Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Thái Nguyên
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Thái Nguyên
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
48 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Nghiệm của phương trình \({2^{x - 1}} = 8\) là
\({2^{x - 1}} = 8 \Leftrightarrow x - 1 = {\log _2}8 \Leftrightarrow x = 4.\)
Hàm số \(y = - {x^4} + 2{x^2} + 1\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
\(y' = - 4{x^3} + 4x.y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = - 1\\ x = 1 \end{array} \right..\)
Vậy hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right).\)
Cho hình trụ có bán kính đáy r = 7 và chiều cao h = 2. Diện tích xung quanh của hình trụ đã cho bằng
\({S_{xq}} = 2\pi rh = 2\pi .7.2 = 28\pi .\)
Mỗi mặt của một khối đa diện đều loại {4;3} là
Khối đa diện đều loại {4;3} là hình lập phương.
Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{1 - 2x}}{{x - 1}}\) là:
TCN: y = - 2.
Số mặt bên của một hình chóp ngũ giác là
Số mặt bên của một hình chóp ngũ giác là 6
Tập nghiệm của bất phương trình \({\log _2}x < {\log _2}\left( {12 - 3x} \right)\) là
\({\log _2}x < {\log _2}\left( {12 - 3x} \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x < 0\\
12 - 3x > 0\\
x < 12 - 3x
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x > 0\\
x < 4\\
x < 3
\end{array} \right. \Leftrightarrow 0 < x < 3.\)
Với a, b là các số thực dương tùy ý và \(a \ne 1,{\log _a}{b^2}\) bằng
\({\log _a}{b^2} = 2{\log _a}b.\)
Hình vẽ nào sau đây là hình biểu diễn một hình đa diện?
Hình 4 là hình đa diện
Một khối chóp có diện tích đáy B = 6 và chiều cao h = 9. Thể tích của khối chóp đã cho bằng?
\(V = \frac{1}{3}Bh = \frac{1}{3}.6.9 = 18.\)
Hàm số \(y = {\left( {{x^2} - 4} \right)^{ - 3}}\) có tập xác định là
Điều kiện xác định là: \({x^2} - 4 \ne 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ne 2\\
x \ne - 2
\end{array} \right..\)
Vậy tập xác định của hàm số là: \(D = R\backslash \left\{ { - 2;2} \right\}.\)
Cho hàm số bậc ba y = f(x) có đồ thị là đường cong như hình vẽ. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
Dựa vào đồ thị, suy ra hàm số y = f(x) đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\).
Cho hình nón có độ dài đường sinh l = 6 và chiều cao h = 2. Bán kính đáy của hình nón đã cho bằng
\(r = \sqrt {{l^2} - {h^2}} = \sqrt {{6^2} - {2^2}} = 4\sqrt 2 .\)
Cho khối lăng trụ có thể tích V = 20 và diện tích đáy B = 15. Chiều cao của khối trụ đã cho bằng
\(V = Bh \Rightarrow h = \frac{V}{B} = \frac{{20}}{{15}} = \frac{4}{3}.\)
Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?
Dựa vào đồ thị hàm số, suy ra đường tiệm cận ngang y = 1 và tiệm cận đứng x = 2
Với x > 0 đạo hàm của hàm số \(y = {\log _{2021}}x\) là
\(y' = \frac{1}{{x\ln 2021}}.\)
Thể tích của khối cầu có đường kính 6 bằng
Mặt cầu có đường kính bằng 6 nên bán kính R = 3
\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi {.3^3} = 36\pi .\)
Điểm cực tiểu của hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 2\) là
\(y' = 3{x^2} - 6x - 9 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 3\\
x = - 1
\end{array} \right.\)
Từ bảng biến thiên ta thấy điểm cực tiểu của hàm số là x = 3
Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right) = x + \sqrt {4 - {x^2}} .\) Giá trị M - m bằng
ĐK: \(x \in \left[ { - 2;2} \right].\)
\(\begin{array}{l}
y' = 1 - \frac{x}{{\sqrt {4 - {x^2}} }} = 0 \Leftrightarrow x = \sqrt 2 .\\
y\left( 2 \right) = 2;y\left( {\sqrt 2 } \right) = 2\sqrt 2 ;y\left( { - 2} \right) = - 2.\\
\Rightarrow M = \mathop {max}\limits_{\left[ { - 2;2} \right]} y = 2\sqrt 2 ,m = \mathop {\min }\limits_{\left[ { - 2;2} \right]} y = - 2 \Rightarrow M - m = 2 + 2\sqrt 2 .
\end{array}\)
Biết S = [a;b] là tập nghiệm của bất phương trình \({3.9^x} - {28.3^x} + 9 \le 0.\) Giá trị của b - a bằng
\({3.9^x} - {28.3^x} + 9 \le 0 \Leftrightarrow 3.{\left( {{3^x}} \right)^2} - {28.3^x} + 9 \le 0 \Leftrightarrow \frac{1}{3} \le {3^x} \le 9 \Rightarrow - 1 \le x \le 2.\)
Do đó \(a = - 1;b = 2 \Rightarrow b - a = 3.\)
Cho hai số thực dương a, b thỏa mãn \({\log _2}a + {\log _9}b = 4\) và \({\log _2}{a^3} + {\log _3}b = 11.\) Giá trị 28a - b - 2021 bằng
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} {\log _2}a + {\log _9}b = 4\\ {\log _2}{a^3} + {\log _3}b = 11 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2{\log _2}a + {\log _3}b = 8\\ 3{\log _2}a + {\log _3}b = 11 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {\log _2}a = 3\\ {\log _3}b = 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 8\\ b = 9 \end{array} \right..\)
\(\Rightarrow 28a - b - 2021 = 28.8 - 9 - 2021 = - 1806.\)
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có \(AB = 2;AD = 4\sqrt 2 ;AA' = 2\sqrt 3 .\) Diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình hộp đã cho bằng
Gọi I là tâm mặt cầu ⇒ I là trung điểm của CA'
Ta có \(AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = \sqrt {{2^2} + {{\left( {4\sqrt 2 } \right)}^2}} = 6 \Rightarrow A'C = \sqrt {AA{'^2} + A{C^2}} = \sqrt {{6^2} + {{\left( {2\sqrt 3 } \right)}^2}} = 4\sqrt 3 .\)
Bán kính mặt cầu: \(R = \frac{{A'C}}{2} = 2\sqrt 3 .\) Diện tích mặt cầu bằng: \(S = 4\pi {R^2} = 4\pi .{\left( {2\sqrt 3 } \right)^2} = 48\pi .\)
Gọi A, B là hai điểm cực trị của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1.\) Phương trình của đường thẳng AB là
Ta có: \(y' = 3{x^2} - 6x;y' = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 6x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 2 \end{array} \right. \Rightarrow A\left( {0;1} \right);B\left( {2; - 3} \right) \Rightarrow \overrightarrow {AB} = \left( {2; - 4} \right)\)
Phương trình \(AB:\frac{{x - 0}}{1} = \frac{{y - 1}}{{ - 2}} \Leftrightarrow y = - 2x + 1.\)
Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có \(BC = 2a;BB' = a\sqrt 3 .\) Thể tích của khối lăng trụ ABC.A'B'C' bằng
\(V = BB'.{S_{ABC}} = a\sqrt 3 .\frac{1}{2}.a.a.\sin {60^0} = \frac{{3{a^3}}}{4}.\)
Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = {x^2} - 2x,\forall x \in R.\) Hàm số \(y = - 2f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
Ta có: \(y' = - 2f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow {x^2} - 2x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 2 \end{array} \right..\)
Bảng xét dấu y'
Từ bảng xét dấu ta thấy hàm số đồng biến trên các khoảng (0;2)
Cho hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy bằng a và độ dài đường cao bằng \(\frac{{\sqrt 3 a}}{3},\) góc giữa cạnh bên và mặt phẳng đáy của hình chóp bằng
Ta có \(\left( {SA;\left( {ABCD} \right)} \right) = \widehat {SAO}\)
Theo đề \(AB = a \Rightarrow OA = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}.\)
Xét tam giác SAO vuông tại O ta có: \(\tan \widehat {SAO} = \frac{{SO}}{{AO}} = \frac{{\frac{{a\sqrt 3 }}{3}}}{{\frac{{a\sqrt 3 }}{3}}} = 1 \Rightarrow \widehat {SAO} = {45^0}\)
Vậy \(\left( {SA;\left( {ABCD} \right)} \right) = {45^0}.\)
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA = 2a. Thể tích khối chóp S.ABC bằng
\(V = \frac{1}{3}.SA.{S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{3}.2a.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}.\)
Một người gửi 100 triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất 6%/ năm. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi năm, số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn ban đầu để tính lãi cho năm tiếp theo. Hỏi người đó phải gửi ít nhất bao nhiêu năm để nhận được tổng số tiền cả vốn ban đầu và lãi nhiều hơn 150 triệu đồng, nếu trong khoảng thời gian gửi người đó không rút tiền và lãi suất không thay đổi?
Gọi A là số tiền ban đầu gửi vào ngân hàng (đơn vị triệu đồng)
Gọi n là số năm người đó gửi vào ngân hàng (đơn vị năm)
Gọi P là số tiền cả vốn và lãi (đơn vị triệu đồng)
Theo đề bài ta có \(P > 150 \Rightarrow A{\left( {1 + r} \right)^n} > 150 \Leftrightarrow 100{\left( {1 + 6\% } \right)^n} > 150 \Leftrightarrow 1,{06^n} > 1,5 \Leftrightarrow n > 6,9\)
Suy ra n = 7
Số cách chọn một ban cán sự gồm lớp trưởng, một lớp phó và một bí thư từ một lớp học có 45 học sinh bằng
Số cách chọn một ban cán sự gồm một lớp trưởng, một lớp phó và một bí thư từ một lớp học có 45 học sinh là \(A_{45}^3 = 85140.\)
Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 2}}{{x + 1}}\) tại giao điểm của đồ thị với trục tung có phương trình là
Gọi M là giao điểm của đồ thị với trục tung
Suy ra tọa độ điểm M là (0;2)
Ta có \(y' = \frac{{ - 1}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}\) suy ra \(k = y'\left( 0 \right) = \frac{{ - 1}}{{{{\left( {0 + 1} \right)}^2}}} = - 1\)
Vậy phương trình tiếp tuyến của đồ thị tại điểm M(0;2) là y = - x + 2.
Thể tích của khối bát diện đều cạnh 2a bằng
Ta có \(SO = \sqrt {S{A^2} - A{O^2}} = \sqrt {S{A^2} - {{\left( {\frac{{AC}}{2}} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {2a} \right)}^2} - {{\left( {\frac{{2a\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2}} = a\sqrt 2 .\)
Thể tích khối bát diện đều là \(V = 2{V_{S.ABCD}} = 2.\frac{1}{3}SO.{S_{ABCD}} = \frac{2}{3}.a\sqrt 2 .{\left( {2a} \right)^2} = \frac{{8\sqrt 2 {a^3}}}{3}.\)
Cho cấp số cộng (un) có \({u_5} = - 15,{u_{20}} = 60.\) Tổng của 20 số hạng đầu tiên của cấp số cộng đã cho là
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
{u_5} = - 15\\
{u_{20}} = 60
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{u_1} + 4d = - 15\\
{u_1} + 19d = 60
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{u_1} = - 35\\
d = 5
\end{array} \right..\)
Áp dụng công thức tổng n số hạng đầu của cấp số cộng \({S_n} = \frac{n}{2}.\left[ {2{u_1} + \left( {n - 1} \right)d} \right]\) ta có:
Tổng 20 số hạng đều tiên của cấp số cộng là \({S_{20}} = \frac{{20}}{2}.\left[ {2.\left( { - 35} \right) + 19.5} \right] = 250.\)
Đồ thị hàm số nào dưới đây có đường tiệm cận ngang
+) Hàm số \(y=\sqrt{{{x}^{2}}-1}\) có tập xác định \(D=\left( -\infty -1 \right]\cup \left[ 1;+\infty \right)\) và \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,\sqrt{{{x}^{2}}-1}=+\infty \) nên đồ thị hàm số không có tiệm cận ngang.
+) Hàm số \(y=\frac{\sqrt{x-3}}{x+1}\) có tập xác định \(D=\left[ 3;+\infty \right)\) có \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt{x-3}}{x+1}=0\) nên đồ thị hàm số có tiệm cận ngang y=0.
+) Hàm số \(y=\frac{\sqrt{9-{{x}^{2}}}}{x}\) có tập xác định \(D=\left[ -3;3 \right]\backslash \left\{ 0 \right\}\) nên đồ thị hàm số không có tiệm cận ngang.
+) Hàm số \(y=\frac{3{{x}^{2}}+1}{x}\) có tập xác định \(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}\) và \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=+\infty ,\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y=-\infty \) nên đồ thị hàm số không có tiệm cận ngang.
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m \in \left[ { - 10;10} \right]\) để hàm số \(y = \left( {2m - 1} \right)x - \left( {3m + 2} \right)\cos x\) nghịch biến trên \(\left( {0;\pi } \right)?\)
\(y' = 2m - 1 + \left( {3m + 2} \right)\sin x\)
Hàm số \(y = \left( {2m - 1} \right)x - \left( {3m + 2} \right)\cos x\) nghịch biến trên \(\left( {0;\pi } \right).\)
\( \Rightarrow y' \le 0{\rm{ }}\forall x \in \left( {0;\pi } \right) \Leftrightarrow 2m - 1 + \left( {3m + 2} \right)\sin x \le 0{\rm{ }}\forall x \in \left( {0;\pi } \right)\)
\( \Leftrightarrow m\left( {2 + 3\sin x} \right) + 2\sin x - 1 \le 0{\rm{ }}\forall x \in \left( {0;\pi } \right).\)
\( \Leftrightarrow m \le \frac{{1 - 2\sin x}}{{2 + 3\sin x}}{\rm{ }}\forall x \in \left( {0;\pi } \right) \Leftrightarrow m \le \mathop {\min }\limits_{x \in \left( {0;\pi } \right)} \left( {\frac{{1 - 2\sin }}{{2 + 3\sin x}}} \right).\)
Xét \(f\left( x \right) = \frac{{1 - 2t}}{{2 + 3t}},{\rm{ }}\forall t \in \left( {0;1} \right].\)
\(f'\left( t \right) = \frac{{ - 7}}{{{{\left( {2 + 3t} \right)}^2}}} < 0,\forall t \in \left( {0;1} \right] \Rightarrow \mathop {\min }\limits_{t \in \left( {0;1} \right]} f\left( t \right) = f\left( 1 \right) = - \frac{1}{5}\)
Do đó \(m \le - \frac{1}{5}\)
Mà \(m \in \left[ { - 10;10} \right] \cap Z \Rightarrow m \in \left\{ { - 10;...; - 1} \right\}.\)
Cho hình trụ có hai đáy là hai hình tròn (O) và (O') bán kính đáy r = 3. Biết AB là một dây của đường tròn (O) sao cho tam giác O'AB là tam giác đều và (O'AB) tạo với mặt phẳng chứa hình tròn (O) một góc 60o. Thể tích của khối trụ đã cho bằng
Gọi H là trung điểm của AB. Khi đó góc giữa \(\left( O'AB \right)\) tạo với mặt phẳng chứa hình tròn \(\left( O \right)\) bằng góc \(\widehat{OHO'}={{60}^{0}}.\)
Ta có \(O'H=\frac{AB\sqrt{3}}{2};OH=\cos {{60}^{0}}.O'H=\frac{1}{2}O'H=\frac{AB\sqrt{3}}{4}\)
\(O{{A}^{2}}=O{{H}^{2}}+{{\left( \frac{AB}{2} \right)}^{2}}\Leftrightarrow 9={{\left( \frac{AB\sqrt{3}}{4} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{AB}{2} \right)}^{2}}\Leftrightarrow AB=\frac{12\sqrt{7}}{7}\)
\(O'H=\frac{6\sqrt{21}}{7}\)
\(OO'=O'H.\sin {{60}^{0}}=\frac{9\sqrt{7}}{7}.\)
Thể tích của khối trụ đã cho bằng \(V=\frac{1}{3}\pi {{.3}^{2}}.\frac{9\sqrt{7}}{7}=\frac{27\pi \sqrt{7}}{7}.\)
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m \in \left[ { - 5;5} \right]\) để đồ thị hàm số \(y = \frac{x}{{\sqrt {2{x^2} - 2x - m} - x - 1}}\) có hai đường tiệm cận đứng
Đồ thị hàm số \(y=\frac{x}{\sqrt{2{{x}^{2}}-2x-m}-x-1}\) có hai đường tiệm cận đứng
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & 2{{x}^{2}}-2x-m\ge 0 \\ & \sqrt{2{{x}^{2}}-2x-m}-x-1=0 \\ & x\ne 0 \\ \end{align} \right.\) có hai nghiệm phân biệt
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & x\ge -1 \\ & 2{{x}^{2}}-2x-m={{x}^{2}}+2x+1 \\ & x\ne 0 \\ \end{align} \right.\) có hai nghiệm phân biệt
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & x\ge -1 \\ & {{x}^{2}}-4x-1=m \\ & x\ne 0 \\ \end{align} \right.\) có hai nghiệm phân biệt
\({{x}^{2}}-4x-1=m\) có hai nghiệm phân biệt khác 0 và lớn hơn hoặc bằng \(-1\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & -5 & m\ne 1 \\ \end{align} \right.\text{ }\left( 1 \right)\)
Mà \(m\in \left[ -5;5 \right]\cap \mathbb{Z}\text{ }\left( 3 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right),\left( 3 \right)\Rightarrow m\in \left\{ -4;-3;-2;0;1;2;3;4 \right\}.\)
Cho phương trình \({3^{1 + \frac{3}{x}}} - {3.3^{\frac{2}{x} - 2\sqrt x + 1}} + \left( {m + 2} \right){.3^{1 + \frac{1}{x} - 4\sqrt x }} - m{.3^{1 - 6\sqrt x }} = 0.\) Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [-2020;2021] để phương trình có nghiệm?
Điều kiện: x > 0.
Ta có: \({{3}^{1+\frac{3}{x}}}-{{3.3}^{\frac{2}{x}-2\sqrt{x+1}}}+\left( m+2 \right){{.3}^{1+\frac{1}{x}-4\sqrt{x}}}-m{{.3}^{1-6\sqrt{x}}}=0\)
\(\Leftrightarrow {{3}^{3\left( \frac{1}{x}+2\sqrt{x} \right)}}-{{3.3}^{2\left( \frac{1}{x}+2\sqrt{x} \right)}}+\left( m+2 \right){{.3}^{\frac{1}{x}+2\sqrt{x}}}-m=0\text{ }\left( * \right)\)
Đặt \(t={{3}^{\frac{1}{x}+2\sqrt{x}}}={{3}^{\frac{1}{x}+\sqrt{x}+\sqrt{x}}}\ge {{3}^{3\sqrt[3]{\frac{1}{x}.\sqrt{x}.\sqrt{x}}}}={{3}^{3}}=27.\)
Phương trình có dạng: \(\Leftrightarrow {{t}^{3}}-3.{{t}^{2}}+\left( m+2 \right).t-m=0\text{ }\left( ** \right)\)
Ta tìm \(m\in \left[ -2020;2021 \right]\) để phương trình (**) có nghiệm lớn hơn hoặc bằng 27.
Ta có: \(\left( ** \right)\Leftrightarrow \left( t-1 \right)\left( {{t}^{2}}-2t+m \right)=0\)
\(\Leftrightarrow {{t}^{2}}-2t+m=0\) (Vì \(t\ge 27\))
\(\Leftrightarrow {{\left( t-1 \right)}^{2}}=1-m\)
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & 1-m\ge 0 \\ & t=1\pm \sqrt{1-m} \\ \end{align} \right.\)
Vậy để phương trình \(\left( * \right)\) có nghiệm lớn hơn hoặc bằng 27 thì
\(\left\{ \begin{align} & 1-m\ge 0 \\ & 1+\sqrt{1-m}\ge 27 \\ \end{align} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & m\le 1 \\ & 1-m\ge 676 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow m\le -675.\)
Vì \(m\in \left[ -2020;2021 \right]\) nên có: 2020-675+1=1346 giá trị m.
Cho hàm số \(y = {x^3} - 3m{x^2} + 3\left( {{m^2} - 1} \right)x - {m^3},\) với m là tham số. Gọi (C) là đồ thị của hàm số đã cho. Biết rằng khi m thay đổi, điểm cực tiểu của đồ thị (C) luôn nằm trên đường thẳng cố định. Hệ số góc của đường thẳng d bằng
Tập xác định \(D=\mathbb{R}\).
Ta có: \(y'=3{{x}^{2}}-6mx+3\left( {{m}^{2}}-1 \right).\)
\(y'=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2mx+{{m}^{2}}-1=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=m-1 \\ & x=m+1 \\ \end{align} \right..\)
Vì hàm số có hệ số bậc ba dương nên hàm số có điểm cực tiểu \({{x}_{CT}}=m+1.\)
Mặt khác ta lại có: \(y=\left( x-m \right)\left[ {{\left( x-m \right)}^{2}}+3mx \right]-3mx\left( x-m \right)-3x\)
Suy ra: \({{y}_{CT}}=\left( {{x}_{CT}}-m \right)\left[ {{\left( {{x}_{CT}}-m \right)}^{2}}+3m{{x}_{CT}} \right]-3m{{x}_{CT}}\left( {{x}_{CT}}-m \right)-3{{x}_{CT}}\)
\({{y}_{CT}}=\left[ 1+3m{{x}_{CT}} \right]-3m{{x}_{CT}}-3{{x}_{CT}}=1-3{{x}_{CT}}\)
Vậy tọa độ điểm cực tiểu thỏa mãn phương trình đường thẳng y = -3x + 1 hay đường thẳng d có hệ số góc bằng -3.
Cho hàm số f(x) liên tục trên R và có đồ thị như đường cong trong hình vẽ bên.
Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = f\left( {\left| {3 - 2\sqrt {6x - 9{x^2}} } \right|} \right)\). Giá trị 3M - m bằng
Đặt \(t=3-2\sqrt{6x-9{{x}^{2}}},x\in \left[ 0;\frac{3}{2} \right].\)
Có \(t'=-2.\frac{6-18x}{2\sqrt{6x-9{{x}^{2}}}},t'=0\Leftrightarrow x=\frac{1}{3}.\)
Ta có \(t\left( 0 \right)=3;t\left( \frac{1}{3} \right)=1;t\left( \frac{2}{3} \right)=3,\) hàm số \(t=t\left( x \right)\) liên tục trên \(\left[ 0;\frac{2}{3} \right],\) nên \(t\in \left[ 1;3 \right].\)
Xét hàm số \(y=f\left( t \right)\) trên \(\left[ 1;3 \right].\)
Từ đồ thị hàm số ta có giá trị lớn nhất của hàm số trên \(\left[ 1;3 \right]\) bằng -1 và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên \(\left[ 1;3 \right]\) bằng -5.
Vậy \(3M-m=3\left( -1 \right)+5=2.\)
Cho hình nón có chiều cao h = 6 và bán kính đường tròn đáy r = 3. Xét hình trụ có một đáy nằm trên hình tròn đáy của hình nón, đường tròn của mặt đáy còn lại nằm trên mặt xung quanh của hình nón sao cho thể tích khối trụ lớn nhất. Khi đó, bán kính đáy của hình trụ bằng
Gọi hình trụ có chiều cao và bán kính đáy lần lượt là: \({{h}_{0}};{{r}_{0}}\left( 6>{{h}_{0}}>0;3>{{r}_{0}}>0 \right),\) khi đó thể tích của khối trụ \(V={{h}_{0}}\pi r_{0}^{2}.\)
Cắt khối tròn xoay bởi mặt phẳng qua trục của hình, gọi điểm O là tâm của đường tròn đáy hình nón, tâm I của đường tròn còn lại của hình trụ; IO đường cao của hình trụ nằm trong hình nón; E và F là các điểm nằm trên đường tròn đáy của hình trụ
Ta có \(\frac{IE}{OA}=\frac{SI}{SO}\Rightarrow \frac{{{r}_{0}}}{3}=\frac{6-{{h}_{0}}}{6}\Leftrightarrow {{h}_{0}}=6-2{{r}_{0}}\)
\(\Rightarrow V=\pi r_{0}^{2}\left( 6-2{{r}_{0}} \right)\le \pi {{\left( \frac{{{r}_{0}}+{{r}_{0}}+6-2{{r}_{0}}}{3} \right)}^{3}}=8\pi .\)
Dấu “=” khi \({{r}_{0}}=6-2{{r}_{0}}\Leftrightarrow {{r}_{0}}=2.\)
Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác vuông tại B và A'A = A'B = A'C. Biết rằng \(AB = 2a,BC = \sqrt 3 a\) và mặt phẳng (A'BC) tạo với mặt đáy một góc 30o. Thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C' bằng
+ Gọi H là trung điểm của AC, do tam giác ABC vuông tại B nên H tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Lại có A'A=A'B=A'C, suy ra \(A'H\bot \left( ABC \right)\).
+ \({{V}_{ABC.A'B'C'}}=A'H.{{S}_{\Delta ABC}}.\)
+ \({{S}_{\Delta ABC}}=\frac{1}{2}AB.BC=\frac{1}{2}2a\sqrt{3a}={{a}^{2}}\sqrt{3}.\)
+ Gọi J là trung điểm BC, JH vuông góc với BC, do đó dễ dàng lập luận được góc A'JH là góc giữa hai mặt phẳng \(\left( A'BC \right)\) và \(\left( ABC \right)\). Từ đó tính được: \(A'H=\tan {{30}^{0}}.JH=\frac{1}{\sqrt{3}}a=\frac{a\sqrt{3}}{3}.\)
+ Do đó: \({{V}_{ABC.A'B'C'}}=\frac{a\sqrt{3}}{3}{{a}^{2}}\sqrt{3}={{a}^{3}}.\)
Một cửa hàng kem có bán bốn loại kem: kem sôcôla, kem sữa, kem đậu xanh và kem thập cẩm. Một người vào cửa hàng kem mua 8 cốc kem. Xác suất trong 8 cốc kem đó có đủ cả bốn loại kem bằng
+ Số cách phân phối 8 que kem cho 4 loại là: \(\left| \Omega \right|=C_{11}^{3}.\)
+ Số cách phân phối 8 que kém về cho 4 loại sao cho loại nào cũng có: \(C_{7}^{3}.\)
Do đó xác suất cần tính là: \(\frac{C_{7}^{3}}{C_{11}^{3}}=\frac{7}{33}.\)
Cho các số nguyên dương x, y, z đôi một nguyên tố cùng nhau và thỏa mãn \(x{\log _{3200}}5 + y{\log _{3200}}2 = z.\) Giá trị biểu thức 29x - y - 2021z bằng
\(x{{\log }_{3200}}5+y{{\log }_{3200}}2=z\Leftrightarrow {{\log }_{3200}}\left( {{5}^{x}}{{.2}^{y}} \right)=z\Leftrightarrow {{5}^{x}}{{.2}^{y}}={{3200}^{z}}\Leftrightarrow {{5}^{x}}{{.2}^{y}}={{5}^{2z}}{{.2}^{7z}}\)
Do x, y, z nguyên dương suy ra \(\left\{ \begin{align} & x=2z \\ & y=7z \\ \end{align} \right..\)
Do x, y, z đôi một nguyên tố cùng nhau nên ta có z=1,x=2,y=7.
Vậy 29x - y - 2021z = -1970.
Cho bất phương trình \({{\log }_{3}}\left( {{x}^{2}}-x+2 \right)+1\ge {{\log }_{3}}\left( {{x}^{2}}+x+m-3 \right).\) Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để bất phương trình đã cho nghiệm đúng với mọi giá trị của x thuộc đoạn \(\left[ 0;6 \right]?\)
\({{\log }_{3}}\left( {{x}^{2}}-x+2 \right)+1\ge {{\log }_{3}}\left( {{x}^{2}}+x+m-3 \right)\text{ }\forall x\in \left[ 0;6 \right]\)
\(\Leftrightarrow \left( {{x}^{2}}-x+2 \right)3\ge \left( {{x}^{2}}+x+m-3 \right)>0,\text{ }\forall x\in \left[ 0;6 \right]\)
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{x}^{2}}+x+m-3>0 \\ & 2{{x}^{2}}-4x-m+9\ge 0 \\ \end{align} \right.,\text{ }\forall x\in \left[ 0;6 \right]\)
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & m>-{{x}^{2}}-x+3 \\ & m\le {{x}^{2}}-4x+9 \\ \end{align} \right.,\text{ }\forall x\in \left[ 0;6 \right]\text{ }\left( 1 \right)\)
Ta có \(-{{x}^{2}}-x+3\le 3,\text{ }\forall x\in \left[ 0;6 \right].\) Dấu “=” xảy ra khi x=0.
Suy ra \(\underset{\text{ }x\in \left[ 0;6 \right]}{\mathop{\max }}\,\left( -{{x}^{2}}-x+3 \right)=3.\)
Lại có \(2{{x}^{2}}-4x+9=2{{\left( x-1 \right)}^{2}}+7\ge 7,\text{ }\forall x\in \left[ 0;6 \right].\) Dấu “=” xảy ra khi x=1.
Suy ra \(\underset{\text{ }x\in \left[ 0;6 \right]}{\mathop{\min }}\,\left( 2{{x}^{2}}-4x+9 \right)=7.\)
Vậy \(\left( 1 \right)\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & m>3 \\ & m\le 7 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow 3<m\le 7.\)
Vì \(m\in \mathbb{Z}\) nên ta được \(m\in \left\{ 4;5;6;7 \right\}\) (4 giá trị nguyên).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang có đáy lớn là AD, các đường thẳng SA, AC và CD đôi một vuông góc với nhau \(SA=AC=CD=\sqrt{2}a\) và AD = 2BC. Khoảng cách giữa hai đường thẳng AD = 2BC. Khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và CD bằng
Ta có \(\left\{ \begin{align} & SA\bot AC \\ & SA\bot CD \\ \end{align} \right.\Rightarrow SA\bot \left( ABCD \right)\).
Gọi M là trung điểm AD.
Do \(SA=AC=CD=\sqrt{2}a\) nên tam giác ACD vuông cân tại C suy ra \(CM\bot AD\), \(AD=\sqrt{2}AC=2a,\) \(CM=AM=\frac{1}{2}AD=a.\)
Từ đó ABCM là hình vuông suy ra \(AB\bot AD\).
Lại có \(CD//BM\Rightarrow CD//\left( SBM \right)\Rightarrow d\left( CD,AB \right)=d\left( D,\left( SBM \right) \right)=d\left( A,\left( SBM \right) \right)\)
Gọi \(O=AC\cap BM\)
Trong mặt phẳng \(\left( SAO \right);\) kẻ \(AK\bot SO\text{ }\left( 1 \right)\)
Ta có:
\(\left\{ \begin{align} & BM\bot SA \\ & BM\bot CA \\ \end{align} \right.\)
\(\Rightarrow BM\bot \left( SAO \right)\Rightarrow BM\bot AK\text{ }\left( 2 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\Rightarrow AK\bot \left( SBM \right)\)
\(\Rightarrow d\left( A,\left( SBM \right) \right)=AK=\frac{SA.AO}{\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{O}^{2}}}}=\frac{a\sqrt{10}}{5}.\)
Có thể tính khoảng cách nhanh theo công thức
AB; AM; AS đôi một vuông góc thì \(d\left( A,\left( SBM \right) \right)=\frac{SA.SB.SM}{\sqrt{S{{A}^{2}}.S{{B}^{2}}+S{{B}^{2}}.S{{M}^{2}}+S{{M}^{2}}.S{{A}^{2}}}}=\frac{a\sqrt{10}}{5}.\)
Cho tứ diện ABCD có \(\widehat{DAB}=\widehat{CBD}={{90}^{0}},AB=2a,AC=2\sqrt{5}a\) và \(\widehat{ABC}={{135}^{0}}.\) Góc giữa hai mặt phẳng \(\left( ABD \right)\) và \(\left( BCD \right)\) bằng \({{30}^{0}}.\) Thể tích của khối tứ diện ABCD bằng
Gọi H là hình chiếu vuông góc của D trên mặt phẳng (ABC)
Ta có: \(\left\{ \begin{align} & AB\bot DH \\ & AB\bot AD \\ \end{align} \right.\Rightarrow AB\bot AH\)
Mặt khác: \(\left\{ \begin{align} & CB\bot DH \\ & CB\bot BD \\ \end{align} \right.\Rightarrow CB\bot BH\)
Tam giác ABH vuông tại \(A,AB=2a,\widehat{ABH}={{45}^{0}}\Rightarrow \Delta ABH\) vuông cân tại \(A\Rightarrow AH=AB=2a;BH=2a\sqrt{2}.\)
Áp dụng định lí cosin, \(A{{C}^{2}}=A{{B}^{2}}+B{{C}^{2}}-2.AB.BC.\cos \widehat{ABC}\)
\(B{{C}^{2}}+A{{B}^{2}}-2.AB.BC.\cos \widehat{ABC}-A{{C}^{2}}=0\Leftrightarrow B{{C}^{2}}+2a\sqrt{2}BC-16{{a}^{2}}=0\Rightarrow BC=2\sqrt{2}a\)
\({{S}_{ABC}}=\frac{1}{2}.AB.BC.\sin {{135}^{0}}=\frac{1}{2}.2a.2\sqrt{2}a.\frac{\sqrt{2}}{2}=2{{a}^{2}}\)
Dựng \(\left\{ \begin{align} & HE\bot DA \\ & HF\bot DB \\ \end{align} \right.\Rightarrow HE\bot \left( DAB \right);HF\bot \left( DCB \right)\)
Suy ra \(\left( \widehat{\left( DAB \right);\left( DCB \right)} \right)=\widehat{\left( HE,HF \right)}=\widehat{EHF}.\) Tam giác EHF vuông tại F.
Đặt DH=x, khi đó \(EH=\frac{DH.AH}{\sqrt{D{{H}^{2}}+A{{H}^{2}}}}=\frac{2ax}{\sqrt{4{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}},FH=\frac{2a\sqrt{2}x}{\sqrt{8{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}}\)
\(\cos \widehat{EHF}=\frac{EH}{EF}=\frac{\sqrt{3}}{2}=\frac{\sqrt{8{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}}{\sqrt{2}\sqrt{4{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}}\Rightarrow 6\left( 4{{a}^{2}}+{{x}^{2}} \right)=4\left( 8{{a}^{2}}+{{x}^{2}} \right)\Rightarrow x=2a.\)
Vậy thể tích của khối tứ diện \(ABCD:{{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}.{{S}_{ABC}}.DH=\frac{1}{3}.2{{a}^{2}}.2a=\frac{4{{a}^{3}}}{3}.\)
Cho các số thực x, y thỏa mãn \({{2021}^{{{x}^{3}}+\frac{3}{2{{x}^{2}}}-\frac{3}{2}}}={{\log }_{\sqrt[2021]{2020}}}\left[ 2004-\left( y-11 \right)\sqrt{y+1} \right]\) với x > 0 và \(y\ge -1.\) Giá trị của biểu thức \(P=2{{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2xy+6\) bằng
\({{2021}^{{{x}^{3}}+\frac{3}{2{{x}^{2}}}-\frac{3}{2}}}={{\log }_{\sqrt[2021]{2020}}}\left[ 2004-\left( y-11 \right)\sqrt{y+1} \right]\)
\(\Leftrightarrow {{2021}^{{{x}^{3}}+\frac{3}{2{{x}^{2}}}-\frac{3}{2}}}=2021{{\log }_{2020}}\left[ 2004-\left( y-11 \right)\sqrt{y+1} \right]\)
Ta có: \({{x}^{3}}+\frac{3}{2{{x}^{2}}}=\frac{{{x}^{3}}}{2}+\frac{{{x}^{3}}}{2}+\frac{1}{2{{x}^{2}}}+\frac{1}{2{{x}^{2}}}+\frac{1}{2{{x}^{2}}}\overset{cauchy}{\mathop{\ge }}\,\frac{5}{2},\forall x>0\Rightarrow VT\ge {{2021}^{\frac{5}{2}-\frac{3}{2}}}=2021\text{ }\left( 1 \right)\)
Ta có: \(2004-\left( y-11 \right)\sqrt{y+1}=2004-{{\left( \sqrt{y+1} \right)}^{3}}+12\sqrt{y+1}\)
Đặt \(t=\sqrt{y+1}\Rightarrow t\ge 0.\)
\(f\left( t \right)=2004-{{t}^{3}}+12t\)
\(\Rightarrow f'\left( t \right)=-3{{t}^{2}}+12\)
\(f'\left( t \right)=0\Leftrightarrow t=\pm 2.\)
Dựa vào BBT, ta có \(f\left( t \right)\le 2020,\) dấu “=” xảy ra \(\Leftrightarrow t=2.\)
\(\Rightarrow VP\le 2021.{{\log }_{2020}}2020=2021.1=2021\text{ }\left( 2 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\Rightarrow \) Dấu “=” xảy ra đồng thời ở \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\)
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & \frac{{{x}^{3}}}{2}=\frac{1}{2{{x}^{2}}} \\ & \sqrt{y+1}=2 \\ \end{align} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & x=1 \\ & y=3 \\ \end{align} \right.\Rightarrow P=11.\)
Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) và \(f'\left( x \right)=\left( x-1 \right)\left( x+3 \right).\) Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn \(\left[ -10;20 \right]\) để hàm số \(g\left( x \right)=f\left( {{x}^{2}}+3x-m \right)\) đồng biến trên khoảng \(\left( 0;2 \right)\)?
\(f'\left( x \right)=\left( x-1 \right)\left( x+3 \right)\)
\(f'\left( x \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=1 \\ & x=-3 \\ \end{align} \right.\)
\(g\left( x \right)=f\left( {{x}^{2}}+3x-m \right)\Rightarrow g'\left( x \right)=\left( 2x+3 \right)f'\left( {{x}^{2}}+3x-m \right)\)
Hàm số \(g\left( x \right)=f\left( {{x}^{2}}+3x-m \right)\) đồng biến trên khoảng \(\left( 0;2 \right)\)
\(\Leftrightarrow g'\left( x \right)=\left( 2x+3 \right).f'\left( {{x}^{2}}+3x-m \right)\ge 0,\forall x\in \left( 0;2 \right)\)
\(\Leftrightarrow f'\left( {{x}^{2}}+3x-m \right)\ge 0,\forall x\in \left( 0;2 \right)\)
\(\Leftrightarrow \left( {{x}^{2}}+3x-m-1 \right)\left( {{x}^{2}}+3x-m+3 \right)\ge 0,\forall x\in \left( 0;2 \right)\text{ }\left( 1 \right)\)
Đặt \(t={{x}^{2}}+3x\)
Xét hàm số \(h\left( x \right)={{x}^{2}}+3x,\forall x\in \left( 0;2 \right)\)
\(h'\left( x \right)=2x+3>0,\forall x\in \left( 0;2 \right)\) nên hàm số \(h\left( x \right)\) đồng biến trên \(\left( 0;2 \right).\)
Do \(x\in \left( 0;2 \right)\Rightarrow t\in \left( 0;10 \right)\)
\(\left( 1 \right)\Rightarrow \left( t-m-1 \right)\left( t-m+3 \right)\ge 0,\forall t\in \left( 0;10 \right)\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & 10\le m-3 \\ & 0\ge m+1 \\ \end{align} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m\ge 13 \\ & m\le -1 \\ \end{align} \right.\)
Mà m là số nguyên thuộc đoạn \(\left[ -10;20 \right]\) nên có 18 giá trị của m thỏa điều kiện đề bài.
Trong mặt phẳng \(\left( P \right)\) cho tam giác ABC vuông tại \(A,BC=4a,\widehat{ABC}={{60}^{0}}.\) Xét hai tia Bx, Cy cùng hướng và cùng vuông góc với \(\left( ABC \right)\). Trên Bx lấy điểm \({{B}_{1}}\) sao cho mặt cầu đường kính \(B{{B}_{1}}\) tiếp xúc với Cy. Trên tia Cy lấy điểm \({{C}_{1}}\) sao cho mặt cầu đường kính \(A{{C}_{1}}\) tiếp xúc với \({{B}_{x}}\). Thể tích khối đa diện \(ABC{{C}_{1}}{{B}_{1}}\) bằng.
* Ta có: Gọi E là trung điểm của \(B{{B}_{1}}\) thì E là tâm mặt cầu đường kính \(B{{B}_{1}}\) bán kính \(r=d\left( E;C{{C}_{1}} \right)=BC=4a.\) Khi đó: ta có \(B{{B}_{1}}=8a;AB=2a;AC=2a\sqrt{3}.\)
Gọi I, F lần lượt là trung điểm của \(A{{C}_{1}}\) và AC suy ra \(IF//C{{C}_{1}}//B{{B}_{1}};IF\bot \left( ABC \right)\)
Kẻ \(IG\bot B{{B}_{1}}\) tại G
Ta có: \(IG=BF=\frac{A{{C}_{1}}}{2}=R\) là bán kính của mặt cầu có đường kính \(A{{C}_{1}}\)
Đặt \(C{{C}_{1}}=x\left( x>0 \right)\).
Ta có: \(R=\frac{A{{C}_{1}}}{2}=\frac{\sqrt{{{\left( 2a\sqrt{3} \right)}^{2}}+{{x}^{2}}}}{2}=\frac{\sqrt{12{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}}{2}\)
\(R=BF=\sqrt{B{{A}^{2}}+F{{A}^{2}}}=\sqrt{4{{a}^{2}}+{{\left( a\sqrt{3} \right)}^{2}}}=a\sqrt{7}\)
\(\Rightarrow \frac{\sqrt{12{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}}{2}=a\sqrt{7}\Leftrightarrow x=4a\)
* Kẻ \(AH\bot BC\) tại H
Ta có: \(\left\{ \begin{align} & AH\bot BC \\ & AH\bot B{{B}_{1}} \\ \end{align} \right.\Rightarrow AH\bot \left( B{{B}_{1}}{{C}_{1}}C \right)\) hay AH là đường cao của hình chóp \(A.B{{B}_{1}}{{C}_{1}}C\)
* Diện tích tứ giác \(B{{B}_{1}}{{C}_{1}}C\) là \(S=\frac{1}{2}BC.\left( B{{B}_{1}}+C{{C}_{1}} \right)=\frac{1}{2}.4a\left( 8a+4a \right)=24{{a}^{2}}\)
* Chiều cao của hình chóp \(d\left( A,\left( B{{B}_{1}}{{C}_{1}}C \right) \right)=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{2a.2a\sqrt{3}}{4a}=a\sqrt{3}\)
Thể tích hình chóp \(S.B{{B}_{1}}{{C}_{1}}C\) là \(V=\frac{1}{3}d\left( A,B{{B}_{1}}{{C}_{1}}C \right).{{S}_{B{{B}_{1}}{{C}_{1}}C}}=\frac{1}{3}.a\sqrt{3}.24{{a}^{2}}=8\sqrt{3}{{a}^{3}}.\)
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và hàm số f'(x) có đồ thị như đường cong trong hình bên.
Tất cả các giá trị của tham số m để bất phương trình \({{x}^{2}}+4x-m\ge \frac{1}{2}f\left( 2x+4 \right)\) nghiệm đúng với mọi \(x\in \left[ -3;-1 \right]\) là.
Đặt \(t=2x+4,t\in \left[ -2;2 \right]\Rightarrow x=\frac{t-4}{2}\)
Bất phương trình viết lại: \(\frac{{{t}^{2}}}{4}-4-m\ge \frac{1}{2}f\left( t \right)\) nghiệm đúng \(\forall t\in \left[ -2;2 \right]\)
\(\Leftrightarrow {{t}^{2}}-16-4m\ge 2f\left( t \right)\) nghiệm đúng \(\forall t\in \left[ -2;2 \right].\)
\(\Leftrightarrow 4m\le {{t}^{2}}-16-2f\left( t \right)\) nghiệm đúng \(\forall t\in \left[ -2;2 \right]\text{ }\left( 1 \right)\)
* Đặt \(g\left( t \right)={{t}^{2}}-16-2f\left( t \right),t\left[ -2;2 \right]\Rightarrow g'\left( t \right)=2t-2f'\left( t \right)\)
Vẽ đồ thị \(y=x;y=f'\left( x \right)\) trên cùng một hệ trục.
Ta thấy \(f'\left( x \right)\ge x;\forall x\in \left[ -2;2 \right]\) nên:
\(g'\left( t \right)=2t-2f'\left( t \right)\le 0,\forall t\in \left[ -2;2 \right]\) hay \(g\left( t \right)\) là hàm nghịch biến trên \(\left[ -2;2 \right].\)
\(\Rightarrow \underset{\left[ -2;2 \right]}{\mathop{\min }}\,g\left( t \right)=g\left( 2 \right)=-12-2f\left( 2 \right)\)
\(\left( 1 \right)\Rightarrow 4m\le -12-2f\left( 2 \right)\)
\(\Rightarrow m\le -\frac{1}{2}f\left( 2 \right)-3.\)