Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Du

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Du

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 27 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 186543

Nhúng thanh kim loại Mg có khối lượng m gam vào dung dịch chứa 0,2 mol CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, thấy khối lượng CuSO4đã tham gia phản ứng là 80%. Thanh kim loại sau khi lấy ra đem đốt cháy trong O2dư, thu được (m + 12,8) gam chất rắn (cho rằng Cu giải phóng bám hết vào thanh Mg). Khối lượng thanh kim loại sau khi lấy ra khỏi dung dịch CuSO4 là 

Xem đáp án

Mg + Cu2+ → Cu + Mg2+

nCuSO4 pứ = 0,2.80% = 0,16 mol

→ mKL tăng = 0,16.(64 – 24) = 6,4g

→ mthanh KL  = m + 6,4 (g) trong đó có mMg = m – 3,84 (g)

Khi phản ứng với O2 → mO2 = msau - mtrước = 6,4g → nO2 = 0,2 mol

Cu + ½ O2 → CuO

Mg + ½ O2 → MgO

Cu phản ứng trước (Vì khi Cu được tạo ra đều bám hết lên mặt ngoài của thanh Mg) → nMg = 0,24 mol

→ m = 0,24.24 + 3,84 = 9,6g → mKL sau = 9,6 + 6,4 = 16g

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 186544

Trong phòng thí nghiệm, khí Y được điều chế và thu vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước như hình vẽ bên.

Khí Y được tạo từ phản ứng hóa học nào sau đây? 

Xem đáp án

Từ hình vẽ ta thấy:

Khí Y không tan hoặc ít tan trong nước và không có phản ứng với nước

KNO3 → KNO2+O2

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 186545

Cho 4,5 gram etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C2H5NH3Cl) thu được là 

Xem đáp án

Đáp án C

nC2H5NH2 =  0,1 mol → mmuoi = 4,5 + 0,1 . 36,5 = 8,15 (g)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 186546

Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH; CH3COOH, HCl; C6H5OH(phenol) và pH của các dung dịch trên được ghi trong bảng sau

Xem đáp án

Đáp án D

Tính axit tăng dần theo thứ tự: C6H5OH < CH3COOH <  HCOOH< HCl

Xét cùng nồng độ mol dung dịch => lực axit yếu hơn sẽ có pH lớn hơn

→ X : C6H5OH; Y : HCOOH ; Z : HCl ; T :CH3COOH

→ Z tạo kết tủa trắng với AgNO3 tạo AgCl

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 186547

Nguyên tử nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1 . Nhận xét nào không đúng về M? 

Xem đáp án

Có thể điều chế M bằng các phương pháp: nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân → Sai

Đáp án A

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 186548

Anilin (C6H5NH2 ) có phản ứng với dung dịch: 

Xem đáp án

Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch HCl

Đáp án A

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 186549

Trong các nhận xét sau, nhận xét nào sai

Xem đáp án

Đáp án B

Tất cả các ank – 1- in đều phản ứngvới dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng đó không phải là phản ứng tráng gương

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 186550

Cho 5 mẫu chất rắn: CaCO3,Fe(NO3)2,FeS,CuS,NaCl và 2 dung dịch HCl, H2SO4 loãng. Nếu cho lần lượt từng mẫu chất rắn vào lần lượt từng dung dịch axit thì bao nhiêu trường hợp có phản ứng xảy ra? 

Xem đáp án

Khi cho vào các dung dịch HCl, H2SO4 loãng thì có:

CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2↑ +H2O

Fe2+ + 4H+ + NO3- →  Fe3+ + NO↑ + 2H2O

FeS + 2H+ →  Fe2+ H2S↑

→ Có 6 trường hợp xảy ra phản ứng. Còn CuS và NaCl không phản ứng với H+.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 186551

Cho 14,7 gam axit glutamic vào dung dịch H2SO4 0,5M và HCl 1M, thu được dung dịch X chứa 19,83 gam chất tan. Thể tích dung dịch NaOH 1M và KOH 0,6M cần lấy để phản ứng vừa đủ với chất tan trong dung dịch X là: 

Xem đáp án

Coi thể tích dung dịch axit là V

Phản ứng tổng quát : R-NH2 + HCl → RNH3Cl

→ mchất tan = mglutamic + maxit

→ 19,83g = 14,7 + 0,5V.98 + V.36,5 → V = 0,06 mol

Gọi thể tích dung dịch kiềm là V1

→ nOH = 2nglutamic + 2nH2SO4 + nHCl

→ 1,6V1 = 2.0,1 + 2.0,03 + 0,06 → V1 = 0,2 lit = 200 ml

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 186554

Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là: 

Xem đáp án

Theo dãy điện hóa thì dãy ồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là Fe, Al, Mg.

Đáp án C.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 186555

Để thu được dung dịch C có pH = 7 cần phải trộn VA ml dung dịch A chứa (HCl 1M + HNO3 1M + H2SO4 1M) và VB ml dung dịch B chứa (KOH 1M + NaOH 2M) với tỉ lệ thể tích là 

Xem đáp án

nHCl = 1VA

nHNO3 = 1VA

nH2SO4 = 1VA

→ nH+ = 4VA

nKOH = 1VB; nNaOH = 2VB → nOH- = 3VB

Để thu được dung dịch có pH = 7 thì nH+ = nOH-

→ 4VA = 3VB → VA : VB = 3 : 4

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 186556

Cho các chất: HCHO, HCOOH, HCOONH4, CH3CHO và C2H2. Số chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là 

Xem đáp án

Đáp án C

Phản ứng tráng gương xảy ra khi có nhóm CHO

Các chất thỏa mãn : HCHO ; HCOOH ; HCOONH4, CH3CHO

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 186557

Polivinyl clorua(PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng: 

Xem đáp án

Polivinyl clorua(PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng trùng hợp.     

Đáp án B 

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 186558

Phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Đáp án A

Amoni nitrat là một loại phân đạm có khả năng làm chua đất

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 186559

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

 

Xem đáp án

FeS→ SO2 → H2SO4 → NaHSO4 → Na2SO4

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 186560

Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được thể tích khí H2 (ở đktc) là 

Xem đáp án

\({n_{{H_2}}} = \,{n_{Fe}} = \,0,1\,mol\, \to \,V\, = \,2,24\,lit\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 186561

Tên IUPAC của ancol isoamylic là 

Xem đáp án

Tên IUPAC của ancol isoamylic là 3 – metylbutan – 1- ol 

Đáp án C

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 186562

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? 

Xem đáp án

NaCl là chất điện li mạnh

Đáp án A

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 186563

Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là 

Xem đáp án

Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là protit. 

Đáp án A

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 186564

Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 10,0 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 0,3M, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,64 gam chất rắn khan. Vậy tên gọi của X là 

Xem đáp án

nX = 0,1 mol; nNaOH = 0,06 mol → X dư

→ nchất rắn = nNaOH ( chất rắn chính là muối RCOONa )

→ MRCOONa = R + 67 = 94 → R = 27 (CH2=CH− )

→ X là CH2=CHCOOC2H5 ( etyl acrylat )

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 186565

Đốt cháy 1 hidrocacbon A thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 2 :1. . Nếu lượng O2 dùng để đốt cháy A nhiều hơn 20% lượng cần thiết, thì hỗn hợp khí thu được sau phản ứng để nguội (ngưng tụ hết hơi nước) bằng 2,5 lần thể tích của A ở cùng điều kiện. Vậy A là 

Xem đáp án

Do CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 2:1 nên công thức A có dạng CnHn.

Phương trình hóa học:

4CnHn +5nO2 → 4nCO2 + 2nH2O

a     1,25na      na         0,5na

Nếu dư 20% O2 so với lượng cần thiết thì hỗn hợp khí sau khi ngưng tụ gồm: CO2: na (mol) và O2: 0,25na (mol).

Ta có: (na + 0,25na) = 2,5a → n = 2. A là C2H2 

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 186566

Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24g chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng  thu được khối lượng xà phòng là      

Xem đáp án

nNaOH = 3n glixerol → n glixerol = 0,02 mol

BTKL: m xà phòng = m chất béo + m NaOH – m glixerol

= 17,24 + 0,06. 40 – 0,02. 92= 17,8 gam

 

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 186567

Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là 

Xem đáp án

2NaOH + 2Al + H2O→ NaAlO2 + 3H2

nH= 0,3 mol → nAl = 0,2 mol →mAl  =5,4 g

Đáp án B

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 186568

Nung m gam Mg(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO2 và O2. Giá trị của m là 

Xem đáp án

2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2+O2

Đặt số mol O2 là a → nNO2 = 4a; nMg(NO3)2 = 2a

nhỗn hợp khí = 0,25 → nO2 + nNO2 = 5a = 0,25 

→ a = 0,05 → nMg(NO3)2 = 0,1 

mMg(NO3)2 = 14,8 gam

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 186569

Tất cả các kim loại trong nhóm: Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch nào sau đây 

Xem đáp án

Đáp án B

HNO3 loãng đều tác dụng được với Fe, Zn, Cu, Ag

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 186571

Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và rượu etyliC. Công thức của X là 

Xem đáp án

Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và rượu etyliC. Công thức của X là CH3COOC2H5.    

Đáp án A

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 186572

Chất chỉ có tính khử là 

Xem đáp án

Chất chỉ có tính khử là Fe.

Đáp án D

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 186573

Cho 14,2 gam P2O5 vào 500 ml dung dịch NaOH 1M, thì sau phản ứng khối lượng muối thu được là 

Xem đáp án

nP2O5 = 0,1 (mol) và nNaOH = 0,5(mol)

Dựa vào tỉ lệ mol của P2O5 và NaOH ta có sản phẩm tạo ra là Na3PO4, Na2HPO4

P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O

x         6x           2x

P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O

y          4y            2y

Ta có: 

x + y = 0,1 và 6x + 4y = 0,5 

→  x = y = 0,05

mmuối = 0,1.164 + 142.0,1 = 30,6 (gam) 

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 186574

Oxi hóa 4,0 gam ancol đơn chức X bằng O2 (xúc tác, to ) thu được 5,6 gam hỗn hợp Y gồm andehit, ancol dư và nước. Tên của X và hiệu suất phản ứng là 

Xem đáp án

Phương trình hóa học:

2RCH2OH + O2 → 2RCHO + 2H2O

Ta có mO2 = 5,6 - 4,0 = 1,6 (gam) → nO2 = 1,6 : 32 = 0,05 (mol)

Vậy số mol ancol phản ứng là 0,1 mol. Giả sử ancol dư x mol ta có:

Mancol = 40 : (0,1 + x) < 40 → ancol đó là CH3OH (metanol)

nancol = 4,0 : 32 = 0,125 mol hiệu suất phản ứng là: H = [(0,1 : 0,125)]. 100% = 80%

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 186575

Hòa tan a gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để thu được 400 ml dung dịch A. Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch A, thu được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của a là 

Xem đáp án

\( n_{CO_2}=0,045 \)

\( n_{BaCO_3} = 0,15 \Rightarrow n_{HCO_3^-}=0,15 \)

Trong hỗn hợp ban đầu \( n_{Na_2CO_3} = 0,15 - 0,045 = 0,105 \)

\( \Rightarrow n_{KHCO_3} = 0,15+0,045-0,105=0,09 \)  

\( \Rightarrow m= 0,105.106+0,09.100=20,13 \) \( \Rightarrow \)

Đáp án A

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 186576

X là axit cacboxylic đơn chức; Y là este của một ancol đơn chức với một axit cacboxylic hai chức. Cho m gam hỗn hợp M gồm X, Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau đó cô cạn được ancol Z và rắn khan T trong đó có chứa 28,38 gam hỗn hợp muối. Cho hơi ancol Z qua ống đựng lượng dư CuO nung nóng được hỗn hợp hơi W gồm anđehit và hơi nước. Dẫn hơi W qua bình đựng lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 95,04 gam bạc. Mặt khác, nung rắn khan T với CaO được 4,928 lít (đkc) một ankan duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là 

Xem đáp án

Vì nung T với CaO được 1 ankan duy nhất → Số C trong gốc hidrocacbon của X và Y bằng nhau.

→ Muối gồm RHCOONa và R(COONa)2

→ nRH= nmuối = 0,22 mol

→ Mtb muối = 129g

→ R + 68 < 129 < R + 67.2

→ 0 < R < 61

Xét ancol Z : nAg = 0,88 mol

Nếu ancol không phải là CH3OH → nancol = nandehit = ½ nAg = 0,44 mol

→ nR(COONa)2 = 0,22 mol = nmuối (L)

→ ancol Z là CH3OH → nCH3OH = nHCHO  = ¼ nAg = 0,22 mol

→ nR(COONa)2 = 0,11 mol = nRHCOONa

→ 0,11.(R + 68) + 0,11.(R + 67.2) = 28,38

→ R = 28(TM) C2H4

→ X gồm 0,11 mol C2H5COOH và 0,11 mol C2H4(COOCH3)2

→ m = 24,2g

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 186577

Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. X tan  hoàn toàn trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2, tỉ khối của Z so với H2 là 11,4. Giá trị  m gần nhất là 

Xem đáp án

nD = 0,45 → nO(D) = 0,9 mol

nY = 0,05 mol

Đặt nN2 = x → nH2 = 0,05 – x

→ 28x + 2(0,05 – x) = 0,05.11,4.2 = 1,14

→ x = 0,04 mol

→ nN2 = 0,04 mol và nH2 = 0,01 mol

Trong Y chứa khí H2 chứng tỏ NO3- hết

Hỗn hợp muối clorua gồm : a mol MgCl2 ; 0,25 mol CuCl2 ; NH4Cl

Bảo toàn Clo : nNH4Cl = 1,3 – 2a – 0,5 = 0,8 – 2a

Bảo toàn H : nH2 = ½ (nHCl + 4nNH4Cl – 2nH2) = 4a – 0,96

Bảo toàn O : nO (Cu(NO3)2) = nO(D) + nO(H2O) → 0,25.6 = 0,9 + 4a – 0,96

→ a = 0,39 mol

→ m = 0,39.95 + 0,25.135 + (0,8 – 2.0,39). 53,5 = 71,87g

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 186578

Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH, x mol KOH và y mol Ba(OH)2 . Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau :

Giá trị của x, y, z lần lượt là : 

Xem đáp án

Quá trình đầu tiên là phản ứng: Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ + H2O

Đến khi Ba(OH)2 hết, kết tủa là cực đại ⇒ y = nBa(OH)2 = 0,6 mol.

Sau đó là quá trình:

NaOH + CO2 → NaHCO3 

KOH + CO2 → KHCO3.

Kết tủa không thay đổi, sau đó: CO2 + BaCO3 → Ba(HCO3)2

Kết tủa bị hòa tan cho đến hết 1,6 mol = ∑nCO2 = nNaOH + nKOH + 2nBa(OH)2

⇒ x = 1,6 – 0,1 – 0,6 × 2 = 0,3 mol.

Xét tại điểm z, đang xảy ra quá trình hòa tan BaCO3,

Nếu thêm 0,2 mol CO2 nữa sẽ hòa tan hết BaCO3

⇒ x + 0,2 = 1,6 mol → z = 1,4 mol.

Vậy x = 0,3; x = 0,6 và z = 1,4

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 186579

Thủy phân tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp các α-amino axit (no, mạch hở, phân tử đều chứa 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm −COOH). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng CuO dư, đun nóng thấy khối lượng CuO giảm 3,84 gam. Cho hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng vào dung dịch NaOH đặc, dư thấy thoát ra 448 ml khí N2 (đktc). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl dư, đun nóng thu được muối có khối lượng là: 

Xem đáp án

Phân tích: Đặt công thức trung bình của amino axit tạo nên peptit X là CnH2n+1NO2

→ Công thức của tetrapeptit X là ∶

4H2n+1NO→ C4nH8n-2N4O5

Ta có nN2 = nX.42 = 0,02

→ nX = 0,01 mol

Giống với phản ứng đốt cháy ancol bằng CuO, ta có:

C10H18N4O+ CuO → 4nCO2 + (4n-1) H2O + Cu + 2N2 (I)

0,01                             4n. 0,01 (4n−1).0,01

Khối lượng CuO giảm chính là khối lượng O trong CuO

→nO = nCuO = 3,84 : 16 = 0,24mol

Bảo toàn nguyên tố O cho phương trình (I), ta có :

5nX + nCuO = 2nCO2 + nH2O

⇔ 5.0,01 +0,24 = 8n̅. 0,01 + (4n̅ −1). 0,01

⟶ n̅ = 2,5

Suy ra X có công thức là: C10H18N4O5 

Ta có: C10H18N4O5 +4HCl + 3H2O ⟶ Muối

Bảo toàn khối lượng, ta có :

mmuoi = mX + mHCl + mH2O = nX .284 + 4nX.36,5 + 3nX. 18 = 0,01.484 = 4,84 (gam)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 186580

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần:

Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).

Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn.

Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là 

Xem đáp án

Phần 2 → mol Al = 0,01

mol Fe = 0,045 → tỉ lệ Al : Fe = 2/9

Đặt a, b, c là mol Al2O3 ; Al ; Fe

102a + 27b + 56c = 14,49

3b + 3c = 0,165*3

9b - 2c = 0

→ a = 0,06 ; b = 0,03 ; c = 0,135

→CT oxit sắt: Fe3O4

và phần 1 = 3*Phần 2 → mol Al = 0,01 ; mol Fe = 0,045

→ tỉ lệ Al : Fe = 2/9

Đặt a, b, c là mol Al2O3 ; Al ; Fe

102a + 27b + 56c = 14,49

3b + 3c = 0,165*3

9b - 2c = 0

→ a = 0,06 ; b = 0,03 ; c = 0,135 → CT oxit sắt: Fe3O4

và phần 1 = 3*phần 2 → m = 19,32 2 → m = 19,32

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »