Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Sở GD&ĐT Bình Phước
Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Sở GD&ĐT Bình Phước
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
22 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là:
Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là Mg
Đáp án B
Trong công nghiệp, để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn). X là:
Chọn đáp án D.
Chất X là NaCl.
Phương trình điện phân:
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2
Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
Quá trình quang hợp của cây xanh không gây ô nhiễm không khí
Đáp án B
Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
Triolein có thể phản ứng với H2O và NaOH (thủy phân) và H2 (cộng vào nối đôi trong gốc axit)
Như vậy, đáp án đúng là B
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là
Đáp án A
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaCl
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ (trắng) + 2NaCl
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ (xanh thẫm) + 2NaCl
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ (trắng xanh) + 2NaCl
Thuỷ phân pentapeptit X thu được các đipeptit là Ala-Gly; Glu-Gly và tripeptit là Gly-Ala-Glu. Vậy cấu trúc của peptit X là:
Cấu trúc của peptit là: Ala - Gly- Ala - Glu - Gly.
Đáp án cần chọn là B
Al2O3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?
Al2O3 không tan được trong dung dịch BaCl2.
Crom (VI) oxit có công thức hóa học là
Crom (VI) oxit có công thức hóa học là CrO3.
Đáp án B
Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?
CH3-CH3 không tham gia phản ứng trùng hợp
Đáp án D
Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt luyện?
Fe có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt luyện.
Đáp án D
Chất nào sau đây không tan trong nước?
Xenlulozơ không tan trong nước
Đáp án B
Natri cacbonat còn có tên gọi khác là washing soda (chất tẩy). Công thức của natri cacbonat là
Natri cacbonat còn có tên gọi khác là washing soda (chất tẩy). Công thức của natri cacbonat là Na2CO3
Đáp án C
Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 9,2 gam chất rắn Y. Giá trị của m là
nCuSO4 = 0,1 mol = nFepư
mFe bđ – mFe pư + mCu sinh ra = mY → mFe bđ = 9,2 - 64.0,1 + 56.0,1 = 8,4 gam
Cho hỗn hợp gồm: Ba (2amol) và Al2O3 (3a mol) vào nước dư, thu đưuọc 0,08 mol khí H2 và còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
Bảo toàn electron: 2nBa = 2nH2 → 2a = 0,08 ⇒ a = 0,04 mol.
Ba (2a mol) + Al2O3 (3a mol) → Ba(AlO2)2 2a mol + Al2O3 dư a mol. Vậy m = 102.0,104 = 4,08 gam
Cho các chất sau: etylamin, ala-gly-val, amoni axetat, anilin. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
Tất cả các chất trên đều phản ứng với dung dịch HCl
Chọn B.
Cho 18 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Glucozơ → 2Ag
nAg = 2nglucozơ = 0,2 => mAg = 21,6 gam
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6gam nước. Công thức của 2 amin là:
Đặt công thức chung của 2 amin no, đơn chức, kế tiếp là CnH2n+3N
nCO2 = 2,24:22,4 = 0,1 (mol) ; nH2O = 3,6 : 18 = 0,2 (mol)
CnH2n+3nN + (3n + 1,5)/2O2 → nCO2 + (n+1,5)H2O + 0,5N2
Ta có: nhh amin = (nH2O - nCO2)/1,5 = (0,2 - 0,1)/1,5 = 1/15 (mol)
→ n = nCO2/ nhh amin = 0,1/ (1/15) = 1,5
→ 2 amin là CH5N và C2H7N
Bộ dụng cụ chiết có thể dùng để tách hai chất lỏng nào sau đây?
Bộ dụng cụ chiết có thể dùng để tách etyl axetat và nước cất
Đáp án A
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O?
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Đáp án B
Dãy gồm các dung dịch đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
Tinh bột và xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.
⇒ dung dịch các chất thỏa mãn là: glucozơ, fructozơ, saccarozơ
Tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Cho lá kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
b) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.
c) Đốt cháy dây Mg nguyên chất trong khí Cl2.
d) Cho lá kim loại Mg-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa là
(a), (d).
Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi bằng 3,125. Thủy phân X trong môi trường axit thu được axit cacboxylic Y và ancol metylic. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
Ta có MEste = 3,125 × 32 = 100
⇒ CTPT của X là C5H8O2.
Khi thủy phân X → CH3OH → X có dạng C3H5COOCH3.
Vì C3H5– có thể có 3 TH đó là:
C=C–C–
C–C=C–
C=C(C)–
⇒ Có 3 ĐPCT thỏa mãn
⇒ Chọn A.
Cho các chất Cr, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Na2CrO4. Số chất phản ứng với dung dịch HCl là
Tất cả đều có phản ứng với HCl:
Cr + 2H+ → Cr2+ + H2
FeCO3 + 2H+ → Fe3+ + CO2 + H2O
3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O
Fe(OH)3 + 3H+ → Fe3+ + 3H2O
Cr(OH)3 + 3H+ → Cr3+ + 3H2O
2CrO42- + 16H+ + 6Cl- → 2Cr3+ + 3Cl2 + 8H2O
Cho các chất sau: protein, xenlulozơ, policaproamit, poliacrilonitrin, poli(etylen terephtalat), nilon-6,6. số chất trong dãy có chứa liên kết –CO–NH– là
protein, policaproamit, nilon-6,6
Cho hỗn hợp X gồm KHCO3 và Na2CO3. Trộn đều hỗn hợp X rồi chia thành hai phần:
Phần 1 có khối lượng m gam tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 0,12 mol kết tủa.
Phần 2 có khối lượng 2m gam tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí (đktc).
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
Khi cho hỗn hợp KHCO3 và Na2CO3 phản ứng với Ca(OH)2, xảy ra phản ứng:
HCO3- + OH- → CO32-
Ca2+ + CO32- → CaCO3
Trong m gam: ∑n(CO32- + HCO3-) = nkết tủa = 0,12 mol
=> Trong 2m gam → ∑n(CO32- + HCO3-) = 0,24 mol
=> Phần 2 có khối lượng 2m gam tác dụng với dung dịch HCl dư: nCO2 = ∑n(CO32- + HCO3-) = 0,24 mol
Vậy giá trị V = 5,376 lít
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
Bảo toàn oxi: mol O/X = 0,36 mol
→ nX = 0,36/6 = 0,06 mol
Khối lượng X = mC + mH + mO = 3,42.12 + 3,18.2 + 0,36.16 = 53,16 gam
Ta có: X + 3NaOH → muối + glixerol
0,06 0,18 0,06
Bảo toàn khối lượng: 53,16 + 0,18.40 = 0,06.92 + mmuối => muối 54,84 gam.
Cho sơ đồ phản ứng từ este X(C6H10O4) như sau:
X + 2NaOH → X1 + X2 + X3; X2 + X3 → C3H8O + H2O
Nhận định nào sau đây là sai?
X : C6H10O4 (∆ = 2); X1 = CH3OH; X2 = C2H5OH → X : CH3OOC – CH2 – COOC2H5.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(b) Cho kim loại Ba dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(e) Cho Fe dư vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và HCl.
(g) Cho hỗn hợp Ba và Al2O3 (tỷ lệ mol 1:1) vào nước dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm vừa tạo thành khí, vừa tạo thành kết tủa là
(a), (c), (d), (e)
Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch chứa KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 thấy có khí không màu thoát ra.
(b) Nhúng thanh Al vào dung dịch HNO3 đặc ở 25oC thấy thanh Al tan dần.
(c) Hợp kim Na – K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
(d) Nước cứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.
(e) Có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl.
Số phát biểu đúng là
(a), (c).
Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen; 0,1 mol vinylaxetilen và 0,3 mol hiđro với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro bằng 10,75. Cho toàn bộ Y vào dung dịch brom dư thấy có tối đa a mol brom phản ứng. Giá trị của a là
BTKL: mY = mX = 8,6 gam ⇒ nY = 0,4 mol.
⇒ nπ pứ = nX – nY = 0,1 mol
⇒ a = nπ/X – nπ pứ = 0,3 mol
⇒ chọn A.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, BaO và Al2O3 vào nước dư, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào Y, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị m là
nNa = 2nH2 = 0,24 mol
→ dung dịch Y chứa Na+ 0,24 mol; Ba2+ x mol; AlO2- y mol và OH- z mol.
Bảo toàn điện tích: 0,24 + 2x = y + z
nH+ = 1,06 = 4y + z
nH+ = 0,36 = z + 3a và nH+ = 0,88 = z + 4y – 3a => 1,24 = 4y + 2z
Vậy x = 0,08 mol; y = 0,22 mol; z = 0,18 mol.
m = 0,24.23 + 0,08.153 + 0,22/2.102 = 28,98 gam.
Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu mỡ qua chiên rán nhiều lần chứa anđehit có khả năng gây ung thư cho người dùng.
(b) Dịch truyền glucozơ 5% được dùng để cung cấp đạm cho cơ thể bệnh nhân.
(c) Saccarozơ được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp tráng gương, tráng ruột phích.
(d) Các β-aminoaxit là nguyên liệu để sản xuất tơ poliamit.
(e) Vải làm từ nilon, tơ tằm bền hơn khi giặt bằng nước nóng với xà phòng có tính kiềm cao.
(g) Đun nóng bột gạo với nước, thu được dung dịch hồ tinh bột.
Số phát biểu không đúng là
(b), (d), (e).
Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100% dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm 0,2 mol CuSO4 và 0,15 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 14,125 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 15 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Biết các khi sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là
Bảo toàn electron: mol O2 ở anot = ¼ (2a – 0,15) = 0,5a – 0,0375
khối lượng giảm 14,125 gam = 64a + 35,5.0,15 + 32.(0,5a – 0,0375) => a = 0,125 mol
Vậy trong dung dịch Y chứa Cu2+ dư 0,075 mol; SO42- 0,2 mol; H+ 0,25 mol
n Fe phản ứng = nCu2+ + 1/2nH+ = 0,2 mol
Khối lượng chất rắn = mFe dư + mCu = (15 – 0,2.56) + 0,075.64 = 8,6 gam
Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX< MY< MZ). Cho 51,36 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,47 mol NaOH, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Q, thu được 18,144 lít khí CO2 và 19,44 gam H2O. Tổng số nguyên tử có trong phân tử Z là
CO2 0,81 mol và H2O 1,08 mol → mol hỗn hợp ancol = H2O - CO2 = 0,27 mol
→ số C = 3 ⇒ ba ancol là C3H7OH, C3H6(OH)2, C3H5(OH)3
Số mol O/ancol = mol nhóm OH/ancol = nNaOH = 0,47 mol
Khối lượng ancol= mC + mH + mO = 0,81.12 + 1,08.2 + 0,47.16 = 19,4 gam
Bảo toàn khối lượng: mmuối = 50,76 gam
Vì ba este tạo từ cùng một axit và ba ancol C3H7OH, C3H6(OH)2, C3H5(OH)3
→ axit đơn chức > nmuối = nNaOH = 0,47 mol
⇒ Mmuối = 50,76/0,47 = 108 => C3H5COONa
⇒ công thức của Z là (C3H5COO)3C3H5 → tổng số nguyên tử: 41
Hoà tan hết 13,4 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 vào 500 ml dung dịch HCl 1,2M và H2SO4 0,2M thu được dung dịch X. Cho 450 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào X thu được dung dịch Y và 35,74 gam hỗn hợp gồm 3 kết tủa. Phần trăm khối lượng của MgO trong hỗn hợp ban đầu?
13,4 gam hỗn hợp MgO x mol và Al2O3 y mol → 40x + 102y = 13,4
HCl 0,6 mol; H2SO4 0,1 mol; Ba(OH)2 0,45 mol
→ BaSO4 0,1 mol; Ba2+ còn 0,35 mol
Dung dịch Y chứa: Ba2+ 0,35 mol; Cl- 0,6 mol → có AlO2- 0,1 mol
=> 3 kết tủa chứa: BaSO4 0,1 mol; Mg(OH)2 x mol và Al(OH)3 2y – 0,1
Ta có 233.0,1 + 58x + 78.(2y – 0,1) = 35,74
Vậy x = 0,08 mol; y = 0,1 mol
→ %mMgO = 0,08.40/13,4 = 23,88%
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y ( có số mol bằng nhau) vào nước được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
TN1: Cho dung dịch NaOH dư vào Vml dung dịch Z thu được n1 mol kết tủa.
TN2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n2 mol kết tủa.
TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n
n2 > n1 chứng tỏ NaOH hòa tan một kết tủa so với NH3. Lại nhìn nhanh 4 đáp án
→ Nghiệm thấy Z gồm hai chất tan, trong đó phải có Al(NO3)3 → B hoặc D đúng.
Xét thêm thí nghiệm 3: n3 > n2 → chứng tỏ Ag tạo nhiều kết tủa hơn giữa 2 đáp án → D đúng.
Các phản ứng xảy ra ở các thí nghiệm tương ứng:
* Thí nghiệm 1: Al(NO3)3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaNO3 + 2H2O.
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl.
* Thí nghiệm 2: Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4NO3.
FeCl2 + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2↓ + 2NH3Cl.
* Thí nghiệm 3: FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl↓ + Ag↓.
Nhận xét: 78 + 90 < 2 × 143,5 + 108 nên đúng là n3 > n2.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Ống nghiệm 1: Cho một nhúm bông cotton vào cốc thủy tinh đựng nước cất, đun nóng.
Ống nghiệm 2: Cho một nhúm bông cotton vào cốc thủy tinh đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng.
Ống nghiệm 3: Hòa tan Cu(OH)2 bằng dung dịch NH3 trong cốc thủy tinh, sau đó cho nhúm bông cotton vào.
Cả ba ống nghiệm được khuấy đều bằng máy khuấy. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đúng, dung dịch ống 2 chứa Glucozo
B. Sai, ống 1 không tan
C. Sai, ống 1 không tan
D. Sai, Xelulozo không bị thủy phân trong kiềm
Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic (MX< MY); cho Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với NaOH dư là
O2 0,59 mol; H2O 0,52 mol
Bảo toàn khối lượng: CO2 0,47 mol
Vì số mol H2O > CO2 → ancol Z no, hai chức, mạch hở
Gọi số mol của hỗn hợp X, Y là a mol, Z b mol, T c mol
Bảo toàn oxi: 2a + 2b + 4c + 0,59.2 = 0,47.2 + 0,52
Số mol Br2 = a + 2c = 0,04
Số mol CO2 – số mol H2O = a – b + 3c = 0,47 – 0,52
⇒ a = 0,02; b = 0,1; c = 0,01
Gọi số C trung bình của X, Y là n (n > 3); số C của Z là m (m ≥ 3)
→ số C của este T là 2n + m
Ta có phương trình mol C: 0,02n + 0,1m + 0,01.(2n + m) = 0,47
=> 0,04n + 0,11m = 0,47. Chỉ có m = 3, n = 3,5 thỏa
Vậy ancol Z là C3H6(OH)2
Cho E + NaOH → muối + ancol + H2O
nNaOH = naxit + 2neste = 0,04 mol → m = 1,6 gam
nancol = nancol + neste = 0,11 mol → m = 8,36 gam
nnước = naxit = 0,02 mol → m = 0,36 gam
Bảo toàn khối lượng ⇒ mmuối = 4,04 gam
Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỉ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với
133,84 gam kết tủa chứa AgCl 0,88 mol → Ag 0,07 mol
Bảo toàn electron: số mol Fe2+ = 3nNO + nAg = 0,02.3 + 0,07 = 0,13 mol
Dung dịch Y chứa Fe3+, Fe2+ 0,13 mol, Cl- 0,88 mol, H+ dư = 4nNO = 0,08 mol.
Bảo toàn điện tích: 3nFe3+ = 0,88 – 2.0,13 – 0,08 = 0,54 mol
→ Fe3+ 0,18 mol
27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe a mol, FeO 3b mol, Fe3O4 2b mol, Fe2O3b mol và Fe(NO3)2 c mol
Phương trình khối lượng: 56a + 840b + 180c = 27,04
Bảo toàn mol Fe: a + 11b + c = 0,18 + 0,13
Gọi mol N2O là d mol → NO2 0,12 – d
Bảo toàn N: 2c + 0,04 = 2d + 0,12 – d tức d = 2c – 0,08 ⇒ N2O 2c – 0,08 và NO 0,2 – 2c
Phương trình mol H+ phản ứng: 0,88 + 0,04 – 0,08 = 28b + 10.(2c – 0,08) + 2.(0,2 - 2c)
⇒ a = 0,14; b = 0,01; c = 0,06 mol
Vậy %nFe = 0,14/0,26 = 53,85%
Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD< ME) và 4,48 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:
Vì tạo ra hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp nên công thức của A, B là:
(A) (C2H5NH3)2CO3 và (B) (COONH3CH3)2
→ Hai amin: CH3NH2 0,12 mol và C2H5NH2 0,08 mol.
=> (C2H5NH3)2CO3 0,04 mol và (B) (COONH3CH3)2 0,06 mol
Vậy muối gồm: (D) Na2CO3 0,04 mol và (E) (COONa)2 0,06 mol
→ mE = 0,06.134 = 8,04 gam