Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lương bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 41,3%.
B. 43,5%
C. 48,0%.
D. 46,3%.
Lời giải của giáo viên
T có \({M_T} = 32 \Rightarrow C{H_3}OH\)
Z gồm CH3OH và H2O
E gồm: a mol \(X\left( {{C_n}{H_{2n - 2}}{O_2}} \right)\) và b mol \(Y\left( {{C_m}{H_{2m - 4}}{O_4}} \right)\) đều có 1 C=C \(\left[ {n > 4;m > 4} \right]\)
Đốt cháy:
\(\begin{array}{l} {C_n}{H_{2n - 2}}{O_2} + {O_2} \to nC{O_2} + \left( {n - 1} \right){H_2}O\\ {C_m}{H_{2m - 4}}{O_4} + {O_2} \to mC{O_2} + \left( {m - 2} \right){H_2}O \end{array}\)
Khi phản ứng với NaOH
\({C_n}{H_{2n - 2}}{O_2} + NaOH \to \) muối + ancol
\({C_m}{H_{2m - 4}}{O_4} + 2NaOH \to \) Muối + H2O
→ Ta thấy: \({n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}} = {n_X} + 2{n_Y} = {n_{NaOH}} = {n_{COO}} = 0,11\,mol\)
Bảo toàn nguyên tố: \({m_E} = {m_C} + {m_H} + {m_O} = 9,32g\)
→ Với 46,6g E thì nNaOH pứ = 0,55 mol → nNaOH dư 0,05 mol
→ \({m_{b\`i nh{\rm{ }}tng}} + {m_{{H_2}}} = {m_{C{H_3}OH}} + {m_{{H_2}O}} = 188,85 + 2.0,275 = 189,4g\)
\({H_2}O + Na \to NaOH + \frac{1}{2}{H_2}\)
\(C{H_3}OH + Na \to C{H_3}ONa + \frac{1}{2}{H_2}\)
(Na sẽ thiếu)
Bảo toàn khối lượng: mE + mdd NaOH = mrắn + mZ → mrắn = 57,2g
\(\begin{array}{l}
{m_Z} = {m_{{H_2}O\,\left( {dd\,NaOH} \right)}} + {m_{{H_2}O\,\left( {Pu\,voi\,axit} \right)}} + {m_{C{H_3}OH}}\\
\Rightarrow {m_{{H_2}O\left( {Pu\,voi\,axit} \right)\,}} + {m_{C{H_3}OH}} = 13,4g\\
{n_{NaOH\,pu}} = {n_{{H_2}O}} + {n_{C{H_3}OH}} = 0,55\,mol\\
\Rightarrow {m_{{H_2}O\left( {axit} \right)}} = 0,3 \Rightarrow {n_{axit\,Y}} = 0,15mol;\,{n_{C{H_3}OH}} = {n_X} = 0,25\,mol\\
46,6g = {m_E} = 0,25.\left( {14n + 30} \right) + 0,15.\left( {14m + 60} \right)\\
\Rightarrow 5n + 3m = 43\\
\Rightarrow m = 5;m = 6
\end{array}\)
thỏa mãn
Y là \({C_6}{H_8}{O_4} \Rightarrow \% {m_{Y\left( E \right)}} = 46,35\% \)
→ Đáp án D
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm -OH, nên có thể viết
Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Cho 50,0 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng còn lại 20,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2?
Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những chất nào sau đây?
Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
Hợp chất nào sau đây tác dụng được với vàng kim loại?
Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là
Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: