Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ chứa nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ \({m_O}:{m_N} = 16:7\). Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần dùng đủ 120ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 250ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 14,20
B. 16,36
C. 14,56
D. 18,2
Lời giải của giáo viên
Ta có: \({m_O}:{m_N} = 16:7 \to {n_O}:{n_N} = \frac{{16}}{{16}}:\frac{7}{{14}} = 2:1\)
số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử N nên X gồm các a.a có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH \(\to {n_X} = {n_{HCl}} = 0,12 = {n_{NaOH}} = {n_{{H_2}O}}\)(tạo thành)
ta có: mrắn = 10,36 + 0,25.40 – 0,12.18 =18,2 gam.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H11NO2. Cho 15,75 gam X tác dụng được với dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 10,2 gam chất rắn. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
Lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,0075 mol NaHCO3 với dung dịch chứa 0,01 mol Ba(OH)2 là
Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe, Cu (trong đó oxi chiếm 20,4255% khối lượng). Cho 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối (không có NH4NO3) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối của T so với H2 bằng 16,75. Giá trị của m là
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho từ từ a mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng.
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
(d) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 dư.
(g) Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
Trong các chất sau, chất không tác dụng với khí oxi là
Phản ứng giữa NH3 với chất nào sau đây chứng minh NH3 thể hiện tính bazơ.
Cho dãy biến đổi sau: \(Cr\to X\to Y\to Z\to T\)
X, Y, Z, T là
Cho HNO3 đặc nóng, dư tác dụng với các chất sau. S, FeCO3, CaCO3, Cu, Al2O3, FeS2, CrO. Số phản ứng HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là
Cho 11,8 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 19,1 gam muối khan. Số amin bậc I ứng với công thức phân tử của X là
Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt. Hòa tan hết hỗn hợp này trong một lượng dung dịch HCl (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của m là
X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết \(\pi \) và \(50<{{M}_{X}}<{{M}_{Y}}\)); Z là este được tạo bởi X, Y và etylen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,50 mol O2. Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Nếu đun nóng 13,12 gam E với 200 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm a gam muối A và b gam muối B (MA < MB).Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây?