Đốt cháy hoàn toàn 10,58 gam hỗn hợp X chứa ba este đều đơn chức, mạch hở bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 10,58 gam X cần dùng 0,07 mol H2 (xúc tác, to) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với 250 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol Z duy nhất và m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 15,60.
B. 15,46.
C. 13,36.
D. 15,45.
Lời giải của giáo viên
Đốt cháy 10,58g hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, mạch hở ta có: nCO2 = 0,4 mol.
Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 10,58g hỗn hợp X cần 0,07 mol H2. Vậy 0,07 mol H2 chính là số mol liên kết π trong mạch Cacbon của 3 este.
\(\to {\rm{ }}{n_{C{O_2}}} - {\rm{ }}{n_{{H_2}O}}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,07{\rm{ }} \to {\rm{ }}{n_{{H_2}O}}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,4 - {\rm{ }}0,07{\rm{ }} = {\rm{ }}0,33\)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng đốt cháy ta có:
\({m_X}{\rm{ }} + {\rm{ }}{m_{{O_2}}} = {\rm{ }}{m_{C{O_2}}} + {\rm{ }}{m_{{H_2}O}}{\rm{ }} \to {\rm{ }}{m_{{O_2}}} = {\rm{ }}0,4.44{\rm{ }} + 0,33.18{\rm{ }} - {\rm{ }}10,58{\rm{ }} = {\rm{ }}12,96g{\rm{ }} \to {\rm{ }}{n_{{O_2}}} = {\rm{ }}0,405\) Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố O ta có:
\(2{n_X}{\rm{ }} + {\rm{ }}2{n_{{O_2}}} = {\rm{ }}2{n_{C{O_2}}} + {\rm{ }}{n_{{H_2}O}}{\rm{ }} \to {\rm{ }}{n_X}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,16{\rm{ }}mol{\rm{ }} \to {\rm{ }}{n_{\bar C}}{\rm{ }} = {\rm{ }}\frac{{0,4}}{{0,16}}{\rm{ }} = {\rm{ }}2,5\)
Vậy phải có 1 este có 2C. Vậy este đó phải là HCOOCH3 .
Theo đề bài ta thấy thủy phân Y trong NaOH chỉ thu được 1 ancol duy nhất, vậy ancol đó là CH3OH.
Vậy CT trung bình cuả 3 este sau khi hiđro hóa là R̅COOCH3(Y)
\({m_Y}{\rm{ }} = {\rm{ }}{m_X}{\rm{ }} + {\rm{ }}{m_{{H_2}}} = {\rm{ }}10,58 + {\rm{ }}0,07.2{\rm{ }} = {\rm{ }}10,72g\)
R̅COOCH3 + NaOH → R̅COONa + CH3OH
O,16 → 0,25 → 0,16
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
\({m_Y}{\rm{ }} + {\rm{ }}{m_{NaOH}}{\rm{ }} = {\rm{ }}m{\rm{ }} + {\rm{ }}{m_{C{H_3}OH}}{\rm{ }} \to {\rm{ }}m{\rm{ }} = {\rm{ }}10,72{\rm{ }} + 0,25.40{\rm{ }} - {\rm{ }}0,16.32{\rm{ }} = {\rm{ }}15,6g\)
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:
Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên, thêm tiếp dung dịch NH3 đặc (dư) vào thì sau khi kết thúc các phản ứng số chất kết tủa thu được là
X, Y, Z, T là một trong số các dung dịch sau: glucozơ; fructozơ; glixerol; phenol. Thực hiện các thí nghiệm để nhận biết chúng và có kết quả như sau:
Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1:2. Khối lượng phân tử của X là
Ở điều kiện thường, cacbohiđrat nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2.
Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br2?
Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là
Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là.