Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Giang lần 1

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Giang lần 1

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 25 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 192597

Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

Xem đáp án

nMg = 0,15 mol

Mg → Mg2+  + 2e           

0,15                 0,3         

N+5 + 3e → N+2

            0,3    0,1

→ V = 2,24lit

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 192598

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường?

Xem đáp án

Trong điều kiện thường , etilen làm mất màu dung dịch nước brom do một liên kết kém bền trong liên kết đôi bị đứt ra và phân tử etilen kết hợp thêm một phân tử brom.

CH₂ = CH₂   +  Br₂ →  CH₂Br= CH₂Br 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 192599

Thành phần chính của quặng photphorit là

Xem đáp án

Thành phần chính của quặng photphorit là Ca3(PO4)2

Đáp án C

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 192600

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

Xem đáp án

NaCl là chất điện li mạnh

Đáp án A

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 192601

Điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí?

Xem đáp án

Điều kiện thường, Etylamin tồn tại ở trạng thái khí.

Đáp án B

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 192602

Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?

Xem đáp án

Cr có độ cứng lớn nhất

Đáp án D

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 192603

Số oxi hóa của nitơ trong HNO3

Xem đáp án

Số oxi hóa của nitơ trong HNO3 là +5

Đáp án D

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 192604

Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

Xem đáp án

Những kim loại mạnh từ Li → Al trong dãy hoạt động hóa học của các kim loại chỉ có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy ⇒ Chọn D

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 192605

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y trong phòng thí nghiệm:

Chất Y không thể là

Xem đáp án

Đọc thí nghiệm: phản ứng trong dung dịch X cần nhiệt độ; sản phẩm tạo thành Y là hợp chất hữu cơ, dễ bay hơi và ngưng tụ trong nước đá lạnh

Vậy Y không thể là Glucozơ.  

Đáp án C

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 192606

Dung dịch chất nào sau đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa trắng?

Xem đáp án

\(HCO_3^- + OH^- = CO_3^{2-}\)

\(Ca^{2+} + CO_3^{2-}= CaCO_3\)

\(H_2SO_4\) có phản ứng với NaOH nhưng không tạo kết tủa

\(FeCl_3\) phản ứng với NaOH thu được kết tủa màu nâu đỏ

\(AlCl_3\) tác dụng với NaOH dư thì thu được kết tủa, sau đó kết tủa tan hết

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 192607

Este X có các đặc điểm sau:

- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;

- Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

Phát biểu không đúng là

Xem đáp án

Công thức cấu tạo của X thoả mãn là HCOOCH3Y là HCOOH và Z là CH3OH.

B. Sai, Z không tách nước tạo anken.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 192608

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

Xem đáp án

A sai vì ăn mòn hóa học, không hình thành hai điện cực mới

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO↑ + 2H2O

B đúng vì hình thành điện cực Zn và Cu. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện ly là muối Zn2+ và Cu2+

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu↓

C sai vì ăn mòn hóa học, không hình thành hai điện cực mới

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

D sai vì ăn mòn hóa học

2Fe + 3Cl→ 2FeCl3

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 192609

Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu → Sai

Đáp án D

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 192610

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối kim loại nào dưới đây?

Xem đáp án

Để hạn chế sự ăn mòn con thuyền đi biển (bằng thép), người ta gắn vào vỏ thuyền (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại của Zn do Zn có tính khử mạnh hơn Fe đóng vai trò là cực âm ( kim loại bị ăn mòn thay sắt) nhưng tốc độ ăn mòn của kẽm tương đối nhỏ → vỏ tàu được bảo vệ trong thời gian dài

Đáp án C.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 192611

Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử etilen là

Xem đáp án

Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử etilen là 5

Đáp án A

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 192612

Phương trình hóa học nào sau đây sai?

Xem đáp án

Fe không đầy được Zn ra khỏi muối 

Đáp án D

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 192614

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

Xem đáp án

Poli(etylen terephtalat) được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

Đáp án D

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 192615

Công thức hóa học của chất béo có tên gọi tristearin là

Xem đáp án

Công thức hóa học của chất béo có tên gọi tristearin là (C17H35COO)3C3H5.

Đáp án D

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 192616

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Trong phân tử valin có số nhóm NHlớn hơn số nhóm COOH → Sai

Đáp án B

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 192617

Thủy phân hoàn toàn m gam triolein trong dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau phản ứng thu được 22,8 gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H53.

+ Ta có mC17H33COONa = 30,4 ×0,75 = 22,8 gam ⇒ nC17H33COONa = 0,075 mol.

⇒ nNaOH pứ = 0,075 mol và nC3H5(OH)3 = 0,025 mol.

⇒ BTKL ta có m = 22,8 + 0,025×92 – 0,075×40 = 22,1 gam 

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 192618

Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và amino axit Y có công thức dạng CmH2m+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 28,4 gam hỗn hợp E tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 43,0 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 28,4 gam hỗn hợp E tác dụng với một lượng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được x gam muối. Giá trị của x là

Xem đáp án

\({n_{HCl}} = 0,4\;mol \to \left\{ \begin{array}{l} (14n + 17).1,5a + (14m + 47).a = 28,4\\ 1,5a + a = 0,4 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 0,16\\ n = \;3;\;m = 3 \end{array} \right.\)

Khi cho X tác dụng với NaOH thì thu được muối H2NC2H4COONa (0,16 mol) ⇒ m = 17,76

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 192620

Cho 12 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X và V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm N2O và N2 có tỉ khối so với H2 bằng 18. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch X, thu được 75 gam muối khan. Giá trị của V là

Xem đáp án

Hỗn hợp muối gồm Mg(NO3)2 (0,5 mol) và NH4NO3 (0,0125 mol)

Ta có:  \(\left\{ \begin{array}{l} 8{n_{{N_2}O}} + 10{n_{{N_2}}} + 0,0125.8 = 0,5.2\\ {n_{{N_2}O}} - {n_{{N_2}}} = 0 \end{array} \right. \Rightarrow {n_{{N_2}O}} = {n_{{N_2}}} = 0,05\;mol \Rightarrow V = 2,24\;(l)\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 192621

Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Dung dịch X chứa Mg(NO3)2 và Cu(NO3)2 . Khi cho X tác dụng với Fe thì:

\(\begin{array}{l} {n_{Cu{{(N{O_3})}_2}}} = \frac{{9,36 - 8,4}}{{64 - 56}} = 0,12\;mol\\ BTNT(N):{n_{Mg{{(N{O_3})}_2}}} = 0,18\;mol\\ BTKl:{m_{Mg}} = 4,64\;(g) \end{array}\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 192622

Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch HCl 0,48M vào 150 ml dung dịch gồm KOH 0,14M và K2CO3 0,08M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

Xem đáp án

nHCl = 0,048

nKOH = 0,021

nK2CO3 = 0,012

Dung dịch sau phản ứng chứa K+ (0,045), Cl- (0,048), bảo toàn điện tích

→ nH+ dư = 0,003

Do có H+ dư nên toàn bộ CO2 đã thoát ra tối đa → nCO2 = 0,012

→  V = 268,8 

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 192623

Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol no, đơn chức, mạch hở X thu được 3,136 lít khí CO2 (đktc) và 3,78 gam H2O. Công thức phân tử của X

Xem đáp án

CnH2n+1OH + 3n/2O2 → nCO2 + (n+1)H2O

                                             0,14            0,21 

ta có: 0,14/n = 0,21/(n+1) → n=2 → C2H5OH.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 192626

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi lại trong bảng sau:

Xem đáp án

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là hồ tinh bột, anilin, axit axetic, metyl fomat. 

Đáp án A

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 192627

Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí H2 (đktc). Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa Al(OH)3 theo thể tích dung dịch HCl 1M như sau:

Giá trị của m là

Xem đáp án

Quy đổi hỗn hợp X ban đầu thành Ba, Al và O.

Dựa vào đồ thị thì dung dịch Y gồm Ba2+, AlO2  và OHdư.

+ Tại vị trí nHCl = 0,2 mol ⇒ nOH- dư = 0,2 mol

+ Tại vị trí: nHCl = 0,8 mol ta có: 4nAlO2- - 3nAl(OH)3 + nOH- dư = nHCl ⇒ nAlO2- = 0,3 mol

BTDT: nBa2+ = 0,5.(nOH- dư + nAlO2-) = 0,25 mol

Khi cho X tác dụng với nước thì:  nO = (nBa + 3nAl - 2nH2 ) : 2 = 0,45 mol ⇒ mX = 49,55 gam

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 192628

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước dư, thu được dung dịch Y. Chia Y làm ba phần bằng nhau:

- Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào phần một đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết 100 ml.

- Cho từ từ 450 ml dung dịch HCl 1M vào phần hai, thu được 3a gam kết tủa.

- Cho từ từ 750 ml dung dịch HCl 1M vào phần ba, thu được a gam kết tủa.

Giá trị của m là

Xem đáp án

Dung dịch Y chứa NaOH và NaAlO2

+ Với  \({n_{HCl}} = 0,1\;mol \Rightarrow {n_{NaOH}} = 0,1\;mol\)

+ Với  \({n_{HCl}} = 0,45\;mol \Rightarrow {n_{Al{{(OH)}_3}}} = {n_{HCl}} - {n_{NaOH}} \Rightarrow \frac{{3a}}{{78}} = 0,45 - 0,1 \Rightarrow a = 9,1\)

+ Với  \({n_{HCl}} = 0,75\;mol \Rightarrow 4{n_{NaAl{O_2}}} - 3{n_{Al{{(OH)}_3}}} = {n_{HCl}} - {n_{NaOH}} \Rightarrow {n_{NaAl{O_2}}} = 0,25\;mol\)

Vậy X gồm Na (1,05 mol) và Al (0,75 mol) ⇒ m = 44,4 (g)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 192629

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

Xem đáp án

B ⇒ Si + NaOH + H2O → Na2SiO3 + H2

⇒ NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O.

D ⇒ Fe2+ + H+ + NO3 → Fe3+ + NO + H2O.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 192630

Cho 11,2 gam kim loại Fe tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng) sinh ra V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là

Xem đáp án

nFe = 0,2 mol

Xét quá trình cho e:

F→ Fe+2  2e

0,2    →         0,4

Bảo toàn e: ne nhận = ne cho = 0,4 mol

Xét quá trình nhận e:

2→ H2

        0,4  →  0,2

→ VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít

Đáp án cần chọn là: B

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 192631

Hỗn hợp X gồm hai este Y và Z (MY < MZ) đều mạch hở, có mạch cacbon không phân nhánh. Thủy phân hoàn toàn 11,26 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp ancol E và hỗn hợp rắn F. Đốt cháy hoàn toàn E cần vừa đủ 4,816 lít O(đktc), thu được 0,43 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Nung F với vôi tôi xút dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,912 lít CH4 (đktc). Phần trăm khối lượng của Z trong X là

Xem đáp án

Y và Z có mạch cacbon không phân nhánh ⇄ chúng có không quá 2 nhóm chức este.

Đọc kĩ: F là hỗn hợp và nung chỉ cho CH4↑ ⇒ F chứa CH3COONa và CH2(COONa)2.

có nCH4↑ = 0,13 mol → gọi nCH2(COONa)2 = x mol ⇒ nCH3COONa = 0,13 – x mol.

Đốt hỗn hợp ancol E + 0,215 mol O2 → 0,43 mol hỗn hợp (CO2 + H2O).

Gọi nCO2 = y mol ⇒ nH2O = 0,43 – y mol

⇒ mE = 26y + 0,86 gam.

Thủy phân 11,26 gam E + NaOH (vừa đủ) → hỗn hợp F + hỗn hợp E.

BTKL có: 11,26 + (0,13 + x) × 40 = 82 × (0,13 – x) + 148x + (26y + 0,86).

Lại có theo bảo toàn O phản ứng cháy có: 0,13 + x = ∑nO trong E = y

kết hợp giải hệ được: x = 0,03 mol và y = 0,16 mol. thay lại các phản ứng:

→ giải hai ancol là 0,06 mol CH3OH và 0,05 mol C2H2(OH)2.

Ghép với 2 gốc axit là 0,03 mol CH2(COO)2 và 0,1 mol CH3COO

⇒ X gồm 0,03 mol CH2(COOCH3)2 (Y) và 0,05 mol (CH3COO)2C2H4 (Z).

⇒ Yêu cầu: %mZ trong X = 146 × 0,05 ÷ 11,26 × 100% ≈ 64,83%

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 192632

M là hỗn hợp gồm ancol X; axit cacboxylic Y (X, Y đều no, đơn chức, mạch hở) và este Z tạo bởi X, Y. Chia một lượng M làm hai phần bằng nhau:

+ Đốt cháy hết phần 1 thu được 55,275 gam CO2 và 25,425 gam H2O.

+ Xà phòng hóa phần 2 bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn được ancol X và muối khan T. Đốt cháy hoàn toàn T được 15,9 gam Na2CO3 và 46,5 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Oxi hóa lượng ancol X thu được ở trên bằng lượng dư CuO, đun nóng được anđehit P. Cho P tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 được 153,9 gam Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng este Z trong M gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Z là axit no, đơn, hở ⇒ đốt N cho nCO2 = nH2O ⇒ nCO2 = nH2O = 0,75 mol.

nNa2CO3 = 0,15 mol ⇒ nN = 0,3 mol. Bảo toàn nguyên tố Cacbon và Hidro:

CN = (0,15 + 0,75) ÷ 0,3 = 3; HN = 0,75 × 2 ÷ 0,3 = 5 ⇒ N là C2H5COONa.

Xét phần 1: nY/X = nH2O – nCO2 = 0,15625 mol.

GIẢ SỬ Y không phải là CH3OH.

⇒ nT = nAg ÷ 2 = 0,7125 mol ⇒ nM = 0,7125 – 0,15625 = 0,55625 mol > n⇒ vô lí!.

⇒ Y là CH3OH ⇒ nT = nAg ÷ 4 = 0,35625 mol ⇒ nM = 0,2 mol ⇒ nZ = 0,1 mol.

%mM = 0,2 × 88 ÷ (0,15625 × 32 + 0,1 × 74 + 0,2 × 88) × 100% = 58,67%

⇒ chọn C.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 192633

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm CuSO4 và KCl vào H2O, thu được dung dịch Y. Điện phân Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí thoát ra ở anot bằng 4 lần số mol khí thoát ra từ catot. Giả sử các khí sinh ra không hoà tan trong nước. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X

Xem đáp án

Giả sử số mol KCl trong X là 1 mol, khi đó quá trình điện phân xảy ra như sau:

Theo đề bài ta có:   \(\left\{ \begin{array}{l} 2{n_{Cu}} + 2{n_{{H_2}}} = 2{n_{C{l_2}}}\\ {n_{C{l_2}}} = 4{n_{{H_2}}} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} 2a + 2b = 1\\ 4b = 0,5 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 0,375\,mol\\ b = 0,125\,mol \end{array} \right.\)

Vậy hỗn hợp X gồm CuSO4 (0,375 mol) và KCl (1 mol) ⇒ %m CuSO4 = 44,61%

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 192635

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Cu (dư) vào dung dịch Fe(NO3)3.

(b) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch NaOH.

(c) Cho Na2CO3 (dư) vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(d) Cho bột Fe (dư) vào dung dịch FeCl3.

(e) Hoà tan hỗn hợp rắn gồm Na và Al (có cùng số mol) vào lượng H2O (dư).

(f) Sục khí Cl2 (dư) vào dung dịch FeCl2.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm mà dung dịch thu được chứa một muối tan là

Xem đáp án

(a) Cu (dư) + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 : thu được 2 muối tan.

(b) CO2 (dư) + NaOH → NaHCO3 : thu được 1 muối.

(c) Na2CO3 (dư) + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + 2NaHCO3 : thu được 2 muối tan NaHCO3 và Na2CO3 dư.

(d) Fe (dư) + 2FeCl3 → 3FeCl2 : thu được 1 muối tan.

(e) NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + H2 : thu được 1 muối tan.

(f) Cl2 (dư) + 2FeCl2 → 2FeCl3 : thu được 1 muối tan.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 192636

Cho 4,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 3,192 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 4,2 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm số mol của Fe trong X

Xem đáp án

Rắn Y chứa 3 kim loại là Ag, Cu, Fe (z mol) và dung dịch Z chứa Mg(NO3)2 (x mol) và Fe(NO3)2 (y mol)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} 24x + 56(y + z) = 4,6\\ 2x + 3y + 3z = 4{n_{{O_2}}} + 2{n_{S{O_2}}} = 0,25y.4 + 0,285\\ 40x + 80y = 4,2 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,075\\ y = 0,015\\ z = 0,035 \end{array} \right. \Rightarrow \% {n_{Fe}} = 40\% \)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »