Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Du lần 3

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Du lần 3

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 46 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 165523

Cần chọn 3 người đi công tác từ một tổ có 30 người, khi đó số cách chọn là:

Xem đáp án

Chọn 3 người đi công tác từ một tổ có 30 người là một tổ hợp chập 3 của 30 phần tử, nên có \(C_{30}^{3}\) cách.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 165524

Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\), biết \({{u}_{2}}=3\) và \({{u}_{4}}=7\). Giá trị của \({{u}_{15}}\) bằng

Xem đáp án

Từ giả thiết \({{u}_{2}}=3\) và \({{u}_{4}}=7\) suy ra ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{align} & {{u}_{1}}+d=3 \\ & {{u}_{1}}+3d=7 \\ \end{align} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{u}_{1}}=1 \\ & d=2 \\ \end{align} \right.\).

Vậy \({{u}_{15}}={{u}_{1}}+14d=29\).

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 165525

Với \(a\) là số thực dương tùy ý, \(a.\sqrt[3]{{{a}^{2}}}\) bằng

Xem đáp án

Ta có \(a.\sqrt[3]{{{a}^{2}}}=a.{{a}^{\frac{2}{3}}}={{a}^{1+\frac{2}{3}}}={{a}^{\frac{5}{3}}}\).

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 165526

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) xác định và liên tục trên khoảng \(\left( -\infty ;+\infty  \right),\) có bảng biến thiên như hình sau:

Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Từ bảng biến thiên ta thấy hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty ;-1 \right)\), suy ra hàm số cũng đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty ;-2 \right)\).

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 165527

Với a là số thực dương tùy ý, \({{\log }_{5}}\left( \frac{25}{a} \right)\) bằng

Xem đáp án

Ta có \({{\log }_{5}}\left( \frac{25}{a} \right)={{\log }_{5}}25-{{\log }_{5}}a=2-{{\log }_{5}}a\).

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 165528

Đạo hàm của hàm số \(y={{2021}^{x}}\) là:

Xem đáp án

Ta có: \(y={{2021}^{x}}\Rightarrow {y}'={{2021}^{x}}.\ln 2021\).

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 165529

Đồ thị của hàm số \(y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}\) cắt trục hoành tại bao nhiêu điểm?

Xem đáp án

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị của hàm số \(y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}\) và trục hoành:

\(-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}\left( -{{x}^{2}}+2 \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & x=\sqrt{2} \\ & x=-\sqrt{2} \\ \end{align} \right.\)

Phương trình có 3 nghiệm nên đồ thị của hàm số \(y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}\) cắt trục hoành tại 3 điểm.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 165530

Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?

Xem đáp án

Dựa vào hình dạng đồ thị, ta thấy đây là dạng đồ thị của hàm số bậc 3, hệ số \(a<0\).

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 165531

Tìm đường tiệm cận đứng và đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-1}{x+1}\).

Xem đáp án

Ta có :

Vì \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+1}=\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{2-\frac{1}{x}}{1+\frac{1}{x}}=2\) nên đường thẳng \(y=2\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số

Vì \(\underset{x\to -{{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+1}=-\infty \), \(\underset{x\to -{{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+1}=+\infty \)nên đường thẳng \(x=-1\) là tiệm cân đứng của đồ thị hàm số

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 165533

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) xác định và liên tục trên \(\left[ -2\,;2 \right]\) và có đồ thị là đường cong trong hình vẽ bên.

Hàm số \(f\left( x \right)\) đạt cực tiểu tại điểm

Xem đáp án

Căn cứ vào đồ thị ta có

\({f}'\left( x \right)<0\), \(\forall x\in \left( -2\,;-1 \right)\) và \({f}'\left( x \right)>0\), \(\forall x\in \left( -1\,;0 \right)\) suy ra hàm số đạt cực tiểu tại \(x=-1\).

\({f}'\left( x \right)>0\), \(\forall x\in \left( 0\,;1 \right)\) và \({f}'\left( x \right)<0\), \(\forall x\in \left( 1\,;2 \right)\) suy ra hàm số đạt cực đại tại \(x=1\).

Hàm số không đạt cực tiểu tại hai điểm \(x=\pm 2\) vì \({f}'\left( x \right)\) không đổi dấu khi \(x\) đi qua \(x=\pm 2\).

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 165534

Nghiệm của phương trình \({{\left( \frac{1}{4} \right)}^{3x-4}}=\frac{1}{16}\) là:

Xem đáp án

\({{\left( \frac{1}{4} \right)}^{3x-4}}=\frac{1}{16}\Leftrightarrow {{\left( \frac{1}{4} \right)}^{3x-4}}={{\left( \frac{1}{4} \right)}^{2}}\Leftrightarrow 3x-4=2\Leftrightarrow x=2\).

Vậy \(x=2\) là nghiệm của phương trình đã cho

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 165535

Tích các nghiệm của phương trình \({{2}^{{{x}^{2}}-2x}}=8\) là 

Xem đáp án

Ta có \({{2}^{{{x}^{2}}-2x}}=8\Leftrightarrow {{2}^{{{x}^{2}}-2x}}={{2}^{3}}\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2x-3=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=-1 \\ & x=3 \\ \end{align} \right.\)

Nên tích các nghiệm của phương trình là -3.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 165536

Hàm số \(F\left( x \right)={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+3\) là nguyên hàm của hàm số nào trong các hàm số sau?

Xem đáp án

Ta có \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của \(f\left( x \right)\) nếu \({F}'\left( x \right)=f\left( x \right)\) .

Mà \({{\left[ F\left( x \right) \right]}^{\prime }}={{\left( {{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+3 \right)}^{\prime }}=3{{x}^{2}}-4x\Rightarrow f\left( x \right)=3{{x}^{2}}-4x\).

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 165537

Biết \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của của hàm số \(f\left( x \right)=\cos 2x\) thỏa mãn \(F\left( \frac{\pi }{2} \right)=1\). Tính \(F\left( \frac{\pi }{4} \right)\).

Xem đáp án

Ta có \(f\left( x \right)=\int{\text{cos}2x\text{d}x=\frac{1}{2}\int{\text{cos}2x\,\text{d}\left( 2x \right)=}}\frac{1}{2}\sin 2x+C\).

Mà \(F\left( \frac{\pi }{2} \right)=1\Rightarrow \frac{1}{2}\sin \left( 2.\frac{\pi }{2} \right)+C=1\Rightarrow C=1.\)

Suy ra \(F\left( x \right)=\frac{1}{2}\sin 2x+1\Rightarrow F\left( \frac{\pi }{4} \right)=\frac{1}{2}\sin \left( 2.\frac{\pi }{4} \right)+1=\frac{3}{2}\).

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 165538

Cho \(\int\limits_{2}^{3}{f(x)\text{d}x}=-2\) . Tính \(I=\int\limits_{-\frac{3}{2}}^{-1}{f(-2x)\text{d}x}\) ?

Xem đáp án

\(I=\int\limits_{-\frac{3}{2}}^{-1}{f\left( -2x \right)\text{d}x}=-\frac{1}{2}\int\limits_{-\frac{3}{2}}^{-1}{f\left( -2x \right)\text{d}\left( -2x \right)}=-\frac{1}{2}\int\limits_{3}^{2}{f\left( x \right)\text{d}x}=-1.\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 165539

Cho đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) như hình vẽ. Diện tích S của hình phẳng ( tô đậm) trong hình là

Xem đáp án

Diện tích S của hình phẳng ( tô đậm) trong hình là         

\(S=\int\limits_{a}^{0}{f\left( x \right)}dx-\int\limits_{0}^{b}{f\left( x \right)dx}=\int\limits_{a}^{0}{f\left( x \right)}dx+\int\limits_{b}^{0}{f\left( x \right)dx}\).

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 165540

Cho hai số phức \({{z}_{1}}=3+2i\) và \({{z}_{2}}=4i\). Phần thực của số phức \({{z}_{1}}.{{z}_{2}}\) là

Xem đáp án

Ta có: \({{z}_{1}}.{{z}_{2}}=\left( 3+2i \right).4i=-8+12i.\) Nên phần thực của số phức \({{z}_{1}}.{{z}_{2}}\) là -8.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 165541

Cho hai số phức z và \(\text{w}\) thỏa mãn z=-i+2 và \(\overline{\text{w}}=-3-2i\). Số phức \(\overline{z}.\text{w}\) bằng:

Xem đáp án

\(z=-i+2\)\(\Rightarrow \overline{z}=2+i\).

\(\overline{\text{w}}=-3-2i\Rightarrow \text{w}=-3+2i\).

Do đó \(\overline{z}.\text{w}=\left( 2+i \right)\left( -3+2i \right)=-8+i.\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 165542

Trên mặt phẳng tọa độ, điểm đối xứng với điểm biểu diễn số phức z=-2i+4 qua trục Oy có tọa độ là

Xem đáp án

Số phức z=-2i+4 có điểm biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ là \(M\left( 4;-2 \right)\).

Điểm đối xứng với M qua Oy là \({M}'\left( -4;-2 \right)\).

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 165543

Khối chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành, biết diện tích hình bình hành ABCD bằng 8 và chiều cao khối chóp bằng 3. Tính thể tích khối chóp S.ABC

Xem đáp án

Vì ABCD là hình bình hành nên \({{S}_{ABC}}=\frac{1}{2}{{S}_{ABCD}}=\frac{1}{2}.8=4.\)

\({{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}{{S}_{ABC}}.h=\frac{1}{3}.4.3=4.\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 165544

Đường chéo của hình hộp chữ nhật có ba kích thước 3,4,12 có độ dài là

Xem đáp án

Hình hộp chữ nhật có ba kích thước là \(a,\,b,\,c\) thì có độ dài đường chéo là \(\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}\).

Do đó độ dài đường chéo hình hộp chữ nhật đã cho là \(\sqrt{{{3}^{2}}+{{4}^{2}}+{{12}^{2}}}=13.\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 165545

Công thức thể tích của khối nón có bán kính đáy là \(\frac{r}{2}\) và chiều cao h là

Xem đáp án

Thể tích khối nón có bán kính đáy là \(\frac{r}{2}\) và chiều cao h là: \(V=\frac{1}{3}.\pi {{\left( \frac{r}{2} \right)}^{2}}.h=\frac{\pi {{r}^{2}}h}{12}\).

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 165546

Hình trụ có đường cao h=2cm và đường kính đáy là 10cm. Diện tích toàn phần của hình trụ đó bằng

Xem đáp án

Đường kính đáy hình trụ là \(10cm\Rightarrow \) bán kính đáy là r=5cm.

Diện tích toàn phần của hình trụ là: \(S=2\pi r\left( r+h \right)=2\pi r\left( r+h \right)=2\pi .5.\left( 5+2 \right)=70\pi \).

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 165547

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left( 1;1;3 \right)\) và \(B\left( 4;2;1 \right)\). Độ dài đoạn thẳng \(AB\) bằng

Xem đáp án

\(AB=\sqrt{{{\left( 4-1 \right)}^{2}}+{{\left( 2-1 \right)}^{2}}+{{\left( 1-3 \right)}^{2}}}=\sqrt{14}\).

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 165548

Trong không gian \(Oxyz\), mặt cầu \(\left( S \right):{{x}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{\left( z+3 \right)}^{2}}=25\) có tâm là

Xem đáp án

Mặt cầu đã cho có tâm là điểm \({{I}_{2}}\left( 0;1;-3 \right)\).

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 165549

Trong không gian \(Oxyz\), vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng vuông góc với trục \(Oy\)?

Xem đáp án

Vectơ \(\vec{j}\left( 0;1;0 \right)\) là một vectơ chỉ phương của trục \(Oy\). Do đó nó là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng vuông góc với trục \(Oy\). 

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 165550

Trong không gian \(Oxyz\), đường thẳng nào dưới đây đi qua điểm \(I\left( 2;1;1 \right)\)?

Xem đáp án

Xét các phương án A, B, C. Ta có \(1+t=2\Leftrightarrow t=1\). Thay \(t=1\) vào \(y,z\) ta thấy phương án C thỏa mãn.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 165551

Chọn ngẫu nhiên một số trong 10 số nguyên dương đầu tiên. Xác suất để chọn được số nguyên tố bằng

Xem đáp án

Trong 10 số nguyên dương đầu tiên có 4 số nguyên tố là 2, 3, 5, 7. Do đó xác suất để chọn được số nguyên tố bằng\(\frac{4}{10}\) hay là \(\frac{2}{5}\).

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 165552

Hàm số nào dưới đây nghịch biến trên khoảng \(\left( 1;5 \right)\)?

Xem đáp án

Xét hàm số \(y=\frac{x+1}{3x+2}\) có tập xác định \(D=\left( -\infty ;-\frac{2}{3} \right)\cup \left( -\frac{2}{3};+\infty  \right)\) và \({y}'=\frac{-1}{{{\left( 3x+2 \right)}^{2}}}<0\) với mọi \(x\ne -\frac{2}{3}\). Do đó hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 1;5 \right)\). 

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 165553

Gọi M,m lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right)={{x}^{3}}-\frac{3}{2}{{x}^{2}}-6x+1\) trên đoạn \(\left[ 0;3 \right]\). Khi đó 2M-m có giá trị bằng

Xem đáp án

Xét hàm số \(f\left( x \right)={{x}^{3}}-\frac{3}{2}{{x}^{2}}-6x+1\) trên đoạn \(\left[ 0;3 \right]\).

Ta có \(f'\left( x \right)=3{{x}^{2}}-3x-6\).

\(f'\left( x \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=-1 \\ & x=2 \\ \end{align} \right.\)

Do \(x\in \left[ 0;3 \right]\) nên \(x=2\).

Ta có: \(f\left( 0 \right)=1\), \(f\left( 2 \right)=-9\), \(f\left( 3 \right)=-\frac{7}{2}\).

Do đó \(M=f\left( 0 \right)=1,m=f\left( 2 \right)=-9\).

Vậy \(2M-m=2+9=11\).

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 165554

Tập nghiệm của bất phương trình \({{\log }_{3}}\left( 25-{{x}^{2}} \right)\le 2\) là

Xem đáp án

Ta có \({\log _3}\left( {25 - {x^2}} \right) \le 2 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 25 - {x^2} > 0\\ 25 - {x^2} \le 9 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x^2} < 25\\ {x^2} \ge 16 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 5 < x \le - 4\\ 4 \le x < 5 \end{array} \right.\)

Do tập nghiệm của bất phương trình đã cho là \(S=\left( -5;-4 \right]\cup \left[ 4;5 \right)\).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 165555

Nếu \(\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\left[ 2020f\left( x \right)+\sin 2x \right]}\text{d}x=2021\) thì \(\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( x \right)}\text{d}x\) bằng

Xem đáp án

Ta có \(\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\left[ 2020f\left( x \right)+\sin 2x \right]}\text{d}x=2021\Leftrightarrow 2020\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( x \right)}\text{d}x+\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\sin 2x}\text{d}x=2021\).

Khi đó ta có \(2020\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( x \right)}\text{d}x-\frac{1}{2}\left. \left( c\text{os}2x \right) \right|_{0}^{\frac{\pi }{2}}=2021\Leftrightarrow 2020\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( x \right)}\text{d}x+1=2021\).

Do đó \(\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( x \right)}\text{d}x=1\).

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 165557

Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) có đáy ABC là tam giác vuông cân tại  có \(AB=a,A{A}'=a\sqrt{2}\). Góc giữa đường thẳng \({A}'C\) với mặt phẳng \(\left( A{A}'{B}'B \right)\) bằng:

Xem đáp án

Ta có: \(\left\{ \begin{align} & CB\bot AB \\ & CB\bot A{A}' \\ & A{A}'\cap AB=A \\ \end{align} \right.\Rightarrow CB\bot \left( AB{B}'{A}' \right)\)

Suy ra \({A}'B\) là hình chiếu của \({A}'C\) lên mặt phẳng \(\left( AB{B}'{A}' \right)\).

Do đó: \(\left( {A}'C,\left( A{A}'{B}'B \right) \right)=\left( {A}'C,{A}'B \right)=\widehat{B{A}'C}\).

Xét \(\Delta {A}'AB\) vuông tại A, ta có: \({A}'B=\sqrt{{A}'{{A}^{2}}+A{{B}^{2}}}=a\sqrt{3}\).

Xét \(\Delta {A}'BC\) vuông tại B, ta có: \(\tan B{A}'C=\frac{BC}{{A}'B}=\frac{a}{a\sqrt{3}}=\frac{1}{\sqrt{3}}\).

\(\Rightarrow \widehat{B{A}'C}=30{}^\circ \).

\(\Rightarrow \left( {A}'C,\left( A{A}'{B}'B \right) \right)=30{}^\circ \).

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 165558

Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật \(AB=a,AD=a\sqrt{3}, SA\bot \left( ABCD \right)\) và SA=2a. Khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng \(\left( SBD \right)\) bằng:

Xem đáp án

Trong \(\left( ABCD \right)\) kẻ \(AH\bot BD\left( H\in DB \right)\)

Ta có: \(\left\{ \begin{align} & BD\bot AH \\ & BD\bot SA \\ \end{align} \right.\Rightarrow BD\bot \left( SAH \right)\)

Trong \(\left( SAH \right)\) kẻ \(AK\bot SH\)

Mà \(BD\bot \left( SAH \right)\)

và \(AK\subset \left( SAH \right)\)

\(\Rightarrow AK\bot BD\)

Do đó \(AK\bot \left( SBD \right)\Rightarrow d\left( A,\left( SBD \right) \right)=AK\)

Xét \(\Delta ABD\) có: \(\frac{1}{A{{H}^{2}}}=\frac{1}{A{{B}^{2}}}+\frac{1}{A{{D}^{2}}}\Rightarrow AH=\frac{a\sqrt{3}}{2}\)

Xét \(\Delta SAH\) có: \(\frac{1}{A{{K}^{2}}}=\frac{1}{S{{A}^{2}}}+\frac{1}{A{{H}^{2}}}\Rightarrow AK=\frac{2\sqrt{57}a}{19}\)

Do đó \(d\left( A,\left( SBD \right) \right)=\frac{2\sqrt{57}a}{19}\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 165559

Trong không gian Oxyz, mặt cầu có tâm \(I\left( 3;-1;2 \right)\) và tiếp xúc với trục \(Ox\) có phương trình là:

Xem đáp án

Gọi M là hình chiếu của I lên trục Ox suy ra \(M\left( 3;0;0 \right)\).

Suy ra mặt cầu tiếp xúc với \(Ox\) tại M.

Do đó \(R=IM=\sqrt{5}\).

Vậy phương trình mặt cầu là: \({{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y+1 \right)}^{2}}+{{\left( z-2 \right)}^{2}}=5\).

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 165560

Trong không gian Oxyz, cho hình bình hành ABCD có \(A\left( 0;1;-2 \right),B\left( 3;-2;1 \right)\) và \(C\left( 1;5;-1 \right)\). Phương trình tham số của đường thẳng CD là:

Xem đáp án

Ta có: \(\overrightarrow{AB}=\left( 3;-3;3 \right)\)

Đường thẳng CD qua C và song song với AB nên nhận vectơ \(\overrightarrow{u}=\frac{1}{3}\overrightarrow{AB}\) làm vectơ chỉ phương.

Ta có  \(\overrightarrow{u}=\left( 1;-1;1 \right)\).

Do đó phương trình tham số của CD là: \(\left\{ \begin{align} & x=1+t \\ & y=5-t \\ & z=-1+t \\ \end{align} \right.\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 165561

Cho hàm số \(f(x)\) có đạo hàm liên tục trên \(\mathbb{R}.\) Bảng biến thiên của hàm số \(y=f'(x)\) được cho như hình vẽ. Trên \(\left[ -4;2 \right]\) hàm số \(y=f\left( 1-\frac{x}{2} \right)+x\) đạt giá trị lớn nhất  bằng?

Xem đáp án

Đặt \(g(x)=f\left( 1-\frac{x}{2} \right)+x\Rightarrow g'(x)=-\frac{1}{2}f'\left( 1-\frac{x}{2} \right)+1.\)

\(g'(x)=0\Leftrightarrow f'\left( 1-\frac{x}{2} \right)=2.\)

Đặt \(t=1-\frac{x}{2}\Rightarrow t\in \left[ 0;3 \right].\)

Vẽ đường thẳng \(y=2\) lên cùng một bảng biến thiên ta được

Ta thấy hàm số đạt giá trị lớn nhất tại \(t=2\Rightarrow x=-2\Rightarrow \underset{\left[ -4;2 \right]}{\mathop{\max }}\,g(x)=g(-2)=f(2)-2.\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 165562

Có bao nhiêu số nguyên dương \(y\) sao cho ứng với mỗi \(y \) có không quá 10 số nguyên \(x\) thỏa mãn \(\left( {{3}^{x+1}}-\sqrt{3} \right)\left( {{3}^{x}}-y \right)<0\)?

Xem đáp án

Đặt \(t={{3}^{x}}>0\) thì ta có bất phương trình \((3t-\sqrt{3})(t-y)<0\) hay \)(t-\frac{\sqrt{3}}{3})(t-y)<0\text{ }(*).\)

Vì \(y\in {{\mathbb{Z}}^{+}}\) nên \(y>\frac{\sqrt{3}}{3}\), do đó \((*)\Leftrightarrow \frac{\sqrt{3}}{3}<t<y\Leftrightarrow \frac{\sqrt{3}}{3}<{{3}^{x}}<y\) Do \(y\in {{\mathbb{N}}^{*}}\)

\(\Leftrightarrow -\frac{1}{2}<x<{{\log }_{3}}y.\)

Do mỗi giá trị \(y\in {{\mathbb{N}}^{*}}\)có không quá 10 giá trị nguyên của \(x\in \left( -\frac{1}{2};{{\log }_{3}}y \right)\)

nên \(0\le {{\log }_{3}}y\le 10\) hay \(\Leftrightarrow 1\le y\le {{3}^{10}}=59049\), từ đó có \(y\in \{1,2,\ldots ,59049\}.\)

Vậy có 59049 giá trị nguyên dương của \(y\).

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 165563

Cho hàm số \(f\left( x \right)=\left\{ \begin{align} & 2x-4\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\text{khi}\,x\ge 4 \\ & \frac{1}{4}{{x}^{3}}-{{x}^{2}}+x\,\,\,\text{khi}\,x<4 \\ \end{align} \right.\). Tích phân \(\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( 2{{\sin }^{2}}x+3 \right)\sin 2x\text{d}x}\) bằng

Xem đáp án

Ta có

\(\begin{align} & \underset{x\to {{4}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{4}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\left( 2x-4 \right)=4;\underset{x\to {{4}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{4}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\left( \frac{1}{4}{{x}^{3}}-{{x}^{2}}+x \right)=4;f\left( 4 \right)=4 \\ & \Rightarrow \underset{x\to {{4}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{4}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=f\left( 4 \right) \\ \end{align}\)

Nên hàm số đã cho liên tục tại \(x=4\)

Xét \(I=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( 2{{\sin }^{2}}x+3 \right)\sin 2x\text{d}x}\)

Đặt \(2{{\sin }^{2}}x+3=t\)\(\Rightarrow \)\(\sin 2x\text{d}x=\frac{1}{2}\text{d}t\)

Với \(x=0\)\(\Rightarrow t=3\)

\(x=\frac{\pi }{2}\)\(\Rightarrow t=5\)

\(\Rightarrow I=\int\limits_{3}^{5}{f\left( t \right)\frac{1}{2}\text{d}t}=\frac{1}{2}\int\limits_{3}^{5}{f\left( t \right)\text{d}t}=\frac{1}{2}\int\limits_{3}^{4}{\left( \frac{1}{4}{{t}^{3}}-{{t}^{2}}+t \right)\text{d}t}+\frac{1}{2}\int\limits_{4}^{5}{\left( 2t-4 \right)\text{d}t}=\frac{341}{96}\).

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 165564

Có bao nhiêu s1ố phức \(z\) thỏa mãn \(\left| z \right|=\sqrt{5}\) và \(\left( z-3i \right)\left( \bar{z}+2 \right)\) là số thực?

Xem đáp án

Gọi z=a+bi

Ta có \(\left( z-3i \right)\left( \bar{z}+2 \right)=\left( a+bi-3i \right)\left( a+2-bi \right)=\left( {{a}^{2}}+2a+{{b}^{2}}-3b \right)+\left( 2b-3a-6 \right)i\)

Theo đề ta có hệ phương trình

\(\left\{ \begin{align} & {{a}^{2}}+{{b}^{2}}=5 \\ & 2b-3a-6=0 \\ \end{align} \right.\)

Giải hệ này tìm được 2 nghiệm, suy ra có 2 số phức thỏa yêu cầu bài toán.

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 165565

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B, \(SA\bot \left( ABC \right)\), AB=a. Biết góc giữa đường thẳng AC và mặt phẳng \(\left( SBC \right)\) bằng \(30{}^\circ \). Thể tích khối chóp S.ABC bằng

Xem đáp án

Từ A kẻ \(AH\bot SB\) tại B.

Ta có \(\left\{ \begin{align} & BC\bot AB \\ & BC\bot SA \\ \end{align} \right.\Rightarrow BC\bot \left( SAB \right)\Rightarrow BC\bot AH\)

Lại có \(\left\{ \begin{align} & AH\bot SB \\ & AH\bot BC \\ \end{align} \right.\Rightarrow AH\bot \left( SBC \right)\)

Từ đó suy ra \(\left( AC,\left( SBC \right) \right)=\left( AC,HC \right)=\widehat{ACH}=30{}^\circ \).

Tam giác ABC vuông cân tại B nên \(AC=AB\sqrt{2}=a\sqrt{2}\).

Xét \(\Delta AHC\) vuông tại \(H:AH=AC.\sin \widehat{ACH}=a\sqrt{2}.\sin 30{}^\circ =\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Xét \(\Delta SAB\) vuông tại \(A:\frac{1}{A{{H}^{2}}}=\frac{1}{S{{A}^{2}}}+\frac{1}{A{{B}^{2}}}\Rightarrow \frac{1}{S{{A}^{2}}}=\frac{1}{{{a}^{2}}}\Rightarrow SA=a\).

Diện tích tam giác ABC là \({{S}_{ABC}}=\frac{1}{2}A{{B}^{2}}=\frac{{{a}^{2}}}{2}\).

Thể tích khối chóp S.ABC là \({{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}{{S}_{ABC}}.SA=\frac{{{a}^{3}}}{6}\).

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 165566

Cổ động viên bóng đá của đội tuyển Indonesia muốn làm một chiếc mũ có dạng hình nón sơn hai màu Trắng và Đỏ như trên quốc kỳ. Biết thiết diện qua trục của hình nón là tam giác vuông cân. Cổ động viên muốn sơn màu Đỏ ở bề mặt phần hình nón có đáy là cung nhỏ \(\overset\frown{MBN}\), phần còn là của hình nón sơn màu Trắng. Tính tỉ số phần diện tích hình nón được sơn màu Đỏ với phần diện tích sơn màu Trắng.

Xem đáp án

Ta có \(SO=OA=OB=r\Rightarrow SM=r\sqrt{2}=MN\)

Do dó tam giác OMN vuông cân tại O.

Gọi S là diện tích xung quanh của hình nón, \({{S}_{d}}\) là diện tích xung quanh của phần hình nón được sơn màu đỏ, ứng với góc \(\widehat{MON}={{90}^{0}}\) nên \(\frac{{{S}_{1}}}{S}=\frac{{{90}^{0}}}{{{360}^{0}}}=\frac{1}{4}\Rightarrow \frac{{{S}_{d}}}{{{S}_{t}}}=\frac{1}{3}.\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 165567

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hai đường thẳng \(\left( {{d}_{1}} \right):\left\{ \begin{align} & x=t \\ & y=-1+2t \\ & z=t \\ \end{align} \right.\) và \(\left( {{d}_{2}} \right):\frac{x}{1}=\frac{y-1}{-2}=\frac{z-1}{3}\). Đường thẳng \(\Delta \) cắt cả hai đường thẳng \({{d}_{1}}\),\({{d}_{2}}\) và song song với đường thẳng \(d:\frac{x-4}{1}=\frac{y-7}{4}=\frac{z-3}{-2}\) đi qua điểm nào trong các điểm dưới đây?

Xem đáp án

Gọi \(\left\{ \begin{align} & A=\Delta \cap {{d}_{1}}\Rightarrow A\left( a;-1+2a;a \right) \\ & B=\Delta \cap {{d}_{2}}\Rightarrow B\left( b;1-2b;1+3b \right) \\ \end{align} \right.\Rightarrow \overrightarrow{AB}=\left( -a+b;-2a-2b+2;-a+3b+1 \right).\)

Ta có: \(\overrightarrow{AB}\text{//}{{\vec{u}}_{d}}\Rightarrow \frac{-a+b}{1}=\frac{-2a-2b+2}{4}=\frac{-a+3b+1}{-2}\Rightarrow \left\{ \begin{align} & -2a+6b=2 \\ & 3a-5b=1 \\ \end{align} \right.\)

\(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & a=2 \\ & b=1 \\ \end{align} \right.\Rightarrow A\left( 2;3;2 \right),B\left( 1;-1;4 \right).\)

\(\Rightarrow \Delta \)qua \(B\left( 1;-1;4 \right)\) và có vectơ chỉ phương là \(\vec{u}=\left( 1;4;-2 \right)\)

\(\Rightarrow \left( \Delta\right):\left\{ \begin{align} & x=1+t \\ & y=-1+4t \\ & z=4-2t \\ \end{align} \right.\) đi qua điểm \(N\left( 0;-5;6 \right).\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 165568

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) và có \(y={f}'\left( x \right)\) là hàm số bậc bốn và có đồ thị là đường cong trong hình bên. Số điểm cực đại của hàm số \(g\left( x \right)=f\left( {{\left| x \right|}^{3}} \right)-\left| x \right|\) là

Xem đáp án

Xét hàm số \(h\left( x \right)=f\left( {{x}^{3}} \right)-x\)

Ta có

\({h}'\left( x \right)=3{{x}^{2}}{f}'\left( {{x}^{3}} \right)-1\)

\({h}'\left( x \right)=0\)\(\Leftrightarrow {f}'\left( {{x}^{3}} \right)=\frac{1}{3{{x}^{2}}}\) \(\left( x\ne 0 \right)\)      \(\left( 1 \right)\)

Đặt \({{x}^{3}}=t\)\(\Rightarrow x=\sqrt[3]{t}\Rightarrow {{x}^{2}}=\sqrt[3]{{{t}^{2}}}\).

Khi đó \(\left( 1 \right)\) trở thành: \({f}'\left( t \right)=\frac{1}{3\sqrt[3]{{{t}^{2}}}}\)                                             (2)

Vẽ đồ thị hàm số \(y=\frac{1}{3\sqrt[3]{{{x}^{2}}}}\), \(y={f}'\left( x \right)\) trên cùng hệ trục tọa độ Oxy, ta được:

Từ đồ thị suy ra phương trình (2) có hai nghiệm \({{t}_{1}}=a>0\) và \({{t}_{2}}=b<0\).

\(\Rightarrow \left( 1 \right)\) có hai nghiệm \(x=\sqrt[3]{a}>0\) và \(x=\sqrt[3]{b}<0\).

Bảng biến thiên của \(h\left( x \right)\), \(g\left( x \right)=h\left( \left| x \right| \right)\).

Từ bảng biến thiên ta thấy hàm số \(g\left( x \right)=h\left( \left| x \right| \right)=f\left( {{\left| x \right|}^{3}} \right)-\left| x \right|\) có 1  điểm cực đại.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 165569

Có bao nhiêu \(m\) nguyên \(m\in \left[ -2021;2021 \right]\) để phương trình \({{6}^{x}}-2m={{\log }_{\sqrt[3]{6}}}\left( 18\left( x+1 \right)+12m \right)\) có nghiệm?

Xem đáp án

Phương trình \({{6}^{x}}-2m={{\log }_{\sqrt[3]{6}}}\left( 18\left( x+1 \right)+12m \right)\Leftrightarrow {{6}^{x}}=2m+3{{\log }_{6}}\left[ 6\left( 3x+2m+3 \right) \right]\)

\(\begin{align} & \Leftrightarrow {{6}^{x}}=2m+3\left[ 1+{{\log }_{6}}\left( 3x+2m+3 \right) \right] \\ & \Leftrightarrow {{6}^{x}}=3{{\log }_{6}}\left( 3x+2m+3 \right)+2m+3,\,\,\left( * \right) \\ \end{align}\)

Đặt \(y={{\log }_{6}}\left( 3x+2m+3 \right)\Leftrightarrow {{6}^{y}}=3x+2m+3,\,\left( 1 \right)\)

Mặt khác, PT(*) trở thành: \({{6}^{x}}=3y+2m+3,\,\left( 2 \right)\)

Lấy (1) trừ vế với vế cho (2), ta được

\({{6}^{y}}-{{6}^{x}}=3x-3y\Leftrightarrow {{6}^{x}}+3x={{6}^{y}}+3y\,\,\,\,\left( 3 \right)\)

Xét hàm số \(f\left( t \right)={{6}^{t}}+3t,\,\,t\in \mathbb{R}.\)

Ta có \(f'\left( t \right)={{6}^{t}}\ln 6+3>0,\,\forall t\in \mathbb{R}.\) Suy ra hàm số \(f\left( t \right)\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\)

Mà PT (3) \(f\left( x \right)=f\left( y \right)\Leftrightarrow x=y.\)

Thay \(y=x\) vào PT (1), ta được \({{6}^{x}}=3x+2m+3\Leftrightarrow {{6}^{x}}-3x=2m+3\).

Xét hàm số \(g\left( x \right)={{6}^{x}}-3x\), với \(x\in \mathbb{R}\). Ta có \(g'\left( x \right)={{6}^{x}}\ln 6-3\Rightarrow g'\left( x \right)=0\Leftrightarrow x={{\log }_{6}}\left( \frac{3}{\ln 6} \right)\)

BBT:

Từ đó suy ra PT đã cho có nghiệm \(\Leftrightarrow 2m+3\ge g\left( {{\log }_{6}}\frac{3}{\ln 6} \right)\approx 0,81\Rightarrow m\ge -1,095\)

Vậy có 2023 số nguyên m thỏa mãn yêu cầu.

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 165570

Cho hàm số bậc ba \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị là đường cong \(\left( C \right)\) trong hình bên. Hàm số \(f\left( x \right)\) đạt cực trị tại hai điểm \({{x}_{1}},\,\,{{x}_{2}}\) thỏa \(f\left( {{x}_{1}} \right)+f\left( {{x}_{2}} \right)=0\). Gọi \(A,\,\,B\) là hai điểm cực trị của đồ thị \(\left( C \right);M,\,\,N,\,\,K\) là giao điểm của \(\left( C \right)\) với trục hoành; S là diện tích của hình phẳng được gạch trong hình, \({{S}_{2}}\) là diện tích tam giác NBK. Biết tứ giác MAKB nội tiếp đường tròn, khi đó tỉ số \(\frac{{{S}_{1}}}{{{S}_{2}}}\) bằng

Xem đáp án

Kết quả bài toán không thay đổi khi ta tịnh tiến đồ thị đồ thị \(\left( C \right)\) sang trái sao cho điểm uốn trùng với gốc tọa độ O. (như hình dưới)

Do \(f\left( x \right)\) là hàm số bậc ba, nhận gốc tọa độ là tâm đối xứng \(\left( O\equiv N \right)\).

Đặt \({{x}_{1}}=-a,\,\,{{x}_{2}}=a\), với a>0 \(\Rightarrow f'\left( x \right)=k\left( {{x}^{2}}-{{a}^{2}} \right)\)  với k>0

\(\Rightarrow f\left( x \right)=k\left( \frac{1}{3}{{x}^{3}}-{{a}^{2}}x \right)\) \(\Rightarrow {{x}_{M}}=-a\sqrt{3},\,\,{{x}_{K}}=a\sqrt{3}\) 

Có MAKB nội tiếp đường tròn tâm O \(\Rightarrow OA=OM=a\sqrt{3}\)

Có \(f\left( {{x}_{1}} \right)=\sqrt{O{{A}^{2}}-{{x}_{1}}^{2}}\Leftrightarrow f\left( -a \right)=a\sqrt{2}\Leftrightarrow k\left( -\frac{1}{3}{{a}^{3}}+{{a}^{3}} \right)=a\sqrt{2}\Leftrightarrow k=\frac{3\sqrt{2}}{2{{a}^{2}}}\)

\(\Rightarrow f\left( x \right)=\frac{3\sqrt{2}}{2{{a}^{2}}}\left( \frac{1}{3}{{x}^{3}}-{{a}^{2}}x \right)\)

\({{S}_{1}}=\int\limits_{-a\sqrt{3}}^{0}{f\left( x \right)dx}=\frac{3\sqrt{2}}{2{{a}^{2}}}\left. \left( \frac{1}{12}{{x}^{4}}-\frac{{{a}^{2}}}{2}{{x}^{2}} \right) \right|_{-a\sqrt{3}}^{0}=\frac{9\sqrt{2}}{8}{{a}^{2}}\)

\({{S}_{2}}={{S}_{\Delta AMO}}=\frac{1}{2}f\left( -a \right).MO=\frac{1}{2}a\sqrt{2}.a\sqrt{3}=\frac{\sqrt{6}}{2}{{a}^{2}}\)

Vậy \(\frac{{{S}_{1}}}{{{S}_{2}}}=\frac{3\sqrt{3}}{4}\).

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 165571

Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho hai số phức \({{z}_{1}}\) có điểm biểu diễn M, số phức \({{z}_{2}}\) có điểm biểu diễn là N thỏa mãn \(\left| {{z}_{1}} \right|=1\), \(\,\left| {{z}_{2}} \right|=3\) và \(\widehat{MON}=120{}^\circ \). Giá trị lớn nhất của \(\left| 3{{\text{z}}_{1}}+2{{z}_{2}}-3i \right|\) là \({{M}_{0}}\), giá trị nhỏ nhất của \(\left| 3{{\text{z}}_{1}}-2{{z}_{2}}+1-2i \right|\) là \({{m}_{0}}\). Biết \({{M}_{0}}+{{m}_{0}}=a\sqrt{7}+b\sqrt{5}+c\sqrt{3}+d\), với \(a,b,c,d\in \mathbb{Z}\). Tính a+b+c+d ?

Xem đáp án

Gọi \({{M}_{1}}\) là điểm biểu diễn của số phức \(3{{z}_{1}}\), suy ra \(O{{M}_{1}}=3\).

Gọi \({{N}_{1}}\) là điểm biểu diễn của số phức \(2{{z}_{2}}\), suy ra \(O{{N}_{1}}=6\). Gọi P là điểm sao cho \(\overrightarrow{O{{M}_{1}}}+\overrightarrow{O{{N}_{1}}}=\overrightarrow{OP}\). Suy ra tứ giác \(O{{M}_{1}}P{{N}_{1}}\) là hình bình hành.

Do từ giả thiết  \(\widehat{MON}=120{}^\circ \), suy ra \(\widehat{{{M}_{1}}O{{N}_{1}}}=120{}^\circ \).

Dùng định lí cosin trong tam giác \(O{{M}_{1}}{{N}_{1}}\) ta tính được \({{M}_{1}}{{N}_{1}}=\sqrt{9+36-2.3.6.\left( -\frac{1}{2} \right)}=3\sqrt{7}\);

và  định lí cosin trong tam giác \(O{{M}_{1}}P\) ta có \(OP=\sqrt{9+36-2.3.6.\frac{1}{2}}=3\sqrt{3}\).

Ta có \({{M}_{1}}{{N}_{1}}=\left| 3{{z}_{1}}-2{{z}_{2}} \right|=3\sqrt{7}; OP=\left| 3{{z}_{1}}+2{{z}_{2}} \right|=3\sqrt{3}\).

   Tìm giá trị lớn nhất của \(\left| 3{{\text{z}}_{1}}+2{{z}_{2}}-3i \right|\).

Đặt \(3{{z}_{1}}+2{{z}_{2}}={{w}_{1}}\Rightarrow \left| {{w}_{1}} \right|=3\sqrt{3}\), suy ra điểm biểu diễn \({{w}_{1}}\) là \(A\) thuộc đường tròn \(\left( {{C}_{1}} \right)\)   tâm \(O\left( 0;0 \right)\) bán kính \({{R}_{1}}=3\sqrt{3}\). Gọi điểm \({{Q}_{1}}\) là biểu diễn số phức 3i.

Khi đó \(\left| 3{{\text{z}}_{1}}+2{{z}_{2}}-3i \right|=A{{Q}_{1}}\), bài toán trở thành tìm \({{\left( A{{Q}_{1}} \right)}_{max}}\)biết điểm A trên đường tròn \(\left( {{C}_{1}} \right)\). Dễ thấy \({{\left( A{{Q}_{1}} \right)}_{max}}=O{{Q}_{1}}+{{R}_{1}}=3+3\sqrt{3}\).

   Tìm giá trị nhỏ nhất của \(\left| 3{{\text{z}}_{1}}-2{{z}_{2}}+1-2i \right|=\left| 3{{\text{z}}_{1}}-2{{z}_{2}}-\left( -1+2i \right) \right|\).

Đặt \(3{{z}_{1}}-2{{z}_{2}}={{w}_{2}}\Rightarrow \left| {{w}_{2}} \right|=3\sqrt{7}\), suy ra điểm biểu diễn \({{w}_{2}}\) là \(B\) thuộc đường tròn \(\left( {{C}_{2}} \right)\)   tâm \(O\left( 0;0 \right)\) bán kính \({{R}_{1}}=3\sqrt{7}\). Gọi điểm \({{Q}_{2}}\) là biểu diễn số phức -1+2i.

Khi đó \(\left| 3{{\text{z}}_{1}}-2{{z}_{2}}-\left( -1+2i \right) \right|=B{{Q}_{2}}\), bài toán trở thành tìm \({{\left( B{{Q}_{2}} \right)}_{\min }}\)biết điểm B trên đường tròn \(\left( {{C}_{2}} \right)\). Dễ thấy điểm \({{Q}_{2}}\) nằm trong đường tròn \(\left( {{C}_{2}} \right)\) nên \({{\left( B{{Q}_{2}} \right)}_{\min }}={{R}_{2}}-O{{Q}_{2}}=3\sqrt{7}-\sqrt{5}\).

Vậy \({{M}_{0}}+{{m}_{0}}=3\sqrt{7}+3\sqrt{3}-\sqrt{5}+3\).

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 165572

Trong không gian \(Oxyz\) Cho \(d\,:\,\,\frac{x-4}{2}=\frac{y-5}{-1}=\frac{z-3}{2}\) và hai điểm \(A\left( \,3;\,1;\,2 \right);\,\,B\left( \,-1;\,3;-2 \right)\) Mặt cầu tâm \(I\) bán kính \(R\) đi qua hai điểm hai điểm \(A,\,B\) và tiếp xúc với đường thẳng \(d.\) Khi \(R\) đạt giá trị nhỏ nhất thì mặt phẳng đi qua ba điểm \(A,\,B,\,I\) là \(\left( P \right):\,\,2x+by+c\text{z}+d=0.\) Tính \(d+b-c.\)

Xem đáp án

Gọi E là trung điểm của \(AB\Rightarrow E\left( 1;2;0 \right)\) và \(IE=\sqrt{{{R}^{2}}-9}\)

Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) là\(\left( \alpha  \right)\,\,:\,2x-y+2z=0\)

Gọi H là hình chiếu vuông góc của \(I\) lên \(d.\)

Gọi M là hình chiếu vuông góc của \(E\) lên \(d\Rightarrow EM={{d}_{\left( E;d \right)}}=9\)

Toạ độ M là nghiệm hệ \(\left\{ \begin{align} & x=2t+4 \\ & y=-t+5 \\ & z=2t+3 \\ & 2x-y+2\text{z}=0 \\ \end{align} \right.\Rightarrow t=-1\Rightarrow M\left( 2;6;1 \right)\Rightarrow ME=3\sqrt{2}\)

Vì \(\left( \alpha  \right)\bot d\) và \(IH+IE\ge EM\Rightarrow \,R\)nhỏ nhất \(\Leftrightarrow \,I,H,E\) thẳng hàng.

\(\Rightarrow \,R+\sqrt{{{R}^{2}}-9}=3\sqrt{2}\Rightarrow R=\frac{9\sqrt{2}}{4}\)

Vậy \(\Rightarrow \overrightarrow{EI}=\frac{1}{4}\overrightarrow{EH}\Rightarrow I\left( \frac{5}{4};3;\frac{1}{4} \right)\Rightarrow \overrightarrow{IA}=\left( \frac{7}{4};-2;\frac{7}{4} \right)\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{n}=\left[ \overrightarrow{AB};\overrightarrow{IA} \right]=\left( -18;0;18 \right)=-18\left( 1;0;-1 \right)\)

\(\left( P \right):\,\,2x-2\text{z-2}=0\Rightarrow b=0;c=-2;d=-2\Rightarrow d+b-c=0\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »