Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 64 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 169124

Từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số?

Xem đáp án

Để lập số tự nhiên có hai chữ số ta thực hiện như sau:

Chọn số thứ nhất: có 6 cách chọn

Chọn số thứ hai: có 6 cách chọn

Theo quy tắc nhân ta có 6.6=36 số

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 169126

Nghiệm của phương trình \({2^{3x - 7}} = 32\) là

Xem đáp án

\({2^{3x - 7}} = 32 \Leftrightarrow {2^{3x - 7}} = {2^5} \Leftrightarrow 3x - 7 = 5 \Leftrightarrow x = 4\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 169128

Tập xác định của hàm số \(y = {\log _2}\left( {x - 2} \right)\) là

Xem đáp án

ĐK: \(x - 2 > 0 \Leftrightarrow x > 2\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 169129

Với f(x), g(x) là hai hàm số liên tục trên khoảng K và k khác 0 thì mệnh đề nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Nguyên hàm không có tính chất nguyên hàm của tích bằng tích các nguyên hàm.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 169130

Cho khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA = 2a và SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính thể tích khối chóp S.ABCD.

Xem đáp án

Ta có diện tích đáy ABCD: \({S_{ABCD}} = {a^2}\).

Đường cao SA = 2a.

Vậy thể tích khối chóp S.ABCD là \(V = \frac{1}{3}{S_{ABCD}}.SA = \frac{1}{3}.{a^2}.2a = \frac{2}{3}{a^3}\).

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 169131

Cho khối nón có chiều cao h = 5, bán kính đáy r = 3. Tính thể tích của khối nón đã cho.

Xem đáp án

\(V = \frac{1}{3}\pi {.3^2}.5 = \frac{{45\pi }}{3}.\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 169132

Tính diện tính mặt cầu bán kính r = 2a

Xem đáp án

\(S = 4\pi {r^2} = 4\pi .{(2a)^2} = 16\pi {a^2}\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 169133

Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên sau

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy hàm số đồng biến trên các khoảng \(( - \infty ; - 2)\) và \((0; + \infty )\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 169134

Với a, b là các số thực dương tùy ý, \({\log _2}{a^2}{b^3}\) bằng

Xem đáp án

\({\log _2}{a^2}{b^3} = {\log _2}{a^2} + {\log _2}{b^3} = 2{\log _2}a + 3{\log _2}b\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 169137

Đồ thị của hàm số nào có dạng như đường cong ở hình dưới? 

Xem đáp án

          Câu A: Đúng dạng đồ thị ( a > 0, ab < 0)

          Câu B: Không đúng dạng đồ thị (a < 0)

          Câu C: Không đúng dạng đồ thị (a > 0, ab > 0)

          Câu D: Không đúng dạng đồ thị (Hàm số bậc ba)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 169138

Tìm tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 2021}}{{x + 1}}\)

Xem đáp án

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 2021}}{{x + 1}}\) là x = -1

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 169139

Giải bất phương trình \({\log _3}\left( {2x - 5} \right) > 2\).

Xem đáp án

\({\log _3}\left( {2x - 5} \right) > 2 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x > \frac{5}{2}\\ 2x - 5 > 9 \end{array} \right. \Leftrightarrow x > 7\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 169140

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình bên. Số nghiệm của phương trình f(x) + 1 = 0 là:

Xem đáp án

Số nghiệm của phương trình \(f\left( x \right) + 1 = 0 \Leftrightarrow f(x) = - 1\) bằng số giao điểm của đồ thị hàm số y = f(x) và đường thẳng y = -1

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy đồ thị hàm số y = f(x) cắt đường thẳng y = -1 tại 3 điểm phân biệt suy ra phương trình đã cho có 3 nghiệm.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 169141

Nếu \(\int\limits_{ - 1}^3 {f(x)dx =  - 4} \) và \(\int\limits_2^3 {f(x)dx = 3} \) thì \(\int\limits_{ - 1}^2 {f(x)dx} \) bằng

Xem đáp án

\(\int\limits_{ - 1}^2 {f(x)dx} + \int\limits_2^3 {f(x)dx = } \int\limits_{ - 1}^3 {f(x)dx} \Rightarrow \int\limits_{ - 1}^2 {f(x)dx} = \int\limits_{ - 1}^3 {f(x)dx} - \int\limits_2^3 {f(x)dx = } - 4 - 3 = - 7\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 169142

Môđun của số phức 6 - 5i bằng

Xem đáp án

\(\left| {6 - 5i} \right| = \sqrt {{6^2} + {{( - 5)}^2}} = \sqrt {61} \)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 169143

Gọi z1, z2 là hai nghiệm phức của phương trình \(2{z^2} + \sqrt 3 z + 3 = 0\). Giá trị của biểu thức \(z_1^2 + z_2^2\) bằng

Xem đáp án

\(2{z^2} + \sqrt 3 z + 3 = 0 \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {{z_1} = \frac{{ - \sqrt 3 + \sqrt {21} i}}{4}}\\ {{z_2} = \frac{{ - \sqrt 3 - \sqrt {21} }}{4}} \end{array}} \right.\)

Suy ra \(z_1^2 + z_2^2 = - \frac{9}{4}\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 169144

Tìm  số phức liên hợp \(\bar z\) của số phức z = (3 - 2i)(2 + 3i).

Xem đáp án

\(z = (3 - 2i)(2 + 3i) = 12 + 5i \Rightarrow \overline z = 12 - 5i\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 169145

Trong không gian Oxyz, hình chiếu của điểm M(2;-2;1) trên mặt phẳng (Oyz) có tọa độ là

Xem đáp án

Ta có hình chiếu của điểm \(M({x_0};{y_0};{z_0})\) trên mặt phẳng (Oyz) là điểm \(M'(0;{y_0};{z_0})\)

Vậy hình chiếu của điểm M(2; - 2;1) trên mặt phẳng (Oyz) có tọa độ là (0; - 2;1).

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 169146

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \((S):{(x + 2)^2} + {(y - 1)^2} + {(z + 5)^2} = 25\). Tìm tọa độ tâm của mặt cầu (S).

Xem đáp án

Mặt cầu \((S):{(x - a)^2} + {(y - b)^2} + {(z - c)^2} = {r^2}\) có tâm I(a;b;c)

Do đó mặt cầu (S) có tâm I(-2;1-5).

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 169147

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (P):x + 3y - 5 = 0. Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P)?

Xem đáp án

Mặt phẳng (P) có vec tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow {{n_{(P)}}} = (1;3;0)\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 169148

Trong không gian Oxyz, điểm nào dưới đây thuộc đường thẳng \((d):\frac{{x + 3}}{2} = \frac{{y - 1}}{{ - 3}} = \frac{{z + 2}}{{ - 1}}\)?

Xem đáp án

Thay tọa độ các điểm vào phương trình đường thẳng ta thấy điểm N(-3;1;-2) thỏa mãn \(\frac{{ - 3 + 3}}{2} = \frac{{1 - 1}}{{ - 3}} = \frac{{ - 2 + 2}}{{ - 1}} = 0\)

Vậy điểm N(-3;1;-2) thuộc đường thẳng \((d):\frac{{x + 3}}{2} = \frac{{y - 1}}{{ - 3}} = \frac{{z + 2}}{{ - 1}}\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 169149

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh \(\sqrt 2 a\), SA vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA = 2\sqrt 3 a\). Góc giữa SC và mặt phẳng (ABCD) bằng

Xem đáp án

Ta có \(SA \bot (ABCD)\) nên góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABCD) bằng \(\angle SCA\)

Xét tam giác vuông SAC, \(\tan \angle SCA = \frac{{SA}}{{AC}} = \frac{{2\sqrt 3 a}}{{\sqrt 2 a.\sqrt 2 }} = \sqrt 3 \)

Vậy \(\angle SCA = {60^0}\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 169150

Cho hàm số y = f(x) có bảng xét dấu đạo hàm như sau

Hàm số đã cho có bao nhiêu điểm cực trị?

Xem đáp án

Từ bảng biến thiên ta thấy f'(x) đổi dấu 3 lần khi qua x =  - 2; x = 0; x = 1 nên hàm số có 3 điểm cực trị.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 169151

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 35\) trên đoạn [-4;4] bằng:

Xem đáp án

Hàm số đã cho xác định và liên tục trên đoạn [-4;4]

\(\begin{array}{l} y' = 3{x^2} - 6x - 9;y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 1 \in \left[ { - 4;4} \right]\\ x = 3 \in \left[ { - 4;4} \right] \end{array} \right.\\ y( - 4) = - 41;{\rm{ }}y( - 1) = 40;{\rm{ }}y(3) = 8;{\rm{ }}y(4) = 15\\ \Rightarrow \mathop {\min }\limits_{\left[ { - 4;4} \right]} y = - 41 \end{array}\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 169152

Cho \({\log _2}5 = a;{\rm{ }}{\log _3}5 = b\). Tính \({\log _6}5\) theo a và b .

Xem đáp án

\({\log _6}5 = \frac{{{{\log }_5}5}}{{{{\log }_5}6}} = \frac{1}{{{{\log }_5}2 + {{\log }_5}3}} = \frac{1}{{\frac{1}{a} + \frac{1}{b}}} = \frac{{ab}}{{a + b}}\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 169153

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Tập tất cả các giá trị của tham số m để phương trình f(x) = m có ba nghiệm phân biệt là

Xem đáp án

Số nghiệm của phương trình f(x) = m chính là số giao điểm của đồ thị hàm số y = f(x) và đường thẳng y = m.

Dựa vào bảng biến thiên thì phương trình f(x) = m có ba nghiệm phân biệt khi - 2 < m < 4.

Vậy phương trình có ba nghiệm phân biệt khi \(m \in ( - 2\,;\,4)\).

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 169154

Bất phương trình \({\log _2}(3x - 2) > {\log _2}(6 - 5x)\) có tập nghiệm là (a;b). Tổng a + b bằng

Xem đáp án

\({\log _2}(3x - 2) > {\log _2}(6 - 5x) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 3x - 2 > 6 - 5x\\ 6 - 5x > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x > 1\\ x < \frac{6}{5} \end{array} \right. \Leftrightarrow 1 < x < \frac{6}{5}\)

Tập nghiệm của bất phương trình là \((1\,;\,\frac{6}{5})\).

Vậy \(a + b = 1 + \frac{6}{5} = \frac{{11}}{5}\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 169155

Một hình nón có độ dài đường sinh bằng đường kính đáy. Diện tích hình tròn đáy của hình nón bằng \(9 \pi\). Tính đường cao h của hình nón.

Xem đáp án

Gọi l, R lần lượt là độ dài đường sinh và đường kính đáy của hình nón.

Theo bài ra ta có \(\left\{ \begin{array}{l} l = 2R\\ \pi {R^2} = 9\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} l = 2R\\ R = 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} l = 6\\ R = 3 \end{array} \right.\).

Đường cao của hình nón là \(h = \sqrt {{l^2} - {R^2}} = \sqrt {36 - 9} = 3\sqrt 3 \).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 169156

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và \(f\left( 2 \right) = 16,\;\int\limits_0^2 {f\left( x \right)\,} {\rm{d}}x = 4\). Tính \(\int\limits_0^4 {xf'\left( {\frac{x}{2}} \right)\,} {\rm{d}}x\)

Xem đáp án

Đặt \(\frac{x}{2} = t\; \Rightarrow x = 2t \Rightarrow {\rm{d}}x = 2{\rm{d}}t\).

Đổi cận: \(x = 0 \Rightarrow t = 0;\;x = 4 \Rightarrow t = 2\).

Khi đó \(\int\limits_0^4 {xf'\left( {\frac{x}{2}} \right)\,} {\rm{d}}x = 4\int\limits_0^2 {tf'\left( t \right)\,} {\rm{d}}t = \left. {4tf\left( t \right)} \right|_0^2 - 4\int\limits_0^2 {f\left( t \right)\,} {\rm{d}}t = 4.2.f\left( 2 \right) - 4.\int\limits_0^2 {f\left( x \right)\,{\rm{d}}x} \)

= 4.2.16 - 4.4 = 112

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 169157

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị \(f\left( x \right) = {x^3} - 3x + 2;g\left( x \right) = x + 2\) là:

Xem đáp án

Phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị \({x^3} - 3x + 2 = x + 2 \Leftrightarrow {x^3} - 4x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = \pm 2 \end{array} \right.\)

 Diện tích cần tìm 

\(\begin{array}{l} S = \int\limits_{ - 2}^0 {\left| {{x^3} - 4x} \right|{\rm{d}}x} + \int\limits_0^2 {\left| {{x^3} - 4x} \right|{\rm{d}}x} \\ = \int\limits_{ - 2}^0 {\left( {{x^3} - 4x} \right){\rm{d}}x} - \int\limits_0^2 {\left( {{x^3} - 4x} \right){\rm{d}}x} \\ = \left( {\frac{{{x^4}}}{4} - 2{x^2}} \right)\left| \begin{array}{l} 0\\ - 2 \end{array} \right. - \left( {\frac{{{x^4}}}{4} - 2{x^2}} \right)\left| \begin{array}{l} 2\\ 0 \end{array} \right. = 8 \end{array}\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 169158

Cho hai số phức \({z_1} = 2 + 3i\) và \({z_2} =  - 3 - 5i\). Tính tổng phần thực và phần ảo của số phức \(w = {z_1} + {z_2}\)

Xem đáp án

\(w = {z_1} + {z_2} = 2 + 3i - 3 - 5i = - 1 - 2i\)

Vậy tổng phần thực và phần ảo của số phức w là -3

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 169159

Tập hợp điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn điều kiện \(\left| {\overline z  + 1 + 2i} \right| = 1\) là

Xem đáp án

Đặt \(z = x + yi;\left( {x,y \in R} \right)\)

Khi đó:

\(\begin{array}{l} \left| {\overline z + 1 + 2i} \right| = 1 \Leftrightarrow \left| {\left( {x + 1} \right) + \left( { - y + 2} \right)i} \right| = 1\\ \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {x + 1} \right)}^2} + {{\left( { - y + 2} \right)}^2}} = 1\\ \Leftrightarrow {\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 1 \end{array}\)

Vậy tập hợp điểm biểu diễn số phức z là đường tròn I(-1;2), bán kính R = 1.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 169160

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(3;1;-1), B(2;-1;4). Phương trình mặt phẳng (OAB) (O là gốc tọa độ) là 

Xem đáp án

Ta có \(\overrightarrow {OA} = \left( {3;1; - 1} \right),\overrightarrow {OB} = \left( {2; - 1;4} \right)\)

Phương trình mặt phẳng (OAB) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {OA} ,\overrightarrow {OB} } \right] = \left( {3; - 14; - 5} \right)\).

Vậy phương trình mặt phẳng (OAB) là 3x - 14y - 5z = 0.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 169161

Trong không gian với hệ trục tọa độ (Oxyz), phương trình đường thẳng d đi qua điểm A(1;2;1) và vuông góc với mặt phẳng (P): x - 2y + z - 1 = 0 có dạng

Xem đáp án

Mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến \(\overrightarrow {{n_P}} = \left( {1; - 2;1} \right)\).

\(d \bot \left( P \right)\) nên \(\overrightarrow {{n_P}} = \left( {1; - 2;1} \right)\) cũng là vecto chỉ phương của đường thẳng d.

Suy ra phương trình đường thẳng d thường gặp là \(\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 2}}{{ - 2}} = \frac{{z - 1}}{1}\)

So với đáp án không có, nên đường thẳng d theo bài là đường có vecto chỉ phương cùng phương với \(\overrightarrow {{n_P}} \) và đi qua điểm A(1;2;1).

Thay tọa độ điểm A(1;2;1) vào 3 đáp án A, B, D thấy đáp án D thỏa mãn.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 169162

Kết quả (b;c) của việc gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp, trong đó b là số chấm xuất hiện của lần gieo thứ nhất, c là số chấm xuất hiện của lần gieo thứ hai được thay vào phương trình bậc hai \({x^2} + bx + c = 0\). Xác suất để phương trình bậc hai đó vô nghiệm là

Xem đáp án

Số phần tử của không gian mẫu là 36.

Xét phương trình \({x^2} + bx + c = 0\) có \(\Delta = {b^2} - 4c\), với \(b,c \in \overline {1,6} \).

Phương trình vô nghiệm \( \Leftrightarrow \Delta < 0 \Leftrightarrow b < 2\sqrt c \).

Suy ra có 17 cách gieo để phương trình vô nghiệm.

Vậy xác suất cần tìm là \(P = \frac{{17}}{{36}}\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 169163

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A, BC = SB = a. Hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng (ABC) trùng với trung điểm của BC. Góc giữa đường thẳng SA và mặt phẳng (ABC) bằng 

Xem đáp án

Gọi H là trung điểm cạnh \(BC \Rightarrow SH \bot \left( {ABC} \right)\).

Góc SA giữa và mặt phẳng (ABC) là \(\left( {\widehat {SA;HA}} \right) = \widehat {SAH}\).

\(SH = \sqrt {S{B^2} - H{B^2}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\) và \(AH = \frac{1}{2}BC = \frac{a}{2}\)

Xét tam giác SHA ta có \(\tan \widehat {SAH} = \frac{{SH}}{{AH}} = \sqrt 3 \Rightarrow \widehat {SAH} = {60^0}\).

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 169164

Để đồ thị hàm số \(y =  - {x^4} - \left( {m - 3} \right){x^2} + m + 1\) có điểm cực đại mà không có điểm cực tiểu thì tất cả các giá trị thực của tham số m là

Xem đáp án

\(y' = - 4{x^3} - 2\left( {m - 3} \right)x = - 2x\left( {2{x^2} + m - 3} \right)\)

\(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ {x^2} = \frac{{3 - m}}{2} \end{array} \right.\)

Vì hàm số đã cho là hàm trùng phương với a = -1 < 0 nên hàm số có điểm cực đại mà không có điểm cực tiểu ⇔ y' = 0 có đúng 1 nghiệm bằng 0 \( \Leftrightarrow \frac{{3 - m}}{2} \le 0 \Leftrightarrow m \ge 3.\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 169165

Một người vay ngân hàng 500 triệu đồng với lãi suất 1,2%/ tháng  để mua xe ô tô. Sau đúng một tháng kể từ ngày vay thì người đó bắt đầu trả nợ và đều đặn cứ mỗi tháng người đó sẽ trả cho ngân hàng 20 triệu đồng cho đến khi hết nợ (tháng cuối cùng có thể trả dưới 20 triệu đồng). Hỏi sau bao nhiêu tháng thì người đó trả được hết nợ ngân hàng? Biết rằng lãi suất không thay đổi.

Xem đáp án

Sau 1 tháng dư nợ là: \({N_1} = N\left( {1 + r} \right) - m\) với N = 500 triệu đồng, r = 0,012, m=20 triệu đồng.

Sau 2 tháng dư nợ là: \({N_2} = {N_1}\left( {1 + r} \right) - m = N{\left( {1 + r} \right)^2} - m\left[ {1 + \left( {1 + r} \right)} \right]\).

Sau tháng thứ n dư nợ là: \({N_n} = N{\left( {1 + r} \right)^n} - m\left[ {1 + \left( {1 + r} \right) + {{\left( {1 + r} \right)}^2} + ... + {{\left( {1 + r} \right)}^{n - 1}}} \right]\)

\( = N{\left( {1 + r} \right)^n} - m\left[ {\frac{{1.{{\left( {1 + r} \right)}^n} - 1}}{{1 + r - 1}}} \right] = \left( {N - \frac{m}{r}} \right){\left( {1 + r} \right)^n} + \frac{m}{r}\)

Người đó trả hết nợ ngân hàng khi dư nợ bằng 0 nên ta có:

\(\left( {N - \frac{m}{r}} \right){\left( {1 + r} \right)^n} + \frac{m}{r} = 0 \)

\( \Leftrightarrow {\left( {1 + r} \right)^n} = \frac{m}{{m - Nr}}\)

\( \Leftrightarrow 1,{012^n} = \frac{{20}}{{20 - 500.0,012}}\)

\( \Leftrightarrow 1,{012^n} = \frac{{10}}{7}\)

\( \Leftrightarrow n = {\log _{1,012}}\frac{{10}}{7} \Leftrightarrow n \approx 29,90\)

Vậy sau 30 tháng người đó trả hết nợ ngân hàng.

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 169166

Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = m{x^4} + n{x^3} + p{x^2} + qx + r\), trong đó (m,n,p,q,r \in R\). Biết hàm số y = f'(x) có đồ thị như hình bên dưới. 

Số nghiệm của phương trình f(x) = 16m + 8n + 4p + 2q + r là

Xem đáp án

Nhìn vào đồ thị ta có \(\int\limits_{ - 1}^1 {\left| {f'\left( x \right)} \right|} {\rm{d}}x < \int\limits_1^4 {\left| {f'\left( x \right)} \right|} {\rm{d}}x \Leftrightarrow \int\limits_{ - 1}^1 {f'\left( x \right)} {\rm{d}}x < - \int\limits_1^4 {f'\left( x \right)} {\rm{d}}x\)

\( \Leftrightarrow 0 < f\left( 1 \right) - f\left( { - 1} \right) < f\left( 1 \right) - f\left( 4 \right) \Rightarrow f\left( { - 1} \right) > f\left( 4 \right)\) 

Nhìn vào đồ thị ta có \(\int\limits_{ - 1}^1 {\left| {f'\left( x \right)} \right|} {\rm{d}}x > \int\limits_1^2 {\left| {f'\left( x \right)} \right|} {\rm{d}}x \Leftrightarrow \int\limits_{ - 1}^1 {f'\left( x \right)} {\rm{d}}x > - \int\limits_1^2 {f'\left( x \right)} {\rm{d}}x\)

\( \Leftrightarrow 0 < f\left( 1 \right) - f\left( { - 1} \right) > f\left( 1 \right) - f\left( 2 \right) \Rightarrow f\left( { - 1} \right) < f\left( 2 \right)\)

Suy ra: \(f\left( 4 \right) < f\left( { - 1} \right) < f\left( 2 \right)\)

Số nghiệm của phương trình f(x) = 16m + 8n + 4p + 2q + r là số giao điểm của đồ thị hàm số y = f(x) với đường thẳng y = f(2).

Dựa vào bản biến thiên suy ra phương trình đã cho có 4 nghiệm phân biệt.

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 169167

Một bác thợ gốm làm một cái lọ có dạng khối tròn xoay được tạo thành khi quay hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = \sqrt {x + 1} \) và trục Ox, quay quanh trục Ox. Biết đáy lọ và miệng lọ có đường kính lần lượt là 2dm và 4dm, khi đó thể tích của lọ là :

Xem đáp án

Ta có đáy lọ có đường kính bằng 2dm suy ra bán kính đáy lọ bằng 1dm. Do đó

\(y = 1 \Rightarrow \sqrt {x + 1} = 1 \Leftrightarrow x = 0\)

Ta có miệng lọ có đường kính bằng 4dm suy ra bán kính miệng lọ bằng 2dm. Do đó

\(y = 2 \Rightarrow \sqrt {x + 1} = 2 \Leftrightarrow x = 3\)

Khi đó \(V = \pi \int\limits_0^3 {{{\left( {\sqrt {x + 1} } \right)}^2}} {\rm{dx = }}\frac{{15}}{2}\pi \)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 169168

Cho tích phân \(I = \int\limits_0^1 {\left( {x + 2} \right)\ln \left( {x + 1} \right){\rm{d}}x}  = a\ln 2 - \frac{7}{b}\) trong đó a, b là các số nguyên dương. Tổng a + b2 bằng

Xem đáp án

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = \ln \left( {x + 1} \right)\\ {\rm{d}}v = \left( {x + 2} \right){\rm{d}}x \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {\rm{d}}u = \frac{1}{{x + 1}}{\rm{d}}x\\ v = \frac{1}{2}\left( {{x^2} + 4x + 3} \right) \end{array} \right.\).

Do đó, \(I = \left. {\frac{1}{2}\left( {{x^2} + 4x + 3} \right)\ln \left( {x + 1} \right)} \right|_0^1 - \frac{1}{2}\int\limits_0^1 {\left( {x + 3} \right){\rm{d}}x} \)

\( = \left. {\frac{1}{2}\left( {{x^2} + 4x + 3} \right)\ln \left( {x + 1} \right)} \right|_0^1 - \left. {\frac{1}{4}\left( {{x^2} + 6x} \right)} \right|_0^1 = 4\ln 2 - \frac{7}{4}\)

\( \Rightarrow a = b = 4\)

Vậy \(a + {b^2} = 20\).

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 169169

Cho hàm số y = f(x) có bảng xét dấu của f'(x) như sau.

Xét hàm số \(g\left( x \right) = {e^{f\left( {1 + x + {x^2}} \right)}}\), tập nghiệm của bất phương trình g'(x) > 0 là

Xem đáp án

Ta có \(g'\left( x \right) = \left( {1 + 2x} \right)f'\left( {1 + x + {x^2}} \right).{e^{f\left( {1 + x + {x^2}} \right)}}\), và \(1 + x + {x^2} = {\left( {x + \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{3}{4} > 0\forall x \in R\)

\(g'\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow \left( {1 + 2x} \right)f'\left( {1 + x + {x^2}} \right).{e^{f\left( {1 + x + {x^2}} \right)}} > 0 \Leftrightarrow \left( {1 + 2x} \right)f'\left( {1 + x + {x^2}} \right) > 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} f'\left( {1 + x + {x^2}} \right) > 0\\ 1 + 2x > 0 \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} f'\left( {1 + x + {x^2}} \right) < 0\\ 1 + 2x < 0 \end{array} \right. \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} 1 + x + {x^2} > 3\\ 1 + 2x > 0 \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} 1 + x + {x^2} < 3\\ 1 + 2x < 0 \end{array} \right. \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x > 1\\ - 2 < x < - \frac{1}{2} \end{array} \right.\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 169170

Cho x, y thỏa mãn \({\log _3}\frac{{x + y}}{{{x^2} + {y^2} + xy + 2}} = x\left( {x - 9} \right) + y\left( {y - 9} \right) + xy\). Tìm giá trị lớn nhất của \(P = \frac{{3x + 2y - 9}}{{x + y + 10}}\) khi x, y thay đổi.

Xem đáp án

Từ giả thiết, ta có \({x^2} + {y^2} + xy - 9x - 9y + 2 = 0\left( * \right)\)

Ta thấy x = 8, y = 3 thỏa mãn (*), đặt x = a + 8,y = b + 3 khi đó:

\(\begin{array}{l} {x^2} + {y^2} + xy - 9x - 9y + 2 = 0 \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} + ab + 10{\rm{a}} + 5 = 0 \Leftrightarrow 10{\rm{a}} + 5b = - \left( {{a^2} + ab + {b^2}} \right)\\ \Rightarrow 10{\rm{a}} + 5b \le 0 \Leftrightarrow 2{\rm{a}} + b \le 0 \end{array}\)

Ta có: \(P = \frac{{3x + 2y - 9}}{{x + y + 10}} = \frac{{3a + 2b + 21}}{{a + b + 21}} = 1 + \frac{{2a + b}}{{a + b + 21}} \le 1\)

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi x = 8, y = 3.

Vậy đạt giá trị lớn nhất bằng 1.

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 169171

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left| {{x^4} - 4{x^3} + 4{x^2} + a} \right|\). Gọi M, m là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số đã cho trên [0;2]. Có bao nhiêu số nguyên a thuộc [-4;4] sao cho \(M \le 2m\)?

Xem đáp án

Xét hàm số \(g\left( x \right) = {x^3} - 4{x^3} + 4{x^2} + a\) trên [0;2].

\(g'\left( x \right) = 4{x^3} - 12{x^2} + 8x;g'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 1\\ x = 2 \end{array} \right.;g\left( 0 \right) = a;g\left( 1 \right) = a + 1;g\left( 2 \right) = a\)

Suy ra: \(a \le g\left( x \right) \le a + 1\).

TH1: \(0 \le a \le 4 \Rightarrow a + 1 \ge a > 0 \Rightarrow M = \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = a + 1;m = \mathop {\min }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = a\)

Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l} 0 \le a \le 4\\ a + 1 \le 2a \end{array} \right. \Rightarrow 1 \le a \le 4\). Do đó: có 4 giá trị của a thỏa mãn.

TH2: \( - 4 \le a \le - 1 \Rightarrow a \le a + 1 \le - 1 \Rightarrow \left| {a + 1} \right| \le \left| a \right|\)

\( \Rightarrow M = \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = |a| = - a;m = \mathop {\min }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = |a + 1| = - a - 1\)

Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l} - 4 \le a \le - 1\\ - a \le - 2a - 2 \end{array} \right. \Rightarrow - 4 \le a \le - 2\). Do đó: có 3 giá trị của a thỏa mãn.

Vậy có tất cả 7 giá trị thỏa mãn.

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 169172

Cho tứ diện ABCD có \(\widehat {DAB} = \widehat {CBD} = 90^\circ ;AB = a;\;AC = a\sqrt 5 ;\;\widehat {ABC} = 135^\circ \). Biết góc giữa hai mặt phẳng (ABD), (BCD) bằng 30o. Thể tích của tứ diện ABCD là

Xem đáp án

Vẽ \(AH \bot \left( {BCD} \right),H \in \left( {BCD} \right)\)

Vẽ \(HK\,{\rm{//}}\,BC,K \in BD\) có \(BD \bot BC \Rightarrow HK \bot BD\)\(AH \bot BD\).

\( \Rightarrow BD \bot \left( {AHK} \right) \Rightarrow BD \bot AK\).

Nên \(\left( {\widehat {\left( {ABD} \right),\left( {BCD} \right)}} \right)\, = \,\,\widehat {AKH}\,\, = 30^\circ \)

Vẽ \(HM\,{\rm{//}}\,BD,M \in BD\) có \(BC \bot BD \Rightarrow HM \bot BC\)\(AH \bot BC\).

\(\Rightarrow BC \bot AM\), có góc \(\widehat {ABC} = 135^\circ \).

Suy ra \(\widehat {ABM} = 45^\circ \) (nên B ở giữa M và C).

\(\Delta AMB\) vuông tại M có \(\widehat {ABM} = 45^\circ \).

Suy ra \(\Delta AMB\) vuông cân tại B \( \Rightarrow AM = MB = \frac{{AB}}{{\sqrt 2 }} = \frac{a}{{\sqrt 2 }}\).

Tứ giác BKHM là hình chữ nhật, nên BM = HK.

Tam giác AHK vuông tại H có \(\widehat {AKH} = 30^\circ \), nên \(AH = \frac{{HK}}{{\sqrt 3 }} = \frac{a}{{\sqrt 6 }},AK = 2AH = \frac{{2a}}{{\sqrt 6 }}\)

Tam giác BAD vuông tại A có AK là đường cao nên \(\frac{1}{{A{K^2}}} = \frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{D^2}}}\).

\( \Rightarrow \frac{3}{{2{a^2}}} = \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{A{D^2}}} \Rightarrow \frac{1}{{A{D^2}}} = \frac{1}{{2{a^2}}} \Rightarrow AD = a\sqrt 2 \) và \(BD = \sqrt {A{B^2} + A{D^2}} = a\sqrt 3 \).

Có \(BC = CM - BM,C{M^2} = C{A^2} - A{M^2} = 5{a^2} - \frac{{{a^2}}}{2} = \frac{{9{a^2}}}{2}\)

Có \(V = \frac{1}{3}AH.{S_{BCD}} = \frac{1}{6}AH.BD.BC = \frac{1}{6}\frac{a}{{\sqrt 6 }}.a\sqrt 3 .a\sqrt 2 = \frac{{{a^3}}}{6}\)

Vậy \(V = \frac{{{a^3}}}{6}\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 169173

Cho hai số thực x, y thỏa mãn \({\log _{\sqrt 3 }}\left( {{y^2} + 8y + 16} \right) + {\log _2}\left[ {\left( {5 - x} \right)\left( {1 + x} \right)} \right] = 2{\log _3}\frac{{5 + 4x - {x^2}}}{3} + {\log _2}{\left( {2y + 8} \right)^2}.\)

Gọi S là tập các giá trị nguyên của tham số m để giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \left| {\sqrt {{x^2} + {y^2}} - m} \right|\) không vượt quá 10. Hỏi S có bao nhiêu tập con không phải là tập rỗng?

Xem đáp án

ĐK: - 1 < x < 5, y khác 4. Ta có:

\(\begin{array}{l} {\log _{\sqrt 3 }}\left( {{y^2} + 8y + 16} \right) + {\log _2}\left[ {\left( {5 - x} \right)\left( {1 + x} \right)} \right] = 2{\log _3}\frac{{5 + 4x - {x^2}}}{3} + {\log _2}{\left( {2y + 8} \right)^2}.\\ \Leftrightarrow 2{\log _3}\left( {{y^2} + 8y + 16} \right) - 2{\log _3}\left( {5 + 4x - {x^2}} \right) = {\log _2}\left( {{y^2} + 8y + 16} \right) - {\log _2}\left( {5 + 4x - {x^2}} \right)\\ \Leftrightarrow \left( {{{\log }_3}4 - 1} \right).{\log _2}\left( {{y^2} + 8y + 16} \right) = \left( {{{\log }_3}4 - 1} \right).{\log _2}\left( {5 + 4x - {x^2}} \right) \end{array}\)

\( \Leftrightarrow {y^2} + 8y + 16 = 5 + 4x - {x^2}\) (vì hàm \(f\left( t \right) = \left( {{{\log }_3}4 - 1} \right).{\log _2}t\) đồng biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\)).

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {\left( {{x^2} + {y^2} + 11} \right)^2} = {\left( {4x - 8y} \right)^2} \le 80\left( {{x^2} + {y^2}} \right)\\ \Rightarrow {\left( {{x^2} + {y^2}} \right)^2} - 58\left( {{x^2} + {y^2}} \right) + 121 \le 0\\ \Rightarrow 29 - 12\sqrt 5 \le {x^2} + {y^2} \le 29 + 12\sqrt 5 \\ \Rightarrow \sqrt {29 - 12\sqrt 5 } \le \sqrt {{x^2} + {y^2}} \le \sqrt {29 + 12\sqrt 5 } \end{array}\).

Đặt \(a = \sqrt {29 - 12\sqrt 5 } ,b = \sqrt {29 + 12\sqrt 5 } \) , ta có: \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {a;b} \right]} {\mkern 1mu} P = \max \left\{ {\left| {a - m} \right|,\left| {b - m} \right|} \right\}\).

Do đó, \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {a;b} \right]} {\mkern 1mu} P \le 10 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left| {a - m} \right| \le 10\\ \left| {b - m} \right| \le 10 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a - 10 \le m \le a + 10\\ b - 10 \le m \le b + 10 \end{array} \right. \Rightarrow b - 10 \le m \le a + 10\).

\(m \in Z\) nên \(S = \left\{ { - 2; - 1;0;1;2;3;4;5;6;7;8;9;10;11} \right\}\).

Vậy số tập con không phải là tập rỗng của tập S là \({2^{14}} - 1 = 16383\).

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »