Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ
-
Hocon247
-
38 câu hỏi
-
90 phút
-
29 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Khi làm bay hơi 8,14 gam một este đơn chức X thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 3,52 gam oxi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là?
neste = nO2 = 3,52 : 32 = 0,11 mol
⇒ Meste = 74
Este đơn chức ⇒ CTPT là C3H6O2 (M = 74)
Cho 0,1 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
nAgCl = nCl- = 0,1.3 = 0,3 mol
mkết tủa = 0,3.(108+35,5)= 43,05 gam
Cho m gam Na và Al vào nước dư thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là?
Đặt nNa là x mol, nAl là y mol
Ta có: x+ 3x = 0,2.2 và x + 3y = 0,5.2
⇒ x= 0,1 mol, y= 0,3 mol
vậy m= 0,1.23 + 0,3.27 = 10,4 gam
Lên men hoàn toàn a gam glucozơ thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là?
nCa(OH)2 dư ⇒ nCO2 = nCaCO3 = 0,15 mol
nglucozo = nCO2/2 = 0,075 mol
mglucozo = 0,075.180= 13,5 gam
nCaCO3=0,075mol⇒mglucozo=0,075.180=13,5gam
Chất nào tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, t°) thu được ancol đơn chức?
Dung dịch nào có pH < 7?
HCl là axit, NaNO3 và NaCl là muối, NaOH là bazơ
Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit bằng một lượng O2 vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là?
nCO2 = nCaCO3 = 0,255 mol.
mà mdd giảm = m↓ - (44nCO2 + 18nH2O) => nH2O = 0,245 mol.
- Lại có: mX = 12nCO2 + 2nH2O + 16nO => 12.0,255 + 2.0,245 + 16.6nX = 4,03 => nX = 0,005 mol.
- Trong 8,06 gam X có: nX = 2.0,005= 0,01 mol.
BTKL => m muối = mX + 40nNaOH - 92nC3H5(OH)3 = 8,34 gam
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Ngâm lá Cu trong dung dịch AgNO3.
(2) Ngâm lá Zn trong dung dịch HCl loãng.
(3) Ngâm lá Al trong dung dịch NaOH.
(4) Ngâm lá sắt được cuốn bởi dây đồng trong dung dịch HCl.
(5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
(6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:
Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là: (1), (4), (5)
Cho dãy các chất: propin, but-2-in, axit fomic, axit axetic, anđehit acrylic, saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, metyl axetat. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa là?
Propin, axit fomic, anđehit acrylic, glucozo, etyl fomat.
Hợp chất X có công thức phân tử C6H8O6. X phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1 : 3 và phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 theo tỉ lệ 1 : 6. X không phản ứng với NaHCO3. Có các kết luận sau:
(1) X có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
(2) X có chứa nhóm chức axit cacboxylic.
(3) X có nhóm chức este.
(4) X có phản ứng với Na.
(5) X là hợp chất đa chức.
(6) X chứa liên kết ba đầu mạch.
Số kết luận đúng về X là:
Đáp án đúng là (1), (3), (5).
Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, nhẹ hơn không khí, mạch hở thu được 7,04 gam CO2. Sục m gam hiđrocacbon này vào nước brom dư đến phản ứng hoàn toàn, thấy có 25,6 gam brom phản ứng. Giá trị của m là?
nCO2 = nBr2 = 0,16 mol
nX = x mol
→ Số C = nCO2/nX = 0,16/x
Độ không no k = nBr2/nX = 0,16/x
Vậy X có số C = độ không no.
X là chất khí nhẹ hơn không khí nên X là C2H2
nX = 0,16/2 = 0,08 mol
mX= 2,08 gam
Cho các phát biểu sau:
(1). Đun nóng dung dịch sacarozơ trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ.
(2). Nhỏ dung dịch brom vào dung dịch phenol lấy dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng.
(3). Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước.
(4). Có thể sử dụng Cu(OH)2 để phân biệt hai dung dịch Gly-Gly và Gly-Ala-Ala.
(5). Có 2 chất trong các chất: phenol, etyl axetat, ancol etylic, axit axetic tác dụng được với dung dịch NaOH
(6). Dầu thực vật và dầu bôi trơn có thành phần chính là chất béo.
Số phát biểu đúng là:
Các phát biểu đúng là:
(2) Nhỏ dung dịch brom vào dung dịch phenol lấy dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng.
(3) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước.
(4). Có thể sử dụng Cu(OH)2 để phân biệt hai dung dịch Gly-Gly và Gly-Ala-Ala.
X, Y, Z là 3 axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với 1 ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T ( trong đó Y, Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam nước. Mặt khác,đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hòa toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với
Khi M tráng bạc ⇒ trong M có HCOOH (X)
→ nAg = 2(nX + nT)= 0,2 mol
Khi đốt cháy có nCO2−nH2O=2nT=0,1 mol
(do các chất còn lại có 1 liên kết đôi và T có 3 liên kết đôi)
→ nT = 0,05 mol
→ nX = 0,05 mol
Bảo toàn khối lượng: mO2=mCO2+mH2O−mM=33,6 g
→
nO2=1,05 mol
→ Bảo toàn O có: 2(nX+nY+nZ+3nT)=2n
Cho 0,05 mol hỗn hợp 2 este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗnhợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,12 mol CO2 và 0,03 mol Na2CO3. Làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
Nhận thấy rằng 1< nNaOH: neste<2 , nên trong hỗn hợp este có chứa este được tạo thành từ phenol (hoặc đồng đẳng).
Gọi 2 este đó là A và B (với CA ≥ 2 và CB ≥ 7)
- Este tác dụng với NaOH thì : {nA+nB=0,05nA+2nB=nNaOH=0,06⇒{nA=0,04molnB=0,01mol
- Khi đốt hỗn hợp Z thì :nA.CA+nB.CB=nNa2CO Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Nồng độ % chất tan trong dung dịch sau phản ứng là:
nCO2= 0,8 mol → nCa(OH)2 = 0,8 mol
nCO2 = 1,2 mol → nCaCO3 = 0,4 mol và nCa(HCO3)2 = 0,4 mol
mdd= 1,2.44+200-0,4.100 = 212,8 gam
%m Ca(HCO3)2 = 30,45%
Hỗn hợp X gồm 2 chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit hữu cơ đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là?
Gọi số mol Y: (COONH4)2 là x , số mol Z(gly) là y
ta có : 124x+132y = 25,6 và 2x=0,2
⇒ x = y = 0,1 mol
Cho 46,6 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 30,9% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 8,96 lít H2 (ở đktc). Cho 3,1 lít dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là ?
2H2O +2e → 2OH-+H2
nH2 = 0,4 → nOH-+ 0,8
nO=0,9 → nAl2O3 = 0,3
Al2O3+ 2OH- →2 AlO2- + H2O
→ Y chứa AlO2 - (0,6) và OH- dư (0,2). Khi thêm vào Y nHCl = 1,55 vì 0,6.4>1,55-0,2 >0,6 nên kết tủa đã bị hòa tan nhưng chưa tan hết. Vậy:
1,55-0,2 = 0,6.4 - 3nAl(OH)3
→ nAl(OH)3 = 0,35 mol
→ mAl(OH)3 = 27,3 gam
Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 126 gam dung dịch HNO3 48% thu được dung dịch X (không có muối). Cho X phản ứng với 400 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5M thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 20 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 42,86 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ phần trăm Fe(NO3)3 trong X có giá trị gần nhất với?
Từ m kim loại và m oxit suy ra nFe=0,15 và nCu=0,1
nHNO3=0,96 mol
nNaOH= 0,4 mol và nKOH=0,2 mol
Nếu nung T chỉ thu được NaNO2 và KNO2 thì m rắn = 44,6 >42,86 → Có kiềm dư.
Chất rắn gồm Na+, K+, NO2- (a) và OH- dư (b)
→ a+b= 0,4+0,2
và 46a+ 17b+23.0,4 +39.0,2 = 42,86
→ a= 0,54 và b= 0,06
Do nNO3- = 0,54 < 3nFe + 2nCu nên sản phẩm chứa cả Fe2+ (u), Fe3+ (v)→HNO3 hết
nFe = u+v = 0,15
Bảo toàn điện tích: 2u+3v+0,1.2= 0,54
→u = 0,11 và v=0,04
Phần N thoát ra theo sp khử = 0,96-0,54=0,42
Trong phần khí đặt nO = x
Bảo toàn electron: 0,11.2 + 0,04.3 +0,1.2 +2x =0,42.5
→x = 0,78
mddX= m kim loại + mdd HNO3 - mN- mO = 122,44 gam
vậy C% Fe(NO3)3 = 7,9%
Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến khicác phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 1,8 gam và thấy thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là?
Khi nhúng thanh sắt vào X thì tạo khí NO ⇒ có H+
Các quá trình có thể xảy ra:
Catot:
Cu2+ + 2e → Cu
2H2O + 2e → 2OH- + H2
Anot :
2Cl- → Cl2 + 2e
2H2O → 4H+ + O2 + 4e
+) TH1: Cu2+ còn dư; catot chưa điện phân nước
Gọi nH+ tạo ra = a mol ⇒ nO2 = 0,25a mol
⇒ ne = 2nCu2+ pứ = nCl- + nH+ ⇒ nCu2+ pứ = 0,1 + 0,5a (mol)
⇒ mgiảm = 64.(0,1 + 0,5a) + 32.0,25a + 0,1.71 = 21,5g
⇒ a = 0,2 mol
Số mol Cu2+ còn dư là (x – 0,2) mol
Vì nH+ = 0,2 < ½ nNO3- ⇒ H+ hết và chỉ phản ứng đến Fe2+ (Fe dư)
⇒ mthanh giảm = mFe pứ - mCu tạo ra
⇒ 1,8 = 56.(0,2.3/8 + x – 0,2) – 64.(x – 0,2)
⇒ x = 0,5