Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm peptit Y (C9H17O4N3) và peptit (C11H20O5N4) cần dùng 320 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin; trong đó muối của valin có khối lượng 12,4 gam. Giá trị của m là
A. 24,24 gam
B. 27,12 gam
C. 25,32 gam
D. 28,20 gam
Lời giải của giáo viên
Y và Z chứa lần lượt 3 và 4 Nitơ || Thủy phần X thu được Gly, Ala, Val.
⇒ Y là tripeptit và Z là tetrapeptit đều có dạng (Gly)x(Ala)y(Val)z.
Với Y: 2x + 3y + 5z = 9 và x + y + z = 3 ⇒ (x; y; z) = (2; 0; 1) ; (0; 3; 0)
⇒ Y là (Gly)2Val hoặc Ala-Ala-Ala.
Với Z: 2x + 3y + 5z = 11 và x + y + z = 4 ⇒ (x; y; z) = (3; 0; 1) ; (1; 3; 0)
⇒ Z là (Gly)3Val hoặc Gly(Ala)3.
Để thu được cả 3 loại gốc amino axit thì có 2 trường hợp:
TH1: Y là (Gly)2Val và Z là Gly(Ala)3.
⇒ nY = nVal-K = 12,4 ÷ 155 = 0,08 mol ⇒ nZ = (0,32 – 0,08 × 3) ÷ 4 = 0,02 mol.
⇒ m = 0,08 × 231 + 0,02 × 288 = 24,24 gam.
TH2: Y là (Ala)3 và Z là (Gly)3Val ⇒ giải và cho kết quả tương tự TH1!
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cho các tính chất sau:
(1) chất lỏng hoặc chất rắn; (2) tác dụng với dung dịch Br2
(3) nhẹ hơn nước (4) không tan trong nước
(5) tan trong xăng (6) phản ứng thủy phân
(7) tác dụng với kim loại kiềm (8) cộng H2 vào gốc rượu
Những tính chất không đúng cho lipit là
Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam kim loại M hóa trị II trong dung dịch HNO3 đặc, dư thu được 26,88 lít NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại M là
Dung dịch X gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,05M. Dung dịch Y gồm Al2(SO4)3 0,4M và H2SO4 xM. Trộn 0,1 lít dung dịch Y với 1 lít dung dịch X được 16,33 gam kết tủa. Giá trị của x là
Hỗn hợp M gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở X, Y và một hiđrocacbon Z. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, thu được 0,04 mol CO2. Công thức phân tử của Z là:
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu no X cần dùng vừa đủ 3,5 mol O2. Công thức phân tử của X là:
Khi cho khí CO dư đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm:
Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4. Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là:
Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
Khuấy kĩ dung dịch chứa 13,6 gam AgNO3 với m gam bột Cu rồi thêm tiếp 100ml dung dịch H2SO4 loãng, dư vào. Đun nóng cho tới khi các phả nứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 9,28 gam kim loại và V lít khí NO (đktc), giá trị của m và V là:
Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn X. Chất rắn X gồm:
Cho các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5Ona. Các dung dịch có pH > 7 là:
Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,2 mol KHCO3 và 0,1 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được là
Có mấy hợp chất có công thức phân tử C3H9O2N có chung tính chất là vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH