Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Trần Quý Cáp
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Trần Quý Cáp
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
151 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Khi tiến hành cracking 22,4 lít (đktc) khí C4H10 thu được hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y lần lượt là
nC4H10(đktc) = 22,4 : 22,4 = 1 (mol)
Đốt cháy hỗn hợp X cũng là đốt cháy C4H10 ban đầu.
BTNT C ⟹ nCO2 = 4nC4H10 = 4 (mol) ⟹ mCO2 = x = 176 gam.
BTNT H ⟹ nH2O = 5nC4H10 = 5 (mol) ⟹ mH2O = y = 90 gam.
Đáp án A
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A sai vì xenlulozo có cấu trúc mạch không phân nhánh.
B sai vì glucozo bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3.
C sai vì saccarozo không phản ứng với Br2.
D đúng
Đáp án D
Trong phân tử cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức
Trong phân tử cacbohidrat luôn có chứa nhóm chức ancol –OH .
Đáp án A
Cho phản ứng hóa học sau: Cu + HNO3→ Cu(NO3)2 + NO + H2OHệ số (là số tối giản nhất) của HNO3 sau khi cân bằng phản ứng hóa học trên là
3Cu + 8HNO3→ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Hệ số của HNO3 là 8.
Đáp án B
Một hỗn hợp X gồm anđehit acrylic và một anđehit đơn chức A. Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam X cần vừa hết 2,296 lít O2 (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 8,5 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là
Hỗn hợp X gồm: anđehit acrylic: CH2=CH-CHO (C3H4O) và anđehit đơn chức RCHO
X + O2 → CO2 + H2O
BTNT C ⟹ nCO2 = nCaCO3 = 0,085 (mol)
BTKL ⟹ mX + mO2 = mCO2 + mH2O
⟹ mH2O = 1,26 (g) ⟹ nH2O = 0,07 (mol)
BTNT O ⟹ nX = nO(trong X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,035 (mol)
Có: \(\dfrac{{2{n_{{H_2}O}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{0,14}}{{0,035}} = 4\)
⟹ số nguyên tử H trung bình trong X bằng 4 = số H có trong anđehit acrylic
⟹ anđehit còn lại cũng phải có 4 nguyên tử H trong phân tử
Vậy CTCT của anđehit là CH3CHO.
Đáp án D
Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ thu được axit gluconic.
(b) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(d) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đậm đặc.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Số phát biểu đúng là
(a) sai vì hiđro hóa hoàn toàn glucozo thu được sobitol
(b) đúng vì xelulozo thủy phân được trong môi trường axit mà trong dạ dày động vật có chứa axit
(c) sai vì Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất thuốc nổ
(d) đúng vì H2SO4 đậm đặc có tính háo nước mạnh nên hút hết nước có trong phân tử saccarozo => cháy đen là sinh ra C
(e) đúng
=> có 3 phát biểu đúng
Đáp án A
X, Y là hai axit no, đơn chức và là đồng đẳng liên tiếp của nhau (MY> MX); Z là ancol 2 chức; T là este thuần chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,725 mol O2 thu được lượng CO2 nhiều hơn H2O là 16,74 gam. Mặt khác 0,15 mol E tác dụng vừa đủ với 0,17 mol NaOH thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối so với H2 là 31. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
Mancol = 31.2 = 62 (g/mol) => ancol là C2H4(OH)2
Có nNaOH = nCOO- = 0,17 (mol)
Quy đổi hỗn hợp E thành:
\(\left\{ \begin{gathered}
{C_n}{H_{2n}}{O_2}:0,17\,mol \hfill \\
{C_2}{H_4}{(OH)_2}:a\,mol \hfill \\
{H_2}O:\, - b\,mol \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
=> nE = 0,17 + a – b = 0,15 (1)
Xét quá trình đốt cháy E
CnH2nO2 + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) nCO2 +nH2O (1)
0,17 → 0,085(3n-2) 0,17n 0,17n
C2H6O2 + 2,5O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)2CO2 + 3H2O (2)
a → 2,5a 2a 3a (mol)
nO2 = 0,085(3n-2) + 2,5a = 0,725
=> 0,255n +2,5a = 0,895 (2)
mCO2 - mH2O = (0,17n+2a).44 – (0,17n +3a – b ).18 = 16,74 (Chú ý có H2O: -b mol ban đầu)
=> 4,42n + 34a +18b = 16,74 (3)
Từ (1), (2), (3) ta có hệ
\(\left\{ \begin{gathered}
a - b = - 0,02 \hfill \\
2,5a + 0,255n = 0,895 \hfill \\
34a + 18b + 4,42n = 16,74 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
a = 0,1 \hfill \\
b = 0,12 \hfill \\
n = \frac{{43}}{{17}} \approx 2,53 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Vậy hỗn hợp E gồm:
\(\left\{ \begin{gathered}
X:C{H_3}COOH:x(mol) \hfill \\
Y:{C_2}{H_5}COOH:y\,(mol) \hfill \\
Z:{C_2}{H_4}{(OH)_2}:0,1 - 0,06 = 0,04\,(mol) \hfill \\
T:C{H_3}COOC{H_2} - C{H_2} - OOC - {C_2}{H_5}:0,06\,(mol) \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Theo PTHH ta có:
∑nCO2 = 0,17.43/17 + 0,1.2 = 0,63 (mol) => mCO2 = 27,72 (g)
mH2O = 27,72-16,74 = 10,98 (g)
BTKL ta có: mE = mCO2 + mH2O – mO2 = 27,72+10,98 – 0,725.32 = 15,5 (g)
\(\begin{gathered}
\left\{ \begin{gathered}
\sum {{n_{CO{O^ - }}} = \,} x + y + 0,12 = 0,17 \hfill \\
\xrightarrow{{BTNT:C}}2x + 3y + 2.0,04 + 0,06.7 = 0,63 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
x = 0,02 \hfill \\
y = 0,03 \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\% C{H_3}COOH = \frac{{0,03.74}}{{15,5}}.100\% = 14,32\% \hfill \\
\end{gathered} \)
Đáp án A
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Este X (C6H10O4) + 2NaOH \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)
X1 + X2 + X3X2 + X3 \(\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}\,d,{{140}^0}C}}\) C3H8O + H2O.
Nhận định sai là
Độ bất bão hòa của este X là: k = (6.2+2-10)/2 = 2
nX : nNaOH = 1: 2 => este 2 chức
X2 + X3 \(\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}\,d,{{140}^0}C}}\) C3H8O + H2O
C3H8O là ete CH3OC2H5
=> X2, X3 là CH3OH và C2H5OH
=> Este X có CTCT là: H3C-OOC-CH2-COO-C2H5
A. sai vì X chỉ có 1 CTCT
B. đúng PTHH điều chế:
Na-OOC-CH2-COO-Na + 2NaOH \(\xrightarrow{{CaO,{t^0}}}\) CH4 + Na2CO3
C. đúng vì trong X không có liên kết pi mạch ngoài C
D. đúng, trong X số nhóm –CH2– và nhóm –CH3 đều bằng 2
Đáp án A
Trong phân tích định tính hợp chất hữu cơ, để nhận biết sự có mặt của H2O người ta dùng
Để xác định sản phẩm H2O được tạo ra khi đốt cháy chất hữu cơ bằng cách cho sản phẩm cháy đi qua CuSO4 khan.
(chắn rắn chuyển từ màu trắng sang màu xanh)
Đáp án C
Chất X có CTPT là CxHyCl. Trong X, clo chiếm 46,4% về khối lượng. Số đồng phân của X là
Chất X có CTPT là CxHyCl. Trong X, clo chiếm 46,4% về khối lượng. Số đồng phân của X là
Cấu hình e của ion Fe2+ là
Fe → Fe2+ +2e
[Ar]3d64s2 → [Ar]3d6
Đáp án B
Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là
Saccarozơ là thành phần chính của đường mía (từ cây mía); đường củ cải (từ củ cải đường); đường thốt nốt (từ cụm hoa thốt nốt).
A đúng, đường kính chính là saccarozơ ở dạng tinh thể nhỏ.
B đúng, đường phèn là đường mía kết tinh ở nhiệt độ thường (khoảng 300C).
C đúng.
D sai, vì mật ong chứa nhiều fructozơ chứ không phải saccarozơ.
Chọn D.
Cho các chất: axit axetic; saccarozơ; axeton; andehit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2/ OH- là:
Các chất tác dụng được với Cu(OH)2/OH- là: axit axetic (CH3COOH); saccarozo (C12H22O11); anđehit focmic (HCHO) => có 3 chất
PTHH:
2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C11H21O11)2Cu + 2H2O
CH3CH=O + 2Cu(OH)2 + NaOH \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CH3COONa + Cu2O↓ đỏ + 3H2O
Đáp án A
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M là:
nCO2 = 0,25 mol; nH2O = 0,18 mol
mO(E) = mE – mC – mH = 6,88 – 0,25.12 – 0,18.2 = 3,52 gam
=> nO(E) = 0,22 mol
X: HCOOH (x mol)
Y: CnH2n+2-2kO2 (y mol)
T: HCOO-CmH2m-CnH2n+1-2kO2 (z mol)
nAg = 2x + 2z = 0,12
nO(E) = 2x + 2y + 4z = 0,22
=> x + z = 0,06 và y + z = 0,05
nCO2 = x + ny + (m + n + 1)z = 0,25
nH2O = x + y(n + a – k) + z(m + n + 1 – k) = 0,18
=> nCO2 – nH2O = y(k – 1) + zk = 0,07
=> k(y + z) – y = 0,07
=> y = 0,05k – 0,07 < 0,05 => k < 2,4
+) k = 1 => y < 0 (loại)
+) k = 2 => y = 0,03
=> z = 0,02 và x = 0,04
=> nCO2 = 0,04 + 0,03n + 0,02(m + n +1) = 0,25
=> 5n + 2m = 19
Do n ≥ 3 và m ≥ 2 nên n = 3, m = 2
E + 0,15 mol KOH
nHCOOK = x + z = 0,06
nCH2=CH-COOK = y + z = 0,05
=> nKOH dư = 0,04
m rắn = 12,78 gam
Đáp án C
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]) kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Tỉ lệ x:y là
+) Tại điểm nHCl = 0,4: Trung hòa vừa hết NaOH
Khi đó: nNaOH = nHCl = 0,4 mol ⟹ x = 0,4
+) Tại điểm nHCl = 0,6 mol: Chỉ xảy ra phản ứng tạo kết tủa
H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3
+) Tại điểm nHCl = 1 mol: Kết tủa Al(OH)3 bị H+ hòa tan một phần
H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3
3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O
nAl(OH)3 bị tan = y - 0,2 (mol)
⟹ nHCl = nOH- + nAlO2- + 3nAl(OH)3 bị tan ⟹ 1 = 0,4 + y + 3(y - 0,2) ⟹ y = 0,3
Vậy x : y = 0,4 : 0,3 = 4 : 3.
Nung nóng 22,12 gam KMnO4 và 18,375 gam KClO3, sau một thời gian thu được chất rắn X gồm 6 chất có khối lượng 37,295 gam. Cho X tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, đun nóng. Toàn bộ lượng khí clo thu được cho phản ứng hết với m gam bột Fe đốt nóng được chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào nước được dung dịch Z. thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z đến khi phản ứng hoàn toàn được 204,6 gam kết tủa. Giá trị m là:
nKMnO4 = 0,14 mol và nKClO3 = 0,15 mol
BTKL: mO2 = mKMnO4 + mKClO3 – m rắn X = 22,12 + 18,375 – 37,295 = 3,2 gam
=> nO2 = 0,1 mol
BTNT “O”: nO(X) = 4nKMnO4 + 3nKClO3 – 2nO2 = 0,14.4 + 0,15.3 – 0,1.2 = 0,81 mol
Cho X tác dụng HCl đặc dư: Rắn X + HCl → KCl + MnCl2 + H2O
Dung dịch thu được gồm: KCl (0,14 + 0,15 = 0,29 mol) và MnCl2 (0,14 mol)
nH2O = nO(X) = 0,81 mol => nHCl = 2nH2O = 1,62 mol
BTNT “Cl” ta có: nCl2 = (nKClO3 + nHCl – nKCl – 2nMnCl2) : 2 = (0,15 + 1,62 – 0,29 – 2.0,14) : 2 = 0,6 mol
Hòa tan Y vào nước sau đó cho tác dụng với AgNO3 dư:
Kết tủa thu được gồm: AgCl (0,6.2 = 1,2 mol) và Ag
=> mAg = 204,6 – 1,2.143,5 = 32,4 gam => nAg = 0,3 mol
=> nFe2+ = nAg = 0,3 mol
DD Z gồm: Fe2+ (0,3 mol), Fe3+ (x mol) và Cl- (1,2 mol)
BTĐT: nFe3+ = (1,2 – 0,3.2) : 3 = 0,2 mol
=> nFe = 0,3 + 0,2 = 0,5 mol => m = 28 gam
Đáp án D
Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và Ba(NO3)2; (b) Na2SO4 và Ba(NO3)2; (c) KOH và H2SO4; (d) H3PO4 và AgNO3. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là:
(a) Thu được kết tủa BaCO3
(b) Thu được kết tủa BaSO4
(c) Không thu được kết tủa
(d) không phản ứng
Đáp án D
Cho 60,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, CuO và một oxit sắt tác dụng với một lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Chia Y làm hai phần bằng nhau. Cho từ từ dung dịch H2S đến dư vào phần I thu được kết tủa Z. Hoà tan hết lượng kết tủa Z trong dung dịch HNO3 đặc nóng, dư giải phóng 24,64 lit NO2 (đktc) và dung dịch T. Cho dung dịch T phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Mặt khác, phần II làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch KMnO4 0,44M trong môi trường H2SO4. Giá trị của m gam là :
Giả sử mỗi phần Y chứa số mol các ion như sau: Cu2+ (x), Fe3+ (y), Fe2+ (z), Cl- (2x + 3y + 2z)
BTNT “H” kết hợp BTNT “Cl”: nH2O = 0,5nHCl = 0,5nCl- = x + 1,5y + z
=> m(1/2X) = 64x + 56y + 56z + 16(x + 1,5y + z) = 30,4 (1)
Phần I: Cho phần 1 tác dụng H2S dư
Cu2+ + S2- → CuS
2Fe3+ + S2- → 2Fe2+ + S
=> Kết tủa Z gồm CuS (x) và S (0,5y)
Cho Z phản ứng với HNO3 (sản phẩm oxi hóa – khử là H2SO4 và NO2)
BTe: 8nCuS + 6nS = nNO2 => 8x + 6.0,5y = 1,1 (2)
Phần II: Cho tác dụng KMnO4 (sản phẩm khử và oxi hóa là Fe3+, Cl2)
BTe: nFe2+ + nCl- = + 5nKMnO4 => z + (2x + 3y + 2z) = 5.0,44.0,5 (3)
Giải (1) (2) (3) thu được: x = 0,1; y = 0,1; z = 0,2
Trong T có Cu2+ (0,1); SO42- (0,1 + 0,5.0,1 = 0,15) tác dụng Ba(OH)2 dư thu được Cu(OH)2 (0,1 mol) và BaSO4 (0,15 mol)
=> m = mCu(OH)2 + mBaSO4 = 0,1.98 + 0,15.233 = 44,75 gam
Đáp án A
Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2(đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là:
nO2 = 0,59 mol; nH2O = 0,52 mol
BTKL: mCO2 = mE + mO2 – mH2O = 11,16 + 0,59.32 – 9,36 = 20,68 gam => nCO2 = 0,47 mol
nH2O > nCO2 => Ancol là ancol no
BTNT “O”: nO(E) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2.0,47 + 0,52 – 2.0,59 = 0,28 mol
Đặt nX,Y = a; nZ = b; nT = c
+) nO(E) = 2a + 2b + 4c = 0,28 (1)
+) nBr2 = a + 2c = 0,04 (2)
+) Phản ứng đốt cháy:
X, Y có dạng: CnH2n-2O2 => nX,Y = nCO2 – nH2O => a = nCO2 – nH2O
Z có dạng: CnH2n+2O2 => nZ = - nCO2 + nH2O => b = - nCO2 + nH2O
T có dạng: CnH2n – 6O4 => 3nT = nCO2 – nH2O => 3c = nCO2 – nH2O
=> a – b + 3c = ∑nCO2 - ∑nH2O => a – b + 3c = 0,47 – 0,52 (3)
Giải (1) (2) (3) => a = 0,02; b = 0,1; c = 0,01
nE = 0,13 mol => C trung bình = 0,47 : 0,13 = 3,6
=> X là C=C-COOH, Z là C3H8O2
*Khi cho hỗn hợp tác dụng KOH:
nKOH = naxit + 2neste = a + 2c = 0,02 + 0,01.2 = 0,04 mol
nH2O = naxit = 0,02 mol
nC3H8O2 = nZ + nT = 0,1 + 0,01 = 0,11 mol
BTKL: m muối = mE + mKOH – mH2O – mC3H8O2 = 11,16 + 0,04.56 – 0,02.18 – 0,11.76 = 4,68 gam
Đáp án D
Hỗn hợp X gồm metan, propan, etilen, buten có tổng số mol là 0,57 mol tổng khối lượng là m gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 54,88 lít O2 (đktc). Mặt khác cho m gam X qua dung dịch Br2 dư thì thấy số mol Br2 phản ứng là 0,35 mol. Giá trị của m là
Hỗn hợp gồm ankan và anken.
* Tác dụng với Br2: nBr2 = n anken = 0,35 mol
⟹ n ankan = 0,57 – 0,35 = 0,22 mol
* Đốt X: Đặt số mol CO2 là x và số mol của H2O là y (mol)
⟹ nH2O – nCO2 = nankan = y - x = 0,22 (1)
BTNT “O” ⟹ 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
⟹ 2x + y = 4,9 (2)
Từ (1)(2) ⟹ x = 1,56 và y = 1,78
Ta có nC(X) = x = 1,56 mol và nH(X) = 2y = 3,56 mol
Vậy m = mC + mH = 1,56.12 + 3,56.1 = 22,28 gam
Đáp án D
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch ZnCl2.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(e) Cho dung dịch NaHCO3 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
(a) Không thu được kết tủa vì không có phản ứng
(b) Không thu được kết tủa vì Zn(OH)2 tạo phức với NH3
(c) Thu được kết tủa Ag: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
(d) Không thu được kết tủa
Na2O + H2O → 2NaOH
1 2
Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O
1 2
(e) Thu được kết tủa CaCO3
2NaHCO3 + Ca(OH)2 → Na2CO3 + CaCO3 + H2O
(g) Không thu được kết tủa
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
1 2
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
1 2
Vậy các phản ứng tạo kết tủa là: (c) và (e)
Đáp án C
Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
M khí = 4.23/18 = 46/9 => Khí có chứa H2
Thành phần của khí: NO (x mol) và H2 (y mol)
+) n khí = x + y = 0,45 (1)
+) m khí = 30x + 2y = 0,45.46/9 (2)
Từ (1) (2) => x = 0,05 và y = 0,4
Sơ đồ bài toán:
\(66,2(g)\left\{ \begin{array}{l}
F{e_3}{O_4}\\
Fe{(N{O_3})_2}\\
Al
\end{array} \right. + KHS{O_4}:3,1 \to 466,6(g)\left\{ \begin{array}{l}
F{e^{2 + }}\\
F{e^{3 + }}\\
A{l^{3 + }}\\
{K^ + }:3,1\\
N{H_4}^ + \\
S{O_4}^{2 - }:3,1
\end{array} \right. + \left\{ \begin{array}{l}
NO:0,05\\
{H_2}:0,4
\end{array} \right. + {H_2}O\)
BTKL: mH2O = mX + mKHSO4 – m khí = 66,2 + 3,1.136 – 466,6 – 0,05.30 – 0,4.2 = 18,9 gam => nH2O = 1,05 mol
BTNT “H”: nNH4+ = (nKHSO4 – 2nH2 – 2nH2O) : 4 = (3,1 – 2.0,4 – 2.1,05) : 4 = 0,05 mol
=> m(Fe, Al) = m muối – mK+ – mNH4+ - mSO42- = 466,6 – 3,1.39 – 0,05.18 – 3,1.96 = 47,2 gam
Mặt khác, BTNT “N”: nFe(NO3)2(X) = (nNH4+ + nNO) : 2 = (0,05 + 0,05) : 2 = 0,05 mol
mO(X) = mX – m(Fe, Al) – mNO3- = 66,2 – 47,2 – 0,1.62 = 12,8 gam => nO = 0,8 mol
=> nFe3O4 = nO : 4 = 0,2 mol
=> mAl = mX – mFe3O4 – mFe(NO3)2 = 66,2 – 0,2.232 – 0,05.180 = 10,8 gam
=> %mAl = 10,8 : 66,2 = 16,3% gần nhất với 15%
Đáp án A
Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH 2,75M và K2CO3 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng ở nhiệt độ thường thu được 64,5 gam chất rắn khan gồm 4 muối. Giá trị của V là
\(C{O_2}:0,4\,mol + \left\{ \begin{gathered}
NaOH:2,75V(mol) \hfill \\
{K_2}C{O_3}:V(mol) \hfill \\
\end{gathered} \right. \to {\text{dd}}\,X\xrightarrow{{co\,can}}64,5(g)\,chat\,ran\left\{ \begin{gathered}
N{a^ + }:2,75V(mol) \hfill \\
{K^ + }:2V(mol) \hfill \\
C{O_3}^{2 - }:x(mol) \hfill \\
HC{O_3}^ - :y(mol) \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
BTNT “C”: nCO32- + nHCO3- = nCO2 + nK2CO3 hay x + y = 0,4 + V (1)
BTĐT cho dd sau phản ứng có: 2nCO32- + nHCO3- = nNa+ + nK+ => 2x + y = 4,75V (2)
Từ (1) và (2) => x = 3,75V – 0,4 và y = 0,8 – 2,75V
Dung dịch sau phản ứng gồm: Na+ (2,75V); K+ (2V), CO32- (3,75V-0,4); HCO3- (0,8-2,75V) (mol)
Khối lượng chất tan: 2,75V.23 + 2V.39 + (3,75V - 0,4).60 + (0,8-2,75V).61 = 64,5
=> V = 0,2 (lít) = 200 ml
Đáp án B
Trong y học, dược phẩm nabica (NaHCO3) là chất được dùng để trung hòa bớt lượng axit HCl trong dạ dày. Giả sử V lít dung dịch HCl 0,035 M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung hòa sau khi uống 0,336 gam NaHCO3. Giá trị của V là
nNaHCO3 = 0,336 : 84 = 0,004 mol
PTHH: NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Theo PTHH: nHCl = nNaHCO3 = 0,004 mol
=> V dd HCl = n : CM = 0,004 : 0,035 = 0,114 lít = 1,14.10-1 lít.
Đáp án A
Thí nghiệm được tiến hành như hình vẽ bên. Nhận xét nào sau đây về hiện tượng của thí nghiệm là đúng?
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag2C2↓ vàng + 2NH4NO3
Hiện tượng: có kết tủa màu vàng nhạt trong bình tam giác, do phản ứng của C2H2 với dung dịch AgNO3/NH3.
Paracetamol (X) là thành phần chính của thuốc hạ sốt và giảm đau. Oxi hóa hoàn toàn 5,285 gam X bằng CuO dư, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ba(OH)2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 2,835 gam, ở bình 2 tạo thành 55,16 gam kết tủa và còn 0,392 lít khí (đktc) thoát ra. CTPT (trùng với công thức đơn giản nhất ) của paracetamol là
* Bình 1: m bình 1 tăng = mH2O = 2,835 gam ⟹ nH2O = 0,1575 mol ⟹ nH = 0,315 mol
* Bình 2: nBaCO3 = nCO2 = 55,16 : 197 = 0,28 mol ⟹ nC = 0,28 mol
* Khí thoát ra là N2: nN2 = 0,392 : 22,4 = 0,0175 mol ⟹ nN = 0,035 mol
* mO = mX – mC – mH – mN = 5,285 – 0,28.12 – 0,315.1 – 0,035.14 = 1,12 gam ⟹ nO = 0,07 mol
Ta có C : H : O : N = 0,28 : 0,315 : 0,07 : 0,035 = 8 : 9 : 2 : 1
Vậy công thức phân tử (trùng với CTĐGN) là C8H9O2N.
Đáp án D
Phân đạm ure thường chỉ chứa 46%N về khối lượng. Khối lượng phân ure đủ để cung cấp 70,0 kg N là
(NH2)2CO → 2N
100 46 (kg)
x 70
⟹ x = (70.100)/46 = 152,17 kg.
Đáp án A
Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch nước Br2?
Eilen làm mất màu dd nước Br2 ở nhiệt độ thường
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
Đáp án A
Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z là
\(2NaCl + 2{H_2}O\buildrel {} \over
\longrightarrow 2NaOH + C{l_2} + {H_2}\)
Dd X là NaOH
CO2 dư + 2NaOH → NaHCO3
Dd Y là NaHCO3 + Ca(OH)2 theo tỉ lệ 1:1
NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + NaOH + H2O
Z tan trong nước => Z là NaOH
Đáp án A
Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 8 gam bột CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Giá trị của m là
B
C D Đáp án
A
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Suy luận
Giải chi tiết:
nCuO = 8: 80 = 0,1 (mol)
CO + CuO \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Cu + CO2
0,1 → 0,1 (mol)
Hỗn hợp khí thu được có CO dư và CO2: 0,1mol nhưng chỉ có CO2 pư được với dd nước vôi trong
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ H2O
0,1 → 0,1 (mol)
=> mCaCO3 = 0,1.100 = 10 (g)
Đáp án B
Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được H2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có thể xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.
Số phát biểu đúng là
(a) đúng \(2NaCl + 2{H_2}O\buildrel {} \over\longrightarrow 2NaOH + C{l_2}(anot) + {H_2}(catot)\)
(b) Sai vì CO không khử được Al2O3
(c) đúng vì khi đó hình thành 2 cặp oxi hóa khử khác nhau là Zn2+/Zn và Cu2+/Cu cùng nhúng trong 1 dung dịch chất điện li là H2SO4 => hình thành ăn mòn điện hóa.
(d) đúng
(e) đúng, 3AgNO3 + FeCl2 → Fe(NO3)3 + 2AgCl↓ + Ag↓
=> có 4 phát biểu đúng
Đáp án D
Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử X là
Đặt công thức của amin no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+3N.
BTNT “N”: nCnH2n+3N = 2nN2 = 2. 0,05 = 0,1 (mol)
=> n = nCO2/ nX = 0,2/0,1 = 2
=> CTPT của X: C2H7N
Đáp án C
Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2(đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
* Xét phản ứng đốt cháy 0,16 mol X
nCO2 = 6,272/22,4 = 0,28 (mol)
nH2O = 6,12/18 = 0,34 (mol)
Giả sử X có k liên kết pi
\({n_X} = \dfrac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\)
⟹ k = 0,625.
Đặt công thức chung của X là CxHy
BTNT C ⟹ x = nCO2/nX = 1,75
BTNT H ⟹ y = 2nH2O/nX = 4,25
CTPT chung của X là: C1,75H4,25
Xét 10,1 g X hay 0,4 mol X phản ứng với a mol dd Br2
⟹ nBr2 = k.nX = 0,625.0,4 = 0,25 (mol)
Đáp án D
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường
(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư
(d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư
(e) Cho CuO vào dung dịch HNO3
(f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ
Số thí nghiệm thu được 2 muối là?
(a) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
=> thu được 2 muối NaCl, NaClO
(b) nNaOH : nCO2 = 3 : 2 = 1,5 => thu được NaHCO3 và Na2CO3
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3
(c) 2KMnO4 + 16HCl đặc → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
=> thu được 2 muối KCl, MnCl2
(d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
2 4
Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2
1 → 2 dư 2 → 2 → 1
=> Thu được 3 muối là FeCl3, FeCl2, CuCl2
(e) CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
=> thu được 1 muối là Cu(NO3)2
(f) 2KHS + 2NaOH → Na2S + K2S + 2H2O
=> thu được 2 muối là K2S và Na2S
Vậy có 4 phản ứng thu được 2 muối
Đáp án D
Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho 16,32 gam E tác dụng tối đa với V ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 18,78 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 3,83 gam so với ban đầu. Giá trị của V là
Ta thấy C8H8O2 có các đồng phân este là:
HCOOCH2C6H5
C6H5COOCH3
HCOOC6H4CH3 (o,m,p)
Do cho E tác dụng với NaOH thu được các ancol nên E chứa HCOOCH2C6H5, C6H5COOCH3 và 2 este còn lại đều có công thức là HCOOC6H4CH3 (o,m hoặc m,p hoặc o,p)
Coi E chứa HCOOCH2C6H5 (x mol), C6H5COOCH3 (y mol), HCOOC6H4CH3 (z mol)
+ nE = x + y + z = 16,32 : 136 = 0,12 mol (1)
+ X chứa: C6H5CH2OH (x mol) CH3OH (y mol)
nH2 = 0,5x + 0,5y (mol)
m bình tăng = m ancol – mH2 = 108x + 32y – 2.(0,5x+0,5y) = 3,83 (2)
+ Muối gồm: HCOONa (x + z mol); C6H5COONa (y mol) và CH3C6H4ONa (z mol)
=> m muối = 68(x+z) + 144y + 130z = 18,78 (3)
Giải (1) (2) (3) được x = 0,03; y = 0,02; z = 0,07
nNaOH = x + y + 2z = 0,19 mol
=> V = 190ml
Đáp án A
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.
(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.
(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
Các thí nghiệm xảy ra phản ứng là
(a) CH3NH2 + CH3COOH → CH3COONH3CH3
(b) (C6H10O5)n\(\buildrel {{H_2}S{O_4}\,} \over\longrightarrow \) nC6H12O6 (glucozo)
(c) 3H2 + (C17H33COO)3C3H5 \(\buildrel {Ni,{t^0}\,} \over\longrightarrow \) (C17H35COO)3C3H5
(d) C6H5NH2 + 3Br2 → 2,4,6- tri brom anlanin + 3HBr
(e) HCl + HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH → HOOC-[CH2]2-CH(NH3Cl)-COOH
(g) HCOOCH3 + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O\(\buildrel {{t^0}\,} \over\longrightarrow \) NH4OOCCH3 + 2Ag↓ + NH4NO3
=> cả 6 thí nghiệm đều xảy ra pư
Đáp án C
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly- Ala- Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
Số CTCT thỏa mãn là:
Gly – Ala – Val−Ala – Gly
Gly – Ala – Val−Gly – Ala
Gly- Gly – Ala – Val−Ala
Ala – Gly – Ala – Val – Gly
Gly –Ala - Gly – Ala – Val
Ala – Gly - Gly – Ala – Val.
=> Có 6 CTCT
Đáp án C
Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
Poli (vinyl clorua) được điều chế bằng pư trùng hợp
Nilon -6,6, Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng pư trùng ngưng.
Đáp án A
Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O.Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, có tỉ lệ tối giản. Tổng (a + b) bằng
\(\mathop {Fe}\limits^0 + H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to \mathop {Fe}\limits^{ + 3} {{\rm{(N}}{{\rm{O}}_3})_3} + \mathop N\limits^{ + 2} O + {H_2}O\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ \times 1}\\{ \times 1}\end{array}\left| \begin{array}{l}\mathop {F{\rm{e}}}\limits^0 \to \mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 3} + 3{\rm{e}}\\\mathop N\limits^{ + 5} + 3{\rm{e}} \to \mathop N\limits^{ + 2} \end{array} \right.\)
⟹ PTHH: \(\mathop {Fe}\limits^0 + 4H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to \mathop {Fe}\limits^{ + 3} {{\rm{(N}}{{\rm{O}}_3})_3} + \mathop N\limits^{ + 2} O + 2{H_2}O\)
⟹ Tổng a + b = 1 + 4 = 5.
Cho axit acrylic tác dụng với ancol đơn chức X, thu được este Y. Trong Y, oxi chiếm 32% về khối lượng. Công thức của Y là
Đặt công thức của ancol đơn chức là ROH.
PTHH: CH2=CH-COOH + ROH ⇄ CH2=CH-COOR + H2O
\(\% {m_O} = \dfrac{{32}}{{71 + R}}.100\% = 32\% \to R = 29\left( { - {C_2}{H_5}} \right)\)
Vậy CTCT của Y là: CH2=CH-COOC2H5 hay C2H3COOC2H5.