Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Trường THPT Lê Văn Hưu- Thanh Hóa
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Trường THPT Lê Văn Hưu- Thanh Hóa
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
32 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
Đáp án D
Ta có mMuối = mKim loại + mSO42–.
Mà nSO42– = nH2 = 0,05 mol.
⇒ mMuối = 2,43 + 0,05×96 = 7,23 gam.
Tiến hành hiđrat hoá 2,24 lít C2H2 (đktc) với hiệu suất 80% thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y qua lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án D
Với hiệu suất 80% ⇒ nC2H2 dư = 0,1 × (1 – 0,8) = 0,02 mol.
⇒ mC2Ag2 = 0,02×240 = 4,8 gam.
⇒ Ta có 0,08 mol C2H2 + H2O → CH3CHO.
⇒ nCH3CHO = 0,08 mol ⇒ Tráng gương thu được nAg = 0,16 mol.
⇒ mAg = 0,16×18 = 17,28 gam.
⇒ ∑mKết tủa = 4,8 + 17,28 = 20,08 gam
Có bao nhiêu chất chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H8O?
Đáp án B
C6H5-O-CH3 , C6H5-CH2-OH , (o,m,p)-CH3-C6H4-OH
Cho dãy các chất: phenol; glucozơ; axit fomic; toluen; vinylaxetilen; fructozơ; anilin. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là
Đáp án D
Số chất làm mất màu dung dịch brom gồm:
Phenol, glucozơ, axit fomic, vinylaxetilen và anilin
Tiến hành các thí nghiệm sau đây:
(a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4.
(b) Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho thép cacbon tiếp xúc với nước mưa.
(d) Cho thép vào dung dịch axit clohiđric.
(e) Để sắt tây tiếp xúc với nước tự nhiên.
Trong các thí nghiệm trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa?
Đáp án D
TN xảy ra ăn mòn điện hóa gồm (a), (c), (d) và (e)
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam thẫm.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. → a đúng
Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit → b đúng
Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều có tính chất của ancol đa chức → hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam → c đúng
Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, thu được 2 loại monosaccarit → d sai
Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag → e đúng
Saccarozơ không tác dụng với H2 → f sai
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
X, Y, Z lần lượt là
Đáp án A
X làm quỳ tím hóa xanh ⇒ Loại C và D.
Y có phản ứng màu biure ⇒ Loại B
Cho các phát biểu sau:
(1). K2Cr2O7 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh.
(2). Kim loại Al và Cr đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỷ lệ.
(3). CrO3 là một oxit axit, là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, photpho,...
(4). Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
(5). Hợp chất crom (VI) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(6). Crom (III) oxit và crom (III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính.
Tổng số phát biểu đúng là
Đáp án A
(1) đúng
(2) Sai , Cr tác dụng HCL tỉ lệ 1 :2
(3)Đúng theo SGK
(4) Đúng theo SGK
(5) Sai , Crom (VI) chỉ có tính oxh
(6) Đúng theo SGK
Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O, CaO. Hòa tan hết 51,3 gam hỗn hợp X thu được 5,6 lít H2(đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
5,6 lít H2 ⇄ 0,25 mol H2 ||→ thêm 0,25 mol O vào X.
Lúc này có (51,3 + 0,25 × 16) gam 2 oxit là Na2O và CaO;
từ 28 gam NaOH → có 0,35 mol Na2O → nCaO = 0,6 mol.
||→ Y gồm 0,7 mol NaOH và 0,6 mol Ca(OH)2.
Quan tâm ∑nOH– = 1,9 mol và nCa2+ = 0,6 mol.
0,8 mol SO2 + 1,9 mol OH– → 0,8 mol SO32– + 0,3 mol OH–.
So sánh SO32– với Ca2+ ||→ có 0,6 mol tủa CaSO3 ||→ m = 0,6 × (40 + 80) = 72 gam.
Cho 0,5 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được 2 lít dung dịch Y. Trộn 8 gam hỗn hợp X và 5,4 gam bột Al rồi cho vào nước đến khi kim loại tan hết thấy có 10,304 lít khí thoát ra (đktc). Dung dịch Y có pH bằng
Đáp án A
Tổng quát: X + H2O => XOH + 1/2 H2 (1)
Al + x OH => xAlO2 + 3/2(2)
Theo BTE : 0.2*3 = x*2 => nH2(2) = 0.3 mol => nH2(1) = 0.46- 0.3 = 0.16 mol
=> nOH- = 0.32 mol
8g X tương ứng 0,32 mol
⇒ 0,5g X tương ứng 0,02 mol
⇒ hòa tan vào nước: nX = nOH = 0,02 mol
⇒ COH- = 0,01 mol ⇒ pH = 14 - pOH = 14+ log[OH-] = 12
Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3NCH2COOH; 0,02 mol CH3CH(NH2)COOH và 0,05 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Ta có các phản ứng:
ClH3NCH2COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + 2H2O
CH3CH(NH2)COOH + NaOH → CH3CH(NH2)COONa + H2O
HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O
+ Nhận thấy ∑nH2O = 0,01×2 + 0,02 + 0,05 = 0,09 ⇒ mH2O = 1,62 gam
⇒ BTKL có mChất rắn = mClH3NCH2COOH + mCH3CH(NH2)COOH + mHCOOC6H5+ mNaOH – mH2O
Û mChất rắn = 13,775 gam ⇒ Chọn B (Chú ý NaOH có dư)
Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 40,3 gam X vào H2O dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy Z thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl xM vào Y, được kết quả biểu diễn theo hình vẽ sau. Giá trị của x gần với giá trị nào sau đây?
► Quy X về Al, Ca và C. Dễ thấy C kiểu gì cũng đi hết vô khí và khi đốt khí thì đi vào CO2
||⇒ nC = nCO2 = 0,9 mol Đặt nAl = m; nCa = n ⇒ mX = 27m + 40n + 0,9 × 12 = 40,3(g)
BTNT(O) ⇒ nO2 = 1,475 mol. BT electron: 3m + 2n + 0,9 × 4 = 1,475 × 4
||⇒ Giải hệ cho: m = 0,5 mol; n = 0,4 mol
► Dễ thấy Y gồm Ca2+, AlO2–, OH– ⇒ nCa2+ = 0,4 mol; nAlO2– = 0,5 mol. BTĐT:
nOH– = 0,3 mol Nhìn đồ thị ⇒ Cả 2 TH trên thì HCl đều dư và hòa tan 1 phần ↓
⇒ Ta có CT: nH+ = 4nAlO2– – 3n↓ (với H⁺ chỉ tính phần pứ với AlO₂⁻ và Al(OH)3)
||► Áp dụng: (0,56x – 0,3) = 4 × 0,5 – 3 × 3a và (0,68x – 0,3) = 4 × 0,5 – 3 × 2a
||⇒ giải hệ có: x = 2,5; a = 1