40 câu trắc nghiệm chuyên đề Hàm số mũ - Logarit có lời giải ôn thi THPTQG năm 2019 -
40 câu trắc nghiệm chuyên đề Hàm số mũ - Logarit có lời giải ôn thi THPTQG năm 2019 -
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
67 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Số nghiệm của phương trình \({\log _3}\left( {{x^2} + 4x} \right) + {\log _{\frac{1}{3}}}\left( {2x + 3} \right) = 0\) là
Điều kiện \(\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} + 4x > 0\\
2x + 3 > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left[ \begin{array}{l}
x > 0\\
x < - 4
\end{array} \right.\\
x > - \frac{3}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow x > 0\).
Phương trình đã cho \( \Leftrightarrow {\log _3}\left( {{x^2} + 4x} \right) = {\log _3}\left( {2x + 3} \right) \Leftrightarrow {x^2} + 4x = 2x + 3 \Leftrightarrow {x^2} + 2{\rm{x}} - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1\\
x = - 3
\end{array} \right.\)
Kết hợp điều kiện ta được \(x=1\).
Giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của hàm số \(y = x - \ln x\) trên đoạn \(\left[ {\frac{1}{2};\,{\rm{e}}} \right]\) theo thứ tự là
Tập xác định \(D = \left( {0; + \infty } \right)\).
Hàm số liên tục trên đoạn \(\left[ {\frac{1}{2};\,{\rm{e}}} \right]\). \(y' = 1 - \frac{1}{x}; y' = 0 \Leftrightarrow x = 1 \in \left[ {\frac{1}{2};{\rm{e}}} \right]\).
Vậy \(y\left( {\frac{1}{2}} \right) = \frac{1}{2} + \ln 2 ;y\left( 1 \right) = 1;y\left( {\rm{e}} \right) = {\rm{e}} - 1\).
\(\mathop {\max }\limits_{\left[ {\frac{1}{2};\,{\rm{e}}} \right]} y = {\rm{e}} - 1;\mathop {\min }\limits_{\left[ {\frac{1}{2};\,{\rm{e}}} \right]} y = 1\).
Cho \({\log _{12}}27 = a\). Tính \(T = {\log _{36}}24\) theo \(a\).
Ta có \({\log _{12}}27 = \frac{3}{{{{\log }_3}\left( {{2^2}.3} \right)}} = a\)
Suy ra \(\frac{3}{{1 + 2{{\log }_3}2}} = a\) hay \({\log _3}2 = \frac{{3 - a}}{{2a}}\) ( \(a \ne 0\) vì \(a = {\log _{12}}27 > {\log _{12}}1\) ).
Khi đó \({\log _{36}}24 = \frac{{{{\log }_3}24}}{{{{\log }_3}36}} = \frac{{3{{\log }_3}2 + 1}}{{2{{\log }_3}2 + 2}} = \frac{{1 + \frac{{9 - 3a}}{{2a}}}}{{2 + \frac{{6 - 2a}}{{2a}}}} = \frac{{9 - a}}{{6 + 2a}}\)
Đặt \(a = {\log _2}3,b = {\log _2}5,c = {\log _2}7\). Biểu thức biểu diễn \({\log _{60}}1050\) theo \(a, b, c\) là.
\({\log _{60}}1050 = \frac{{{{\log }_2}1050}}{{{{\log }_2}60}} = \frac{{{{\log }_2}\left( {{{2.3.5}^2}.7} \right)}}{{{{\log }_2}\left( {{2^2}.3.5} \right)}}\)
\( = \frac{{{{\log }_2}2 + {{\log }_2}3 + {{\log }_2}{5^2} + {{\log }_2}7}}{{{{\log }_2}{2^2} + {{\log }_2}3 + {{\log }_2}5}} = \frac{{1 + a + 2b + c}}{{2 + a + b}}\)
Cho \(a = {\log _2}5,b = {\log _3}5\). Tính \({\log _{24}}600\) theo \(a, b\).
Ta có \({\log _{24}}600 = \frac{{{{\log }_5}600}}{{{{\log }_5}24}} = \frac{{{{\log }_5}{5^2}.24}}{{{{\log }_5}24}} = \frac{{2 + {{\log }_5}24}}{{{{\log }_5}24}}\)
Mà \({\log _5}24 = {\log _5}{2^3}.3 = 3{\log _5}2 + {\log _5}3 = \frac{3}{a} + \frac{1}{b} = \frac{{a + 3b}}{{ab}}\)
Do đó \({\log _{24}}600 = \frac{{2 + \frac{{a + 3b}}{{ab}}}}{{\frac{{a + 3b}}{{ab}}}} \Rightarrow {\log _{24}}600 = \frac{{2ab + a + 3b}}{{a + 3b}}.\)
Cho phương trình \({\log _5}\left( {{5^x} - 1} \right).{\log _{25}}\left( {{5^{x + 1}} - 5} \right) = 1\). Khi đặt \(t = {\log _5}\left( {{5^x} - 1} \right)\), ta được phương trình nào dưới đây?
\({\log _5}\left( {{5^x} - 1} \right).{\log _{25}}\left( {{5^{x + 1}} - 5} \right) = 1\) (1)
TXĐ: \(D = \left( {\,0\,; + \infty } \right)\).
Ta có \({\log _{25}}\left( {{5^{x + 1}} - 5} \right) = {\log _{{5^2}}}\left( {{{5.5}^x} - 5} \right) = \frac{1}{2}\left( {{{\log }_5}\left( {{5^x} - 1} \right) + 1} \right)\).
Đặt \(t = {\log _5}\left( {{5^x} - 1} \right)\) \(\left( {t > 0} \right)\).
Phương trình (1) trở thành \(t.\frac{1}{2}\left( {t + 1} \right) = 1 \Leftrightarrow {t^2} + t - 2 = 0\).
Cho 2 số thực dương \(a, b\) thỏa mãn \(\sqrt a \ne b,a \ne 1,{\log _a}b = 2\). Tính \(T = {\log _{\frac{{\sqrt a }}{b}}}\sqrt[3]{{ba}}\).
Ta có \({\log _a}b = 2 \Rightarrow {\log _b}a = \frac{1}{2}\)
\(\begin{array}{l}
T = {\log _{\frac{{\sqrt a }}{b}}}\sqrt[3]{{ba}} = {\log _{\frac{{\sqrt a }}{b}}}\sqrt[3]{b} + {\log _{\frac{{\sqrt a }}{b}}}\sqrt[3]{a} = \frac{1}{{{{\log }_{\sqrt[3]{b}}}\frac{{\sqrt a }}{b}}} + \frac{1}{{{{\log }_{\sqrt[3]{a}}}\frac{{\sqrt a }}{b}}}\\
= \frac{1}{{{{\log }_{\sqrt[3]{b}}}\sqrt a - {{\log }_{\sqrt[3]{b}}}b}} + \frac{1}{{{{\log }_{\sqrt[3]{a}}}\sqrt a - {{\log }_{\sqrt[3]{a}}}b}}\\
= \frac{1}{{\frac{3}{2}{{\log }_b}a - 3}} + \frac{1}{{\frac{3}{2} - 3{{\log }_a}b}} = \frac{1}{{\frac{3}{2}.\frac{1}{2} - 3}} + \frac{1}{{\frac{3}{2} - 3.2}} = - \frac{2}{3}
\end{array}\)
Cho \({\log _2}m = a\) và \(A = {\log _m}\left( {8m} \right)\) với \(m > 0,m \ne 1\). Tìm mối liên hệ giữa \(A\) và \(a\).
Ta có: \(A = {\log _m}\left( {8m} \right) = {\log _m}8 + {\log _m}m = \frac{3}{{{{\log }_2}m}} + 1 = \frac{{3 + a}}{a}\)
Cho \(x > 0, y>0\) và \(K = {\left( {{x^{\frac{1}{2}}} - {y^{\frac{1}{2}}}} \right)^2}{\left( {1 - 2\sqrt {\frac{y}{x}} + \frac{y}{x}} \right)^{ - 1}}\). Xác định mệnh đề đúng.
Ta có: \(K = {\left( {{x^{\frac{1}{2}}} - {y^{\frac{1}{2}}}} \right)^2}{\left( {1 - 2\sqrt {\frac{y}{x}} + \frac{y}{x}} \right)^{ - 1}} = {\left( {{x^{\frac{1}{2}}} - {y^{\frac{1}{2}}}} \right)^2}{\left( {\frac{{{x^{\frac{1}{2}}} - {y^{\frac{1}{2}}}}}{{{x^{\frac{1}{2}}}}}} \right)^{ - 2}} = x\)
Cho \(n\) là số nguyên dương và \(a > 0,a \ne 1\). Tìm \(n\) sao cho \({\log _a}2019 + {\log _{\sqrt a }}2019 + {\log _{\sqrt[3]{a}}}2019 + ... + {\log _{\sqrt[n]{a}}}2019 = 2033136.{\log _a}2019\)
Ta có: \({\log _a}2019 + {\log _{\sqrt a }}2019 + {\log _{\sqrt[3]{a}}}2019 + ... + {\log _{\sqrt[n]{a}}}2019 = 2033136.{\log _a}2019\)
\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow {\log _a}2019 + 2.{\log _a}2019 + 3.{\log _a}2019 + ... + n.{\log _a}2019 = 2033136.{\log _a}2019\\
\Leftrightarrow \left( {1 + 2 + 3 + ... + n} \right).{\log _a}2019 = 2033136.{\log _a}2019\\
\Leftrightarrow \left( {\frac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2} - 2033136} \right).{\log _a}2019 = 0\left( {a > 0,a \ne 1} \right)\\
\Leftrightarrow \frac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2} = 2033136 \Leftrightarrow {n^2} + n - 4066272 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
n = 2016\\
n = - 2017
\end{array} \right.
\end{array}\)
Do \(n\) là số nguyên dương nên \(n=2016\)
Giải phương trình \({\left( {2,5} \right)^{5x - 7}} = {\left( {\frac{2}{5}} \right)^{x + 1}}\).
Ta có \({\left( {2,5} \right)^{5x - 7}} = {\left( {\frac{2}{5}} \right)^{x + 1}} \Leftrightarrow {\left( {\frac{5}{2}} \right)^{5x - 7}} = {\left( {\frac{5}{2}} \right)^{ - x - 1}} \Leftrightarrow 5x - 7 = - x - 1 \Leftrightarrow x = 1\)
Phương trình \({\log _4}{\left( {x + 1} \right)^2} + 2 = {\log _{\sqrt 2 }}\sqrt {4 - x} + {\log _8}{\left( {4 + x} \right)^3}\) có bao nhiêu nghiệm?
Điều kiện: \( - 4 < x < 4\) và \(x \ne - 1\).
Ta có: \({\log _4}{\left( {x + 1} \right)^2} + 2 = {\log _{\sqrt 2 }}\sqrt {4 - x} + {\log _8}{\left( {4 + x} \right)^3} \Leftrightarrow {\log _2}\left( {4\left| {x + 1} \right|} \right) = {\log _2}\left[ {\left( {4 - x} \right)\left( {4 + x} \right)} \right]\)
\( \Leftrightarrow 4\left| {x + 1} \right| = 16 - {x^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
4\left( {x + 1} \right) = 16 - {x^2}\\
4\left( {x + 1} \right) = {x^2} - 16
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x^2} + 4x - 12 = 0\\
{x^2} - 4x - 20 = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 2\\
x = - 6\,\\
x = 2 + 2\sqrt 6 \\
x = 2 - 2\sqrt 6
\end{array} \right.\)
Đối chiếu điều kiện, phương trình đã cho có hai nghiệm \(x=2\) và \(x = 2 - 2\sqrt 6 \).
Tập nghiệm của bất phương trình \({\log _2}\left( {{x^2} - 3x + 1} \right) \le 0\) là
Điều kiện: \({x^2} - 3x + 1 > 0 \Leftrightarrow x < \frac{{3 - \sqrt 5 }}{2} \vee x > \frac{{3 + \sqrt 5 }}{2}\).
Bất phương trình tương đương \({x^2} - 3x + 1 \le 1 \Leftrightarrow {x^2} - 3x \le 0 \Leftrightarrow 0 \le x \le 3\)
Kết hợp với điều kiện ta được \(x \in \left[ {0;\frac{{3 - \sqrt 5 }}{2}} \right) \cup \left( {\frac{{3 + \sqrt 5 }}{2};3} \right]\).
Cho \(a>0, b>0\) và biểu thức \(T = 2{\left( {a + b} \right)^{ - 1}}.{\left( {ab} \right)^{\frac{1}{2}}}.{\left[ {1 + \frac{1}{4}{{\left( {\sqrt {\frac{a}{b}} - \sqrt {\frac{b}{a}} } \right)}^2}} \right]^{\frac{1}{2}}}\). Khi đó:
Do \(a>0, b>0\) ta có:
\(T = 2{\left( {a + b} \right)^{ - 1}}.{\left( {ab} \right)^{\frac{1}{2}}}.{\left[ {1 + \frac{1}{4}{{\left( {\sqrt {\frac{a}{b}} - \sqrt {\frac{b}{a}} } \right)}^2}} \right]^{\frac{1}{2}}} = \frac{{2\sqrt {ab} }}{{a + b}}.\sqrt {1 + \frac{1}{4}\left( {\frac{a}{b} - 2 + \frac{b}{a}} \right)} = \frac{{2\sqrt {ab} }}{{a + b}}.\sqrt {1 + \frac{1}{4}.\frac{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}{{ab}}} \)
\( = \frac{1}{{a + b}}\sqrt {4ab + {a^2} - 2ab + {b^2}} = \frac{{\sqrt {{{\left( {a + b} \right)}^2}} }}{{a + b}} = 1\)
Cho \(a>0, b>0\) và \({a^2} + {b^2} = 7ab\). Chọn mệnh đề đúng.
Theo giả thiết \({a^2} + {b^2} = 7ab \Leftrightarrow {\left( {a + b} \right)^2} = 9ab\), do \(a>0, b>0\) suy ra \(a + b = 3\sqrt {ab} \).
Vậy \(\ln \left( {a + b} \right) = \ln \left( {3\sqrt {ab} } \right) = \ln 3 + \frac{1}{2}\left( {\ln a + \ln b} \right) \Leftrightarrow \ln \left( {\frac{{a + b}}{3}} \right) = \frac{1}{2}\left( {\ln a + \ln b} \right)\).
Cho hàm số \(y = x\left[ {\cos \left( {\ln x} \right) + \sin \left( {\ln x} \right)} \right]\). Khẳng định nào sau đây đúng?
\(y' = \cos \left( {\ln x} \right) + \sin \left( {\ln x} \right) + x\left[ { - \frac{1}{x}\sin \left( {\ln x} \right) + \frac{1}{x}\cos \left( {\ln x} \right)} \right] = 2\cos \left( {\ln x} \right)\)
\(y'' = - \frac{2}{x}\sin \left( {\ln x} \right)\)
Vậy \({x^2}y'' - xy' + 2y = - 2x\sin \left( {\ln x} \right) - 2x\cos \left( {\ln x} \right) + 2x\sin \left( {\ln x} \right) + 2x\cos \left( {\ln x} \right) = 0\)
Nếu \({\left( {7 + 4\sqrt 3 } \right)^{a - 1}} < 7 - 4\sqrt 3 \) thì
Ta có: \(\left( {7 + 4\sqrt 3 } \right)\left( {7 - 4\sqrt 3 } \right) = 1\) nên \({\left( {7 + 4\sqrt 3 } \right)^{a - 1}} < 7 - 4\sqrt 3 \Leftrightarrow {\left( {7 + 4\sqrt 3 } \right)^{a - 1}} < {\left( {7 + 4\sqrt 3 } \right)^{ - 1}}\)
\( \Leftrightarrow a - 1 < - 1 \Leftrightarrow a < 0\) (do \(7 + 4\sqrt 3 > 1\)).
Rút gọn biểu thức \(A = \frac{{\sqrt[3]{{{a^5}}}.{a^{\frac{7}{3}}}}}{{{a^4}.\sqrt[7]{{{a^{ - 2}}}}}}\) với \(a>0\) ta được kết quả \(A = {a^{\frac{m}{n}}}\), trong đó \(m, n \in {N^*}\) và \(\frac{m}{n}\) là phân số tối giản. Khẳng định nào sau đây đúng?
Ta có \(A = \frac{{\sqrt[3]{{{a^5}}}.{a^{\frac{7}{3}}}}}{{{a^4}.\sqrt[7]{{{a^{ - 2}}}}}} = \frac{{{a^{\frac{5}{3}}}.{a^{\frac{7}{3}}}}}{{{a^4}.{a^{\frac{{ - 2}}{7}}}}} = {a^{\frac{5}{3} + \frac{7}{3} - 4 + \frac{2}{7}}} = {a^{\frac{2}{7}}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m = 2\\
n = 7
\end{array} \right. \Rightarrow 2{m^2} + n = 15\)
Tìm tất cả các giá trị của tham số để hàm số \(y = {\log _2}\left( {{x^2} - 2x + m} \right)\) có tập xác định là R.
Điều kiện xác định: \({x^2} - 2x + m > 0\).
Để hàm số \(y = {\log _2}\left( {{x^2} - 2x + m} \right)\) có tập xác định là R.
\( \Leftrightarrow {x^2} - 2x + m > 0,\,\forall x \in R \Leftrightarrow \Delta = 4 - 4m < 0 \Leftrightarrow m > 1\).
Cho \(a, b, c >1\). Biết rằng biểu thức \(P = lo{g_a}\left( {bc} \right) + lo{g_b}\left( {ac} \right) + 4lo{g_c}\left( {ab} \right)\) đạt giá trị nhất \(m\) khi \(lo{g_b}c = n\). Tính giá trị \(m+n\).
Ta có \(P = lo{g_a}b + lo{g_a}c + lo{g_b}a + lo{g_b}c + 4lo{g_c}a + 4lo{g_c}b\)
\( \Leftrightarrow P = \left( {lo{g_a}b + \frac{1}{{lo{g_a}b}}} \right) + \left( {lo{g_a}c + \frac{4}{{lo{g_a}c}}} \right) + \left( {lo{g_b}c + \frac{4}{{lo{g_b}c}}} \right) \ge 2 + 4 + 4 = 10 \Rightarrow m = 10\)
Dấu đẳng xảy ra khi \(lo{g_a}b = 1,lo{g_a}c = 2,lo{g_b}c = 2 \Rightarrow n = 2\)
Vậy \(m+n=12\).
E. coli là vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy, đau bụng dữ dội. Cứ sau 20 phút thì số lượng vi khuẩn E. coli tăng gấp đôi. Ban đầu, chỉ có 40 vi khuẩn E. coli trong đường ruột. Hỏi sau bao lâu, số lượng vi khuẩn E. coli là 671088640 con?
Vì cứ sau 20 phút (bằng \(\frac{1}{3}\) giờ) số lượng vi khuẩn tăng gấp đôi nên số lượng vi khuẩn tăng theo quy luật \({N_n} = {N_0}{.2^n} \Leftrightarrow 671088640 = {40.2^n} \Rightarrow n = 24\). Vậy sau \(24.\frac{1}{3} = 8\) giờ thì số vi khuẩn đạt mức \(671088640\) con.
Biết \({\log _a}b = 2\). Giá trị của \({\log _{{a^2}b}}\frac{{{a^4}}}{{b\sqrt b }}\) bằng
\(\begin{array}{l}
{\log _a}b = 2 \Rightarrow b = {a^2}\\
{\log _{{a^2}b}}\frac{{{a^4}}}{{b\sqrt b }} = {\log _{{a^4}}}\frac{{{a^4}}}{{{a^3}}} = {\log _{{a^4}}}a = \frac{1}{4}
\end{array}\)
Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định và liên tục trên đoạn \(\left[ {0;\frac{7}{2}} \right]\), có đồ thị của hàm số \(y=f'(x)\) như hình vẽ. Hỏi hàm số \(y=f(x)\) đạt giá trị nhỏ nhất trên đoạn \(\left[ {0;\frac{7}{2}} \right]\) tại điểm \(x_0\) nào dưới đây?
Ta có \(y=f(x)\) xác định và liên tục trên \(\left[ {0;\frac{7}{2}} \right]\) và \(f'\left( x \right) \le 0,\forall x \in \left[ {0;3} \right]\); \(f'\left( x \right) > 0,\forall x \in \left( {3;\frac{7}{2}} \right]\) suy ra hàm số \(y=f(x)\) có duy nhất một cực tiểu tại điểm \(x_0=3\)
\( \Rightarrow \mathop {\min }\limits_{\left[ {0;\frac{7}{2}} \right]} f\left( x \right) = f\left( 3 \right)\)
Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
{2^{x + y}} = 8\\
{2^x} + {2^y} = 5
\end{array} \right.\) có bao nhiêu nghiệm?
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
{2^{x + y}} = 8\\
{2^x} + {2^y} = 5
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{2^x}{.2^y} = 8\\
{2^x} + {2^y} = 5
\end{array} \right.\left( 1 \right)\)
Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}
{2^x} = a\\
{2^y} = b
\end{array} \right.\), ta có \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a.b = 8\\
a + b = 5
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a\left( {5 - a} \right) = 8\\
b = 5 - a
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
- {a^2} + 5a - 8 = 0\left( {vn} \right)\\
b = 5 - a
\end{array} \right.\)
Hệ phương trình đã cho vô nghiệm
Một người gởi 75 triệu đồng vào ngân hàng theo thể thức lãi kép kì hạn 1 năm với lãi suất 5,4% một năm. Giả sử lãi suất không thay đổi, hỏi 6 năm sau người đó nhận về số tiền là bao nhiêu kể cả gốc và lãi? (đơn vị đồng, làm tròn đến hàng nghìn)
Số tiền người đó nhận về sau 6 năm là: \(75000000 \times {\left( {1 + \frac{{5,4}}{{100}}} \right)^6} \approx 102826000\).
Cho hàm số \(y=a^x\) với \(0 < a \ne 1\) có đồ thị (C). Chọn khẳng định sai?
Quan sát đồ thị trong hai trường hợp \(a>1\) và \(0<a<1\) ta thấy đồ thị (C) đối xứng với đồ thị hàm số \(y = {\log _a}x\) qua đường phân giác của góc phần tư thứ nhất, đồ thị (C) đi lên từ trái sang phải khi \(a>1\), đồ thị (C) luôn đi qua điểm có tọa độ \((0;1)\), đồ thị (C) có tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=0\).
Cho \({\log _6}45 = a + \frac{{{{\log }_2}5 + b}}{{{{\log }_2}3 + c}}\) với \(a,b,c \in Z\). Tính tổng \(a+b+c\)?
Ta có \({\log _6}45 = \frac{{{{\log }_2}45}}{{{{\log }_2}6}} = \frac{{2{{\log }_2}3 + {{\log }_2}5}}{{{{\log }_2}3 + 1}} = 2 + \frac{{{{\log }_2}5 - 2}}{{{{\log }_2}3 + 1}}\) suy ra \(a=2, b=-2, c=1\)
Vậy \(a+b+c=1\)
Tính tổng tất cả các nghiệm của phương trình sau \({3^{2x + 8}} - {4.3^{x + 5}} + 27 = 0\).
Điều kiện: \(x \in R\)
Ta có \({3^{2x + 8}} - {4.3^{x + 5}} + 27 = 0 \Leftrightarrow {\left( {{3^{\left( {x + 4} \right)}}} \right)^2} - {12.3^{x + 4}} + 27 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{3^{x + 4}} = 9}\\
{{3^{x + 4}} = 3}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = - 2}\\
{x = - 3}
\end{array}} \right.\)
Tổng các nghiệm của phương trình đã cho bằng \(-5\).
Tích các nghiệm của phương trình \({\log _{\frac{1}{{\sqrt 5 }}}}\left( {{6^{x + 1}} - {{36}^x}} \right) = - 2\) bằng
Ta có:\({\log _{\frac{1}{{\sqrt 5 }}}}\left( {{6^{x + 1}} - {{36}^x}} \right) = - 2 \Leftrightarrow {6^{x + 1}} - {36^x} = 5 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{6^x} = 1\\
{6^x} = 5
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = {\log _6}5
\end{array} \right.\)
Vậy tích các nghiệm của phương trình là 0.
Cho \(f\left( x \right) = {2.3^{{{\log }_{81}}x}} + 3\). Tính \(f'(1)\).
TXĐ: \(D = \left( {0; + \infty } \right)\)
\(\begin{array}{l}
f'\left( x \right) = {2.3^{{{\log }_{81}}x}}.\ln 3.{\left( {{{\log }_{81}}x} \right)^\prime } = {2.3^{{{\log }_{81}}x}}.\ln 3.\frac{1}{{x\ln 81}}\\
f'\left( 1 \right) = {2.3^0}.\ln 3.\frac{1}{{\ln 81}} = 2.1.\ln 3.\frac{1}{{4\ln 3}} = \frac{1}{2}
\end{array}\)
Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên A có bốn chữ số. Gọi N là số thỏa mãn \(3^N=A\). Xác suất để N là số tự nhiên bằng:
Ký hiệu B là biến cố lấy được số tự nhiên A thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Ta có: \({3^N} = A \Leftrightarrow N = {\log _3}A\).
Để N là số tự nhiên thì \(A = {3^m}\,\,\,(m \in N)\).
Những số A dạng có 4 chữ số gồm \({3^7} = 2187\) và \({3^8} = 6561\)
\(n\left( \Omega \right) = 9000;\,\,\,\,n\left( B \right) = 2\)
Suy ra: \(P\left( B \right) = \frac{1}{{4500}}\).
Trong thời gian liên tục 25 năm, một người lao động luôn gửi đúng 4.000.000 đồng vào một ngày cố định của tháng ở ngân hàng M với lại suất không thay đổi trong suốt thời gian gửi tiền là 0,6% tháng. Gọi A đồng là số tiền người đó có được sau 25 năm. Hỏi mệnh đề nào dưới đây là đúng?
Sau tháng thứ 1 người lao động có: \(4\left( {1 + 0,6\% } \right)\) triệu
Sau tháng thứ 2 người lao động có:
\(\left( {4\left( {1 + 0,6\% } \right) + 4} \right)\left( {1 + 0,6\% } \right) = 4\left[ {{{\left( {1 + 0,6\% } \right)}^2} + \left( {1 + 0,6\% } \right)} \right]\) (triệu)
........
Sau tháng thứ 300 người lao động có:
\(4\left[ {{{\left( {1 + 0,6\% } \right)}^{300}} + {{\left( {1 + 0,6\% } \right)}^{299}}... + \left( {1 + 0,6\% } \right)} \right] = 4\left( {1 + 0,6\% } \right)\frac{{{{\left( {1 + 0,6\% } \right)}^{300}} - 1}}{{\left( {1 + 0,6\% } \right) - 1}} \approx 3364,866\)
(\( \approx 3.364.866.000\) đồng).
Gọi \(x, y\) là các số thực dương thỏa mãn điều kiện \({\log _9}x = {\log _6}y = {\log _4}\left( {x + y} \right)\) và \(\frac{x}{y} = \frac{{ - a + \sqrt b }}{2}\), với \(a, b\) là hai số nguyên dương. Tính \(a+b\).
Đặt \({\log _9}x = t\)
Theo đề ra có \(\left\{ \begin{array}{l}
{\log _9}x = {\log _6}y = t\\
{\log _9}x = {\log _4}\left( {x + y} \right) = t
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = {9^t} & (1)\\
y = {6^t} & (2)\\
x + y = {4^t} & (3)\\
\frac{x}{y} = {\left( {\frac{3}{2}} \right)^t} & (4)
\end{array} \right.\)
Từ (1), (2), và (3) ta có
\({9^t} + {6^t} = {4^t} \Leftrightarrow {\left( {{3^t}} \right)^2} + {\left( {3.2} \right)^t} - {4^t} = 0 \Leftrightarrow {\left( {\frac{3}{2}} \right)^{2t}} + {\left( {\frac{3}{2}} \right)^t} - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{\left( {\frac{3}{2}} \right)^t} = \frac{{ - 1 + \sqrt 5 }}{2} & (TM)\\
{\left( {\frac{3}{2}} \right)^t} = \frac{{ - 1 - \sqrt 5 }}{2} & (L)
\end{array} \right.\)
Thế vào (4) ta được \(\frac{x}{y} = {\left( {\frac{3}{2}} \right)^t} = \frac{{ - 1 + \sqrt 5 }}{2} = \frac{{ - a + \sqrt b }}{2} \Rightarrow a = 1;b = 5\)
Thử lại ta thấy \(a=1, b=5\) thỏa mãn dữ kiện bài toán. Suy ra \(a+b=6\)
Số các giá trị nguyên của tham số \(m\) để phương trình \({\log _{\sqrt 2 }}\left( {x - 1} \right) = {\log _2}\left( {mx - 8} \right)\) có hai nghiệm phân biệt là:
\({\log _{\sqrt 2 }}\left( {x - 1} \right) = {\log _2}\left( {mx - 8} \right) \Leftrightarrow \,\,\left\{ \begin{array}{l}
x > 1\\
{\left( {x - 1} \right)^2} = mx - 8
\end{array} \right.\,\, \Leftrightarrow \,\,\left\{ \begin{array}{l}
x > 1\\
{x^2} - \left( {m + 2} \right)x + 9 = 0
\end{array} \right.\,\,\).
Để phương trình đã cho có hai nghiệm thực lớn hơn 1 thì điều kiện sau thỏa mãn.
\(\,\,\left\{ \begin{array}{l}
\Delta > 0\\
1 < {x_1} < {x_2}
\end{array} \right.\,\, \Leftrightarrow \,\left\{ \begin{array}{l}
{m^2} + 4m - 32 > 0\\
\left( {{x_1} - 1} \right) + \left( {{x_2} - 1} \right) > 0\\
\left( {{x_1} - 1} \right)\left( {{x_2} - 1} \right) > 0
\end{array} \right.\,\, \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left[ \begin{array}{l}
m < - 8\\
m > 4
\end{array} \right.\\
m > 0\\
8 - m > 0
\end{array} \right.\,\, \Leftrightarrow 4 < m < 8\)
Vì \(m \in Z \Rightarrow m \in \left\{ {5,6,7} \right\}\).
Cho hàm số \(y = {x^3} - {x^2} + 2x + 5\) có đồ thị (C). Trong các tiếp tuyến của (C), tiếp tuyến có hệ số góc nhỏ nhất, thì hệ số góc của tiếp tuyến đó là
\(y' = 3{x^2} - 2x + 2\).
Hệ số góc của tiếp tuyến tại \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là:
\(f'\left( {{x_0}} \right) = 3{x_0}^2 - 2{x_0} + 2 = 3{\left( {{x_0} - \frac{1}{3}} \right)^2} + \frac{5}{3} \ge \frac{5}{3}\).
Hệ số góc nhỏ nhất của tiếp tuyến là \(\frac{5}{3}\), đạt tại \({x_0} = \frac{1}{3}\).
Tính giá trị của biểu thức \(P = \log \left( {\tan 1^\circ } \right) + \log \left( {\tan 2^\circ } \right) + \log \left( {\tan 3^\circ } \right) + ... + \log \left( {\tan 89^\circ } \right)\).
Ta có \(P = \log \left( {\tan 1^\circ .\tan 2^\circ .\tan 3^\circ ...\tan 89^\circ } \right)\)
\( = \log \left( {\left( {\tan 1^\circ .\tan 89^\circ } \right).\left( {\tan 2^\circ .\tan 88^\circ } \right)...\left( {\tan 44^\circ .\tan 46^\circ } \right).\tan 45^\circ } \right)\)
Áp dụng công thức \(\tan \alpha .\tan \left( {90^\circ - \alpha } \right) = \tan \alpha .\cot \alpha = 1\)
Khi đó \(P = \log 1 = 0\).
Gọi \(a\) là một nghiệm của phương trình \({\left( {26 + 15\sqrt 3 } \right)^x} + 2{\left( {7 + 4\sqrt 3 } \right)^x} - 2{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)^x} = 1\). Khi đó giá trị của biểu thức nào sau đây là đúng?
Ta có: \({\left( {26 + 15\sqrt 3 } \right)^x} + 2{\left( {7 + 4\sqrt 3 } \right)^x} - 2{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)^x} = 1\)
\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow {\left( {2 + \sqrt 3 } \right)^{3x}} + 2{\left( {2 + \sqrt 3 } \right)^{2x}} - 2{\left( {2 + \sqrt 3 } \right)^{ - x}} = 1\\
\Leftrightarrow {\left( {2 + \sqrt 3 } \right)^{4x}} + 2{\left( {2 + \sqrt 3 } \right)^{3x}} - {\left( {2 + \sqrt 3 } \right)^x} - 2 = 0\\
\Leftrightarrow \left[ {{{\left( {2 + \sqrt 3 } \right)}^{3x}} - 1} \right]\left[ {{{\left( {2 + \sqrt 3 } \right)}^x} + 2} \right] = 0\\
\Leftrightarrow {\left( {2 + \sqrt 3 } \right)^x} = 1 \Leftrightarrow x = 0 \Rightarrow a = 0 \Rightarrow {\sin ^2}a + \cos a = 1
\end{array}\)