Dẫn 4,48 lít CO (đktc) đi qua m gam hỗn hợp oxit nung nóng gồm MgO, Al2O3, Fe2O3 và CuO. Sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 20,4. Cho X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl (loãng), thu được dung dịch Z chỉ chứa (2m – 4,36) gam muối và thoát ra 1,792 lít (đktc) khí H2. Cho Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được (5m + 9,08) gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 34.
B. 35.
C. 36.
D. 37.
Lời giải của giáo viên
Đáp án C
Xét phản ứng \(CO+O\to C{{O}_{2}}\), cứ bao nhiêu mol CO mất đi thì có bấy nhiêu mol \(C{{O}_{2}}\) tạo thành, như vậy số mol khí không đổi.
Gọi \(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{\frac{{CO}}{Y}}} = x\\
{n_{C{O_2}}} = y
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
x + y = 0,2\\
28x + 44y = 20,4.2.0,2
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,04\\
y = 0,16
\end{array} \right. \to {m_x} = m – 2,56\)
Sau khi phản ứng với AgNO3 dư, Fe có mức oxi hóa +3, không thay đổi so với hỗn hợp ban đầu, nên tổng số mol electron trao đổi của các chất oxi hóa phải bằng số mol electron trao đổi của các chất khử, cụ thể \(2{{n}_{CO}}={{n}_{Ag}}+2{{n}_{{{H}_{2}}}}\), trong đó CO là lượng đã phản ứng.
\(\to 0,16.2 = {n_{Ag}} + 0,08.2 \to {n_{Ag}} = 0,16 \to {n_{AgCl}} = \frac{{5m + 9,08 – 0,16.108}}{{143,5}}\)
Gọi \({{n}_{{}^{O}/{}_{X}}}=a\to {{n}_{HCl}}=2{{n}_{{}^{O}/{}_{X}}}+2{{n}_{{{H}_{2}}}}=2a+0,16\)
\(\to 2a+0,16=\frac{5m+9,08-0,16.108}{143,5}(1)\)
\({{n}_{{{H}_{2}}O}}={{n}_{\frac{O}{X}}}=a\to {{m}_{X}}+{{m}_{HCl}}={{m}_{Z}}+{{m}_{{{H}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}\)
\(\to m-2,56+36,5\left( 2a+0,16 \right)=2m-4,36+0,16+18a\,\,(2)\)
→ Từ (1) và (2)
\( \to \left\{ \begin{array}{l}
m = 36,08\\
a = 0,52
\end{array} \right.\)
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Xảy ra hiện tượng nào sau đây khi nhỏ từ từ dung dịch KOH đến dư vào ống nghiệm dung dịch .
Cho \({{V}_{1}}\)ml dung dịch NaOH 0,4M vào \({{V}_{2}}\) ml dung dịch H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Tỉ lệ \({{V}_{1}}:{{V}_{2}}\) là
Có 3 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO.
Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện.
So sánh nào sau đây đúng?
Hợp chất nào không tạo thành sau phản ứng kim loại tác dụng với axit nitric?
Quặng nào chứa hàm lượng sắt lớn nhất trong các quặng sau đây?
Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết 3 chất lỏng đựng trong 3 lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic là
Cho các phát biểu sau:
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(3) Amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1.
(4) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren.
(5) Anilin có tính bazơ nên dung dịch anilin trong nước làm quỳ tím hóa xanh.
(6) Trong công nghiệp, chất béo được dùng để sản xuất glixerol và xà phòng.
(7) Đun nóng axit axetic với ancol isoamylic trong H2SO4 đặc thu được sản phẩm có mùi chuối chín.
Số phát biểu luôn đúng là
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
Chất nào trong các chất: dầu mè (1), mỡ bò (2), dầu nhớt (3), bơ (4), sữa chua (5) là lipit?
Trộn 20 ml dung dịch AlCl3 1M với 30 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng kết tủa thu được là
Nung 5,54 g hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Al đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl dư thì lượng H2 sinh ra tối đa là 0,06 mol. Nếu cho Y vào dung dịch NaOH dư thì thấy còn 2,96 g chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng của Al trong X là
Phản ứng nào sau đây glucozơ đóng vai trò là chất oxi hóa?
Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do