Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Duy Tân
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Duy Tân
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
55 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho các số thực a, b, c. Mệnh đề nào sau đây đúng?
Đáp án A sai vì hai bất đẳng thức này chỉ tương đương khi c > 0.
Đáp án B đúng vì đây là tính chất của hai bất đẳng thức tương đương. Vậy chọn đán án B.
Đáp án C sai vì hai bất đẳng thức này chỉ tương đương khi \(\left\{ \begin{array}{l} 0 < a < b\\ 0 < c < d \end{array} \right.\).
Đáp án D sai vì hai bất đẳng thức này chỉ tương đương khi 0 < a < b.
Cho \({{180}^{0}}<\alpha <{{270}^{0}}\) và \(\sin \alpha =-\frac{1}{3}\). Giá trị của \(\cos \alpha \) là:
Vì \({{180}^{0}}<\alpha <{{270}^{0}}\) nên \(\cos \alpha <0\).
Ta có: \(\cos \alpha =-\sqrt{1-{{\sin }^{2}}\alpha }=-\frac{2\sqrt{2}}{3}\)
Phương trình \(f\left( x \right)=g\left( x \right)\) có tập xác định là D. Số \({{x}_{0}}\) là nghiệm của phương trình khi:
Theo định nghĩa x0 là nghiệm của một phương trình khi thuộc tập xác định của phương trình và làm cho mệnh đề \(''f\left( {{x}_{0}} \right)=g\left( {{x}_{0}} \right)''\) là một mệnh đề đúng.
Chọn đáp án đúng:
Theo định nghĩa tích vô hướng của 2 vectơ ta có \(\vec a.\vec b = \left| {\vec a} \right|.\left| {\vec b} \right|.\cos \left( {\vec a,\vec b} \right)\)
Vectơ pháp tuyến của đường thẳng d đi qua điểm phân biệt A(a;0) và B(0;b) là:
Ta có \(\overrightarrow{AB}=\left( -a;b \right)\).
Đường thẳng đi qua 2 điểm A,B nhận \(\overrightarrow{AB}=\left( -a;b \right)\) làm vectơ chỉ phương nên có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left( b;a \right)\) hoặc \(\overrightarrow{n}=\left( -b;-a \right)\).
Tập xác định của hàm số \(y = \frac{1}{{\sin x + \cos x}}\) là:
\(\begin{array}{l} \sin x + \cos x \ne 0\\ \Leftrightarrow \sqrt 2 \sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) \ne 0\\ \Leftrightarrow \sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) \ne 0\\ \Leftrightarrow x + \frac{\pi }{4} \ne k\pi \\ \Leftrightarrow x \ne - \frac{\pi }{4} + k\pi \end{array}\)
Vậy \(D = R\backslash \left\{ { - \frac{\pi }{4} + k\pi |k \in Z} \right\}\)
Nghiệm phương trình \(\frac{1}{{{\sin }^{2}}x}+\sqrt{3}.\cot x-1=0\) là:
\(\frac{1}{{{{\sin }^2}x}} + \sqrt 3 \cot x - 1 = 0\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 1 + {\cot ^2}x + \sqrt 3 \cot x - 1 = 0 \Leftrightarrow {\cot ^2}x + \sqrt 3 \cot x = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \cot x = 0\\ \cot x = - \sqrt 3 = \cot \left( { - \frac{\pi }{6}} \right) \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{2} + k\pi \\ x = - \frac{\pi }{6} + k\pi \end{array} \right.,(k \in Z) \end{array}\)
Trong một hộp đựng 10 viên bi cùng chất liệu và kích thước chỉ khác nhau về màu sơn. Trong các viên bi có 4 viên bi xanh và 6 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên lần lượt 2 viên bi. Tính xác xuất để lấy được một viên bi xanh và một viên bi đỏ ?
Ta có \(n(\Omega )=10.9=90\)
Biến cố A ‘Lấy được một bi xanh, một bi đỏ’
\(n(A)=4.6=24 \Rightarrow P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega )}=\frac{4}{15}\)
Cho dãy số : \( - 1;\frac{1}{3}; - \frac{1}{9};\frac{1}{{27}}; - \frac{1}{{81}}\). Khẳng định nào sai ?
Ta có
\(\begin{array}{l} \frac{1}{3} = - 1.\left( { - \frac{1}{3}} \right)\\ - \frac{1}{9} = \frac{1}{3}.\left( { - \frac{1}{3}} \right)\\ \frac{1}{{27}} = - \frac{1}{9}.\left( { - \frac{1}{3}} \right)\\ - \frac{1}{{81}} = \frac{1}{{27}}.\left( { - \frac{1}{3}} \right) \end{array}\)
Vậy dãy số trên là cấp số nhân với \({u_1} = - 1,q = - \frac{1}{3}\)
Áp dụng công thức số hạng tổng quát cấp số nhân ta có:
\({u_n} = {u_1}.{q^{n - 1}}\)
\(\begin{array}{l} = - 1.{\left( { - \frac{1}{3}} \right)^{n - 1}}\\ = {\left( { - 1} \right)^n}.\frac{1}{{{3^{n - 1}}}} \end{array}\)
Trong các giới hạn sau đây, giới hạn nào bằng 0 ?
\(\lim \frac{{2{n^2} - 3}}{{ - 2{n^3} - 4}} = 0\)
Tính đạo hàm của hàm số \(y = \cos \sqrt {1 + {x^2}} \)
\(y' = {\left( {{\rm{cos}}\sqrt {1 + {x^2}} } \right)^\prime } = - {\left( {\sqrt {1 + {x^2}} } \right)^\prime }.\sin \sqrt {1 + {x^2}} \)
\( = - \frac{{2x}}{{2\sqrt {1 + {x^2}} }}.\sin \sqrt {1 + {x^2}} = - \frac{x}{{\sqrt {1 + {x^2}} }}.\sin \sqrt {1 + {x^2}} \)
Trong mặt phẳng Oxy cho điểm \(M\left( -2;4 \right).\) Phép vị tự tâm O, tỉ số k=-2 biến điểm M thành điểm M'. Tìm tọa độ của điểm M' ?
\({V_{\left( {O,k} \right)}}M\left( {x;y} \right) = M'\left( {x';y'} \right) \Leftrightarrow \overrightarrow {OM'} = k\overrightarrow {OM} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x' = kx\\ y' = ky \end{array} \right. \Leftrightarrow M'\left( {4; - 8} \right)\)
Hình chiếu song song của một hình vuông không thể là hình nào trong các hình sau:
Đáp án A đúng vì là hình bình hành,theo tính chất.
Đáp án B đúng vì là hình vuông khi mặt phẳng chiếu song song với mặt phẳng chứa hình vuông và phương chiếu vuông góc với mặt phẳng chứa hình vuông đó.
Đáp án C sai vì Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đt song song hoặc trùng nhau.
Đáp án D đúng vì là đoạn thẳng, khi phương chiếu song song với mặt phẳng chứa hình vuông.
Cho tứ diện ABCD. Trong tam giác ABD vẽ đường trung tuyến BI và trọng tâm G. Lấy M thuộc đoạn thẳng BC. Tỉ số \(\frac{CM}{CB}\) phải bằng mấy để GM//(ACD)?
Để GM // (ACD) thì GM // CI.
Do đó, trong tam giác BCI ta có \(\frac{{CM}}{{CB}} = \frac{{IG}}{{IB}} = \frac{1}{3}\)
Khẳng định nào đúng?
Tính chất 1: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau.
Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\). Hàm số luôn đồng biến trên R khi nào?
\(y' = 3a{x^2} + 2bx + c \ge 0,\forall x \in R \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} a = b = 0,c > 0\\ a > 0;{b^2} - 3ac \le 0 \end{array} \right.\)
Biết đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\) có hai điểm cực trị A, B. Khi đó phương trình đường thẳng AB là:
\(y' = 3{x^2} - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = - 1 \end{array} \right.\)
\( \Rightarrow A(1; - 1),B( - 1;3)\) ⇒ AB:y = - 2x + 1
Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=x+\frac{9}{x}\) trên đoạn \(\left[ 2;4 \right]\) là:
Hàm số đã cho liên tục trên [2;4]
Ta có \(y' = 1 - \frac{9}{{{x^2}}} = \frac{{{x^2} - 9}}{{{x^2}}}\), \(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 3\quad \notin \left( {2;4} \right)\\ x = 3\;\;\; \in \left( {2;4} \right) \end{array} \right.\)
Ta có \(y(2) = \frac{{13}}{2};y(3) = 6;y(4) = \frac{{25}}{4}\)
Do đó \(\mathop {\min }\limits_{x \in \left[ {2;4} \right]} {\kern 1pt} y = y(3) = 6\)
Đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 2}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận?
Ta có \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+2}=\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+2}=2\) nên đồ thị hàm số có đường tiệm cận ngang là y=2.
Lại có \(\underset{x\to -{{2}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+2}=-\infty ;\underset{x\to -{{2}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+2}=+\infty \) nên đồ thị hàm số có đường tiệm cận đứng x=-2.
Vậy đồ thị hàm số đã cho có hai đường tiệm cận.
Hỏi khi m thay đổi đồ thị (Cm) của hàm số \(y = (1 - 2m){x^4} + 3m{x^2} - m - 1\) đi qua bao nhiêu điểm cố định ?
Gọi \(M({x_0};{y_0})\) là điểm cố định cần tìm.
Ta có \({y_0} = (1 - 2m)x_0^4 + 3mx_0^2 - m - 1,\forall m\)
\( \Leftrightarrow (2x_0^4 - 3x_0^2 + 1)m + {y_0} - x_0^4 + 1 = 0,\forall m \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2x_0^4 - 3x_0^2 + 1 = 0\\ {y_0} - x_0^4 + 1 = 0 \end{array} \right.\)
⇔ \(\left\{ \begin{array}{l} {x_0} = - 1\\ {y_0} = 0 \end{array} \right.\) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l} {x_0} = 1\\ {y_0} = 0 \end{array} \right.\) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l} {x_0} = - \frac{1}{{\sqrt 2 }}\\ {y_0} = - \frac{3}{4} \end{array} \right.\) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l} {x_0} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\\ {y_0} = - \frac{3}{4} \end{array} \right.\).
Vậy đồ thị hàm số đã cho đi qua bốn điểm cố định.
Cho hàm \(y=\frac{-x+5}{\,\,\,x+2}\) có đồ thị là (C). Viết phương trình tiếp tuyến của (C) sao cho tiếp tuyến đó song song với đường thẳng \(d:y=-\frac{1}{7}x+\frac{5}{7}\).
\(y'\left( {{x_0}} \right) = - \frac{1}{7} \Leftrightarrow \frac{{ - 7}}{{{{\left( {{x_0} + 2} \right)}^2}}} = \frac{{ - 1}}{7} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {x_0} = 5 \Rightarrow y\left( 5 \right) = 0 \Rightarrow pttt:y = - \frac{1}{7}x + \frac{5}{7}\,\,(\,{\rm{trù ng}}\,)\\ {x_0} = - 9 \Rightarrow y\left( { - 9} \right) = - 2 \Rightarrow pttt:y = - \frac{1}{7}x - \frac{{23}}{7} \end{array} \right.\)
Với những giá trị nào của tham số m thì \(\left( {{C_m}} \right):y = {x^3} - 3\left( {m + 1} \right){x^2} + 2\left( {{m^2} + 4m + 1} \right)x - 4m\left( {m + 1} \right)\) cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt có hoành độ lớn hơn 1?
Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị (C) và trục Ox:
\({x^3} - 3\left( {m + 1} \right){x^2} + 2\left( {{m^2} + 4m + 1} \right)x - 4m\left( {m + 1} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow \left( {x - 2} \right)\left( {{x^2} - \left( {3m + 1} \right)x + 2{m^2} + 2m} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x - 2 = 0\\ {x^2} - (3m + 1)x + 2{m^2} + 2m = 0 \end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 2\\ x = 2m\\ x = m + 1 \end{array} \right.\)
Yêu cầu bài toán \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 1 < 2m \ne 2\\ 1 < m + 1 \ne 2\\ 2m \ne m + 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{1}{2} < m \ne 1\\ 0 < m \ne 1\\ m \ne 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{1}{2} < m \ne 1\)
Vậy \(\frac{1}{2} < m \ne 1\)
Hàm số \(y = {\left( {4{x^2} - 1} \right)^{ - 4}}\) có tập xác định là:
Hàm số \(y={{x}^{\alpha }}\) có số mũ nguyên âm xác định khi \(x\ne 0\)
Suy ra hàm số xác định khi \(4{{x}^{2}}-1\ne 0\Leftrightarrow x\ne -\frac{1}{2};x\ne \frac{1}{2}\).
TXĐ \(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ -\frac{1}{2};\frac{1}{2} \right\}\)
Một học sinh 16 tuổi được hưởng tài sản thừa kế 200.000.000 VNĐ. Số tiền này được bảo quản trong một ngân hàng với kì hạn thanh toán 1 năm và học sinh này chỉ nhận được số tiền này khi đã đủ 18 tuổi. Biết rằng khi đủ 18 tuổi, số tiền mà học sinh này được nhận sẽ là 228.980.000 VNĐ. Vậy lãi suất kì hạn 1 năm của ngân hàng này là bao nhiêu?
\({{P}_{{}}}=228980000\]\[\Rightarrow 200.000.000{{\left( 1+r \right)}^{2}}=228.980.000\Leftrightarrow {{\left( 1+r \right)}^{2}}=1,1499\)
\(\Rightarrow 1+r=\sqrt{1,1499}=1,07\Rightarrow r=0.07=7%\)
Phương trình \({9^{ - 2{x^2} - 3x}} + {2.3^{ - 2{x^2} - 3x}} - 3 = 0\).
Đặt \(t = {3^{ - 2{x^2} - 3x}}\left( {t > 0} \right)\), phương trình trở thành: \({t^2} - 2t - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t = - 1(l)\\ t = 3\left( n \right) \end{array} \right.\)
\(t = 3 \Rightarrow - 2{x^2} - 3x = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 1(n)\\ x = - \frac{1}{2}\left( n \right) \end{array} \right.\).
Vậy pt có 2 nghiệm âm phân biệt.
Cho \({{\log }_{a}}x=2; {{\log }_{b}}x=3; {{\log }_{c}}x=4\). Giá trị của biểu thức \({{\log }_{{{a}^{2}}b\sqrt{c}}}x\) bằng:
\({\log _{{a^2}b\sqrt c }}x = \frac{1}{{{{\log }_x}{a^2}b\sqrt c }} = \frac{1}{{{{\log }_x}{a^2} + {{\log }_x}b + {{\log }_x}\sqrt c }} = \frac{1}{{2{{\log }_x}a + {{\log }_x}b + \frac{1}{2}{{\log }_x}c}} = \frac{{24}}{{35}}\)
Cho bất phương trình \({9^x} + \left( {m + 1} \right){3^x} + m > 0\left( 1 \right)\). Tìm tất cả các giá trị của tham số m để bất phương trình (1) có nghiệm đúng \(\forall x > 1\)?
Đặt \(t={{3}^{x}}\),vì x>1 nên t>3, bpt đã cho trở thành \({{t}^{2}}+\left( m+1 \right)t+m>0\) nghiệm đúng \(\forall t>3\)
\(\Leftrightarrow \frac{{{t}^{2}}-t}{t+1}>-m\) nghiệm đúng \(\forall t>3\)
Xét hàm số \(g\left( t \right)=t-2+\frac{2}{t+1},\forall t>3\), ta có \({g}'\left( t \right)=1-\frac{2}{{{\left( t+1 \right)}^{2}}}>0,\forall t>3\), hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( 3;+\infty \right)\) và \(g\left( 3 \right)=\frac{3}{2}\)
YCBT \(\Leftrightarrow -m<\frac{3}{2}\Leftrightarrow m>-\frac{3}{2}\)
Đẳng thức nào sai?
\(\int {\frac{{dx}}{x} = \ln \left| x \right| + C} .\) là đúng nên A sai
Cho biết \(\int\limits_a^d {f\left( x \right)dx = 5} ,\,\int\limits_b^d {f\left( x \right)dx = 2} \) và a < d < b. Khi đó \(\int\limits_a^b {f\left( x \right)dx} \) bằng bao nhiêu?
\(\int\limits_a^b {f\left( x \right)dx} = \int\limits_a^d {f\left( x \right)dx} + \int\limits_d^b {f\left( x \right)dx} = \int\limits_a^d {f\left( x \right)dx} - \int\limits_b^d {f\left( x \right)dx} = 5 - 2 = 3.\)
Biến đổi \(\int\limits_0^3 {\frac{x}{{1 + \sqrt {1 + x} }}dx} \) thành \(\int\limits_1^2 {f\left( t \right)dt} \) với \(t = \sqrt {1 + x} \). Khi đó f(t) là hàm số nào?
Đặt \(t = \sqrt {1 + x} \Rightarrow {t^2} = 1 + x \Rightarrow dx = 2tdt\)
Khi đó \(\int\limits_0^3 {\frac{x}{{1 + \sqrt {1 + x} }}dx} = \int\limits_1^2 {\frac{{{t^2} - 1}}{{1 + t}}.2tdt} = \int\limits_1^2 {2t\left( {t - 1} \right)} dt = \int\limits_1^2 {\left( {2{t^2} - 2t} \right)} dt.\)
Cho \(\int\limits_0^1 {\left( {1 - x} \right){e^x}dx} = ae + b\) với \(a,b \in Z\). Trong mặt phẳng tọa độ Oxy khoảng cách từ điểm M(a;b) đến đường thẳng \(\Delta :x + y + 2 = 0\) bằng bao nhiêu?
Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = 1 - x\\ dv = {e^x}dx \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = - dx\\ v = {e^x} \end{array} \right.\)
Khi đó \(\int\limits_0^1 {\left( {1 - x} \right){e^x}dx} = \left. {\left( {1 - x} \right){e^x}} \right|_0^1 + \int\limits_0^1 {{e^x}dx} = \left. {\left( {1 - x} \right){e^x}} \right|_0^1 + \left. {{e^x}} \right|_0^1 = \left. {\left( {2 - x} \right){e^x}} \right|_0^1 = e - 2.\)
Suy ra M(1;-2)
Vậy \(d\left( {M;\Delta } \right) = \frac{{\left| {1.1 + 1.( - 2) + 2} \right|}}{{\sqrt {1 + 1} }} = \frac{{\sqrt 2 }}{2} \cdot \)
Cho \(f\left( x \right)=\frac{4m}{\pi }+{{\sin }^{2}}x\). Tìm tham số m để nguyên hàm \(F\left( x \right)\) của \(f\left( x \right)\) thỏa mãn \(F\left( 0 \right)=1\) và \(F\left( \frac{\pi }{4} \right)=\frac{\pi }{8}\)?
\(F\left( x \right) = \int {\left( {\frac{{4m}}{\pi } + {{\sin }^2}x} \right)} dx = \int {\left( {\frac{{4m}}{\pi } + \frac{{1 - {\rm{cos}}2x}}{2}} \right)} dx = \int {\left( {\frac{{4m}}{\pi } + \frac{1}{2} - \frac{{{\rm{cos}}2x}}{2}} \right)} dx = \left( {\frac{{4m}}{\pi } + \frac{1}{2}} \right)x - \frac{1}{4}\sin 2x + C.\)
Từ \(\left\{ \begin{array}{l} F\left( 0 \right) = C = 1;\\ F\left( {\frac{\pi }{4}} \right) = \left( {\frac{m}{4} + \frac{1}{2}} \right) \cdot \frac{\pi }{8} - \frac{1}{4}\sin \frac{\pi }{2} + C = \frac{\pi }{8} \end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Rightarrow m = \frac{1}{4}\)
Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên \(\left[ 0;3 \right]\) và \(\int\limits_{0}^{1}{f\left( x \right)dx}=2,\,\,\int\limits_{0}^{3}{f\left( x \right)dx=8}\). Khi đó \(\int\limits_{-1}^{1}{f\left( \left| 2x-1 \right| \right)}dx\) bằng bao nhiêu?
Vì \(\left| {2x - 1} \right| = \left\{ \begin{array}{l} - 2x + 1,\,\forall x \le \frac{1}{2}\\ 2x - 1,\,\forall x \ge \frac{1}{2} \end{array} \right.\) nên \(\int\limits_{ - 1}^1 {f\left( {\left| {2x - 1} \right|} \right)} dx = \int\limits_{ - 1}^{\frac{1}{2}} {f\left( { - 2x + 1} \right)} dx + \int\limits_{\frac{1}{2}}^1 {f\left( {2x - 1} \right)} dx = {I_1} + {I_2}\)
\({I_1} = \int\limits_{ - 1}^{\frac{1}{2}} {f\left( { - 2x + 1} \right)} dx = - \frac{1}{2}\int\limits_{ - 3}^0 {f\left( t \right)dt} = \frac{1}{2}\int\limits_0^3 {f\left( t \right)dt} \) với t = - 2x + 1
\({I_2} = \int\limits_{\frac{1}{2}}^1 {f\left( {2x - 1} \right)} dx = \frac{1}{2}\int\limits_0^1 {f\left( t \right)dt} \) với t = 2x + 1
Vậy \(\int\limits_{ - 1}^1 {f\left( {\left| {2x - 1} \right|} \right)} dx = \frac{1}{2}\int\limits_0^3 {f\left( t \right)dt} + \frac{1}{2}\int\limits_0^1 {f\left( t \right)dt} = 4 + 1 = 5.\)
Cho số phức z = 6 + 7i. Số phức liên hợp của z là
\(z = a + bi \Rightarrow \overline z = a - bi \Rightarrow \overline z = 6 - 7i\)
Trên mặt phẳng phức, gọi A, B lần lượt là các điểm biểu diễn hai nghiệm của phương trình \({z^2} - 4z + 13 = 0\). Diện tích tam giác OAB là:
Dễ dàng tìm được 2 nghiệm của phương trình là \({{z}_{1}}=2+3i,{{z}_{2}}=2-3i\). Suy ra \(A\left( 2;3 \right),B\left( 2;-3 \right)\).
Gọi H là trung điểm AB suy ra \(H\left( 2;0 \right)\).
Vì A,B đối xứng qua Oy nên tam giác OAB cân tại O.
Do đó \({{S}_{OAB}}=\frac{1}{2}OH.AB=6\)
Cho số phức z thỏa mãn \(\left( 2-z \right)\left( \overline{z}+i \right)\) là số thuần ảo. Tập hợp điểm biểu diễn số phức z là đường nào sau đây:
Gọi điểm biểu diễn của số phức z = x + yi là M(x;y)
\(\left( {2 - z} \right)\left( {\overline z + i} \right) = \left( {2 - x - yi} \right)\left( {x - yi + i} \right) = (2x - {x^2} - {y^2} + y) - i(x + 2y - 2)\)
\(\left( {2 - z} \right)\left( {\overline z + i} \right)\) là số thuần ảo khi và chỉ khi \(2x - {x^2} - {y^2} + y = 0 \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - \frac{1}{2}} \right)^2} = \frac{5}{4}\)
Tìm số phức z sao cho \(\left( {1 + 2i} \right)z\) là số thuần ảo và \(\left| {2z - \overline z } \right| = \sqrt {13} \)
Gọi \(z=a+bi\left( a,b\in R \right)\)
\(\left( 1+2i \right)\left( a+bi \right)=a+bi+2ai-2b\) là số thuần ảo nên a=2b
\(\left| 2z-\overline{z} \right|=\sqrt{13}\Leftrightarrow {{a}^{2}}+9{{b}^{2}}=13\Leftrightarrow 4{{b}^{2}}+9{{b}^{2}}=13\Leftrightarrow b=\pm 1\)
Cho khối lăng trụ tam giác \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) có thể tích là V. Gọi I, J lần lượt là trung điểm hai cạnh \(A{A}'\) và \(B{B}'\). Khi đó thể tích của khối đa diện \(ABCIJ{C}'\) bằng
Gọi K là trung điểm của \(C{C}'\) thì \({{V}_{ABCIJK}}={{V}_{{A}'{B}'{C}'IJK}}=\frac{V}{2}\).
Thể tích của khối chóp tam giác \({C}'.IJK\) bằng \({{V}_{{C}'.IJK}}=\frac{1}{3}{{V}_{{A}'{B}'{C}'IJK}}=\frac{V}{6}\).
Do đó thể tích của \({{V}_{ABCIJ{C}'}}={{V}_{ABCIJK}}+{{V}_{{C}'.IJK}} =\frac{V}{2}+\frac{V}{6}=\frac{2V}{3}\).
Cho hình chóp S.ABC có đường cao SA=2a, tam giác ABC vuông tại C,AB=2a, \(\widehat{CAB}=30{}^\circ \). Gọi H là hình chiếu của A trên SC, B' là điểm đối xứng của B qua mặt phẳng \(\left( SAC \right)\). Thể tích của khối chóp \(H.A{B}'B\) bằng
Xét tam giác ABC ta có \(\text{cos}\widehat{CAB}=\frac{AC}{AB}\Rightarrow AC=a\sqrt{3}\) và \(BC=\sqrt{A{{B}^{2}}-A{{C}^{2}}}=a\).
Xét tam giác SAC ta có \(SC=\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{C}^{2}}}=a\sqrt{7}\)
Xét tam giác SAC ta có \(\text{sin}\widehat{SCA}=\frac{SA}{SC}\,\,\left( 1 \right)\)
Xét tam giác HIC ta có \(\sin \widehat{HCI}=\frac{HI}{HC}\,\,\left( 2 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\) ta có \(HI=\frac{SA.HC}{SC}=\frac{6a}{7}\).
Ta có \({{V}_{H.A{B}'B}}=\frac{1}{3}HI.{{S}_{A{B}'B}}=\frac{1}{3}.\frac{6a}{7}.\frac{1}{2}AC.B{B}'=\frac{1}{3}.\frac{6a}{7}.\frac{1}{2}.a\sqrt{3}.2a=\frac{2\sqrt{3}}{7}{{a}^{3}}\).
Cho tứ diện SABC và hai điểm M, N lần lượt thuộc các cạnh SA, SB sao cho \(\frac{SM}{AM}=\frac{1}{2}, \frac{SN}{BN}=2\). Mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua hai điểm M, N và song song với cạnh SC, cắt AC, BC lần lượt tại L, K. Tính tỉ số thể tích \(\frac{{{V}_{SCMNKL}}}{{{V}_{SABC}}}\).
Chia khối đa diện SCMNKL bởi mặt phẳng \(\left( NLC \right)\) được hai khối chóp N.SMLC và N.LKC. Vì SC song song với \(\left( MNKL \right)\) nên \(SC\text{ // }ML\text{ // }NK\)
Ta có:
\(\frac{{{V}_{N.SMLC}}}{{{V}_{B.SAC}}}=\frac{\frac{1}{3}\text{d}\left( N;\left( SAC \right) \right).{{S}_{SMLC}}}{\frac{1}{3}\text{d}\left( B;\,\left( SAC \right) \right).{{S}_{\Delta SAC}}}=\frac{NS}{BS}.\left( 1-\frac{{{S}_{\Delta AML}}}{{{S}_{\Delta SAC}}} \right)=\frac{2}{3}\left( 1-\frac{AM}{AS}.\frac{AL}{AC} \right)=\frac{2}{3}\left( 1-\frac{2}{3}.\frac{2}{3} \right)=\frac{10}{27}\).
\(\frac{{{V}_{N.KLC}}}{{{V}_{S.ABC}}}=\frac{\frac{1}{3}\text{d}\left( N;\left( ABC \right) \right).{{S}_{\Delta KLC}}}{\frac{1}{3}\text{d}\left( S;\left( ABC \right) \right).{{S}_{\Delta ABC}}} =\frac{NB}{SB}.\frac{LC}{AC}.\frac{CK}{CB} =\frac{1}{3}.\frac{1}{3}.\frac{2}{3} =\frac{2}{27}\).
Suy ra \(\frac{{{V}_{SCMNKL}}}{{{V}_{SABC}}}= \frac{{{V}_{N.SMLC}}}{{{V}_{B.SAC}}}+\frac{{{V}_{N.KLC}}}{{{V}_{S.ABC}}} =\frac{10}{27}+\frac{2}{27} =\frac{4}{9}\).
Một hình nón có góc ở đỉnh bằng 60o, đường sinh bằng 2a, diện tích xung quanh của hình nón là:
Trong tam giác SAB cân tại S ta có: \(\widehat{ASB}={{60}^{o}}\)
Nên tam giác SAB đều.
Suy ra: AB = 2a \(\Rightarrow r=\frac{AB}{2}=a\)
Do vậy, \({{S}_{xq}}=\pi rl=\pi .a.2a=2\pi {{a}^{2}}\)
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, cạnh bên hợp với mặt đáy một góc 60o. Thể tích của khối cầu ngoại tiếp khối chóp S.ABCD là:
Gọi \(O=AC\cap BD\), suy ra \(SO\bot \left( ABCD \right)\).
Ta có \(\left( \widehat{SB,\left( ABCD \right)} \right)=\left( \widehat{SB,OB} \right)=\widehat{SBO}\Rightarrow \widehat{SBO}={{60}^{o}}\).
Trong \(\Delta SOB\), ta có \(SO=OB.\tan \widehat{SBO}=\frac{a\sqrt{6}}{2}\).
Ta có SO là trục của hình vuông ABCD.
Trong mặt phẳng \(\left( SOB \right)\), kẻ đường trung trực d của đoạn SB.
Gọi \(I=SO\cap d\Rightarrow \left\{ \begin{align} & I\in SO \\ & I\in d \\ \end{align} \right.\)
\(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & IA=IB=IC=ID \\ & IS=IB \\ \end{align} \right.\Rightarrow IA=IB=IC=ID=IS=R.\)
Xét \(\Delta SBD\) có \(\left\{ \begin{align} & SB=SD \\ & \widehat{SBD}=\widehat{SBO}={{60}^{o}} \\ \end{align} \right.\Rightarrow \Delta\) SBD đều.
Do đó d cũng là đường trung tuyến của \(\Delta SBD\). Suy ra I là trọng tâm \(\Delta SBD\).
Bán kính mặt cầu \(R=SI=\frac{2}{3}SO=\frac{a\sqrt{6}}{3}\). Suy ra \(V=\frac{4}{3}\pi {{R}^{3}}=\frac{8\pi {{a}^{3}}\sqrt{6}}{27}\).
Để làm cống thoát nước cho một khu vực dân cư người ta cần đúc 500 ống hình trụ có đường kính trong và chiều cao của mỗi ống bằng 1m, độ dày của thành ống là 10cm. Chọn mác bê tông là 250 (tức mỗi khối bê tông là 7 bao xi măng). Hỏi phải chuẩn bị bao nhiêu bao xi măng để làm đủ số ống nói trên.
Tính thể tích khối trụ ngoài bán kính 0,6 m: \({{V}_{n}}=\pi {{r}^{2}}h=\pi .{{\left( 0,6 \right)}^{2}}.1=\frac{9}{25}\pi \)
Tính thể tích khối trụ trong bán kính 0,5 m: \({{V}_{t}}=\pi {{r}^{2}}h=\pi .{{\left( 0,5 \right)}^{2}}.1=\frac{1}{4}\pi \)
Lượng hồ bê tông cho một ống là: \(V={{V}_{n}}-{{V}_{t}}=\left( \frac{9}{25}-\frac{1}{4} \right)\pi =\frac{11}{100}\pi \approx 0,3456\,\,({{m}^{3}})\)
Lượng hồ bê tông để làm 500 ống là: \({{V}_{500}}=55\pi \approx 172,7876\,\,\left( {{m}^{3}} \right)\)
Số lượng bao xi măng cần mua là 1209,1532 (bao)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d có phương trình \(\frac{x-1}{3}=\frac{y+2}{-1}=\frac{z}{2}\). Véctơ nào dưới đây là một véc tơ chỉ phương của d.
( - 3;1; - 2)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz,cho đường thẳng điểm \(I\left( -1;-1;-1 \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):2x-y+2z=0\). Viết phương trình mặt cầu \(\left( S \right)\) tâm I và tiếp xúc với \(\left( P \right)\)
Mặt cầu (S) tiếp xúc với (P) thì khoảng cách tâm I tới (P) bằng bán kính R của (S)
\({d_{\left( {I/P} \right)}} = \frac{{\left| {2.\left( { - 1} \right) - \left( { - 1} \right) + 2.\left( { - 1} \right)} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {1^2} + {2^2}} }} = 1 \Rightarrow PT\left( S \right):{\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 1\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):2x-mz-2=0\) và \(\left( Q \right):x+y+2z+1=0\) . Tìm m để hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) vuông góc với nhau.
Mặt phẳng (P) có VTPT \(\overrightarrow{n}=\left( 2,0,-m \right)\), mặt phẳng (Q) có VTPT \(\overrightarrow{n}'=\left( 1,1,2 \right)\)
Để \(\left( P \right)\bot \left( Q \right)\Leftrightarrow \overrightarrow{n}.\overrightarrow{n'}=0\Leftrightarrow 2+0-2m=0\Rightarrow m=1\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba điểm \(A\left( 3;0;0 \right),\ B\left( 0;-4;0 \right),\ C\left( 0;0;4 \right).\) Viết phương trình mặt phẳng \(\left( R \right)\) đi qua ba điểm \(A,\ B,\ C.\)
(R) là mặt phẳng có phương trình đoạn chắn là \(\frac{x}{3} - \frac{y}{4} + \frac{z}{4} = 1 \Leftrightarrow 4x - 3y + 3z - 12 = 0\)
Gọi d là đường thẳng đi qua điểm \(A\left( -2;-1;1 \right)\) và song song với mặt phẳng \(\left( P \right):2x+y+z-5=0,\) cắt trục tung tại điểm B. Tìm tọa độ của B.
Khoảng cách từ A tới \(\left( P \right)\) là \(h=\frac{\left| 2.\left( -2 \right)-1+1-5 \right|}{\sqrt{{{2}^{2}}+{{1}^{2}}+{{1}^{2}}}}=\frac{9}{\sqrt{6}}\)
Khoảng cách từ B(0;b;0) tới \(\left( P \right)\) là \(h'=\frac{\left| 2.0+b+0-5 \right|}{\sqrt{{{2}^{2}}+{{1}^{2}}+{{1}^{2}}}}=\frac{\left| b-3 \right|}{\sqrt{6}}\)
Do AB song song với \(\left( P \right)\) \(\Rightarrow h=h'\Leftrightarrow \left| b-5 \right|=9\Rightarrow \left[ \begin{align} & b=-4 \\ & b=14 \\ \end{align} \right.\) \(\Rightarrow B\left( 0;-4;0 \right)\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxy cho điểm \(M\left( {2;1; - 3} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + z - 3 = 0\). Tìm tọa độ hình chiếu vuông góc H của M trên (P).
Phương trình đường thẳng d đi qua M vuông góc với (P) nhận véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow n \left( {1; - 2;1} \right)\) của (P) làm véc tơ chỉ phương là \(\left\{ \begin{array}{l} x = 2 + t\\ y = 1 - 2t\\ z = - 3 + t \end{array} \right.\) thay tọa độ tham số vào (P) ta được phương trình
\(2 + t - 2(1 - 2t) - 3 + t - 1 = 0 \Leftrightarrow 6t = 6 \Rightarrow t = 1 \Leftrightarrow H\left( {3; - 1;2} \right)\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz,cho hai điểm \(A(0;0;3),\,M(1;2;0)\). Viết phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua A và cắt \(Ox,\ Oy\) lần lượt tại B, C sao cho tam giác ABC có trọng tâm thuộc đường thẳng AM.
Tam giác ABC có trọng tâm thuộc đường thẳng AM khi và chỉ khi trung điểm I của BC nằm trên đường thẳng AM.
\(\overrightarrow {AM} \left( {1;2; - 3} \right) \Rightarrow \) PTTS của AM là \(\left\{ \begin{array}{l} x = t\\ y = 2t\\ z = 3 - 3t \end{array} \right.\)
Giả sử \(B\left( {b;0;0} \right),C\left( {0;c;0} \right) \Rightarrow I\left( {\frac{b}{2};\frac{c}{2};1} \right)\). I thuộc đường thẳng AM nên ta có hệ PT
\(\left\{ \begin{array}{l} t = \frac{b}{2}\\ 2t = \frac{c}{2}\\ 3 - 3t = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} t = \frac{2}{3}\\ b = 2\\ c = 4 \end{array} \right.\)
Vậy PT mặt phẳng (P) là \(\frac{x}{2} + \frac{y}{4} + \frac{z}{3} = 1 \Leftrightarrow 6x + 3y + 4z - 12 = 0\)