Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Hoa Lưu A
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Hoa Lưu A
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
143 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một số cơ sở sản xuất thuốc bắc thường đốt một chất bột rắn màu vàng (là một đơn chất) để tạo ra khí X nhằm mục đích tẩy trắng, chống mốc. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì khí X có ảnh hưởng không tốt đến cơ quan nội tạng và khí X cũng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit. Khí X là
Khí X là gây ra mưa axit là Lưu huỳnh đioxit.
Đáp án C
Hóa chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?
Na2CO3 có thể dùng để làm mềm nước cứng tạm thời
Đáp án A
Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là Be
Đáp án C
Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch
Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch H2SO4 (đặc, nguội).
Đáp án A
Chất X tác dụng với NaOH, chưng cất được chất rắn Y và phần hơi Z. Cho Z tham gia phản ứng tráng gương với AgNO3/NH3 được chất T, cho T tác dụng với NaOH thu được chất Y. Công thức của X là
X + NaOH → Y + Z. vì Z có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3 nên Z là andehit → loại D
Z + AgNO3/NH3 → T mà T + NaOH → Y nên Z và Y có cùng số C → loại A và B.
Đáp án cần chọn là: C
Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất nước gia-ven, nấu xà phòng,… Công thức của X là
Công thức của X là NaOH
Đáp án D
Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của oto thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ
Thủy tinh hữu cơ hay còn tên gọi khác poli(metacrylat)
Được chế tạo từ monome: CH2=C(CH3)–COOCH3.
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là CH3NH2.
Đáp án A
Cho các chất: Cr, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Na2CrO4. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
Các chất: Cr, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Na2CrO4
Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là
Fructozo mặc dù không thủy phân trong môi trường axit nhưng X không làm mất màu dd brom
Saccarozo và tinh bột là polisaccarit, có bị thủy phần trong axit và cũng không làm mất màu dd brom
Trong tự nhiên chất hữu cơ X có nhiều trong bông, đay, tre,… khi cho tác dụng với hỗn hợp HNO3/ H2SO4 đặc, đun nóng tạo chất hữu cơ Y dễ cháy, nổ mạnh được dùng làm thuốc súng không khói X là
Trong tự nhiên chất hữu cơ X có nhiều trong bông, đay, tre,… khi cho tác dụng với hỗn hợp HNO3/ H2SO4 đặc, đun nóng tạo chất hữu cơ Y dễ cháy, nổ mạnh được dùng làm thuốc súng không khói X là Xenlulozơ.
Đáp án C
Cho các polime: tơ lapsan; tơ nitron; cao su buna-N; polietilen; nilon-6. Số polime có thể được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
Các polime: tơ nitron; cao su buna-N; polietilen
Etyl axetat chủ yếu được dùng làm dung môi cho các phản ứng hóa học, cũng như để thực hiện công việc chiết các hóa chất khác. Công thức hóa học của etyl axetat là
Công thức hóa học của etyl axetat là CH3COOC2H5.
Đáp án C
Nung 3,92 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, FeO, CuO với một lượng khí CO dư, sau phản ứng thu được m gam chất rắn và 1,344 lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của m là
nO = nCO2 = 0,06 mol → m = 3,92 – 0,06.16 = 2,96 gam
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng; (2) Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm; (3) Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3; (4) Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch AgNO3; (5) Cho lá kẽm vào dung dịch H2SO4 (loãng) có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4. Trong các thí nghiệm trên, số trường hợp có xảy ra ăn mòn điện hóa là
Các phát biểu đúng: (2); (4); (5)
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
Mg2+ có tính oxi hóa yếu nhất
Đáp án D
Cho các phản ứng sau:
(1) NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
(2) NH4HCO3 + 2KOH → K2CO3 + NH3 + 2H2O
(3) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
(4) Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
(5) Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: HCO3- + OH- → CO32- + H2O là
Các phản ứng: (3)
Kim loại nào dưới đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua?
Kim loại điều chế được bẳng cách điện phân nóng chảy muối clorua là Na
Đáp án B
Cho các chất sau: etyl axetat, saccarozơ, tristearin, alanin, Gly-Ala-Val, phenylamin. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
Các chất sau: etyl axetat, tristearin, Gly-Ala-Val.
Trong sơ đồ thực nghiệm theo hình vẽ sau đây?
Phát biểu nào sau đây đúng?
Thí nghiệm trên mô tả quá trình điều chế và thử tính chất của etilen: C2H5OH → C2H4 + H2O
A. Sai, Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ khí sinh ra như SO2, CO2 (những sản phẩm phụ của phản ứng giữa C2H5OH và H2SO4 đặc).
B. Sai, Vai trò chính của H2SO4 đặc là chất xúc tác của phản ứng đồng thời nó là chất hút ẩm.
C. Sai, Phản ứng chủ yếu trong thí nghiệm là C2H5OH →H2SO4170-180oC C2H4 + H2O
D. Sai, Khí sinh ra là etilen (C2H4) làm mất màu dung dịch brom hoặc dung dịch KMnO4.
Dung dịch K2Cr2O7 có màu gì ?
Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.
Đáp án C
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư;
(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3;
(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3;
(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4;
(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3;
(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là
Có 1 thí nghiệm thu được dung dịch hai muối là (2)
Cho các phát biểu sau:
(1) Cho khí H2 dư qua hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO nung nóng, thu được Fe và Cu;
(2) Cho kim loại Ba tác dụng với dung dịch CuSO4, thu được kim loại Cu;
(3) Cho AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl3, thu được kim loại Ag;
(4) Để gang trong không khí ẩm lâu ngày có xảy ra ăn mòn điện hóa học;
(5) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.
Số phát biểu đúng là
Các phát biểu đúng là: (1); (4); (5).
Cho các phát biểu sau:
(1) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ;
(2) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng;
(3) Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin;
(4) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ;
(5) Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng;
(6) Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn.
Số phát biểu đúng là
Các phát biểu đúng là: (1); (2); (3); (6).
Hỗn hợp X gồm etylamin và đimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng O2, thu được V lít N2 (đktc). Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 16,3 gam muối. Giá trị của V là
X gồm etylamin và đimetylamin có CTPT là C2H7N → Muối là C2H8NCl (0,2 mol)
nC2H7N = 0,2 mol → nN2 = ½ nC2H7N = 0,1 mol → V = 2,24 lít
Lên men m gam bột gạo có chứa 80% tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 90%. Lượng khí CO2 thoát ra được hấp thụ hòan toàn vào bình chứa 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M thì thu được kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại thu được kết tủa nữa. Tổng khối lượng hai lần kết tủa bằng 27,64 gam. Giá trị của m là
- Khi cho CO2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 thu được BaCO3 (x mol) và Ba(HCO3)2 (y mol)
Bảo toàn Ba: x + y = 0,12 (1)
và tổng khối lượng kết tủa thu được là: 197(x + y) + 100y = 27,64 (2)
- Từ (1), (2) ta tính được: x = 0,08 mol và y = 0,04 mol → nCO2 = x + 2y = 0,16 mol
⇒ mgạo = 0,16 : 2 x 162 x 100 : 90 x 100 : 80 = 18 gam
Cho 8,905 gam Ba tan hết vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau khi các phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch giảm 7,545 gam so với ban đầu. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
+ nBa = 0,065 mol → nH2 = nBa2+ = 0,065 mol ; nOH = 0,13 mol
+ Nếu Al2(SO4)3 dư → nBaSO4 = 0,065 mol và nAl(OH)3 = 0,13/3 mol
mgiảm = mBaSO4 + mAl(OH)3 + mH2 – mBa = 9,75 gam > 7,545 gam (Loại)
+ Nếu Al2(SO4)3 thiếu
Đặt nAl2(SO4)3 = x mol → nBaSO4 = 3x mol ; nOH = 4.2x – nAl(OH)3 → nAl(OH)3 = 8x – 0,13
mgiảm = mBaSO4 + mAl(OH)3 + mH2 – mBa = 7,545 gam → x = 0,02 mol
→ V = 0,02/0,1 = 0,2 lít = 200 ml
Dung dịch X gồm NaHCO3 aM và K2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 1,5M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 2,688 lít (đktc) khí CO2. Nhỏ từ từ cho đến hết 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
∑nH+ = 0,2 mol
Đặt nHCO3–pứ = x; nCO32–pứ = y.
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 0,12}\\{x + 2y = 0,2}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0,04}\\{y = 0,08}\end{array}} \right.\) ⇒ a = 0,04 × 0,1 ÷ 0,08 ÷ 0,1 = 0,5M.
Xét TN2: do nCO32– < ∑nH+ < nHCO3– + 2nCO32–
⇒ ta có CT:
nCO2 = ∑nH+ – nCO32– = 0,1 mol
Bảo toàn Cacbon:
nBaCO3 = 0,05 mol ⇒ m = 0,05 × 197 + 0,025 × 233 = 15,675 gam.
E là trieste mạch hở, tạo bởi glixerol và ba axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn x mol chất E thu được y mol CO2 và z mol H2O. Biết y = z + 5x và khi cho x mol chất E phản ứng vừa đủ với 72 gam Br2 trong nước, thu được 110,1 gam sản phẩm hữu cơ. Nếu cho x mol chất E phản ứng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm khô sản phẩm thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
Vì nCO2 – nH2O = 5nEste ⇒ ∑ liên kết π trong este = 5+1 = 6.
⇒ Số liên kết π/C=C = 6 – 3 = 3 ⇒ Este + Br2 tối đa theo tỷ lệ 1:3
Mà nBr2 = \(\dfrac{72}{160}\) = 0,45 ⇒ nEste = \(\dfrac{0,45}{3}\) = 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng ta có mEste = 110,1 – 72 = 38,1 gam.
⇒ Tăng giảm khối lượng ta có mMuối = mEste + mK – mC3H5
mMuối = 38,1 + 0,45×39 – 0,15×41 = 49,5 gam
⇒ Chọn D
Hỗn hợp X gồm axetilen (0,15 mol), vinylaxetilen (0,1 mol), etilen (0,1 mol) và hiđro (0,4 mol). Nung X với xúc tác niken một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 12,7. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là
n(X) = 0,15 + 0,1 + 0,1 + 0,4 = 0,75 mol
n(π trong X) = 0,15.2 + 0,1.3 + 0,1 = 0,7 mol.
m(X) = 0,15.26 + 0,1.52 + 0,1.28 + 0,4.2 = 12,7 gam.
BTKL: m(X) = m(Y) → n(Y) = 12,7 : (12,7.2) = 0,5.
→ n(H2 phản ứng) = n(X) – n(Y) = 0,25 mol = n(π phản ứng)
→ n(π dư) = n(Br2) = 0,7 – 0,25 = 0,45 mol.
Một dung dịch X có chứa các ion: x mol H+, y mol Al3+, z mol SO42– và 0,1 mol Cl-. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Khối lượng kết tủa Y là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Khi thêm dung dịch NaOH vào dung dịch X thì H+ phản ứng với OH- trước, sau đó OH- mới tham gia phản ứng với Al3+
Nhận thấy tại thời điểm 0,35 mol NaOH chưa xảy ra sự hoà tan kết tủa → dung dịch thu được chứa Na+ :0,35 mol, Cl- : 0,1 mol, SO42- : z mol và Al3+ : y- 0,05 mol
Tại thời điểm 0,55 mol NaOH xảy ra sự hoà tan kết tủa → dung dịch thu được chứa Na+ :0,55 mol, Cl- : 0,1 mol, SO42- : z mol, AlO2- : y - 0,05 mol
Ta có hệ \(\left\{\begin{array}{l} x + 3y = 2z +0,1\\ 0,35 + 3. ( y - 0,05) = 0,1 +2z\\ 0,55 = 0,1 + 2z + y - 0,05\end{array} \right.\) → \(\left\{\begin{array}{l} x = 0,2\\ y = 0,1\\ z=0,2\end{array} \right.\)
Khi thêm \(\left\{\begin{array}{l} Ba^{2+}:0,27 mol\\OH^-:0,54 mol\end{array} \right.\) + X \(\left\{\begin{array}{l} H^+ :0,2 mol\\ Al^{3+}:0,1 mol\\ SO_4^{2-}: 0,2 mol\\Cl^-: 0,1 mol\end{array} \right.\) → ↓ \(\left\{\begin{array}{l} BaSO_4:0,2\\Al(OH)_3\end{array} \right.\) + dd \(\left\{\begin{array}{l} Ba^{2+}:0,07 mol\\ Cl^-: 0,1 mol\\AlO_2^-: 0,07.2 -0,1= 0,04 mol\end{array} \right.\)
Bảo toàn nguyên tố Al → nAl(OH)3 =0,1 - 0,04 = 0,06mol → m↓ = 0,2. 233 + 0,06. 78= 51,28 gam
X và Y là 2 este mạch hở có công thức phân tử C5H8O2. Thủy phân X và Y trong dung dịch NaOH đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa hai chất hữu cơ tương ứng là Z và T. Đem Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được E. Lấy E tác dụng với dung dịch NaOH thu được T. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y có thể lần lượt là
Z là andehit, có cùng số C với T (T là muối) → Z là CH3CHO; T là CH3COONa hoặc Z là C2H5CHO và T là C2H5COONa → X và Y là C2H5COOCH=CH2 và CH3COOCH=CH-CH3
Cho các chất hữu cơ: X, Y là hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, Z là axit no, mạch hở (MZ > 90) và este T (phân tử chỉ chứa chức este) tạo bởi X, Y với một phân tử Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,325 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 17,55 gam H2O. Phần trăm số mol của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
nCO2 = 0,9 mol và nH2O = 0,975 mol
Số C = nCO2/nE = 2,77
Do Z đa chức và có MZ > 90 nên Z ít nhất 3C.
Vậy hai ancol phải ít hơn 2,77C, chúng lại cùng C → C2H5OH và C2H4(OH)2
→ Z là axit 3 chức và T là este 3 chức, 1 vòng.
Số H = 2nH2O/nE = 6
Do este nhiều hơn 6H nên axit phải ít hơn 6H.
Vậy E gồm: C2H6Oz (a mol); CH(COOH)3 (b mol); CH(COO)2C2H4-COOC2H5 (c mol)
nE = a + b + c = 0,325
nCO2 = 2a + 4b + 8c = 0,9
nH2O = 3a + 2b + 5c = 0,975
→ a = 0,25 mol; b = 0,05 mol; c = 0,025 mol
→ %nT = 7,69%
Cho 3 ống nghiệm riêng biệt lần lượt chứa 3 chất tan X, Y, Z trong nước (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 3). Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho dung dịch KOH dư lần lượt vào 3 ống nghiệm, thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là a mol.
- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào 3 ống nghiệm, thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là b mol.
- Thí nghiệm 3: Đun nóng 3 ống nghiệm, thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là c mol.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và c < a < b. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
Các chất trong X lần lượt là 1, 2, 3 mol. Các phản ứng xảy ra:
OH- + HCO3- → CO32- + H2O
Ca2+, Ba2+ + CO32- → CaCO3, BaCO3
Nếu các chất đó là Al(NO3)3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2 → a = 5; b = 10 và c = 5
Nếu các chất đó là Ba(HCO3)2, Ba(NO3)2, Ca(HCO3)2 → a = 4; b = 8 và c = 4
Nếu các chất đó là Ca(HCO3)2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3 → a = 3; b = 4 và c = 1 (thoả mãn)
Nếu các chất đó là Ca(HCO3)2, Ba(NO3)2, Al(NO3)3 → a = 1; b = 2 và c = 1
Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác, đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b gần nhất với giá trị nào sau đây?
X là 2 este no, đơn chức, mạch hở có dạng CnH2nO2 → nCO2 = nH2O = t mol
mCO2 + mH2O = 44t + 18t = 34,72 → t = 0,56 mol
BTKL: mX + mO2 = mCO2 + mH2O → nO2 = (34,72 – 14,24) : 32 = 0,64 mol
Bảo toàn O: 2nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nX = 0,2 mol
= 0,56/0,2 = 2,8 → X có HCOOCH3
Khi X + dung dịch NaOH vừa đủ → 2 ancol kế tiếp + 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp
Vậy công thức của 2 este là HCOOCH3 (x mol) và CH3COOC2H5 (y mol)
Hệ: 60x + 88y = 14,24 và x + y = 0,2 → x = 0,12 mol ; y = 0,08 mol
Muối A là HCOONa (0,12 mol); Muối B là CH3COONa (0,08 mol)
a = 0,12.68 = 8,16 gam ; b = 0,08.82 = 6,56 gam
→ a : b = 8,16 : 6,56 = 1,244 : 1
Cho 60,2 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 15,947% về khối lượng) tan hết vào nước, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí H2 (đktc). Cho V lít dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
Tan hết ⇒ Al2O3 (0,2 mol) hết
⇒ Y chứa AlO2– (0,4 mol) và (2 × 0,4 – 0,4 = 0,4 mol) OH–
⇒ m = (4 × 0,4 – 3 × 0,2 + 0,4) ÷ 0,5 = 2,8 lít.
Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và FeCO3 trong bình chân không, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,8 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch chứa đồng thời 0,08 mol KNO3 và 0,68 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 98,36 gam muối trung hòa của các kim loại và hỗn hợp khí T gồm NO và H2. Tỉ khối của T so với H2 là 12,2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Sinh khí NO ⇒ xảy ra phản ứng oxi hóa - khử ⇒ Y chứa Fe hoặc FeO ⇒ O2 hết ⇒ Z chứa NO2 và CO2.
T chứa H2 ⇒ dung dịch không chứa NO3–. Bảo toàn nguyên tố Nitơ: nNO = nKNO3 = 0,08 mol.
Dùng sơ đồ đường chéo ⇒ nNO : nH2 = 4 ⇒ nH2 = 0,02 mol
Do chỉ chứa muối ⇒ H+ hết.
nH+ = 2nO + 4nNO + 2nH2 ⇒ nO = 0,5 mol
mmuối = mFen+ + mK+ + mSO42– ⇒ mFe = 29,96(g).
Dùng sơ đồ đường chéo ⇒ nNO2 : nCO2 = 4
⇒ đặt nNO3 = x = nNO2 = 4x ⇒ nCO3 = nCO2 = x.
Bảo toàn nguyên tố Oxi: nO/Y = 5x = 0,5 mol ⇒ x = 0,1 mol
⇒ m = 60,76(g)
Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,25 mol Cu(NO3)2 và 0,18 mol NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi tới khi khối lượng dung dịch giảm 21,75 gam thì dừng điện phân. Cho m gam bột Fe vào vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,75m gam rắn không tan. Giá trị của m là
Khối lượng dung dịch giảm gồm CuCl2 : 0,09 mol và CuO: \(\dfrac{21,75-0,09 . (64 +71)}{80}\)= 0,12 mol
Dung dịch sau điện phân chứa Cu(NO3)2 : 0,25-0,09 - 0,12 = 0,04 mol và NaNO3:0,18 mol HNO3 : 0,24 mol ( bảo toàn nhóm NO3)
Cho m gam Fe vào dung dịch sau điện phân thu được 0,75m chất rắn không tan gôm Cu : 0,04 mol và Fe dư và muối chỉ chứa Fe(NO3)2
Có nNO = nH+ : 4 = 0,24 : 4 = 0,06 mol
Bảo toàn e → nFe pư = ( 0,06.3 +0,04.2) : 2 = 0,13 mol
→ 0,75m = 0,04. 64 + m- 56. 0,13 → m = 18,88 gam.
Hỗn hợp M gồm 4 peptit X, Y, Z, T (đều mạch hở) chỉ tạo ra từ các α-amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH (n # 2). Đốt cháy hoàn toàn 26,05 gam M, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 800 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 3,248 lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch E (chứa muối axit) có khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
Quy đổi hỗn hợp M thành:
CnH2n-1NO (0,29 mol – Bảo toàn N)
H2O: x mol
→ mM = 0,29(14n + 29) + 18x = 26,05
Do n ≥ 3 nên x ≤ 91/300
Khi đốt M: nCO2 = 0,29n và nH2O = 0,145(2n – 1) + x = 0,29n + x – 0,145
Dung dịch E chứa Ba(HCO3)2 nhưng khối lượng lại giảm so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu nên sản phẩm phải có cả BaCO3.
nBaCO3 = 2nBa(OH)2 – nCO2 = 1,6 – 0,29n
Δm = mCO2 + mH2O – mBaCO3 = 0,29n.44 + 18(0,29n + x – 0,145) – 197(1,6 – 0,29n) = 75,11n + 18x – 317,81 ≤ -87,02
→ Khối lượng giảm nhiều nhất được 87,02 gam
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đúng, Sau bước 2, các chất được tạo thành sau phản ứng xà phòng hoá hoà tan với nhau nên lúc này trong bát sứ thu được chất lỏng đồng nhất.
B. Đúng, Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên bề mặt của chất lỏng đó là xà phòng và phần chất lỏng ở dưới là NaCl và glixerol.
C. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hoà là để kết tinh xà phòng lên trên bề mặt chất lỏng.
D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm có chứa glixerol hoà tan được Cu(OH)2 thành dung dịch có màu xanh lam.