Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa ancol X, este đơn chức Y và andehit Z (X, Y, Z đều no , mạch hở và có cùng số nguyên tử hydro) có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 1 : 2 thu được 24,64 lít CO2 (đktc) và 21,6 gam nước. Mặt khác cho 0,6 mol hỗn hợp E trên tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị m là
A. 97,2.
B. 64,8.
C. 108.
D. 86,4.
Lời giải của giáo viên
nH2O = 1,2 → Số H = 2nH2O/nE = 4
Các chất có cùng số H nên E gồm:
X là CH3OH (3a mol); Y là HCOOCH3 ( amol); Z là CnH4Oz (2a mol)
→ nE = 3a + a + 2a = 0,6 → a = 0,1
nCO2 = 3a + 2a + 2na = 1,1 → n = 3
Z no, mach hở nên Z là OHC-CH2-CHO
nAg = 2nY + 4nZ = 1 mol
→ mAg = 108 gam
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Khi cho dung dịch anbumin tác dụng với Cu(OH)2 thì thu được dung dịch màu:
Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ
(1) Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.
(4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là
Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là
Cho 1 mol X tác dụng tối đa 1 mol Br2. Vậy X là chất nào sau đây?
Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2. Khi đun nóng X với dung dịch NaOH, thu được muối của axit cacboxylic và ancol no. Số đồng phân của X thõa mãn là:
Cho các chất sau: phenylamoni clorua, anilin, glyxin, ancol benzylic, metyl axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch KOH là:
Thủy phân hoàn toàn đisaccarit A thu được hai mono saccarit X và Y. Hiđrô hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. Vậy A và Z lần lượt là
Thủy phân hợp chất NH2-CH(CH3)-CONH-CH2-CONH-CH2-CH2-CONH-CH(C6H5)-CONH-CH(CH3)-COOH thì số α - amino axit thu được là
Cho hình vẽ thiết bị chưng cất thường.
Vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất là
Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất?
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(b) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(c) Sục hỗn hợp NO2 và O2 vào nước.
(d) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(e) Cho FeO vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(g) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa khử là