Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2-3 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch. Lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).
Bước 2: Rót 1,5 ml dung dịch saccarozo 1% vào ống nghiệm (2) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4. Đun nóng dung dịch trong 2-3 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (2) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2.
Bước 4: Rót dung dịch trong ống nghiệm (2) vào ống nghiệm (1), lắc đều cho đến khi kết tủa tan hoàn toàn.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 2, thu được dung dịch có chứa hai loại monosaccarit.
B. Ở bước 3, việc để nguội dung dịch là không cần thiết.
C. Mục đính chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư.
D. Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh lam.
Lời giải của giáo viên
Phản ứng hóa học xảy ra ở từng bước:
Bước 1: Xuất hiện kết tủa màu xanh lam đậm: \(C{{u}^{2+}}+2\text{O}{{H}^{-}}\to Cu{{(OH)}_{2}}\)
Bước 2: Saccarozo bị thủy phân trong môi trường axit, thu được glucozo và fructozo:
Bước 3: Trung hòa axit dư trong ống nghiệm (2): \(HCO_{3}^{-}+{{H}^{+}}\to {{H}_{2}}O+C{{O}_{2}}\)
Bước 4: Fructozo, glucozo hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam đặc trưng.
Ta thấy:
A đúng vì thủy phân saccarozo thu được hai loại monosaccarit là glucozo và fructozo.
B sai vì nếu không để nguội dung dịch, phản ứng giữa NaHCO3 và axit xảy ra mạnh, tốc độ thoát khí nhanh, có thể làm dung dịch trong ống nghiệm trào ra ngoài gây nguy hiểm.
C, D đúng.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + O2 → axit cacboxylic Y1
(2) X + H2 → ancol Y2
(3) Y1 + Y2 ⇔ Y3 + H2O
Biết Y3 có công thức phân tử là C6H10O2. Tên gọi của X là
Cho sơ đồ chuyển hóa (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng):
Triolein \(\xrightarrow{+{{H}_{2}}\text{ du (Ni, t}{}^\circ \text{)}}\) X \(\xrightarrow{+NaOH\text{ du, t}{}^\circ }\) Y \(\xrightarrow{+HCl}\) Z
Tên của Z là
Hỗn hợp E gồm chất X (\({{C}_{m}}{{H}_{2m+4}}{{O}_{4}}{{N}_{2}}\)) là muối của axit cacboxylic hai chức và chất Y (\({{C}_{n}}{{H}_{2n+3}}{{O}_{2}}N\)) là muối của axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng vừa đủ 0,58 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,84 mol H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và m gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của m là
Hai peptit X, Y (\({{M}_{X}}<{{M}_{Y}}\)) mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, Z là este của amino axit có công thức phân tử C3H7O2N. Đun nóng 47,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng dung dịch chứa 0,6 mol NaOH, thu được 0,12 mol ancol T và 64,36 gam hỗn hợp muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác như hình vẽ bên. Khí X được tạo thành từ phản ứng hóa học nào dưới đây?
Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
X + NaOH → Y + Z
Y (rắn) + NaOH (rắn) → CH4 + Na2CO3
Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
Chất X là
Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ X mol/l. Giá trị cùa X là
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư.
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt(II) là
Trong các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hóa thạch; những nguồn năng lượng sạch là:
Cho các chất: NaHCO3, Ca(OH)2, Al(OH)3, SiO2, HF, Cl2, NH4Cl. số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
Cho 3 hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z (\({{M}_{X}}<{{M}_{Y}}<{{M}_{Z}}<62\)) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho các phát biểu sau:
(a) 1 mol chất X phản ứng với 4 mol H2 (Ni, \(t{}^\circ \)).
(b) Chất Z có đồng phân hình học.
(c) Chất Y có tên là but-1-in.
(d) Ba chất X, Y, Z đều có mạch cacbon không phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung NH4NO3 nóng.
(b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 đặc.
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(f) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(g) Cho PbS vào dung dịch HCl loãng.
(h) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 dư, đun nóng.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là