tam giác SBA vuông tại A có \(SA = AB.\tan SBA = a.\tan {60^0} = a\sqrt 3 .\)
+ Lại có tam giác ABC vuông cân tại B nên \(AC = AB\sqrt 2 = a\sqrt 2 \Rightarrow CM = \frac{{AC}}{2} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
Do đó \(AM = AC + CM = \frac{{3a\sqrt 2 }}{2}\)
+ Tam giác ABC vuông cân tại B nên ACB = 45° ⇒ CBE = ACB = 45° (hai góc so le trong)
Từ đó ABE = ABC + CBE = 90° + 45° = 135° , suy ra AME = 135° (hai góc đối hình bình hành)
Nên tam giác AME là tam giác tù nên K năm ngoài đoạn ME.
Ta có KMA = 180° - AME = 45° mà tam giác AMK vuông tại K nên tam giác AMK vuông cân tại K
\( \Rightarrow AK = \frac{{AM}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{3a}}{2}\)
+ Xét tam giác SAK vuông tại A có đường cao AH, ta có
\(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{K^2}}} = \frac{1}{{3{a^2}}} + \frac{1}{{\frac{{9{a^2}}}{4}}} \Rightarrow AH = \frac{{3a\sqrt 7 }}{7}\)
Vậy \(d\left( {AB;SM} \right) = \frac{{3a\sqrt 7 }}{7}.\)
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số \(f\left( x \right) = - \frac{1}{3}{x^3} + m{x^2} - 9x + 5\) nghịch biến trên R.
Hàm số \(f\left( x \right) = - \frac{1}{3}{x^3} + m{x^2} - 9x + 5\) có \(f'\left( x \right) = - {x^2} + 2mx - 9\).
Hàm số nghịch biến trên R
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow f'\left( x \right) \le 0\,\,\forall x \in R\\ \Leftrightarrow - {x^2} + 2mx - 9 \le 0\,\,\forall x \in R\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = - 1 < 0\\ \Delta ' = {m^2} - 9 \le 0 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow - 3 \le m \le 3 \end{array}\)
Do \(m \in Z \Rightarrow m \in \left\{ { - 3\,; - 2\,;\, - 1\,;\,0\,;\,1\,;\,2\,;\,3} \right\}\). Vậy có 7 giá trị nguyên của m.
Để quảng bá cho sản phẩm A, một công ty dự định tổ chức quảng cáo theo hình thức quảng cáo trên truyền hình. Nghiên cứu của công ty cho thấy : nếu sau n lần quảng cáo được phát thì tỷ lệ người xem quảng cáo đó mua sản phẩm A tuân theo công thức \(P\left( n \right) = \frac{1}{{1 + 49{e^{ - 0,015t}}}}\,\,\left( \% \right)\). Hỏi cần phát ít nhất bao nhiều lần quảng cáo để tỷ lệ người xem mua sản phẩm đạt trên 80% ?
Để tỷ lệ người xem mua sản phẩm đạt trên 80% thì điều kiện là \(P\left( t \right) = \frac{1}{{1 + 49{e^{ - 0,015t}}}} > \frac{4}{5}\)
\( \Leftrightarrow 1 + 49{e^{ - 0,015t}} < \frac{5}{4}\)
\( \Leftrightarrow t > 351,87\)
Do n là số nguyên nên \(n \ge 352\).
Hình dưới đây là đồ thị của hàm số \(f\left( x \right) = a{x^3} + bx + c\).
Khẳng định nào dưới đây là đúng?
Ta có \(y' = 3{\rm{a}}{{\rm{x}}^2} + b\)
Hình dáng đồ thị suy ra a > 0.
Hàm số có cực đại và cực tiểu suy ra y' = 0 có hai nghiệm phân biệt \( \Rightarrow {x^2} = - \frac{b}{{3a}} > 0 \Rightarrow b < 0\)
Giao điểm của độ thị với trục tung là (0;c) nằm phía trên trục hoành, suy ra c > 0.
Cho hình trụ có chiều cao bằng \(4\sqrt 2 \). Cắt hình trụ đã cho bởi một mặt phẳng song song với trục và cách trục một khoảng bằng \(\sqrt2\), thiết diện thu được có diện tích bằng 16. Diện tích xung quanh của hình trụ đã cho bằng
Cắt hình trụ đã cho bởi một mặt phẳng song song với trục, ta được thiết diện là hình chữ nhật ABCD (với AB là dây cung của hình tròn tâm O). Do hình trụ có chiều cao là \(h = OO' = 4\sqrt 2 \Rightarrow \) hình trụ có độ dài đường sinh \(l = AD = 4\sqrt 2 \).
Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng \(AB.CD = 16 \Rightarrow AB = \frac{{16}}{{AD}} = \frac{{16}}{{4\sqrt 2 }} = 2\sqrt 2 \). Gọi K là trung điểm đoạn AB thì \(OK \bot AB\), lại có mặt phẳng (ABCD) vuông góc với mặt phẳng đáy của hình trụ \(\Rightarrow OK \bot mp\left( {ABCD} \right) \Rightarrow\) khoảng cách giữa OO' và mặt phẳng (ABCD) là \(OK = \sqrt 2 \). Xét tam giác vuông AOK
\(R = OA = \sqrt {O{K^2} + A{K^2}} = \sqrt {O{K^2} + {{\left( {\frac{{AB}}{2}} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2} + {{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2}} = 2\)
Diện tích xung quanh của hình trụ là \(S = 2\pi R.l = 2\pi .2.4\sqrt 2 = 16\pi \sqrt 2 \)
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left| {{x^4} - 4{x^3} + 4{x^2} + a} \right|\). Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số đã cho trên đoạn [0;2]. Có bao nhiêu số nguyên a thuộc đoạn [-3;3] sao cho \(M \le 2m\)?
Xét hàm số \(g\left( x \right) = {x^4} - 4{x^3} + 4{x^2} + a\).
\(g'\left( x \right) = 4{x^3} - 12{x^2} + 8x;g'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow 4{x^3} - 12{x^2} + 8x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 1\\ x = 2 \end{array} \right.\)
Bảng biến thiên
Do \(2m \ge M > 0\) nên m > 0 suy ra \(g\left( x \right) \ne 0\,\,\forall x \in \left[ {0;2} \right]\).
Suy ra \(\left[ \begin{array}{l} a + 1 < 0\\ a > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} a < - 1\\ a > 0 \end{array} \right.\).
Nếu a < -1 thì M = -a, \(m = - a - 12\left( { - a - 1} \right) \ge - a \Leftrightarrow a \le - 2\)
Nếu a > 0 thì M = a + 1, \(m = a \Leftrightarrow 2a \ge a + 1 \Leftrightarrow a \ge 1\).
Do đó \(a \le - 2\) hoặc \(a \ge 1\), do a nguyên và thuộc đoạn [-3;3] nên \(a \in \left\{ { - 3; - 2;1;2;3} \right\}\).
Vậy có 5 giá trị của a thỏa mãn đề bài.
Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' thể tích là V. Tính thể tích của tứ diện ACB'D' theo V.
\({V_{ACB'D'}} = V - \left( {{V_{B'.ABC}} + {V_{C.B'C'D'}} + {V_{D'.ACD}} + {V_{A.A'B'D'}}} \right).\)
\({V_{B'.ABC}} = {V_{C.B'C'D'}} = {V_{D'.ACD}} = {V_{A.A'B'D'}} = \frac{1}{3}{V_{ABC.A'B'C'}} = \frac{1}{3}.\frac{V}{2} \Rightarrow {V_{ACB'D'}} = V - 4.\frac{V}{6} = \frac{V}{3}.\)
Phương trình \({2^{x - 2 + \sqrt[3]{{m - 3x}}}} + \left( {{x^3} - 6{x^2} + 9x + m} \right){2^{x - 2}} = {2^{x + 1}} + 1\) có 3 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi \(m \in (a;b)\), đặt T = b2 - a2 thì:
Ta có \({2^{x - 2 + \sqrt[3]{{m - 3x}}}} + \left( {{x^3} - 6{x^2} + 9x + m} \right){2^{x - 2}} = {2^{x + 1}} + 1\)
\( \Leftrightarrow {2^{\sqrt[3]{{m - 3x}}}} + {\left( {x - 2} \right)^3} + 8 + m - 3x = {2^3} + {2^{2 - x}}\)
\(\Leftrightarrow {2^{\sqrt[3]{{m - 3x}}}} + m - 3x = {2^{2 - x}} + {\left( {2 - x} \right)^3}\)
Xét hàm \(f\left( t \right) = {2^t} + {t^3}\) trên R có \(f'\left( t \right) = {2^t}.\ln 2 + 3{t^2} > 0,\forall t \in R\) nên hàm số liên tục và đồng biến trên R.
Do đó từ (1) suy ra \(m - 3x = {\left( {2 - x} \right)^3} \Leftrightarrow m = 8 - 9x + 6{x^2} - {x^3}\).
Xét hàm số \(f\left( x \right) = - {x^3} + 6{x^2} - 9x + 8\) trên R có \(f'\left( x \right) = - 3{x^2} + 12x - 9\); \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 3\\ x = 1 \end{array} \right.\).
Bảng biến thiên
Dựa vào bảng biến thiên ta có, phương trình có 3 nghiệm phân biệt khi 4 < m < 8.
Suy ra \(a = 4;{\rm{ }}b = 8 \Rightarrow T = {b^2} - {a^2} = 48\).
Cho hình tứ diện OABC có đáy OBC là tam giác vuông tại O, OB = a, \(OC = a\sqrt 3 \). Cạnh OA vuông góc với mặt phẳng (OBC), \(OA = a\sqrt 3 \), gọi M là trung điểm của BC. Tính theo a khoảng cách h giữa hai đường thẳng AB và OM.
Trong mặt phẳng (OBC) dựng hình bình hành OMBN, kẻ \(OI \bot BN\).
Kẻ \(OH \bot AI\). Nhận xét \(OM{\rm{//}}\left( {ABN} \right)\) nên khoảng cách h giữa hai đường thẳng AB và OM bằng khoảng cách giữa đường thẳng OM và mặt phẳng (ABN), bằng khoảng cách từ đến mặt phẳng . Suy ra \(h = d\left( {O,\left( {ABN} \right)} \right) = OH\).
Tam giác OBI có OB = a, \(\widehat {BOM} = {60^{\rm{o}}}\) nên \(OI = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).
Tam giác AOI vuông tại O nên \(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{I^2}}} \Leftrightarrow \frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{3{a^2}}} + \frac{4}{{3{a^2}}} \Rightarrow OH = \frac{{a\sqrt 3 }}{{\sqrt 5 }}\).
Cho hàm số \(y = - {x^3} - m{x^2} + \left( {4m + 9} \right)x + 5\), với m là tham số. Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để hàm số nghịch biến trên R?
Ta có: \(y' = - 3{x^2} - 2mx + 4m + 9\).
Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; + \infty } \right) \Leftrightarrow y' \le 0,\forall x \in \left( { - \infty ; + \infty } \right)\).
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3 < 0\\ \Delta ' = {\left( { - m} \right)^2} - \left( { - 3} \right).\left( {4m + 9} \right) \le 0 \end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow {m^2} + 12m + 27 \le 0 \Leftrightarrow m \in \left[ { - 9; - 3} \right]\)
Suy ra số giá trị nguyên của m để hàm số nghịch biến trên R là 7.
Biết rằng năm 2001, dân số Việt Nam là 78.685.800 người và tỉ lệ tăng dân số năm đó là 1,7%. Cho biết sự tăng dân số được ước tính theo công thức \(S = A.{e^{Nr}}\) (trong đó A: là dân số của năm lấy làm mốc tính, S là dân số sau N năm, r là tỉ lệ tăng dân số hàng năm). cứ tăng dân số với tỉ lệ như vậy thì đến năm nào dân số nước ta ở mức 120 triệu người.
Theo bài ta có \(r = 0,017,A = 78.685.800\)
Và yêu cầu bài toán là \({S_N} \ge 120.000.000 \Leftrightarrow 78.685.800{e^{0,017N}} \ge 120.000.000\)
\( \Rightarrow N \ge 24,85 \Rightarrow \min N = 25\).
Do đó đến năm 2001 + 25 = 2026 thì thỏa yêu cầu bài toán.
Cho hàm số \(y = \frac{{ax + b}}{{x + c}}\) có đồ thị như hình bên với \(a,b,c \in Z.\) Tính giá trị của biểu thức T = a - 3b + 2c?
Đồ thị hàm số có x = 1 là tiệm cận đứng nên c = -1.
Đồ thị hàm số có y = -1 là tiệm cận ngang nên a = -1.
Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -2 nên \(\frac{b}{c} = - 2\) do đó b = 2.
Vậy \(T = a - 3b + 2c = - 1 - 3.2 + 2\left( { - 1} \right) = - 9\)
Cho hình trụ có đường cao bằng 8a. Một mặt phẳng song song với trục và cách trục hình trụ 3a, cắt hình trụ theo thiết diện là hình vuông. Diện tích xung quanh và thể tích khối trụ bằng
Thiết diện ABCD là hình vuông có cạnh là 8a (h = 8a).
Khoảng cách từ trục đến mặt phẳng (ABCD) là d = 3a
Suy ra bán kính đường tròn đáy \(r = \sqrt {{d^2} + {{\left( {\frac{h}{2}} \right)}^2}} = 5\)
Vậy \({S_{xq}} = 2\pi rh = 80\pi {a^2};{V_{tr}} = \pi {r^2}h = 200\pi {a^3}\)
Cho hàm số f(x) thỏa mãn \(f'\left( x \right) = \left( {x + 1} \right){e^x}\) và f(0) = 1. Tính f(2).
\(f\left( 2 \right) - f\left( 0 \right) = \int\limits_0^2 {f'\left( x \right)dx} = \int\limits_0^2 {\left( {x + 1} \right){e^x}dx} = x{e^x}\left| {_0^2} \right. = 2{e^2}.\)
\(f\left( 2 \right) = 2{e^2} + f\left( 0 \right) = 2{e^2} + 1.\)
Cho hàm số bậc ba \(f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình sau:
Đồ thị hàm số \(g\left( x \right) = \frac{{\left( {{x^2} - 3x + 2} \right)\sqrt {x - 1} }}{{x\left[ {{f^2}\left( x \right) - f\left( x \right)} \right]}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận đứng?
Dễ thấy x = 0 không là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số vì \(x \ge 1.\)
Ta xét phương trình \({f^2}\left( x \right) - f\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}} {f\left( x \right) = 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)}\\ {f\left( x \right) = 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)} \end{array}} \right..\)
Dựa vào đồ thị hàm số, ta thấy rằng
+) Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt là \({x_1} < 1;{x_2} = 2\) (nghiệm kép).
+) Phương trình (2) có ba nghiệm phân biệt là \({x_3} = 1;{x_4} \in \left( {1;2} \right);{x_5} > 2.\)
Do đó \({f^2}\left( x \right) - f\left( x \right) = \left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right).h\left( x \right)\) suy ra \(g\left( x \right) = \frac{{\sqrt {x - 1} }}{{x.h\left( x \right)}}.\)
Mà h(x) = 0 có 3 nghiệm lớn hơn 1 \(\left( {2;{x_4};{x_5}} \right) \Rightarrow \) ĐTHS y = g(x) có 3 đường TCĐ.
Có 4 hành khách lên một đoàn tàu gồm 4 toa. Mỗi hành khách độc lập với nhau và chọn ngẫu nhiên một toa. Xác suất để 1 toa có 3 người, 1 toa có 1 người là?
Ta có \(n(\Omega ) = {4^4}\). Gọi A là biến cố: “1 toa có 3 người, 1 toa có 1 người.”
Xét 2 công đoạn liên tiếp:
+) Chọn 3 hành khách trong 4 hành khách, chọn 1 toa trong 4 toa và xếp lên toa đó 3 hành khách vừa chọn \(\Rightarrow C_4^3.C_4^1 = 16\)
+) Chọn 1 toa trong 3 toa còn lại và xếp lên toa đó 1 một hành khách \( \Rightarrow C_3^1 = 3\) (Cách)
\( \Rightarrow n(A) = 16.3 = 48 \Rightarrow P(A) = \frac{{48}}{{{4^4}}} = \frac{3}{{16}}\)
Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có \(AC = a;BC = 2a,\,\,\widehat {ACB} = 120^\circ \). Gọi M là trung điểm của BB'. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AM và CC' theo a.
Ta có: \(CC'//AA' \Rightarrow CC'//\left( {ABB'A'} \right) \supset AM\).
\(\Rightarrow d\left( {AM;CC'} \right) = d\left( {CC';\left( {ABB'A'} \right)} \right) = d\left( {C;\left( {ABB'A'} \right)} \right)\)
Trong (ANC) kẻ \(CH \bot AB\) (\(H \in AB\)) ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} CH \bot AB\\ CH \bot AA' \end{array} \right. \Rightarrow CH \bot \left( {ABB'A'} \right) \Rightarrow d\left( {C;\left( {ABB'A'} \right)} \right) = CH\).
Ta có \({S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}CA.CB.\sin \widehat {ACB} = \frac{1}{2}.2a.a.\sin 120^\circ = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)
Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC ta có:
\(AB = \sqrt {A{C^2} + B{C^2} - 2AC.BC.\cos \widehat {ACB}} = \sqrt {4{a^2} + {a^2} - 2.2a.a.\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)} = a\sqrt 7 \)
Mà \({S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}CH.AB \Rightarrow CH = \frac{{2{S_{\Delta ABC}}}}{{AB}} = \frac{{2.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}}}{{a\sqrt 7 }} = \frac{{a\sqrt 3 }}{{\sqrt 7 }}\).
Một người gửi 120 triệu đồng vào một ngân hàng theo kì hạn 3 tháng với lãi suất 1,75% một quý. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi quý số tiền lãi sẽ được nhập vào gốc để tính lãi cho quý tiếp theo. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu quý người đó nhận được số tiền nhiều hơn 150 triệu đồng bao gồm gốc và lãi? Giả định trong suốt thời gian gửi, lãi suất không đổi và người đó không rút tiền ra. ( 3 tháng còn gọi là 1 quý).
Gọi A là số tiền gửi ban đầu với lãi suất r% một quý.
Sau quý thứ nhất, người đó nhận được số tiền là: \({S_1} = A\left( {1 + r} \right)\).
Sau quý thứ hai, người đó nhận được số tiền là: \({S_2} = {S_1}\left( {1 + r} \right) = A{\left( {1 + r} \right)^2}\).
…
Sau quý thứ n, người đó nhận được số tiền là: \({S_n} = {S_{n - 1}}\left( {1 + r} \right) = A{\left( {1 + r} \right)^n}\).
Theo bài ra với A = 120 triệu đồng, r = 1,75% một quý, để người đó nhận được số tiền nhiều hơn 150 triệu đồng bao gồm gốc và lãi, ta có bất phương trình sau:
\(\begin{array}{l} 120{\left( {1 + \frac{{1.75}}{{100}}} \right)^n} > 150\\ \Leftrightarrow {\left( {1,0175} \right)^n} > 1,25\\ \Leftrightarrow n > {\log _{1,0175}}1,25 \approx 12,86 \end{array}\)
Vì n là số nguyên dương nên n = 13
Diện tích toàn phần của hình nón có khoảng cách từ tâm của đáy đến đường sinh bằng \(\sqrt3\) và thiết diện qua trục là tam giác đều bằng
Gọi r, l lần lượt là bán kính đáy, độ dài đường sinh của hình nón ⇒ chiều cao \(h = \sqrt {{l^2} - {r^2}} .\)
Từ giả thiết, ta có \(\frac{1}{{{r^2}}} + \frac{1}{{{h^2}}} = \frac{1}{3}\) và \(h = r\sqrt 3 \) suy ra \(r = 2 \Rightarrow h = 2\sqrt 3 \Rightarrow l = \sqrt {{2^2} + {{\left( {2\sqrt 3 } \right)}^2}} = 4.\)
Vậy diện tích toàn phàn của hình nón là \({S_{tp}} = \pi rl + \pi {r^2} = \pi .2.4 + \pi {2^2} = 12\pi .\)
Cho hàm số f(x) có \(f\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 0\) và \(f'(x) = sinx.si{n^2}2x,\forall x \in R\). Khi đó \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {f(x)dx} \) bằng
Ta có:
\(\begin{array}{l} f\left( x \right) = \smallint \sin x.si{n^2}2xdx\;\\ = 4\smallint \sin x\left( {1 - co{s^2}x} \right)co{s^2}xdx\\ = - 4\smallint \left( {co{s^2}x - co{s^4}x} \right)d\left( {cosx} \right)\\ = \frac{{ - 4}}{3}co{s^3}x + \frac{4}{5}co{s^5}x + C \end{array}\)
\(\begin{array}{l} f\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 0 \Rightarrow C = 0\\ \Rightarrow \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {f(x)dx} = \frac{{ - 104}}{{225}} \end{array}\)
Cho phương trình \(lo{g_9}{x^2} - {\log _3}\left( {3x - 1} \right) = - {\log _3}m\). Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình đã cho có nghiệm?
Điều kiện: \(x > \frac{1}{3}\) và m > 0
Phương trình đã cho tương đương: \(lo{g_3}x - {\log _3}\left( {3x - 1} \right) = {\log _3}\frac{1}{m} \Leftrightarrow \frac{x}{{3x - 1}} = \frac{1}{m}.\)
Xét hàm số \(f\left( x \right) = \frac{x}{{3x - 1}}\) với \(x > \frac{1}{3}\) có
\(f'\left( x \right) = - \frac{1}{{{{\left( {3x - 1} \right)}^2}}} < 0,\forall x > \frac{1}{3}\)
Dựa vào bảng biến thiên, phương trình có nghiệm khi \(\frac{1}{m} > \frac{1}{3} \Leftrightarrow 0 < m < 3.\)
Do \(m \in Z \Rightarrow m \in \left\{ {1;2} \right\}.\)
Cho hàm số \(y = \left| {\frac{{{x^4} + ax + a}}{{x + 1}}} \right|\). Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số đã cho trên đoạn [1;2]. Có bao nhiêu giá trị nguyên của a để \(M \ge 2m\).
Xét hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{{x^4} + ax + a}}{{x + 1}}\). Ta có \(f'\left( x \right) = \frac{{3{x^4} + 4{x^3}}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} > 0,\forall x \in \left[ {1;{\mkern 1mu} 2} \right]\)
Do đó \(f\left( 1 \right) \le f\left( x \right) \le f\left( 2 \right),\forall x \in \left[ {1;2} \right]\) hay \(a + \frac{1}{2} \le f\left( x \right) \le a + \frac{{16}}{3},{\mkern 1mu} \forall x \in \left[ {1;2} \right]\)
Xét các trường hợp sau :
TH1: Nếu \(a + \frac{1}{2} > 0 \Leftrightarrow a > - \frac{1}{2}\) thì \(M = a + \frac{{16}}{3},m = a + \frac{1}{2}\)
Theo đề bài: \(M \ge 2m \Leftrightarrow a + \frac{{16}}{3} \ge 2\left( {a + \frac{1}{2}} \right) \Leftrightarrow a \le \frac{{13}}{3}\)
Do a nguyên nên \(a \in \left\{ {0;1;2;3;4} \right\}\).
TH2 : Nếu \(a + \frac{{16}}{3} < 0 \Leftrightarrow a < - \frac{{16}}{3}\) thì \(m = - \left( {a + \frac{{16}}{3}} \right),M = - \left( {a + \frac{1}{2}} \right)\)
Theo đề bài: \(M \ge 2m \Leftrightarrow - \left( {a + \frac{1}{2}} \right) \ge - 2\left( {a + \frac{{16}}{3}} \right) \Leftrightarrow a \ge - \frac{{61}}{6}\)
Do a nguyên nên \(a \in \left\{ { - 10; - 9;...; - 6} \right\}\).
TH3: Nếu \(a + \frac{1}{2} \le 0 \le a + \frac{{16}}{3} \Leftrightarrow - \frac{{16}}{3} \le a \le - \frac{1}{2}\) thì \(M = \max \left\{ {\left| {a + \frac{1}{2}} \right|,\left| {a + \frac{{16}}{3}} \right|} \right\} \ge 0,m = 0\)
Khi đó \(M \ge 2m,\forall a \in \left[ { - \frac{{16}}{3};\; - \frac{1}{2}} \right]\)
Do a nguyên nên \(a \in \left\{ { - 5; - 4;...; - 1} \right\}\)
Vậy có 15 giá trị nguyên của a thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Cho hàm số \(y = \frac{{ax + b}}{{x + c}}\) có đồ thị như hình vẽ a, b, c là các số nguyên. Giá trị của biểu thức T = a - 3b + 2c bằng:
Đồ thị hàm số trên hình vẽ có tiệm cận ngang là đường thẳng y = -1 mà \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = a\), \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = a\) nên đồ thị hàm số đã cho có tiệm cận ngang là đường thẳng y = a suy ra a = -1
Suy ra \(y = \frac{{ - x + b}}{{x + c}}\)
Đồ thị hàm số đi qua các điểm \(A\left( {0\,;\, - 2} \right),B\left( {2\,;\,0} \right)\) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{b}{c} = - 2\\ 0 = \frac{{ - 2 + b}}{{2 + c}} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} b = 2\\ c = - 1 \end{array} \right.\)
T = a - 3b + 2c = - 1 - 6 - 2 = - 9.
Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm trên R và có đồ thị là đường cong trong hình vẽ bên.
Đặt g(x) = f[f(x)] Tìm số nghiệm của phương trình g'(x) = 0
\(g'\left( x \right) = \left[ {f\left[ {f\left( x \right)} \right]} \right]' = f'\left[ {f\left( x \right)} \right].f'\left( x \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} f'\left[ {f\left( x \right)} \right] = 0\\ f'\left( x \right) = 0 \end{array} \right.\)
Do đồ thị hàm số y = f(x) có 2 điểm cực trị nên f'(x) = 0 có 2 nghiệm
Lại có \(f'\left[ {f\left( x \right)} \right] = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} f\left( x \right) = 0\\ f\left( x \right) \approx \frac{5}{2} \end{array} \right.\) trong đó f(x) = 0 có 3 nghiệm và \(f(x) \approx \frac{5}{2}\) có 3 nghiệm
Vậy phương trình g'(x) = 0 có 8 nghiệm phân biệt