Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y ( có số mol bằng nhau) vào nước được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
TN1: Cho dung dịch NaOH dư vào Vml dung dịch Z thu được n1 mol kết tủa.
TN2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n2 mol kết tủa.
TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n
A. NaCl, FeCl2
B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2
C. FeCl2, FeCl3
D. FeCl2, Al(NO3)3
Lời giải của giáo viên
n2 > n1 chứng tỏ NaOH hòa tan một kết tủa so với NH3. Lại nhìn nhanh 4 đáp án
→ Nghiệm thấy Z gồm hai chất tan, trong đó phải có Al(NO3)3 → B hoặc D đúng.
Xét thêm thí nghiệm 3: n3 > n2 → chứng tỏ Ag tạo nhiều kết tủa hơn giữa 2 đáp án → D đúng.
Các phản ứng xảy ra ở các thí nghiệm tương ứng:
* Thí nghiệm 1: Al(NO3)3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaNO3 + 2H2O.
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl.
* Thí nghiệm 2: Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4NO3.
FeCl2 + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2↓ + 2NH3Cl.
* Thí nghiệm 3: FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl↓ + Ag↓.
Nhận xét: 78 + 90 < 2 × 143,5 + 108 nên đúng là n3 > n2.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
Natri cacbonat còn có tên gọi khác là washing soda (chất tẩy). Công thức của natri cacbonat là
Cho các chất Cr, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Na2CrO4. Số chất phản ứng với dung dịch HCl là
Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic (MX< MY); cho Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với NaOH dư là
Hoà tan hết 13,4 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 vào 500 ml dung dịch HCl 1,2M và H2SO4 0,2M thu được dung dịch X. Cho 450 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào X thu được dung dịch Y và 35,74 gam hỗn hợp gồm 3 kết tủa. Phần trăm khối lượng của MgO trong hỗn hợp ban đầu?
Cho các chất sau: etylamin, ala-gly-val, amoni axetat, anilin. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen; 0,1 mol vinylaxetilen và 0,3 mol hiđro với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro bằng 10,75. Cho toàn bộ Y vào dung dịch brom dư thấy có tối đa a mol brom phản ứng. Giá trị của a là
Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch chứa KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 thấy có khí không màu thoát ra.
(b) Nhúng thanh Al vào dung dịch HNO3 đặc ở 25oC thấy thanh Al tan dần.
(c) Hợp kim Na – K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
(d) Nước cứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.
(e) Có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl.
Số phát biểu đúng là
Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là:
Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt luyện?
Cho hỗn hợp X gồm KHCO3 và Na2CO3. Trộn đều hỗn hợp X rồi chia thành hai phần:
Phần 1 có khối lượng m gam tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 0,12 mol kết tủa.
Phần 2 có khối lượng 2m gam tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí (đktc).
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, BaO và Al2O3 vào nước dư, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào Y, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị m là
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(b) Cho kim loại Ba dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(e) Cho Fe dư vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và HCl.
(g) Cho hỗn hợp Ba và Al2O3 (tỷ lệ mol 1:1) vào nước dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm vừa tạo thành khí, vừa tạo thành kết tủa là