X là axit cacboxylic đơn chức; Y là este 3 chức (X, Y đều mạch hở). Đun nóng 25,8 gam hỗn hợp E gồm X và Y bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z gồm 3 muối có khối lượng 35,3 gam và glixerol. Cho Z tác dụng với dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm \(C{H_3}COOH,{\rm{ }}{C_2}{H_5}COOH\) và X. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 25,8 gam E thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O . Công thức của X là
A. \({C_4}{H_7}COOH\)
B. HCOOH
C. \({C_3}{H_5}COOH\)
D. \({C_2}{H_3}COOH\)
Lời giải của giáo viên
nC = nCO2 = 1,2 mol
nH = 2nH2O = 1,8 mol.
Mặt khác:
mE = mC + mH + mO
⇒ mO = 25,8 - 1,2 × 12 - 1,8 = 9,6(g)
⇒ nO = 0,6 mol ⇒ nCOO = 0,6 ÷ 2 = 0,3 mol.
Đặt nX = x; nY = y.
nCOO = x + 3y = 0,3 mol
Tăng giảm khối lượng: X (?COOH) → (?COOK)
Y ((?COO)3C3H5 )→ 3(?COOK)
⇒ (39 - 1)x + (39 × 3 - 41)y = 35,3 - 25,8.
Giải hệ có: x = 0,15 mol; y = 0,05 mol
Với HCHC chứa C, H và O (nếu có) thì:
nCO2 - nH2O = (k - 1).nHCHC (với k là độ bất bão hòa của HCHC).
Áp dụng: gọi a và b là độ bất bão hòa của X và Y (a ≥ 1; b ≥ 3).
1,2 - 0,9 = 0,15.(a - 1) + 0,05.(b - 1)
⇒ a = 2 và b = 4.
⇒ X là axit không no, chứa 1π và Y chứa 1 gốc X.
⇒ M = (35,3 - 0,05 × 98 - 0,05 × 112) ÷ 0,2 = 124
⇒ Muối là C3H5COOK
⇒ X là C3H5COOH ⇒ chọn C.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit strearic. Thể tích khí O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là
Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với metanol có axit sunfuric xúc tác thu được metyl salixylat \(\left( {{C_8}{H_8}{O_3}} \right)\) dùng làm thuốc xoa bóp giảm đau. Khối lượng KOH tối đa phản ứng vừa hết với 15,2 gam metyl salixylat là
Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của X là
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, phân tử đều có chứa hai liên kết \(\pi ;{\rm{ }}Z\) là ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 28,56 lít O2 (đktc), thu được 45,1 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, m gam E tác dụng với tối đa 16 gam Br2 trong dung dịch. Nếu cho m gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thì thu được bao nhiêu gam muối?
Trong các chất sau: \(NaOH,{\rm{ }}Ca{\left( {OH} \right)_2},{\rm{ }}N{a_2}C{O_3},{\rm{ }}N{a_3}P{O_4},{\rm{ }}NaCl,{\rm{ }}HCl.\) Số chất có thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời là
Cho từ từ từng giọt dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít CO2 . Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 3V lít CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ a : b bằng
Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 36% về khối lượng) tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 0,68m gam chất rắn X, dung dịch Y (không chứa muối amoni) và 0,3 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO. Phần trăm thể tích của NO2 trong Z có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Hòa tan hoàn toàn 1180m gam hỗn hợp H gồm \(Fe{S_2},{\rm{ }}FeS,{\rm{ }}F{e_x}{O_y},{\rm{ }}FeC{O_3}\) vào dung dịch chứa 2 mol HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và 549m gam hỗn hợp khí T gồm \(C{O_2},{\rm{ }}NO,{\rm{ }}N{O_2}.\) Dung dịch X tác dụng được với tối đa 20,16 gam Cu, thu được dung dịch Y (khối lượng chất tan trong Y nhiều hơn khối lượng chất tan trong X là 18,18 gam) và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Mặt khác, dung dịch X cũng phản ứng với tối đa 0,87 mol Ba(OH)2, thu được 90,4 gam kết tủa. Biết trong H oxi chiếm 24,407% về khối lượng. Phần trăm khối lượng NO2 trong T có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Khí thải công nghiệp và khí thải của động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa khí X. Khí X là một trong những khí chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit. Khí X là
Kim loại Fe phản ứng được với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)?
Cho hai peptit mạch hở X \(\left( {{C_x}{H_y}{O_z}{N_6}} \right)\) và Y \(\left( {{C_n}{H_m}{O_6}{N_t}} \right)\) đều được tạo bởi các amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 32,76 gam hỗn hợp E gồm X và Y phản ứng vừa đủ với 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 32,76 gam E thu được 54,12 gamCO2 , m1 gam H2O và m2 gam N2. Giá trị của m1 là
Cho 6,84 gam hỗn hợp Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 5: 4 tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp hai khí không màu, không hóa nâu trong không khí, có tỉ khối so với H2 bằng 18. Số mol HNO3 bị khử trong quá trình trên là