X, Y là hai axit no, đơn chức và là đồng đẳng liên tiếp của nhau (MY> MX); Z là ancol 2 chức; T là este thuần chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,725 mol O2 thu được lượng CO2 nhiều hơn H2O là 16,74 gam. Mặt khác 0,15 mol E tác dụng vừa đủ với 0,17 mol NaOH thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối so với H2 là 31. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
A. 14,32%.
B. 13,58%.
C. 11,25%.
D. 25,52%.
Lời giải của giáo viên
Mancol = 31.2 = 62 (g/mol) => ancol là C2H4(OH)2
Có nNaOH = nCOO- = 0,17 (mol)
Quy đổi hỗn hợp E thành:
\(\left\{ \begin{gathered}
{C_n}{H_{2n}}{O_2}:0,17\,mol \hfill \\
{C_2}{H_4}{(OH)_2}:a\,mol \hfill \\
{H_2}O:\, - b\,mol \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
=> nE = 0,17 + a – b = 0,15 (1)
Xét quá trình đốt cháy E
CnH2nO2 + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) nCO2 +nH2O (1)
0,17 → 0,085(3n-2) 0,17n 0,17n
C2H6O2 + 2,5O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)2CO2 + 3H2O (2)
a → 2,5a 2a 3a (mol)
nO2 = 0,085(3n-2) + 2,5a = 0,725
=> 0,255n +2,5a = 0,895 (2)
mCO2 - mH2O = (0,17n+2a).44 – (0,17n +3a – b ).18 = 16,74 (Chú ý có H2O: -b mol ban đầu)
=> 4,42n + 34a +18b = 16,74 (3)
Từ (1), (2), (3) ta có hệ
\(\left\{ \begin{gathered}
a - b = - 0,02 \hfill \\
2,5a + 0,255n = 0,895 \hfill \\
34a + 18b + 4,42n = 16,74 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
a = 0,1 \hfill \\
b = 0,12 \hfill \\
n = \frac{{43}}{{17}} \approx 2,53 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Vậy hỗn hợp E gồm:
\(\left\{ \begin{gathered}
X:C{H_3}COOH:x(mol) \hfill \\
Y:{C_2}{H_5}COOH:y\,(mol) \hfill \\
Z:{C_2}{H_4}{(OH)_2}:0,1 - 0,06 = 0,04\,(mol) \hfill \\
T:C{H_3}COOC{H_2} - C{H_2} - OOC - {C_2}{H_5}:0,06\,(mol) \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Theo PTHH ta có:
∑nCO2 = 0,17.43/17 + 0,1.2 = 0,63 (mol) => mCO2 = 27,72 (g)
mH2O = 27,72-16,74 = 10,98 (g)
BTKL ta có: mE = mCO2 + mH2O – mO2 = 27,72+10,98 – 0,725.32 = 15,5 (g)
\(\begin{gathered}
\left\{ \begin{gathered}
\sum {{n_{CO{O^ - }}} = \,} x + y + 0,12 = 0,17 \hfill \\
\xrightarrow{{BTNT:C}}2x + 3y + 2.0,04 + 0,06.7 = 0,63 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
x = 0,02 \hfill \\
y = 0,03 \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\% C{H_3}COOH = \frac{{0,03.74}}{{15,5}}.100\% = 14,32\% \hfill \\
\end{gathered} \)
Đáp án A
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cho các chất: axit axetic; saccarozơ; axeton; andehit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2/ OH- là:
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]) kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Tỉ lệ x:y là
Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O.Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, có tỉ lệ tối giản. Tổng (a + b) bằng
Thí nghiệm được tiến hành như hình vẽ bên. Nhận xét nào sau đây về hiện tượng của thí nghiệm là đúng?
Phân đạm ure thường chỉ chứa 46%N về khối lượng. Khối lượng phân ure đủ để cung cấp 70,0 kg N là
Trong phân tích định tính hợp chất hữu cơ, để nhận biết sự có mặt của H2O người ta dùng
Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử X là
Cho phản ứng hóa học sau: Cu + HNO3→ Cu(NO3)2 + NO + H2OHệ số (là số tối giản nhất) của HNO3 sau khi cân bằng phản ứng hóa học trên là
Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch nước Br2?
Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
Trong phân tử cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch ZnCl2.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(e) Cho dung dịch NaHCO3 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là: