Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Hoàng Hoa Thám
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Hoàng Hoa Thám
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
55 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Hỏi tất cả có bao nhiêu cách xếp 6 người vào một dãy 10 chiếc ghế hàng ngang?
Số cách xếp 6 người vào một dãy 10 chiếc ghế hàng ngang là chỉnh hợp chập 6 của 10 phần tử có \(A_{10}^6\)
Cho cấp số nhân \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có công bội dương, có số hạng đầu gấp đôi công bội và số hạng thứ hai hơn số hạng đầu 4 đơn vị. Công bội của cấp số nhân \(\left( {{u}_{n}} \right)\) bằng:
Gọi công bội của cấp số nhân \(\left( {{u}_{n}} \right)\) là q, với q>0.
Theo đề: \(\left\{ \begin{array}{l} {u_1} = 2q\\ {u_2} - {u_1} = 4 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {u_1} = 2q\\ {u_1}\left( {q - 1} \right) = 4 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {u_1} = 2q\\ {q^2} - q - 2 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {u_1} = 4\\ q = 2 \end{array} \right.\).
Vậy công bội của cấp số nhân \(\left( {{u}_{n}} \right)\) là 2.
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Hỏi hàm số \(y=f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây ?
Từ đồ thị ta suy ra: hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty ;-2 \right)\) và \(\left( 3;+\infty \right)\).
Mà \(\left( 3;6 \right)\subset \left( 3;+\infty \right)\) nên hàm số \(y=f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng \(\left( 3\ ;6 \right)\).
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Hàm số \(f\left( x \right)\) đạt cực đại tại điểm:
Hàm số \(f\left( x \right)\) đạt cực đại tại điểm: x = 1
Cho hàm số y=f(x) có đồ thị như hình vẽ. Hàm số f(x) có số điềm cực trị là
Hàm số f(x) có 4 điềm cực trị
Số đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 1}}{{{x^2} + 4}}\) là
Hàm số xác định với \(x\in \mathbb{R}\).
Vậy số đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là 0.
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như hình vẽ bên dưới. Hỏi hàm số \(y=f\left( x \right)\) là hàm số nào trong các hàm số cho dưới đây?
Hàm số xác định với \(x\in \mathbb{R}\) loại đáp án C.
Từ BBT suy ra \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=+\infty ;\,\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=-\infty \) loại đáp án A và D.
Biết đường thẳng \(y=-2x+2\) cắt đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}+x+2\) tại một điểm duy nhất, kí hiệu \(\left( {{x}_{0}};{{y}_{0}} \right)\). Tìm \({{y}_{0}}\)
Xét phương trình hoành độ giao điểm: \({{x}^{3}}+x+2=-2x+2\Leftrightarrow {{x}^{3}}+3x=0\Leftrightarrow x=0\).
Vậy \({{x}_{0}}=0\Rightarrow {{y}_{0}}=2\).
Với mọi \(a,b,x\) là các số thực dương thỏa mãn \({{\log }_{2}}x=5{{\log }_{2}}a+3{{\log }_{2}}b\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
\({\log _2}x = 5{\log _2}a + 3{\log _2}b = {\log _2}{a^5} + {\log _2}{b^3} = {\log _2}\left( {{a^5}{b^3}} \right) \Rightarrow x = {a^5}{b^3}\)
Đạo hàm của hàm số \(y={{e}^{x}}\left( {{e}^{-x}}+x \right)\) là
\(y = {e^x}\left( {{e^{ - x}} + x} \right) = 1 + x{e^x}\)
\(y' = {e^x} + x{e^x} = {e^x}\left( {x + 1} \right)\)
Cho a và b là hai số thực dương thỏa mãn \(\sqrt{a}{{b}^{3}}=27\). Giá trị của \({{\log }_{3}}a+6{{\log }_{3}}b\) bằng
\(\sqrt a {b^3} = 27 \Leftrightarrow \sqrt a = {\left( {\frac{3}{b}} \right)^3} \Rightarrow {\log _3}\sqrt a = {\log _3}{\left( {\frac{3}{b}} \right)^3} \Rightarrow \frac{1}{2}{\log _3}a = 3\left( {1 - {{\log }_3}b} \right) \Rightarrow {\log _3}a + 3{\log _3}b = 6\)
Tập nghiệm của phương trình \({2^{2x + 1}} = {8^{{x^2}}}\) là:
\({2^{2x + 1}} = {8^{{x^2}}} = {2^{3{x^2}}} \Leftrightarrow 2x + 1 = 3{x^2} \Leftrightarrow 3{x^2} - 2x - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = - \frac{1}{3} \end{array} \right.\)
Vậy tập nghiệm của phương trình là: \(S = \left\{ {1;\, - \frac{1}{3}} \right\}\)
Tập nghiệm của phương trình \(\log _{2}(x-1)=\log _{4}(2 x)\) là
Điều kiện: x > 1.
\({\log _2}(x - 1) = {\log _4}(2x) \Leftrightarrow {\log _2}(x - 1) = {\log _2}\sqrt {2x} \Leftrightarrow x - 1 = \sqrt {2x} \Leftrightarrow {x^2} - 4x - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 2 + \sqrt 3 \\ x = 2 - \sqrt 3 \end{array} \right.\).
Đối chiếu với điều kiện ta được: \(x = 2 + \sqrt 3 \).
Nguyên hàm của hàm số \(f(x) = 3\,{x^2} - \sin 2x\) là
\(\int {f\left( x \right)\,dx} = \int {\left( {3\,{x^2} - \sin 2x} \right)} \,dx = {x^3} + \frac{1}{2}{\rm{cos}}\,2x + C\)
Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)=8.{{\text{e}}^{4x-2018}}\) tương ứng là:
\(\int {f\left( x \right)\,dx} = \int {\left( {8.{{\rm{e}}^{4x - 2018}}} \right)} \,dx = 2{{\rm{e}}^{4x - 2018}} + C\)
Cho biết nguyên hàm của hàm số y=f(x) trên \(\mathbb{R}\) là F(x) và có F(0)=2F(1)=4. Giá trị của tích phân \(\int\limits_{0}^{1}{f(x)dx}\) tương ứng bằng:
Ta có: \(F(0) = 2F(1) = 4 \Rightarrow F(0) = 4\) và F(1) = 2.
\( \Rightarrow \int\limits_0^1 {f(x)dx} = F(x)\left| {_0^1} \right. = F(1) - F(0) = 2 - 4 = - 2\)
Cho biết \(\int\limits_{0}^{\pi }{{{\left( x+\cos x \right)}^{2}}\text{d}x=\frac{{{\pi }^{3}}}{a}+\frac{\pi }{b}}-c\); với \(a,\,b,\,c\) là những số nguyên dương. Khi đó giá trị của biểu thức T=a+b+c bằng
Ta có \(I = \int\limits_0^\pi {{{\left( {x + \cos x} \right)}^2}{\rm{d}}x} = \int\limits_0^\pi {\left( {{x^2} + 2x\cos x + {{\cos }^2}x} \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^\pi {{x^2}{\rm{d}}x} + 2\int\limits_0^\pi {x\cos x{\rm{d}}x} + \int\limits_0^\pi {{{\cos }^2}x{\rm{d}}x} \).
Với \(A = \int\limits_0^\pi {{x^2}{\rm{d}}x} = \frac{{{\pi ^3}}}{3}\).
Với \(B = \int\limits_0^\pi {x\cos x{\rm{d}}x} \) sử dụng từng phần đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = x\\ {\rm{d}}v = \cos x{\rm{d}}x \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {\rm{d}}u = {\rm{d}}x\\ v = \sin x \end{array} \right.\).
Suy ra \(B = \left. {\left( {x\sin x} \right)} \right|_0^\pi - \int\limits_0^\pi {\sin x{\rm{d}}x} = \left. {\cos x} \right|_0^\pi = - 2\)
Với \(C = \int\limits_0^\pi {{{\cos }^2}x{\rm{d}}x} = \int\limits_0^\pi {\frac{{1 + \cos 2x}}{2}{\rm{d}}x = \left. {\left[ {\frac{x}{2} + \frac{{\sin 2x}}{4}} \right]} \right|} _0^\pi = \frac{\pi }{2}\).
Suy ra \(I = A + 2B + C = \frac{{{\pi ^3}}}{3} - 4 + \frac{\pi }{2} \equiv \frac{{{\pi ^3}}}{a} + \frac{\pi }{b} - c \Rightarrow a = 3,\,b = 2,\,c = 4 \Rightarrow T = a + b + c = 9\)
Cho số phức \(z=3-2i+\left( 1-4i \right)i\). Phần thực của số phức \(\left( i-1 \right).\overline{z}\) bằng:
\(z = 3 - 2i + \left( {1 - 4i} \right)i = 7 - i \Rightarrow \overline z = 7 + i\)
\(\left( {i - 1} \right).\overline z = \left( {i - 1} \right)\left( {7 + i} \right) = - 8 + 6i\)
Vậy phần thực là -8
Số phức z thỏa mãn (1+z)(3-i)-5 i z-6 i+1=0. Giá trị \(\left| z \right|\) bằng:
\(\begin{array}{l} (1 + z)(3 - i) - 5iz - 6i + 1 = 0\\ \Leftrightarrow \left( {3 - 6i} \right)z = - 4 + 7i\\ \Leftrightarrow z = \frac{{ - 4 + 7i}}{{3 - 6i}} = \frac{{ - 6}}{5} - \frac{1}{{15}}i \end{array}\)
\(\left| z \right| = \sqrt {{{\left( {\frac{6}{5}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{1}{{15}}} \right)}^2}} = \frac{{\sqrt {13} }}{3}\)
Cho hai số phức \({{z}_{1}}=1-4i\) và \({{z}_{2}}=3+2i\). Hỏi trong mặt phẳng phức điểm nào dưới đây biểu diễn số phức \(w=2{{z}_{1}}+3i{{z}_{2}}\)?
\(w = 2{z_1} + 3i{z_2} = 2\left( {1 - 4i} \right) + 3i\left( {3 + 2i} \right) = - 4 + i\)
Vậy trong mặt phẳng phức điểm (-4;1) biểu diễn số phức w
Tính thể tích V của khối chóp tứ giác có diện tích đáy bằng \({{a}^{2}}\) và chiều cao bằng h.
\(V = \frac{1}{3}Bh = \frac{1}{3}{a^2}h\)
Tính thể tích của một khối lập phương có cạnh bằng 40cm.
\(V = {a^3} = {40^3} = 64000c{m^3}\)
Tính diện tích xung quanh của một hình nón có bán kính đáy r=3 và đường sinh l=4.
Diện tích xung quanh của một hình nón là \(S = \pi rl = \pi .3.4 = 12\pi \)
Tính thể tích của khối trụ có bán kính đáy r=6cm, chiều cao h=10cm.
Thể tích của khối trụ là \(V = \pi {r^2}h = \pi {.6^2}.10 = 360\pi (c{m^3})\)
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( 2\,;\,-2\,;\,1 \right)\) và \(B\left( 1\,;\,-1\,;\,3 \right)\). Tìm tọa độ véctơ \(\overrightarrow{AB}\)
\(\overrightarrow {AB} = \left( {{x_B} - {x_A}\,;\,{y_B} - {y_A}\,;\,{z_B} - {z_A}} \right)\)
Trong không gian Oxyz, mặt cầu (S): \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x-4y+6z+10=0\) có bán kính R bằng
Vì mặt cầu (S) có dạng \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2ax-2by-2cz+d=0\), với a=1;b=2;c=-3;d=10.
Dó đó bán kính \(R=\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-d}=\sqrt{{{1}^{2}}+{{2}^{2}}+{{\left( -3 \right)}^{2}}-10}=2\)
Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(M\left( 3\,;\,1\,;\,-2 \right)\) và có một vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left( 1\,;\,2\,;\,-4 \right)\)
Mặt phẳng đi qua điểm \(M\left( 3\,;\,1\,;\,-2 \right)\) và có mộtvectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left( 1\,;\,2\,;\,-4 \right)\) có phương trình là \(1\left( x-3 \right)+2\left( y-1 \right)-4\left( z+2 \right)=0\Leftrightarrow x+2y-4z-13=0\).
Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{x-2}{-1}=\frac{y-1}{2}=\frac{z+3}{1}\). Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của d?
\(\overrightarrow {{u_3}} = \left( { - 1\,;\,2\,;\,1} \right)\)
Một lớp học có 40 học sinh gồm 25 nữ và 15 nam. Chọn ngẫu nhiên 3 học sinh. Tính xác suất để 3 học sinh được chọn có 1 nữ và 2 nam.
Số cách chọn 3 học sinh tùy ý từ một lớp học có 40 học sinh gồm 25 nữ và 15 nam là \(C_{40}^{3}=9880\).
Số cách chọn 3 học sinh có 1 nữ và 2 nam là \(C_{25}^{1}.C_{15}^{2}=2625\).
Vậy xác suất để chọn 3 học sinh có 1 nữ và 2 nam là \(P=\frac{2625}{9880}=\frac{525}{1976}\).
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm \({f}'\left( x \right)={{\left( x-1 \right)}^{2}},\forall x\in \mathbb{R}\). Mệnh đề nào dưới đây là sai?
Do \({f}'\left( x \right)={{\left( x-1 \right)}^{2}}\ge 0,\forall x\in \mathbb{R}\) nên hàm số \(y=f\left( x \right)\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
Cho hàm số \(y={{x}^{3}}-9x+2\sqrt{3}\). Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn \(\left[ -1\,;\,2 \right]\). Tính tổng S=M+m?
Ta có \(y'=3{{x}^{2}}-9\)
\(y'=0\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-9=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=\sqrt{3} \\ & x=-\sqrt{3} \\ \end{align} \right.\)
Vì \(x\in \left[ -1\,;\,2 \right]\) nên \(x=-\sqrt{3}\) bị loại
\(y\left( -1 \right)=8+2\sqrt{3}; y\left( 2 \right)=-10+2\sqrt{3}; y\left( \sqrt{3} \right)=-4\sqrt{3}\)
Do đó \(M\text{= }y\left( -1 \right)=8+2\sqrt{3} ; m=y\left( \sqrt{3} \right)=-4\sqrt{3}\)
Vậy tổng \(S=M+m=8+2\sqrt{3}+\left( -4\sqrt{3} \right)=8-2\sqrt{3}\)
Tìm tập nghiệm S của bất phương trình \(\log \left( {{x^2} - 4x + 5} \right) > 1\)
Điều kiện \({{x}^{2}}-4x+5>0\,\,\forall x\in \mathbb{R}\)
\(\log \left( {{x}^{2}}-4x+5 \right)>1\Leftrightarrow {{x}^{2}}-4x+5>10\Leftrightarrow {{x}^{2}}-4x-5>0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x<-1 \\ & x>5 \\ \end{align} \right.\)
Vậy tập nghiệm S của bất phương trình \(\log \left( {{x}^{2}}-4x+5 \right)>1\) là \(S=\left( -\infty ;-1 \right)\cup \left( 5;+\infty \right)\)
Cho \(\int\limits_{0}^{2}{f\left( x \right)dx=3}\) . Tính tích phân \(I=\int\limits_{0}^{2}{\left[ 3f\left( x \right)+1 \right]dx}\)
\(I = \int\limits_0^2 {\left[ {3f\left( x \right) + 1} \right]dx} = 3\int\limits_0^2 {f\left( x \right)dx + \int\limits_0^2 {dx} = 3.3 + \left. x \right|_0^2} = 11\)
Cho hai số phức \({{z}_{1}}=1-2i\) và \({{z}_{2}}=1+mi\).Tìm giá trị của m để số phức \(w=\frac{{{z}_{2}}}{{{z}_{1}}}+i\) là số thực.
\(w = \frac{{{z_2}}}{{{z_1}}} + i = \frac{{1 + mi}}{{1 - 2i}} + i = \frac{{\left( {1 + mi} \right)\left( {1 + 2i} \right)}}{{\left( {1 - 2i} \right)\left( {1 + 2i} \right)}} + i = \frac{{1 + 2i + mi - 2m}}{5} + i = \frac{{1 + 2i + mi - 2m + 5i}}{5}\)
\( = \frac{{\left( {1 - 2m} \right) + \left( {7 + m} \right)i}}{5} = \frac{{\left( {1 - 2m} \right)}}{5} + \frac{{\left( {7 + m} \right)i}}{5}\)
Số phức \(w=\frac{{{z}_{2}}}{{{z}_{1}}}+i\) là số thực khi \(\frac{\left( 7+m \right)}{5}=0\Leftrightarrow m=-7\)
Cho hình lập phương \(ABCD.{A}'{B}'{C}'{D}'\) có cạnh bằng a (tham khảo hình vẽ bên dưới). Tính góc giữa hai đường thẳng \(A{B}'\) và BD.
Ta có \(BD\,\,//\,{B}'{D}'\) nên góc giữa hai đường thẳng \(A{B}'\) và BD bằng góc giữa hai đường thẳng \(A{B}'\) và \({B}'{D}'\)
Xét tam giác \(A{B}'{D}'\) có ba cạnh \(A{B}'={B}'{D}'=A{D}'\) bằng nhau nên góc giữa hai đường thẳng \(A{B}'\) và BD bằng \(60{}^\circ \).
Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là chữ nhật biết AB=a,BC=3a và \(SB=2a\sqrt{2}\). Hình chiếu vuông góc của đỉnh S trên mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) là điểm H thuộc cạnh AD sao cho AH=2HD (tham khảo hình vẽ).Tính khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng \(\left( SCD \right)\)
Vì hình chiếu vuông góc của đỉnh S trên mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) là điểm H nên \(SH\bot \left( ABCD \right)\)
Ta có: \(\left\{ \begin{align} & AB\,\,//\,CD \\ & CD\subset \left( SCD \right) \\ \end{align} \right.\Rightarrow AB\,//\,\left( SCD \right)\Rightarrow d\left( B,\left( SCD \right) \right)=d\left( A,\left( SCD \right) \right)=3d\left( H,\left( SCD \right) \right)\)
Kẻ \(HK\bot SD\,\,\left( 1 \right)\)
Ta có: \(\left\{ \begin{align} & CD\bot SH \\ & CD\bot AD \\ \end{align} \right.\Rightarrow CD\bot \left( SAD \right)\Rightarrow CD\bot HK\,\,(2)\)
Từ (1),(2) \(\Rightarrow HK\bot \left( SCD \right)\Rightarrow d\left( H,\left( SCD \right) \right)=HK\Rightarrow d\left( B,\left( SCD \right) \right)=3HK\)
Xét \(\Delta AHB\) vuông tại A có: \(BH=\sqrt{A{{B}^{2}}+A{{H}^{2}}}=\sqrt{{{a}^{2}}+{{\left( 2a \right)}^{2}}}=a\sqrt{5}\)
Xét \(\Delta SHB\) vuông tại H có: \(SH=\sqrt{S{{B}^{2}}-B{{H}^{2}}}=\sqrt{{{\left( 2a\sqrt{2} \right)}^{2}}-{{\left( a\sqrt{5} \right)}^{2}}}=a\sqrt{3}\)
Xét \(\Delta SHK\) vuông tại H có: \(\frac{1}{H{{K}^{2}}}=\frac{1}{S{{H}^{2}}}+\frac{1}{H{{D}^{2}}}=\frac{1}{{{\left( a\sqrt{3} \right)}^{2}}}+\frac{1}{{{a}^{2}}}=\frac{4}{3{{a}^{2}}}\Rightarrow HK=\frac{a\sqrt{3}}{2}\)
Vậy \(d\left( B,\left( SCD \right) \right)=3.\frac{a\sqrt{3}}{2}=\frac{3a\sqrt{3}}{2}\)
Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt cầu tâm \(I\left( 1\,;\,-2\,;3 \right)\) và tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( Oxy \right)\)
\(\left( Oxy \right):z=0\)
Mặt cầu tâm \(I\left( 1\,;\,-2\,;3 \right)\) và tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( Oxy \right)\) nên có bán kính \(R=d\left( I;\left( Oxy \right) \right)\)
\(\Leftrightarrow R=\frac{\left| 3 \right|}{1}=3\)
Vậy phương trình mặt cầu cần viết là \({{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}+{{\left( z-3 \right)}^{2}}=9\)
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( 1\,;\,-2\,;\,-3 \right)1,\text{ }B\left( -1\,;\,4\,;\,1 \right)\). Viết phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm A, B.
Ta có \(\overrightarrow{AB}=\left( -2\,;\,6\,;\,4 \right)\)
Đường thẳng đi qua hai điểm A,B nhận vectơ \(\overrightarrow{u}=\left( -1\,;\,3\,;\,2 \right)\) làm vectơ chỉ phương
Vậy phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm A,B cần viết là \(\left\{ \begin{array}{l} x = - t\\ y = 1 + 3t\\ z = - 1 + 2t \end{array} \right.\)
Cho hàm số \(f\left( x \right)\), đồ thị của hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) là đường cong trong hình bên dưới.
Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(g(x)=f\left( 2x-1 \right)-4x+2023\) trên đoạn \(\left[ -\frac{1}{2};1 \right]\) bằng
Đặt \(t=2x-1\Rightarrow x=\frac{t+1}{2}\)
Vì \(x\in \left[ -\frac{1}{2};1 \right]\) nên \(t\in \left[ -2;1 \right]\)
Xét hàm số \(h\left( t \right)=f\left( t \right)-2t+2021\) với \(t\in \left[ -2;1 \right]\)
Ta có \(h'\left( t \right) = f'\left( t \right) - 2\) ; \(h'\left( t \right) = 0 \Leftrightarrow f'\left( t \right) - 2 = 0 \Leftrightarrow f'\left( t \right) = 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t = - 2\\ t = 0\\ t = 1 \end{array} \right.\)
Bảng biến thiên
Từ bảng biến thiên, suy ra: \(\underset{\left[ -2;1 \right]}{\mathop{\min }}\,h\left( t \right)=h\left( 0 \right)=f\left( 0 \right)+2023\)
Có bao nhiêu số nguyên x sao cho ứng với mỗi x có không quá 63 số nguyên y thảo mãn \({{\log }_{5}}\left( {{x}^{2}}+y \right)\ge {{\log }_{4}}\left( x+y \right)\)
\({\log _5}\left( {{x^2} + y} \right) \ge {\log _4}\left( {x + y} \right)\)
Điều kiện \(\left\{ \begin{array}{l} {x^2} + y > 0\\ x + y > 0\\ x,y \in Z \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y \ge 1\\ x,y \in Z \end{array} \right.\)
Đặt \(t=x+y\left( t\in \mathbb{Z},t\ge 1 \right)\) ta có \({{\log }_{5}}\left( {{x}^{2}}+y \right)\ge {{\log }_{4}}\left( x+y \right) \Leftrightarrow {{\log }_{5}}\left( {{x}^{2}}-x+t \right)-{{\log }_{4}}t\ge 0\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
Do mỗi y tương ứng với một và chỉ một t nên ứng với mỗi x có không quá 63 số nguyên
y thỏa mãn \({{\log }_{5}}\left( {{x}^{2}}+y \right)\ge {{\log }_{4}}\left( x+y \right)\) khi và chỉ khi ứng với mỗi x có không quá 63 số nguyên \(t\ge 1\) thỏa mãn (1)
Xét hàm số \(f\left( t \right)={{\log }_{5}}\left( {{x}^{2}}-x+t \right)-{{\log }_{4}}t\) có tập xác định \(D=\left[ 1\,;\,+\infty \right)\)
Ta có : \({f}'\left( t \right)=\frac{1}{\left( {{x}^{2}}-x+t \right)\ln 5}-\frac{1}{t\ln 4}<0\,\forall x\in D\left( {{x}^{2}}-x+t>t,\ln 5>\ln 4 \right)\) nên hàm số \(f\left( t \right)\) nghịch biến trên D
Suy ra \(f\left( 1 \right)>f\left( 2 \right)>...>f\left( 63 \right)>f\left( 64 \right)>.....\)
Vì ứng với mỗi số nguyên x có không có quá 63 số nghiệm t thỏa mãn (1) nên \(f\left( 64 \right)<0\)
\(\Leftrightarrow {{\log }_{5}}\left( {{x}^{2}}-x+64 \right)-{{\log }_{4}}64<0 \Leftrightarrow {{\log }_{5}}\left( {{x}^{2}}-x+64 \right)<3\Leftrightarrow {{x}^{2}}-x+64<{{5}^{3}}\)
\(\Leftrightarrow {{x}^{2}}-x-61<0 \Leftrightarrow \,\,\frac{1-7\sqrt{5}}{2}<x<\frac{1+7\sqrt{5}}{2}\)
Vì \(x\in \mathbb{Z}\) nên \(x\in \left\{ -7;-6;.....;8 \right\}\), do đó có \(8-\left( -7 \right)+1=16\) số nguyên x thỏa mãn bài toán.
Biết hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{x^2} + 3}&{{\rm{khi}}}&{x \ge 1}\\ {5 - x + 2021a}&{{\rm{khi}}}&{x < 1} \end{array}} \right.\), (a là tham số) liên tục trên R.
Tính tích phân \(I = 2\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {f\left( {\sin x} \right)\cos x{\rm{d}}x + 3\int\limits_0^1 {f\left( {3 - 2x} \right){\rm{d}}x} } \).
Tập xác định: \(D=\mathbb{R}\).
Với x>1 ta có \(f\left( x \right)={{x}^{2}}+3\) xác định và liên tục trên khoảng \(\left( 1;+\infty \right)\).
Với x<1 ta có \(f\left( x \right)=5-x+2021a\) xác định và liên tục trên khoảng \(\left( -\infty ;1 \right)\).
Xét tại x=1 ta có \(\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\left( {{x}^{2}}+3 \right)=4\).
\(\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\left( 5-x+2021a \right)=4+2021a\).
Và \(f\left( 1 \right)=4\).
Vậy để hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên tập thì \(f\left( x \right)\) phải liên tục tại điểm x=1
\(\Leftrightarrow \underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=f\left( 1 \right)\Leftrightarrow 4=4+2021a\Leftrightarrow a=0\).
Khi đó \(f\left( x \right)=\left\{ \begin{matrix} {{x}^{2}}+3 & \text{khi} & x\ge 1 \\ 5-x & \text{khi} & x<1 \\ \end{matrix} \right.\).
Xét tích phân \({{I}_{1}}=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( \sin x \right)\cos x\text{d}x}\). Đặt \(t=sinx\Rightarrow \text{d}t=\cos x\text{d}x\)
Đổi cận
Ta có \({{I}_{1}}=\int\limits_{0}^{1}{f\left( t \right)\text{d}t=}\int\limits_{0}^{1}{f\left( x \right)\text{d}x}=\int\limits_{0}^{1}{\left( 5-x \right)\text{d}x=}\left. \left( 5x-\frac{{{x}^{2}}}{2} \right) \right|_{0}^{1}=\frac{9}{2}\).
Xét tích phân \({{I}_{2}}=\int\limits_{0}^{1}{f\left( 3-2x \right)\text{d}x}\). Đặt \(t=3-2x\Rightarrow \text{d}t=-2\text{d}x\Rightarrow \text{d}x=\frac{-\text{d}t}{2}\)
Đổi cận
Tacó \({{I}_{2}}=\int\limits_{0}^{1}{f\left( 3-2x \right)\text{d}x}=-\frac{1}{2}\int\limits_{3}^{1}{f\left( t \right)\text{d}t=\frac{1}{2}\int\limits_{1}^{3}{f\left( t \right)\text{d}t=}}\frac{1}{2}\int\limits_{1}^{3}{f\left( x \right)\text{d}x=}\frac{1}{2}\int\limits_{1}^{3}{\left( {{x}^{2}}+3 \right)\text{d}x}\)
\(=\frac{1}{2}\left. \left( \frac{{{x}^{3}}}{3}+3x \right) \right|_{1}^{3}=\frac{1}{2}\left( 18-\frac{10}{3} \right)=\frac{22}{3}\).
Vậy \(I=2\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( \sin x \right)\cos x\text{d}x+3\int\limits_{0}^{1}{f\left( 3-2x \right)\text{d}x}}=9+22=31\).
Biết số phức \(\text{z}=a+bi\left( a,b\in \mathbb{R} \right)\) thỏa mãn \(z\left( 2+i \right)\left( 1-2i \right)\) là một số thực và \(\left| z-1 \right|\) đạt giá trị nhỏ nhất. Khi đó biểu thức \(P=625\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)+2021\) bằng
Ta có \(z\left( 2+i \right)\left( 1-2i \right)=\left( a+bi \right)\left( 4-3i \right)=\left( 4\text{a}+3b \right)+\left( 4b-3\text{a} \right)i\) là số thực nên
\(4b-3\text{a}=0\Leftrightarrow b=\frac{3a}{4}\).
Mặt khác ta lại có \(T=\left| z-1 \right|=\left| \left( a-1 \right)+bi \right|=\sqrt{{{\left( a-1 \right)}^{2}}+{{b}^{2}}}\)
\(=\sqrt{{{\left( a-1 \right)}^{2}}+{{\left( \frac{3a}{4} \right)}^{2}}}=\frac{1}{4}\sqrt{25{{a}^{2}}-32a+16}\)
\(=\frac{1}{4}\sqrt{{{\left( 5a-\frac{16}{5} \right)}^{2}}+\frac{144}{25}}\ge \frac{1}{4}\sqrt{\frac{144}{25}}=\frac{3}{5}\).
Vậy \(MinT=\frac{3}{5}\Leftrightarrow a=\frac{16}{25},b=\frac{12}{25}\).
Suy ra \(P=625\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)+2021=2421\).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật có AB=a, AD=2a; SA vuông góc với đáy. Biết khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SD bằng \(\frac{a}{2}\). Tính thể tích của khối chóp S.ABCD theo a.
Gọi H là hình chiếu vuông góc của điểm A trên đường thẳng SD.
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l} CD \bot AD\\ CD \bot SA \end{array} \right. \Rightarrow CD \bot \left( {SAD} \right) \Rightarrow CD \bot AH\).
Vì \(\left\{ \begin{array}{l} AH \bot SD\\ AH \bot CD \end{array} \right. \Rightarrow AH \bot \left( {SCD} \right) \Rightarrow AH = d\left( {A,\left( {SCD} \right)} \right)\).
Mặt khác ta có \(\left\{ \begin{array}{l} AB\,{\rm{//}}\,CD\\ AB \not\subset \left( {SCD} \right)\\ CD \subset \left( {SCD} \right) \end{array} \right. \Rightarrow AB{\rm{//}}\left( {SCD} \right) \Rightarrow d\left( {AB,SD} \right) = d\left( {A,\left( {SCD} \right)} \right) = AH\).
Theo bài ra thì \(d\left( {AB,SD} \right) = \frac{a}{2} \Rightarrow AH = \frac{a}{2}\).
Do \(\Delta SAD\) vuông tại A có đường cao AH nên
\(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{D^2}}} \Leftrightarrow \frac{1}{{S{A^2}}} = \frac{1}{{A{H^2}}} - \frac{1}{{A{D^2}}} = \frac{{15}}{{4{a^2}}} \Rightarrow SA = \frac{{2a\sqrt {15} }}{{15}}\).
Vậy \(V = \frac{1}{3}AB.AD.SA = \frac{1}{3}a.2a.\frac{{2a\sqrt {15} }}{{15}} = \frac{{4\sqrt {15} }}{{45}}{a^3}\).
Bác Nam muốn xây dựng một hố ga không nắp hình trụ với dung tích 3m3. Hãy tính chi phí ít nhất mà bác Nam phải bỏ ra xây dựng hố ga, biết tiền công và vật liệu cho 1m2 thành bê tông của hố ga (thành bê tông đáy và thành bê tông xung quang) là 685000 đồng. Trong các đáp án sau thì đáp án nào gần nhất với số tiền bác Nam phải bỏ ra?
Ta có: \(V=\pi {{R}^{2}}h\Rightarrow h=\frac{V}{\pi {{R}^{2}}}=\frac{3}{\pi {{R}^{2}}}\).
\({{S}_{xd}}=2\pi Rh+\pi {{R}^{2}}=\frac{6}{R}+\pi {{R}^{2}}=\frac{3}{R}+\frac{3}{R}+\pi {{R}^{2}}\ge 3\sqrt[3]{9\pi }\left( {{m}^{2}} \right)\) (áp dụng BĐT Cô-si).
Chi phí bác Nam bỏ ra nhỏ nhất khi và chỉ khi diện tích xây dựng hố ga hình trụ nhỏ nhất, và khi đó \({{S}_{xd}}=3\sqrt[3]{9\pi }\left( {{m}^{2}} \right)\).
Vậy số tiền bác Nam phải bỏ ra là: \(685000.3\sqrt[3]{9\pi }\approx 6260000\) đồng.
Trong không gian \(\text{Ox}yz\), cho hai đường thẳng \({{d}_{1}}:\frac{x+1}{3}=\frac{y-2}{1}=\frac{z}{2}, {{d}_{2}}:\frac{x-2}{1}=\frac{y+3}{2}=\frac{z}{1}\) và mặtt phẳng \(\left( P \right):-x+4y+z-2021=0\), đường thẳng \(\Delta \) cắt \({{d}_{1}}\) và \({{d}_{2}}\) đồng thời vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình là:
Ta có: \(\Delta \cap {{d}_{1}}=M\) và \(\Delta \cap {{d}_{2}}=N\Rightarrow M\left( -1+3t;2+t;2t \right),N\left( 2+v;-3+2v;v \right)\)
: \(\overrightarrow{MN}=\left( 3+v-3t;2v-5-t;v-2t \right)\) là véc tơ chỉ phương của đường thẳng \(\Delta \).
Mặt phẳng \(\left( P \right)\) có véc tơ pháp tuyến là: \(\overrightarrow{n}=\left( -1;4;1 \right)\).
Mặt khác \(\Delta \bot \left( P \right)\Rightarrow \overrightarrow{MN},\overrightarrow{n}\) cùng phương, nên ta có
\(\frac{3+v-3t}{-1}=\frac{2v-5-t}{4}=\frac{v-2t}{1}\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & v=1 \\ & t=1 \\ \end{align} \right.\Rightarrow M\left( 2;3;2 \right)\).
Vậy phương trình đường thẳng \(\Delta \) thỏa mãn yêu cầu bài toán là: \(\frac{x-2}{-1}=\frac{y-3}{4}=\frac{z-2}{1}\) hay
\(\frac{x-2}{1}=\frac{y-3}{-4}=\frac{z-2}{-1}\).
Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm liên tục trên \(\mathbb{R}\). Đồ thị hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) như hình vẽ bên. Hàm số \(y=f\left( {{x}^{2}}+4x \right)-{{x}^{2}}-4x\) có bao nhiêu điểm cực trị thuộc khoảng \(\left( -5;1 \right)\)?
Đặt \(g\left( x \right) = f\left( {{x^2} + 4x} \right) - {x^2} - 4x\)
\(\Rightarrow g'\left( x \right) = \left( {2x + 4} \right)f'\left( {{x^2} + 4x} \right) - \left( {2x + 4} \right) = \left( {2x + 4} \right)\left[ {f'\left( {{x^2} + 4x} \right) - 1} \right]\).
Ta có \(g'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} 2x + 4 = 0\\ {x^2} + 4x = - 4\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\\ {x^2} + 4x = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2)\\ {x^2} + 4x = a \in \left( {1;5} \right)\,\,\,\,(3) \end{array} \right.\).
Xét phương trình \({x^2} + 4x = a \in \left( {1;5} \right)\), ta có BBT của hàm số \(y = {x^2} + 4x\) trên (-5;1) như sau:
Suy ra (1) có nghiệm kép x=-2, (2) có 2 nghiệm phân biệt x=-4;x=0, (3) có 2 nghiệm phân biệt \(x={{x}_{1}};x={{x}_{2}}\) khác \(-2;\,\,0;\,\,-4\). Do đó phương trình \({g}'\left( x \right)=0\) có 5 nghiệm trong đó có x=-2 là nghiệm bội ba, các nghiệm x=-4;x=0; \(x={{x}_{1}};x={{x}_{2}}\) là các nghiệm đơn.
Vậy \(g\left( x \right)\) có 5 điểm cực trị.
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\). Hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:
Bất phương trình \(f\left( x \right)>{{2}^{x}}+m\) đúng với mọi \(x\in \left( -1;\,1 \right)\) khi và chỉ khi:
\(f\left( x \right)>{{2}^{x}}+m, \forall x\in \left( -1;\,1 \right) \Leftrightarrow f\left( x \right)-{{2}^{x}}>m \Leftrightarrow f\left( x \right)-{{2}^{x}}>m\).
Xét hàm số \(g\left( x \right)=f\left( x \right)-{{2}^{x}}\) trên \(\left( -1;\,1 \right)\).
Ta có: \({g}'\left( x \right)={f}'\left( x \right)-{{2}^{x}}.\ln 2\).
Ta thấy: \(\forall x\in \left( -1;\,1 \right)\) thì \({f}'\left( x \right)\le 0\) và \({{2}^{x}}.\ln 2>0\).
Do đó \({g}'\left( x \right)={f}'\left( x \right)-{{2}^{x}}.\ln 2<0, \forall x\in \left( -1;\,1 \right)\).
Bảng biến thiên
Từ bảng biến thiên ta có: \(m\le g\left( 1 \right)\Leftrightarrow m\le f\left( 1 \right)-2\).
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\), đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) như hình vẽ. Biết diện tích hình phẳng phần sọc kẻ bằng 3. Tính giá trị của biểu thức: \(T=\int\limits_{1}^{2}{{f}'\left( x+1 \right)\text{dx}}+\int\limits_{2}^{3}{{f}'\left( x-1 \right)\text{dx}}+\int\limits_{3}^{4}{f\left( 2x-8 \right)\text{dx}}\)
Diện tích phần kẻ sọc là: \(S=\int\limits_{-2}^{0}{\left| f\left( x \right) \right|\text{dx}} =3\).
Vì \(f\left( x \right)\le 0 \forall x\in \left[ -2;0 \right] \Rightarrow 3=\int\limits_{-2}^{0}{\left| f\left( x \right) \right|\text{dx}}=\int\limits_{-2}^{0}{\left[ -f\left( x \right) \right]\text{dx}} \Leftrightarrow \int\limits_{-2}^{0}{f\left( x \right)\text{dx}}=-3\).
Tính \(I=\int\limits_{3}^{4}{f\left( 2x-8 \right)\text{dx}}\)
Đặt \(t=2x-8 \Rightarrow \text{dt}=2\text{dx}; x=3\Rightarrow t=-2; x=4\Rightarrow t=0\).
Suy ra: \(I=\int\limits_{-2}^{0}{f\left( t \right)\text{.}\frac{1}{2}\text{dt}} =\frac{1}{2}\int\limits_{-2}^{0}{f\left( x \right)\text{dx}} =-\frac{3}{2}\).
Vậy \(T=\int\limits_{1}^{2}{{f}'\left( x+1 \right)\text{dx}}+\int\limits_{2}^{3}{{f}'\left( x-1 \right)\text{dx}}+\int\limits_{3}^{4}{f\left( 2x-8 \right)\text{dx}}\)
\(=\left. f\left( x+1 \right) \right|_{1}^{2}+\left. f\left( x-1 \right) \right|_{2}^{3}+I =f\left( 3 \right)-f\left( 2 \right)+f\left( 2 \right)-f\left( 1 \right)-\frac{3}{2} =2-\left( -1 \right)-\frac{3}{2}=\frac{3}{2}\).
Cho các số phức \(z,{{z}_{1}},{{z}_{2}}\) thay đổi thỏa mãn các điều kiện sau: \(\left| iz+2i+4 \right|=3\), phần thực của \({{z}_{1}}\) bằng 2, phần ảo của \({{z}_{2}}\) bằng 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(T={{\left| z-{{z}_{1}} \right|}^{2}}+{{\left| z-{{z}_{2}} \right|}^{2}}\)
Đặt \(z=x+yi,x,y\in \mathbb{R}\), ta có \(M\left( z \right)=M\left( x;y \right)\)
Khi đó: \(\left| iz+2i+4 \right|=3\Leftrightarrow \left| i\left( x+yi \right)+2i+4 \right|=3\Leftrightarrow \left| \left( -y+4 \right)+\left( x+2 \right)i \right|=3\)
\(\Leftrightarrow {{\left( x+2 \right)}^{2}}+{{\left( y-4 \right)}^{2}}=9\)
Suy ra tập hợp điểm M là đường tròn \(\left( C \right)\) tâm \(I\left( -2;4 \right)\), bán kính R=3.
Mặt khác: \({{z}_{1}}=2+bi\Rightarrow A\left( {{z}_{1}} \right)=A\left( 2;b \right)\Rightarrow \) Tập hợp điểm A là đường thẳng \({{d}_{1}}:\ \ x=2.\)
\({{z}_{2}}=a+i\Rightarrow B\left( {{z}_{2}} \right)=B\left( a;1 \right)\Rightarrow \) Tập hợp điểm B là đường thẳng \({{d}_{2}}:\ \ y=1.\)
Giao điểm của \({{d}_{1}}\) và \({{d}_{2}}\) là \(P\left( 2;\ 1 \right)\).
Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của M trên \({{d}_{1}}\) và \({{d}_{2}}.\)
Ta có: \(T={{\left| z-{{z}_{1}} \right|}^{2}}+{{\left| z-{{z}_{2}} \right|}^{2}}=M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}\ge M{{H}^{2}}+M{{K}^{2}}=M{{P}^{2}}\).
T đạt giá trị nhỏ nhất khi \(A\equiv H,B\equiv K\) và I,M,P thẳng hàng (theo thứ tự đó).
Phương trình đường thẳng \(IP:\left\{ \begin{align} & x=2+4t \\ & y=1-3t \\ \end{align} \right.\Rightarrow M\left( 2+4t;1-3t \right)\) (vì \(M\in IP\)).
Mà \(M\in \left( C \right)\) nên ta có \({{\left( 4+4t \right)}^{2}}+{{\left( -3-3t \right)}^{2}}=9\Leftrightarrow {{\left( 1+t \right)}^{2}}=\frac{9}{25}\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & t=-\frac{2}{5} \\ & t=-\frac{8}{5} \\ \end{align} \right.\)
- Với \(t=-\frac{8}{5}\Rightarrow M\left( -\frac{22}{5};\frac{29}{5} \right)\) (loại)
- Với \(t=-\frac{2}{5}\Rightarrow M\left( \frac{2}{5};\frac{11}{5} \right)\Rightarrow z=\frac{2}{5}+\frac{11}{5}i\Rightarrow {{z}_{1}}=2+\frac{11}{5}i,{{z}_{2}}=\frac{2}{5}+i.\)
Suy ra \(M{{P}_{\min }}=IP-IM=IP-R=\sqrt{{{4}^{2}}+{{\left( -3 \right)}^{2}}}-3=2\).
Vậy \({{T}_{\min }}={{2}^{2}}=4\) khi \(z=\frac{2}{5}+\frac{11}{5}i,\ {{z}_{1}}=2+\frac{11}{5}i,\ {{z}_{2}}=\frac{2}{5}+i.\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x+y-4z=0\), đường thẳng \(d:\frac{x-1}{2}=\frac{y+1}{-1}=\frac{z-3}{1}\) và điểm \(A\left( 1;\,\,3;\,\,1 \right)\) thuộc mặt phẳng \(\left( P \right)\). Gọi \(\Delta \) là đường thẳng đi qua A, nằm trong mặt phẳng \(\left( P \right)\) và cách đường thẳng d một khoảng cách lớn nhất. Gọi \(\overrightarrow{u}=\left( a;\,\,b;\,\,1 \right)\) là một véc tơ chỉ phương của đường thẳng \(\Delta \). Tính a+2b.
Đường thẳng d đi qua \(M\left( 1;\,\,-1;\,\,3 \right)\) và có véc tơ chỉ phương \(\overrightarrow{{{u}_{1}}}=\left( 2;\,\,-1;\,\,1 \right)\).
Nhận xét rằng, \(A\notin d\) và \(d\cap \left( P \right)=I\left( -7;\,\,3;\,\,-1 \right)\).
Gọi \(\left( Q \right)\) là mặt phẳng chứa d và song song với \(\Delta \). Khi đó \(d\left( \Delta ,d \right)=d\left( \Delta ,\left( Q \right) \right)=d\left( A,\left( Q \right) \right)\)
Gọi H, K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A lên \(\left( Q \right)\) và d. Ta có \(AH\le AK\).
Do đó, \(d\left( \Delta ,d \right)\) lớn nhất \(\Leftrightarrow d\left( A,\left( Q \right) \right)\) lớn nhất \(\Leftrightarrow A{{H}_{\max }} \Leftrightarrow H\equiv K\). Suy ra \(AH\equiv AK\) chính là đoạn vuông góc chung của d và \(\Delta .\)
Mặt phẳng \(\left( R \right)\) chứa A và d có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{{{n}_{\left( R \right)}}}=\left[ \overrightarrow{AM},\overrightarrow{{{u}_{1}}} \right] =\left( -2;\,\,4;\,\,8 \right)\).
Mặt phẳng \(\left( Q \right)\) chứa d và vuông góc với \(\left( R \right)\) nên có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{{{n}_{\left( Q \right)}}}=\left[ \overrightarrow{{{n}_{\left( R \right)}}},\overrightarrow{{{u}_{1}}} \right]=\left( 12;\,\,18;\,\,-6 \right)\Rightarrow \left( 2;3;-1 \right)\).
Đường thẳng \(\Delta \) chứa trong mặt phẳng \(\left( P \right)\) và song song với mặt phẳng \(\left( Q \right)\) nên có véc tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left[ \overrightarrow{{{n}_{\left( P \right)}}},\overrightarrow{{{n}_{\left( Q \right)}}} \right]=\left( 11;\,\,-7;\,\,1 \right)\).
Suy ra, \(a=11;\,\,b=-7\). Vậy a+2b=-3.