Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NaOH vào nước cứng tạm thời.
(c) Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
(d) Cho bột kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(d) Cho dung dịch (NH4)2HPO4 vào nước vôi trong dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Lời giải của giáo viên
Đáp án: A
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là: a, b, c, e
(a) NaHSO4 + BaCl2 → NaCl + HCl + BaSO4
(b) 2NaOH + M(HCO3)2 → MCO3 + Na2CO3 + 2H2O
(c) AlCl3 dư + NaOH → NaCl + Al(OH)3
(d) Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
(e) 2(NH4)2HPO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 4NH3 + 6H2O
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Chất X có công thức \(C{H_3}N{H_2}\). Tên gọi của X là
Thủy phân este nào sau đây trong dung dịch NaOH thu được natri fomat?
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ?
Cặp chất nào sau đây đều có khả năng thủy phân trong môi trường axit, đun nóng?
Chất nào sau đây có khả năng làm mềm được nước cứng vĩnh cửu?
Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Y
(3) X + HCl → Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử chất E có một liên kết π.
(b) Chất Y có thể được tạo ra trực tiếp từ etilen.
(c) Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Chất Z có số nguyên tử oxi bằng số nguyên tử hiđro.
(đ) Đốt cháy hoàn toàn chất X bằng O2 dư thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
Số phát biểu đúng là
Kim loại nào sau đây không phản ứng được với HCl trong dung dịch?
Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra khí SO2?
Cho 11,2 gam kim loại Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư thu được m gam Cu. Giá trị của m là
Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) X + Ba(OH)2 →Y + Z
(2) X + T → MgCl2 + Z
(3) MgCl2 + Ba(OH)2 → Y + T
Các chất Z, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là