Đề thi THPT QG môn Toán năm 2018 - Bộ GD&ĐT- Mã đề 101

Đề thi THPT QG môn Toán năm 2018 - Bộ GD&ĐT- Mã đề 101

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 51 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 175881

Có bao nhiêu cách chọn hai học sinh từ một nhóm gồm 34 học sinh?

Xem đáp án

Mỗi cách chọn 2 học sinh từ nhóm 34 học sinh là một tổ hợp chập 2 của 34 phần tử

=> Số cách chọn là \(C_{34}^2\)

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 175882

Trong không gian Oxyz, mặt phẳng \(\left( P \right):\;x + 2y + 3z - 5 = 0\) có một véc-tơ pháp tuyến là

Xem đáp án

Mặt phẳng (P) có 1 VTPT là \(\overrightarrow {{n_2}}  = \left( {1;\;2;\;3} \right)\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 175884

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau

Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

 

Xem đáp án

Chọn A.

Hàm số nghịch biến trên khoảng mà bảng biến thiên có dấu mũi tên đi xuống là \((-\infty ; -1)\) và (0,1).

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 175885

Gọi S là diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = {e^x},y = 0,x = 0,x = 2\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Vì \({e^x} > 0\) \(\forall x \in \left[ {0;2} \right]\) nên  \(S = \int_0^2 {{e^x}dx} \)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 175886

Với a là số thực dương tùy ý, \(\ln \left( {5a} \right) - \ln \left( {3a} \right)\) bằng 

Xem đáp án

Ta có \(\ln \left( {5a} \right) - \ln \left( {3a} \right) = \ln \frac{{5a}}{{3a}} = \ln \frac{5}{3}\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 175887

Nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} + x\) là 

Xem đáp án

Ta có \(\int {\left( {{x^3} + x} \right)dx = \frac{{{x^4}}}{4} + \frac{{{x^2}}}{2} + C} \)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 175888

Trong không gian Oxyz, đường thẳng \(d:\,\left\{ \begin{array}{l}
x = 2 - t\\
y = 1 + 2t\\
z = 3 + t
\end{array} \right.\) có một véctơ chỉ phương là 

Xem đáp án

Đường thẳng d có 1 VTCP là \({\overrightarrow u _4} = \left( { - 1;\,2;\,1} \right)\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 175890

Diện tích mặt cầu bán kính R bằng

Xem đáp án

Diện tích mặt cầu bán kính R bằng \(4\pi {R^2}\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 175891

Đường cong trong hình vẽ bên là của hàm số nào dưới đây

Xem đáp án

Đường cong có dạng đồ thị hàm số bậc 4 trùng phương, hệ số a < 0

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 175892

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(2; -4; 3) và B(2; 2; 7). Trung điểm của đoạn AB có tọa độ là

Xem đáp án

I là trung điểm của AB \( \Rightarrow I = \left( {\frac{{2 + 2}}{2};\frac{{ - 4 + 2}}{2};\frac{{3 + 7}}{2}} \right) \Rightarrow I = \left( {2; - 1;5} \right)\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 175893

\(\lim \frac{1}{{5n + 3}}\) bằng

Xem đáp án

\(\lim \frac{1}{{5n + 3}} = \lim \left( {\frac{1}{n}.\frac{1}{{5 + \frac{3}{n}}}} \right) = 0\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 175894

Phương trình \({2^{2x + 1}} = 32\) có nghiệm là

Xem đáp án

\({2^{2x + 1}} = 32 \Leftrightarrow 2x + 1 = 5 \Leftrightarrow x = 2\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 175895

Cho khối chóp có đáy hình vuông cạnh a và chiều cao bằng 2a. Thể tích cả khối chóp đã cho bằng

Xem đáp án

Diện tích đáy của hình chóp \(B = {a^2}\)

Thể tích cả khối chóp đã cho là \(V = \frac{1}{3}Bh = \frac{1}{3}.{a^2}.2a = \frac{2}{3}{a^3}\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 175897

Cho hàm số \(f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) \(\left( {a,\,b,\,c,\,d \in R} \right)\). Đồ thị của hàm số y = f(x) như hình vẽ bên. Số nghiệm thực của phương trình \(3f\left( x \right) + 4 = 0\) là

Xem đáp án

Ta có \(3f\left( x \right) + 4 = 0 \Leftrightarrow f\left( x \right) =  - \frac{4}{3}\)

Dựa vào đồ thị đường thẳng \(y =  - \frac{4}{3}\) cắt đồ thị hàm số y = f(x) tại ba điểm phân biệt.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 175898

Số tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {x + 9}  - 3}}{{{x^2} + x}}\) là

Xem đáp án

Tập xác định \(D = \left[ { - 9;\, + \infty } \right)\backslash \left\{ { - 1;\,0} \right\}\)

\(\left\{ \begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {1^ + }} \frac{{\sqrt {x + 9}  - 3}}{{{x^2} + x}} =  + \infty \\
\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {1^ - }} \frac{{\sqrt {x + 9}  - 3}}{{{x^2} + x}} =  - \infty 
\end{array} \right.\) => x = -1 là tiệm cận đứng

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {x + 9}  - 3}}{{{x^2} + x}} = \frac{1}{6}\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 175899

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SB = 2a. Góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng đáy bằng

Xem đáp án

Ta có AB là hình chiếu của SB trên (ABCD).

Góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng đáy bằng góc giữa SB và AB.

Tam giác SAB vuông tại A, \(\cos \widehat {ABS} = \frac{{AB}}{{SB}} = \frac{1}{2} \Rightarrow \widehat {ABS} = {60^{\rm{o}}}\)

 

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 175900

Trong không gian Oxyz,  mặt phẳng đi qua điểm A(2; -1; 2) và song song với mặt phẳng (P): 2x - y + 3z + 2 = 0 có phương trình là

Xem đáp án

Gọi mặt phẳng (Q) song song với mặt phẳng (P), mặt phẳng (Q) có dạng 2x - y + 3z + D = 0.

\(A\left( {2;\, - 1;\,2} \right) \in \left( Q \right)\)\ => D = -11.

Vậy mặt phẳng cần tìm là 2x - y + 3z - 11 = 0.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 175901

Từ một hộp chứa 11 quả cầu đỏ và 4 quả cầu màu xanh, lấy ngẫu nhiên đồng thời 3 quả cầu. Xác suất để lấy được 3 quả cầu màu xanh bằng:

Xem đáp án

Số phần tử không gian mẫu: \(n\left( \Omega  \right) = C_{15}^3 = 455\) ( phần tử ).

Gọi A là biến cố: “ lấy được 3 quả cầu màu xanh”.

Khi đó, \(n\left( A \right) = C_4^3 = 4\) ( phần tử ).

Xác suất \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 175902

\(\int\limits_1^2 {{e^{3x - 1}}{\rm{d}}x} \) bằng:

Xem đáp án

Ta có: \(\int\limits_1^2 {{e^{3x - 1}}{\rm{d}}x}  = \frac{1}{3}\left. {{e^{3x - 1}}} \right|_1^2 = \frac{1}{3}\left( {{e^5} - {e^2}} \right)\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 175903

Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = {x^4} - 4{x^2} + 9\) trên đoạn [-2; 3] bằng:

Xem đáp án

Hàm số đã cho xác định và liên tục trên đoạn [-2; 3]

Ta có: \(y' = 4{x^3} - 8x\)

\(y' = 0 \Leftrightarrow 4{x^3} - 8x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0 \in \left[ { - 2;\,3} \right]\\
x =  \pm \sqrt 2  \in \left[ { - 2;\,3} \right]
\end{array} \right.\)

Ta có: \(f\left( { - 2} \right) = 9,f\left( 3 \right) = 54,f\left( 0 \right) = 9,f\left( { - \sqrt 2 } \right) = 5,f\left( {\sqrt 2 } \right) = 5\)

Vậy giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn [-2; 3] bằng f(3) = 54

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 175904

Tìm hai số thực x và y thỏa mãn \(\left( {2x - 3yi} \right) + \left( {1 - 3i} \right) = x + 6i\) với i là đơn vị ảo.

Xem đáp án

Ta có: \(\left( {2x - 3yi} \right) + \left( {1 - 3i} \right) = x + 6i\)

\(\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow x + 1 - \left( {3y + 9} \right)i = 0\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x + 1 = 0\\
3y + 9 = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x =  - 1\\
y =  - 3
\end{array} \right.
\end{array}\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 175905

Cho hình chóp S.ABC  có đáy là tam giác vuông đỉnh B, AB = a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA = 2a. Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC) bằng

Xem đáp án

Trong tam giác SAB dựng AH vuông góc SB thì \(AH \bot \left( {SBC} \right)\) do đó khoảng cách cần tìm là AH. Ta có: \(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{B^2}}} = \frac{5}{{4{a^2}}}\) suy ra \(AH = \frac{{2a\sqrt 5 }}{5}\).

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 175906

Cho \(\int\limits_{16}^{55} {\frac{{{\rm{d}}x}}{{x\sqrt {x + 9} }}}  = a\ln 2 + b\ln 5 + c\ln 11\) với a, b, c là các số hữu tỉ. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Đặt \(t = \sqrt {x + 9}  \Rightarrow {t^2} = x + 9 \Rightarrow 2t{\rm{d}}t = {\rm{d}}x\).

Đổi cận:

x 16 55
t 5 8

\(\begin{array}{l}
\int\limits_{16}^{55} {\frac{{{\rm{d}}x}}{{x\sqrt {x + 9} }}}  = \int\limits_5^8 {\frac{{2t{\rm{d}}t}}{{\left( {{t^2} - 9} \right)t}}}  = 2\int\limits_5^8 {\frac{{{\rm{d}}t}}{{{t^2} - 9}}}  = \frac{1}{3}\left( {\int\limits_5^8 {\frac{{{\rm{d}}t}}{{t - 3}}}  - \int\limits_5^8 {\frac{{{\rm{d}}t}}{{t + 3}}} } \right)\\
 = \left. {\frac{1}{3}\left( {\ln \left| {x - 3} \right| - \ln \left| {x + 3} \right|} \right)} \right|_5^8 = \frac{2}{3}\ln 2 + \frac{1}{3}\ln 5 - \frac{1}{3}\ln 11
\end{array}\)

Vậy \(a = \frac{2}{3};b = \frac{1}{3};c =  - \frac{1}{3}\). Mệnh đề a - b = -c đúng.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 175907

Một chiếc bút chì khối lăng trụ lục giác đều có cạnh đáy 3mm và chiều cao bằng 200mm. Thân bút chì được làm bằng gỗ và phần lõi được làm bằng than chì. Phần lõi có dạng khối trụ có ciều cao bằng chiều dài của bút chì và đáy là hình tròn bán kính 1mm. Giả định 1m3gỗ có giá trị a (triệu đồng), 1m3 than chì có giá trị 8a (triệu đồng). khi đó giá nguyên vật liệu làm một chiếc bút chì như trên gần nhất với kết quả nào sau đây?

Xem đáp án

Thể tích phần phần lõi được làm bằng than chì: \({V_r} = \pi {R^2}h = \pi {.10^{ - 6}}.0,2 = 0,{2.10^{ - 6}}\pi \) m3

Thể tích chiếc bút chì khối lăng trụ lục giác đều:

\(V = B.h = \frac{{3\sqrt 3 }}{2}.{\left( {{{3.10}^{ - 3}}} \right)^2}.0,2 = \frac{{27\sqrt 3 }}{{10}}{.10^{ - 6}}\left( {{m^3}} \right)\).

Thể tích phần thân bút chì được làm bằng gỗ: \({V_t} = V - {V_r} = \frac{{27\sqrt 3 }}{{10}}{.10^{ - 6}} - 0,{2.10^{ - 6}}\pi \) (m3).

Giá nguyên vật liệu làm một chiếc bút chì:

\(0,{2.10^{ - 6}}\pi .8a + \left( {\frac{{27\sqrt 3 }}{{10}}{{.10}^{ - 6}} - 0,{{2.10}^{ - 6}}\pi } \right)a \approx 9,{07.10^{ - 6}}.a\) (triệu đồng).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 175908

Hệ số của x5 trong khai triển nhị thức \(x{\left( {2x - 1} \right)^6} + {\left( {3x - 1} \right)^8}\) bằng

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}
x{\left( {2x - 1} \right)^6} + {\left( {3x - 1} \right)^8}\\
 = x\sum\limits_{k = 0}^6 {C_6^k.{{\left( {2x} \right)}^k}.{{\left( { - 1} \right)}^{6 - k}}}  + \sum\limits_{l = 0}^8 {C_8^l.{{\left( {3x} \right)}^l}.{{\left( { - 1} \right)}^{8 - l}}} \\
 = x\sum\limits_{k = 0}^6 {C_6^k.{{\left( {2x} \right)}^k}.{{\left( { - 1} \right)}^{6 - k}}}  + \sum\limits_{l = 0}^8 {C_8^l.{{\left( {3x} \right)}^l}.{{\left( { - 1} \right)}^{8 - l}}} 
\end{array}\)

Suy ra hệ số của x5 trong khai triển nhị thức là: 

\(C_6^4.{\left( 2 \right)^4}.{\left( { - 1} \right)^{6 - 4}} + C_8^5.{\left( 3 \right)^5}.{\left( { - 1} \right)^{6 - 5}} =  - 13368\)

 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 175909

Cho hình  chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = a, BC = 2a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA = a. Khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và SB bằng

Xem đáp án

Dựng điểm E sao cho ACBE là hình bình hành,

Khi đó: AC // EB => AC //(SEB)

=> d(AC, SB) =d(AC, (SBE)) = d(A, (SBE)) (1)

Kẻ \(AI \bot EB\left( {I \in EB} \right)\),

kẻ \(AH \bot SI\left( {H \in SI} \right)\) => d(A, (SEB)) =AH (2)

Tam giác AEB vuông tại A: \(\frac{1}{{A{I^2}}} = \frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{E^2}}} = \frac{1}{{4{a^2}}} + \frac{1}{{{a^2}}} = \frac{5}{{4{a^2}}}\)

Xét tam giác SAI, ta có: \(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{I^2}}} = \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{5}{{4{a^2}}} = \frac{9}{{4{a^2}}} \Rightarrow AH = \frac{2}{3}a\) (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra \(h = d\left( {AC,SB} \right) = \frac{{2a}}{3}\)

 

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 175910

Xét các điểm số phức z thỏa mãn \(\left( {\overline z  + i} \right)\left( {z + 2} \right)\) là số thuần ảo. Trên mặt phẳng tạo độ, tập hợp tất cả các điểm biểu diễn số phức z là một đường tròn có bán kính bằng

Xem đáp án

Gọi \(z = a + bi\,\,\left( {a,b \in R} \right)\).

Ta có: \(\left( {\overline z  + i} \right)\left( {z + 2} \right) = \left( {a - bi + i} \right)\left( {a + bi + 2} \right) = \left( {{a^2} + 2a + {b^2} - b} \right) + \left( {a - 2b + 2} \right)i\)

Vì \(\left( {\overline z  + i} \right)\left( {z + 2} \right)\) là số thuần ảo nên ta có: \({a^2} + 2a + {b^2} - b = 0\)

\( \Leftrightarrow {\left( {a + 1} \right)^2} + {\left( {b - \frac{1}{2}} \right)^2} = \frac{5}{4}\)

Trên mặt phẳng tạo độ, tập hợp tất cả các điểm biểu diễn số phức z là một đường tròn có bán kính bằng \(\frac{{\sqrt 5 }}{2}\).

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 175911

Ông A dự định sử dụng hết 6,5m2 kính để làm một bể cá bằng kính có dạng hình hộp chữ nhật không nắp, chiều dài gấp đôi chiều rộng (các mối ghép có kích thước không đáng kể). Bể cá có dung tích lớn nhất bằng bao nhiêu (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)?

Xem đáp án

Giả sử bể cá có kích thước như hình vẽ.

Ta có: \(2{x^2} + 2xh + 4xh = 6,5 \Leftrightarrow h = \frac{{6,5 - 2{x^2}}}{{6x}}\).

Do h > 0, x > 0 nên \(6,5 - 2{x^2} > 0 \Leftrightarrow 0 < x < \frac{{\sqrt {13} }}{2}\).

Lại có \(V = 2{x^2}h = \frac{{6,5x - 2{x^3}}}{3} = f\left( x \right)\), với \(x \in \left( {0;\frac{{\sqrt {13} }}{2}} \right)\).

\(f'\left( x \right) = \frac{{13}}{6} - 2{x^2},f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x =  \pm \frac{{\sqrt {39} }}{6}\).

Vậy \(V \le f\left( {\frac{{\sqrt {39} }}{6}} \right) = \frac{{13\sqrt {39} }}{{54}} \approx 1,50\,{{\rm{m}}^3}\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 175912

Một chất điểm A xuất phát từ O, chuyển động thẳng với vận tốc biến thiên theo thời gian bởi quy luật \(v(t) = \frac{1}{{180}}{t^2} + \frac{{11}}{{18}}t\,\left( {m/s} \right)\), trong đó t (giây) là khoảng thời gian tính từ lúc A bắt đầu chuyển động. Từ trạng thái nghỉ, một chất điểm B cũng xuất phát từ O, chuyển động thẳng cùng hướng với A nhưng chậm hơn 5 giây so với A và có gia tốc bằng a (m/s2) (a là hằng số). Sau khi B xuất phát được 10 giây thì đuổi kịp A. Vận tốc của B tại thời điểm đuổi kịp A bằng  

Xem đáp án

+) Từ đề bài, ta suy ra: tính từ lúc chất điểm A bắt đầu chuyển động cho đến khi bị chất điểm B bắt kịp thì A đi được 15 giây, B đi được 10 giây.

+) Biểu thức vận tốc của chất điểm B có dạng \({v_B}\left( t \right) = \int {a{\rm{d}}t}  = at + C\), lại có \({v_B}\left( 0 \right) = 0\) nên \({v_B}\left( t \right) = at\).

+) Từ lúc chất điểm A bắt đầu chuyển động cho đến khi bị chất điểm B bắt kịp thì quãng đường hai chất điểm đi được là bằng nhau. Do đó

\(\int\limits_0^{15} {\left( {\frac{1}{{180}}{t^2} + \frac{{11}}{{18}}t} \right){\rm{d}}t}  = \int\limits_0^{10} {at{\rm{d}}t}  \Leftrightarrow 75 = 50a \Leftrightarrow a = \frac{3}{2}\).

Từ đó, vận tốc của B tại thời điểm đuổi kịp A bằng \({v_B}\left( {10} \right) = \frac{3}{2}.10 = 15(m/s)\).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 175913

Trong không gian Oxyz, cho điểm A(1; 2;3) và đường thẳng \(d:\frac{{x - 3}}{2} = \frac{{y - 1}}{1} = \frac{{z + 7}}{{ - 2}}\). Đường thẳng đi qua A, vuông góc với d và cắt trục Ox có phương trình là 

Xem đáp án

Gọi \(\Delta\) là đường thẳng cần tìm và \(B = \Delta  \cap Ox \Rightarrow B\left( {b;\,0;\,0} \right)\) và \(\overrightarrow {BA}  = \left( {1 - b;\,2;\,3} \right)\).

Do \(\Delta  \bot d\), \(\Delta\) qua A nên \(\overrightarrow {BA} .\overrightarrow {{u_d}}  = 0 \Leftrightarrow 2\left( {1 - b} \right) + 2 - 6 = 0 \Leftrightarrow b =  - 1\).

Từ đó \(\Delta\) qua B(-1; 0; 0), có một véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow {BA}  = \left( {2;\,2;\,3} \right)\) nên có phương trình

\(\Delta :\left\{ \begin{array}{l}
x =  - 1 + 2t\\
y = 2t\\
z = 3t
\end{array} \right.\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 175914

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của tham số m sao cho phương trình \({16^x} - m{.4^{x + 1}} + 5{m^2} - 45 = 0\) có hai nghiệm phân biệt. Hỏi S có bao nhiêu phần tử?

Xem đáp án

Đặt \(t = {4^x}\), t > 0. Phương trình đã cho trở thành

\({t^2} - 4mt + 5{m^2} - 45 = 0\)    (*).

Với mỗi nghiệm t > 0 của phương trình (*) sẽ tương ứng với duy nhất một nghiệm x của phương trình ban đầu. Do đó, yêu cầu bài toán tương đương phương trình (*) có hai nghiệm dương phân biệt. Khi đó

\(\left\{ \begin{array}{l}
\Delta ' > 0\\
S > 0\\
P > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 - {m^2} + 45 > 0\\
4m > 0\\
5{m^2} - 45 > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 - 3\sqrt 5  < m < 3\sqrt 5 \\
m > 0\\
\left[ \begin{array}{l}
m <  - 3\\
m > 3
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow 3 < m < 3\sqrt 5 \).

Do \(m \in Z\) nên \(m \in \left\{ {4;\,5;\,6} \right\}\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 175915

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số \(y = \frac{{x + 2}}{{x + 5m}}\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;\, - 10} \right)\)?

Xem đáp án

+) Tập xác định D = R\{-5m}.

+) \(y' = \frac{{5m - 2}}{{{{\left( {x + 5m} \right)}^2}}}\).

+) Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;\, - 10} \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
5m - 2 > 0\\
 - 5m \ge  - 10
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m > \frac{2}{5}\\
m \le 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{2}{5} < m \le 2\).

Do \(m \in Z\) nên \(m \in \left\{ {1;2} \right\}\).

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 175916

Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của m để hàm số \(y = {x^8} + \left( {m - 2} \right){x^5} - \left( {{m^2} - 4} \right){x^4} + 1\) đạt cực tiểu tại x = 0

Xem đáp án

Ta có: \(y' = 8{x^7} + 5\left( {m - 2} \right){x^4} - 4\left( {{m^2} - 4} \right){x^3} = {x^3}\left[ {\underbrace {8{x^4} + 5\left( {m - 2} \right)x - 4\left( {{m^2} - 4} \right)}_{g'\left( x \right)}} \right]\).

Ta xét các trường hợp sau

* Nếu \({m^2} - 4 = 0 \Rightarrow m =  \pm 2.\)

    Khi \(m = 2 \Rightarrow y' = 8{x^7} \Rightarrow x = 0\) là điểm cực tiểu.

    Khi m = -2  \( \Rightarrow y' = {x^4}\left( {8{x^4} - 20} \right) \Rightarrow x = 0\) không là điểm cực tiểu.

* Nếu \({m^2} - 4 \ne 0 \Rightarrow m \ne  \pm 2.\)

Khi đó ta có

\(y' = {x^2}\left[ {8{x^5} + 5\left( {m - 2} \right){x^2} - 4\left( {{m^2} - 4} \right)x} \right]\)

Số cực trị của hàm \(y = {x^8} + \left( {m - 2} \right){x^5} - \left( {{m^2} - 4} \right){x^4} + 1\) bằng số cực trị của hàm g'(x)

\(\left\{ \begin{array}{l}
g'\left( x \right) = 8{x^5} + 5\left( {m - 2} \right){x^2} - 4\left( {{m^2} - 4} \right)x\\
g''\left( x \right) = 40{x^4} + 100\left( {m - 2} \right)x - 4\left( {{m^2} - 4} \right)
\end{array} \right.\)

Nếu x = 0 là điểm cực tiểu thì g''(x) > 0 . Khi đó

\( - 4\left( {{m^2} - 4} \right) > 0 \Leftrightarrow {m^2} - 4 < 0 \Rightarrow  - 2 < m < 2 \Rightarrow m = \left\{ { - 1;0;1} \right\}\)

Vậy có 4 giá trị nguyên của m.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 175917

Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có tâm O. Gọi I là tâm hình vuông A'B'C'D' và M là điểm thuộc đoạn thẳng OI sao cho MO = 2MI(tham khảo hình vẽ). Khi đó cosin của góc tạo bởi hai mặt phẳng (MC'D') và (MAB) bằng

Xem đáp án

Không mất tính tổng quát, ta giả sử các cạnh của hình lập phương bằng 6.

Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của D'C' và AB. Khi đó ta có

\(MP = \sqrt {I{M^2} + I{P^2}}  = \sqrt {10} ,MQ = \sqrt {34} ,PQ = 6\sqrt 2 .\)

Áp dụng định lí côsin ta được

\({\rm{cos}}PMQ = \frac{{M{P^2} + M{Q^2} - P{Q^2}}}{{2MP.MQ}} = \frac{{ - 14}}{{\sqrt {340} }}\).

Góc \(\alpha \) là góc giữa hai mặt phẳng (MC'D') và (MAB) ta có

\(\cos \alpha  = \frac{{14}}{{\sqrt {340} }} = \frac{{7\sqrt {85} }}{{85}}\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 175918

Có bao nhiêu số phức z thoả mãn \(\left| z \right|\left( {z - 4 - i} \right) + 2i = \left( {5 - i} \right)z\).

Xem đáp án

Ta có: \(\left| z \right|\left( {z - 4 - i} \right) + 2i = \left( {5 - i} \right)z \Leftrightarrow z\left( {\left| z \right| - 5 + i} \right) = 4\left| z \right| + \left( {\left| z \right| - 2} \right)i\)

Lấy môđun 2 vế phương trình trên ta được

\(\left| z \right|\sqrt {{{\left( {\left| z \right| - 5} \right)}^2} + 1}  = \sqrt {{{\left( {4\left| z \right|} \right)}^2} + {{\left( {\left| z \right| - 2} \right)}^2}} \).

Đặt t = |z|, \(t \ge 0\) ta được

\(t\sqrt {{{\left( {t - 5} \right)}^2} + 1}  = \sqrt {{{\left( {4t} \right)}^2} + {{\left( {t - 2} \right)}^2}}  \Leftrightarrow \left( {t - 1} \right)\left( {{t^3} - 9{t^2} + 4} \right) = 0\).

Phương trình có 3 nghiệm phân biệt \(t \ge 0\)  vậy có 3 số phức z  thoả mãn.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 175919

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 9\) và điểm A(2; 3;-1). Xét các điểm M thuộc (S) sao cho đường thẳng AM tiếp xúc với (S), M luôn thuộc mặt phẳng có phương trình 

Xem đáp án

Mặt cầu (S) có tâm I(-1;-1;-1) và bán kính R = 3.

* Ta tính được \(AI = 5,AM = \sqrt {A{I^2} - {R^2}}  = 4\).

* Phương trình mặt cầu (S') tâm A(2;3;-1), bán kính AM = 4 là:

\({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 16\).

* M luôn thuộc mặt phẳng \(\left( P \right) = \left( S \right) \cap \left( {S'} \right)\) có phương trình: 3x + 4y - 2 = 0.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 175920

Cho hàm số \(y = \frac{1}{4}{x^4} - \frac{7}{2}{x^2}\) có đồ thị (C). Có bao nhiêu điểm A thuộc (C) sao cho tiếp tuyến của (C) tại A cắt (C) tại hai điểm phân biệt \(M\left( {{x_1};{y_1}} \right),N\left( {{x_2};{y_2}} \right)\) (M, N khác A) thỏa mãn \({y_1} - {y_2} = 6\left( {{x_1} - {x_2}} \right)\) ?

Xem đáp án

* Nhận xét đây là hàm số trùng phương có hệ số a > 0.

* Ta có y' = x3 - 7x nên suy ra hàm số có 3 điểm cực trị \(\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 0}\\
{x =  - \sqrt 7 }\\
{{x_0} = \sqrt 7 }
\end{array}} \right.\).

* Phương trình tiếp tuyến tại \(A\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) ( là đường thẳng qua hai điểm M, N) có hệ số góc:

\(k = \frac{{{y_1} - {y_2}}}{{{x_1} - {x_2}}} = 6\). Do đó để tiếp tuyến tại \(A\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) có hệ số góc k = 6 > 0 và cắt (C) tại hai điểm phân biệt \(M\left( {{x_1};{y_1}} \right),N\left( {{x_2};{y_2}} \right)\) thì \( - \sqrt 7  < {x_0} < 0\) và \({x_0} \ne  - \frac{{\sqrt {21} }}{3}\) (hoành độ điểm uốn).

* Ta có phương trình: \(y'\left( {{x_0}} \right) = 6 \Leftrightarrow x_0^3 - 7{x_0} - 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{x_0} =  - 2}\\
{{x_0} =  - 1}\\
{{x_0} = 3{\rm{ (}}l{\rm{)}}}
\end{array}} \right.\).

Vậy có 2 điểm A thỏa yêu cầu.

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 175921

Cho hai hàm số \(f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx - \frac{1}{2}\) và \(g\left( x \right) = d{x^2} + ex + 1\) \(\left( {a,b,c,d,e \in R} \right)\). Biết rằng đồ thị của hàm số y = f(x) và y = g(x) cắt nhau tại ba điểm có hoành độ lần lượt là -3; -1; 1 (tham khảo hình vẽ). Hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị đã cho có diện tích bằng

Xem đáp án

Diện tích hình phẳng cần tìm là

\(\begin{array}{l}
S = \int\limits_{ - 3}^{ - 1} {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x}  + \int\limits_{ - 1}^1 {\left[ {g\left( x \right) - f\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} \\
 = \int\limits_{ - 3}^{ - 1} {\left[ {a{x^3} + \left( {b - d} \right){x^2} + \left( {c - e} \right)x - \frac{3}{2}} \right]{\rm{d}}x}  - \int\limits_{ - 1}^1 {\left[ {a{x^3} + \left( {b - d} \right){x^2} + \left( {c - e} \right)x - \frac{3}{2}} \right]{\rm{d}}x} 
\end{array}\).

Trong đó phương trình \(a{x^3} + \left( {b - d} \right){x^2} + \left( {c - e} \right)x - \frac{3}{2} = 0\) (*) là phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số y = f(x) và y = g(x).

Phương trình (*) có nghiệm -3; -1; 1 nên

\(\left\{ \begin{array}{l}
 - 27a + 9\left( {b - d} \right) - 3\left( {c - e} \right) - \frac{3}{2} = 0\\
 - a + \left( {b - d} \right) - \left( {c - e} \right) - \frac{3}{2} = 0\\
a + \left( {b - d} \right) + \left( {c - e} \right) - \frac{3}{2} = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 - 27a + 9\left( {b - d} \right) - 3\left( {c - e} \right) = \frac{3}{2}\\
 - a + \left( {b - d} \right) - \left( {c - e} \right) = \frac{3}{2}\\
a + \left( {b - d} \right) + \left( {c - e} \right) = \frac{3}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = \frac{1}{2}\\
\left( {b - d} \right) = \frac{3}{2}\\
\left( {c - e} \right) =  - \frac{1}{2}
\end{array} \right.\).

Vậy \(S = \int\limits_{ - 3}^{ - 1} {\left[ {\frac{1}{2}{x^3} + \frac{3}{2}{x^2} - \frac{1}{2}x - \frac{3}{2}} \right]{\rm{d}}x}  - \int\limits_{ - 1}^1 {\left[ {\frac{1}{2}{x^3} + \frac{3}{2}{x^2} - \frac{1}{2}x - \frac{3}{2}} \right]{\rm{d}}x}  = 2 - \left( { - 2} \right) = 4\).

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 175922

 Cho khối lăng trụ ABC.A'B'C', khoảng cách từ C đến đường thẳng BB' bằng 2, khoảng cách từ A đến các đường thẳng BB' và CC' lần lượt bằng 1 và \(\sqrt 3 \), hình chiếu vuông góc của A lên mặt phẳng (A'B'C) là trung điểm M  của B'C' và \(A'M = \frac{{2\sqrt 3 }}{3}\). Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng

Xem đáp án

Gọi N là trung điểm BC. Kẻ \(AE \bot BB'\) tại E, \(AF \bot CC'\) tại F.

Ta có \(EF \cap MN = H\) nên H là trung điểm EF.

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
AE \bot AA'\\
AF \bot AA'
\end{array} \right. \Rightarrow AA' \bot \left( {AEF} \right) \Rightarrow AA' \bot EF \Rightarrow EF \bot BB'\).

Khi đó \(d\left( {A,BB'} \right) = AE = 1,d\left( {A,CC'} \right) = AF = \sqrt 3 ,d\left( {C,BB'} \right) = EF = 2\).

Nhận xét: \(A{E^2} + A{F^2} = E{F^2}\) nên tam giác AEFF vuông tại A, suy ra \(AH = \frac{{EF}}{2} = 1\).

Ta lại có \(\left\{ \begin{array}{l}
AA' \bot \left( {AEF} \right)\\
MN//AA'
\end{array} \right. \Rightarrow MN \bot \left( {AEF} \right) \Rightarrow MN \bot AH\).

Tam giác AMN vuông tại A có đường cao AH nên \(\frac{1}{{A{M^2}}}\) \( = \frac{1}{{A{H^2}}} - \frac{1}{{A{N^2}}} = 1 - \frac{3}{4} \Rightarrow AM = 2\).

Mặt khác \(\left\{ \begin{array}{l}
\left( {AA'NM} \right) \bot \left( {ABC} \right)\\
\left( {AA'NM} \right) \bot \left( {AEF} \right)\\
\left( {AA'NM} \right) \cap \left( {ABC} \right) = AN\\
\left( {AA'NM} \right) \cap \left( {AEF} \right) = AH
\end{array} \right. \Rightarrow \) Góc giữa mặt phẳng (ABC) và (AEF) là \(\widehat {HAN}\).

Hình chiếu của tam giác ABC lên mặt phẳng (AEF) là tam giác AEF nên \({S_{\Delta AEF}} = {S_{\Delta ABC}}.\cos \widehat {HAN} \Rightarrow \frac{1}{2}AE.AF = {S_{\Delta ABC}}.\frac{{AH}}{{AN}} \Rightarrow {S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}.\frac{{AE.AF.AN}}{{AH}} = \frac{1}{2}.\frac{{1.\sqrt 3 .\frac{{2\sqrt 3 }}{3}}}{1} = 1\).

Vậy \({V_{ABC.A'B'C'}} = {S_{\Delta ABC}}.AM = 2\).

 

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 175923

Ba bạn A,B,C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng một số tự nhiên thuộc đoạn [1; 17]. Xác suất để ba số được viết ra có tổng chia hết cho 3 bằng

Xem đáp án

Không gian mẫu có số phần tử là \({17^3} = 4913\).

Lấy một số tự nhiên từ 1 đến 17 ta có các nhóm số sau:

*) Số chia hết cho 3: có 5 số thuộc tập \(\left\{ {3;6;9;12;15} \right\}\).

*) Số chia cho 3 dư 1: có 6 số thuộc tập \(\left\{ {1;4;7;10;13;16} \right\}\).

*) Số chia cho 3 dư 2: có 6 số thuộc tập \(\left\{ {2;5;8;11;14;17} \right\}\).

Ba bạn A, B, C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng một số tự nhiên thuộc đoạn [1; 17] thỏa mãn ba số đó có tổng chia hết cho 3 thì các khả năng xảy ra như sau:

  • TH1: Ba số đều chia hết cho 3 có \({5^3} = 125\) cách.
  • TH2: Ba số đều chia cho 3 dư 1 có \({6^3} = 216\) cách.
  • TH3: Ba số đều chia cho 3 dư 2 có \({6^3} = 216\) cách.
  • TH4: Một số chia hết cho 3, một số chia cho 3 dư 1, chia cho 3 dư 2 có 5.6.3!=1080 cách.

Vậy xác suất cần tìm là \(\frac{{125 + 216 + 216 + 1080}}{{4913}} = \frac{{1637}}{{4913}}\).

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 175924

Cho a > 0, b > 0 thỏa mãn \({\log _{3a + 2b + 1}}\left( {9{a^2} + {b^2} + 1} \right) + {\log _{6ab + 1}}\left( {3a + 2b + 1} \right) = 2\). Giá trị của a + 2b bằng

Xem đáp án

Ta có a > 0, b > 0 nên \(\left\{ \begin{array}{l}
3a + 2b + 1 > 1\\
9{a^2} + {b^2} + 1 > 1\\
6ab + 1 > 1
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\log _{3a + 2b + 1}}\left( {9{a^2} + {b^2} + 1} \right) > 0\\
{\log _{6ab + 1}}\left( {3a + 2b + 1} \right) > 0
\end{array} \right.\).

Áp dụng BĐT Cô-si cho hai số dương ta được

\({\log _{3a + 2b + 1}}\left( {9{a^2} + {b^2} + 1} \right) + {\log _{6ab + 1}}\left( {3a + 2b + 1} \right) \ge 2\sqrt {{{\log }_{3a + 2b + 1}}\left( {9{a^2} + {b^2} + 1} \right) + {{\log }_{6ab + 1}}\left( {3a + 2b + 1} \right)} \)

\(\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow 2 \ge 2\sqrt {{{\log }_{6ab + 1}}\left( {9{a^2} + {b^2} + 1} \right)}  \Leftrightarrow {\log _{6ab + 1}}\left( {9{a^2} + {b^2} + 1} \right) \le 1 \Leftrightarrow 9{a^2} + {b^2} + 1 \le 6ab + 1\\
 \Leftrightarrow {\left( {3a - b} \right)^2} \le 0 \Leftrightarrow 3a = b
\end{array}\).

Vì dấu “=” đã xảy ra nên

\({\log _{3a + 2b + 1}}\left( {9{a^2} + {b^2} + 1} \right) = {\log _{6ab + 1}}\left( {3a + 2b + 1} \right) \Leftrightarrow {\log _{3b + 1}}\left( {2{b^2} + 1} \right) = {\log _{2{b^2} + 1}}\left( {3b + 1} \right)\)

\( \Leftrightarrow 2{b^2} + 1 = 3b + 1 \Leftrightarrow 2{b^2} - 3b = 0 \Leftrightarrow b = \frac{3}{2}\) (vì b > 0). Suy ra \(a = \frac{1}{2}\).

Vậy \(a + 2b = \frac{1}{2} + 3 = \frac{7}{2}\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 175925

Cho hàm số \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 2}}\) có đồ thị (C). Gọi I là giao điểm của hai tiệm cận của (C). Xét tam giác đều ABI có hai đỉnh A,
B thuộc (C), đoạn thẳng AB có độ dài bằng

Xem đáp án

\(\left( C \right):y = \frac{{x - 1}}{{x + 2}} = 1 - \frac{3}{{x + 2}}\).

I(-2; 1) là giao điểm hai đường tiệm cận của (C).

Ta có: \(A\left( {a;1 - \frac{3}{{a + 2}}} \right) \in \left( C \right),B\left( {b;1 - \frac{3}{{b + 2}}} \right) \in \left( C \right)\).

\(\overrightarrow {IA}  = \left( {a + 2; - \frac{3}{{a + 2}}} \right),\overrightarrow {IB}  = \left( {b + 2; - \frac{3}{{b + 2}}} \right)\).

Đặt \({a_1} = a + 2,{b_1} = b + 2\left( {{a_1} \ne 0,{b_1} \ne 0,{a_1} \ne {b_1}} \right)\)

Tam giác ABI đều khi và chỉ khi

\(\left\{ \begin{array}{l}
I{A^2} = I{B^2}\\
\cos \left( {\overrightarrow {IA} ,\overrightarrow {IB} } \right) = \cos 60^\circ 
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a_1^2 + \frac{9}{{a_1^2}} = b_1^2 + \frac{9}{{b_1^2}}\\
\frac{{\overrightarrow {IA} .\overrightarrow {IB} }}{{IA.IB}} = \frac{1}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a_1^2 + \frac{9}{{a_1^2}} = b_1^2 + \frac{9}{{b_1^2}}\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\
\frac{{{a_1}{b_1} + \frac{9}{{{a_1}{b_1}}}}}{{a_1^2 + \frac{9}{{a_1^2}}}} = \frac{1}{2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)
\end{array} \right.\).

Ta có (1) \( \Leftrightarrow a_1^2 - b_1^2 + 9\left( {\frac{1}{{a_1^2}} - \frac{1}{{b_1^2}}} \right) = 0 \Leftrightarrow a_1^2 - b_1^2 - 9\left( {\frac{1}{{b_1^2}} - \frac{1}{{a_1^2}}} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow a_1^2 - b_1^2 - 9\left( {\frac{{a_1^2 - b_1^2}}{{a_1^2b_1^2}}} \right) = 0 \Leftrightarrow \left( {a_1^2 - b_1^2} \right)\left( {1 - \frac{9}{{a_1^2b_1^2}}} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
a_1^2 = b_1^2\\
a_1^2b_1^2 = 9
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{a_1} = {b_1}\\
{a_1} =  - {b_1}\\
{a_1}{b_1} = 3\\
{a_1}{b_1} =  - 3
\end{array} \right.\).

Trường hợp a1 = b1 loại vì \[( \equiv /B,{a_1} =  - {b_1},{a_1}{b_1} =  - 3\) (loại vì không thỏa (2)).

Do đó \({a_1}{b_1} = 3\), thay vào (2) ta được \(\frac{{3 + \frac{9}{3}}}{{a_1^2 + \frac{9}{{a_1^2}}}} = \frac{1}{2} \Leftrightarrow a_1^2 + \frac{9}{{a_1^2}} = 12\).

Vậy \(AB = IA = \sqrt {a_1^2 + \frac{9}{{a_1^2}}}  = 2\sqrt 3 \)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 175926

Cho phương trình \({5^x} + m = {\log _5}\left( {x - m} \right)\) với m là tham số. Có bao nhiêu giá trị nguyên của \(m \in \left( { - 20;20} \right)\) để phương trình đã cho có nghiệm?

Xem đáp án

Điều kiện x > m 

Ta có \({5^x} + m = {\log _5}\left( {x - m} \right) \Leftrightarrow {5^x} + x = x - m + {\log _5}\left( {x - m} \right) \Leftrightarrow {5^x} + x = {5^{{{\log }_5}\left( {x - m} \right)}} + {\log _5}\left( {x - m} \right)\) (1) .

Xét hàm số \(f\left( t \right) = {5^t} + tf'\left( t \right) = {5^t}\ln 5 + 1 > 0,\forall t \in R\), do đó từ (1) suy ra \(x = {\log _5}\left( {x - m} \right) \Leftrightarrow m = x - {5^x}\).

Xét hàm số \(g\left( x \right) = x - {5^x},g'\left( x \right) = 1 - {5^x}.\ln 5,g'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = {\log _5}\frac{1}{{\ln 5}} =  - {\log _5}\ln 5 = {x_0}\).

Bảng biến thiên

Do đó để phương trình có nghiệm thì \(m \le g\left( {{x_0}} \right) \approx  - 0,92\).

Các giá trị nguyên của \(m \in \left( { - 20;20} \right)\) là {-19; =18;...;-1}, có 19 giá trị m thỏa mãn.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 175927

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S) có tâm I(-2; 1; 2) và đi qua điểm A(1; -2; -1). Xét các điểm B, C, D thuộc (S) sao cho AB, AC, AD đôi một vuông góc với nhau. Thể tích của khối tứ diện ABCD có giá trị lớn nhất bằng

Xem đáp án

Đặt AB = a, AC = b, AD = c thì ABCD là tứ diện vuông đỉnh A, nội tiếp mặt cầu (S).

Khi đó ABCD là tứ diện đặt ở góc A của hình hộp chữ nhật tương ứng có các cạnh AB, AC, AD và đường chéo AA' là đường kính của cầu. Ta có \({a^2} + {b^2} + {c^2} = 4{R^2}\).

Xét \( = {V_{ABCD}} = \frac{1}{6}abc \Leftrightarrow {V^2} = \frac{1}{{36}}{a^2}{b^2}{c^2}\).

Mà \({a^2} + {b^2} + {c^2} \ge 3\sqrt[3]{{{a^2}{b^2}{c^2}}} \Leftrightarrow {\left( {\frac{{{a^2} + {b^2} + {c^2}}}{3}} \right)^3} \ge {a^2}{b^2}{c^2} \Leftrightarrow {\left( {\frac{{4{R^2}}}{3}} \right)^3} \ge 36.{V^2}\)

\( \Leftrightarrow V \le {R^3}.\frac{{4\sqrt 3 }}{{27}}\)

Với \(R = IA = 3\sqrt 3 \).

Vậy \({V_{\max }} = 36\). 

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 175928

Cho hàm số f(x) thỏa mãn \(f\left( 2 \right) =  - \frac{2}{9}\) và \(f'\left( x \right) = 2x{\left[ {f\left( x \right)} \right]^2}\) với mọi \(x \in R\). Giá trị của \(x \in R\) bằng

Xem đáp án

Ta có \(f'\left( x \right) = 2x{\left[ {f\left( x \right)} \right]^2}\mathop  \Leftrightarrow \limits^{f\left( x \right) \ne 0} \frac{{f'\left( x \right)}}{{{{\left[ {f\left( x \right)} \right]}^2}}} = 2x \Leftrightarrow {\left[ {\frac{1}{{f\left( x \right)}}} \right]^\prime } =  - 2x \Leftrightarrow \frac{1}{{f\left( x \right)}} =  - {x^2} + C\).

Từ \(f\left( 2 \right) =  - \frac{2}{9}\) suy ra \(C =  - \frac{1}{2}\).

Do đó \(f\left( 1 \right) = \frac{1}{{ - {1^2} + \left( { - \frac{1}{2}} \right)}} =  - \frac{2}{3}\).

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 175929

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}
x = 1 + 3t\\
y = 1 + 4t\\
z = 1
\end{array} \right.\). Gọi \(\Delta \) là đường thẳng đi qua điểm A(1; 1;1) và có vectơ chỉ phương \(\vec u = \left( {1; - 2;2} \right)\). Đường phân giác của góc nhọn tạo bởi d và \(\Delta \) có phương trình là

Xem đáp án

Phương trình tham số đường thẳng \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l}
x = 1 + t'\\
y = 1 - 2t'\\
z = 1 + 2t'
\end{array} \right.\).

Chọn điểm \(B\left( {2; - 1;3} \right) \in \Delta \), AB = 3.

Điểm \(C\left( {\frac{{14}}{5};\frac{{17}}{5};1} \right)\) hoặc \(C\left( { - \frac{4}{5}; - \frac{7}{5};1} \right)\) nằm trên d thỏa mãn AC = AB.

Kiểm tra được điểm \(C\left( { - \frac{4}{5}; - \frac{7}{5};1} \right)\) thỏa mãn \(\widehat {BAC}\) nhọn.

Trung điểm của BC là \(I\left( {\frac{3}{5}; - \frac{6}{5};2} \right)\). Đường phân giác cần tìm là AI có vectơ chỉ phương

\(\vec u = \left( {2;11; - 5} \right)\) và có phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
x =  - 1 + 2t\\
y =  - 10 + 11t\\
z = 6 - 5t
\end{array} \right.\),

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 175930

Cho hai hàm số y = f(x), y = g(x). Hai hàm số y = f'(x), y = g'(x) có đồ thị như hình vẽ bên, trong đó đường cong đậm hơn là đồ thị của hàm số y = g'(x).

Hàm số \(h\left( x \right) = f\left( {x + 4} \right) - g\left( {2x - \frac{3}{2}} \right)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Kẻ đường thẳng y = 0 cắt đồ thị hàm số y = f'(x) tại A(a; 10), \(a \in \left( {8;10} \right)\). Khi đó ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
f\left( {x + 4} \right) > 10,khi\,3 < x + 4 < a\\
g\left( {2x - \frac{3}{2}} \right) \le 5,khi\,0 \le 2x - \frac{3}{2} < 11
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
f\left( {x + 4} \right) > 10,khi\, - 1 < x < 4\\
g\left( {2x - \frac{3}{2}} \right) \le 5,khi\,\frac{3}{4} \le x \le \frac{{25}}{4}
\end{array} \right.\).

Do đó \(h'\left( x \right) = f'\left( {x + 4} \right) - 2g'\left( {2x - \frac{3}{2}} \right) > 0\) khi \(\frac{3}{4} \le x < 4\).

Kiểu đánh giá khác:

Ta có \(h'\left( x \right) = f'\left( {x + 4} \right) - 2g'\left( {2x - \frac{3}{2}} \right)\).

Dựa vào đồ thị, \(\forall x \in \left( {\frac{9}{4};3} \right)\), ta có \(\frac{{25}}{4} < x + 4 < 7,f\left( {x + 4} \right) > f\left( 3 \right) = 10\);

\(3 < 2x - \frac{3}{2} < \frac{9}{2}\), do đó \(g\left( {2x - \frac{3}{2}} \right) < f\left( 8 \right) = 5\).

Suy ra \(h'\left( x \right) = f'\left( {x + 4} \right) - 2g'\left( {2x - \frac{3}{2}} \right) > 0,\forall x \in \left( {\frac{9}{4};3} \right)\). Do đó hàm số đồng biến trên \(\left( {\frac{9}{4};3} \right)\).

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »