Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Vũ Quang- Hà Tĩnh lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Vũ Quang- Hà Tĩnh lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
25 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Đun nóng 24 gam axit axetic với 23 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 21,12 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
nC2H5OH = 0,5 và nCH3COOH = 0,4 → hiệu suất tính theo CH3COOH
nCH3COOC2H5 = 0,24 → nCH3COOH phản ứng = 0,24 → H = 60%
Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:
X có dạng RCOOC2H5
nRCOOC2H5 = 0,1 mol; nNaOH = 0,135 mol
Sau phản ứng chất rắn gồm: RCOONa (0,1) và NaOH dư = 0,035
→ m rắn = 0,1.(R + 67) + 0,035.40 = 9,6
→ R = 15
Vậy X là CH3COOC2H5
Để tráng gương một ruột phích người ta thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, sau đó lấy sản phẩm tạo thành thực hiện phản ứng với AgNO3/NH3 đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
nAg = 4nSacarozo = 0,2.4 = 0,8 mol
nAg thực tế = 0,8.80% = 0,64 mol → mAg = 69,12 gam
Cho 26,7 gam hỗn hợp 2 amino axit no chứa 1 chức -COOH và 1 chức -NH2 tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 260 ml dung dịch KOH 2M, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
nHCl = 0,22 và nKOH = 0,52
→ nH2O = nKOH = 0,52 mol
BTKL: mamino axit + mHCl + mKOH= mmuối + mH2O
→ mmuối = 54,49 gam
Dung dịch X gồm K2SO4 0,05M và Al2(SO4)3 0,15M. Cho từ từ 80 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 150 ml dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là
nBa(OH)2 = 0,08 mol
nK2SO4 = 0,0075; nAl2(SO4)3 = 0,0225
nBa2+ = 0,08 và nSO42- = 0,075 →nBaSO4 = 0,075
nOH- = 0,16 và nAl3+ = 0,045
Do 3nAl3+ < nOH- < 4nAl3+ nên kết tủa đạt max rồi bị hòa tan một phần
nOH- = 4nAl3+ - nAl(OH)3 → nAl(OH)3 = 0,02 → m kết tủa = 19,035
Thủy phân 44 gam hỗn hợp T gồm 2 este cùng công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch KOH dư. Chưng cất hỗn hợp sau phản ứng được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc ở 140°C, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong Z là
nAncol = nKOH = nT = 0,5
→ nH2O = nAncol/2 = 0,25
mAncol = mEte + mH2O = 18,8
BTKL: mT + mKOH = mmuối + mAncol
→ mmuối = 53,2 gam
Dung dịch X chứa NaHCO3 và Na2CO3. Dung dịch Y chứa HCl 1,5M và H2SO4 1,0M. Thực hiện hai thí nghiệm sau: Cho từ từ 150 ml dung dịch X vào 150 ml dung dịch Y thu được 8,4 lít khí CO2 (đktc). Cho từ từ 150 ml dung dịch Y vào 150 ml dung dịch X thu được 5,04 lít CO2 (đktc), sau đó cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Già trị của m là
Lượng CO2 thoát ra khác nhau nên axit hết trong cả hai thí nghiệm
nHCl = 0,15 và nH2SO4 = 0,1 → nH+ = 0,35
Thí nghiệm 1: nHCO3- phản ứng = u và nCO32- phản ứng = v
→ nH+ = u + 2v = 0,35
nCO2 = u + v = 0,25
→ u = 0,15 và v = 0,1
Thí nghiệm 2: nHCO3- = 0,15k và nCO32- = 0,1k
nH+ = nCO32- + nCO2 → k = 2
BTNT(C): nBaCO3 = 0,15k + 0,1k - 0,15 = 0,35
BTNT(S): nBaSO4 = 0,1
Vậy mkết tủa = 92,25 gam
Chia 0,27 mol hỗn hợp X gồm một số hợp chất hữu cơ (trong phân tử chứa C, H và O) thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy phần 1 bằng một lượng vừa đủ O2 rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 9,0 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 15,12 gam Ag. Mặt khác, 6,52 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với Na thu được 1,568 lít H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,27 mol hỗn hợp X là
Mỗi phần chứa nX = 0,09
Phần 1 → nCO2 = nCaCO3 = 0,09
→ X chứa các chất 1C gồm HCHO(a), HCOOH (b) và CH3OH(c)
nX = a + b + c = 0,09 (1)
Phần 2: nAg = 4a + 2b = 0,14 (2)
Trong 6,52 gam X chứa ka, kb, kc mol các chất tương ứng.
mX = 30ka + 46kb + 32kc = 6,52 (3)
nH2 = kb/2 + kc/2 = 0,07 (4)
(3)/(4) → (3oa + 46b + 32c)/(b+ c) = 326/7 (5)
Từ (1)(2)(5) → a = 0,02; b = 0,03; c = 0,04
→ mX = 3.(30a + 46b + 32c) = 9,78
Hỗn hợp A gồm axit oxalic, axit ađipic, glyxin và alanin. Cho 28,25 gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hết 14,125 gam hỗn hợp A trên cần dùng vừa đủ 8,82 lít O2 (đktc), rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,3 mol Ba(OH)2 thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Giá trị của m là
nNaOH = 0,45 mol
Quy đổi 14,125 gam A thành COOH (0,225), CH2 (a), NH2(b)
mA = 0,225.45 + 14a + 16b = 14,125
nO2 = 0,225.0,25 + 1,5a + 0,5b = 0,39375
→ a = 0,2 và b = 0,075
BTNT(C): nCO2 = 0,425
BTNT(H) nH2O = 0,3875
nBaCO3 = 2nBa(OH)2 - nCO2 = 0,175
Độ biến thiên khối lượng = mCO2 + mH2O - mBaCO3 = -8,8 gam
Vậy khối lượng giảm 8,8 gam
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,025 mol O2, thu được 2,85 mol CO2 và 47,7 gam H2O. Mặt khác, cho a gam chất X hiđro hóa hoàn toàn thu được chất Y rồi thủy phân hoàn toàn Y trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
BTKL: a = 44,3
BTNT(O): 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nY = nX = 0,05 mol
X có độ không no k → nX = (nH2O - nCO2)/(1-k)
→ k = 5 → Phân tử X cộng được 2H2
→ nH2 = 2nX = 0,1 mol
BTKL: mY = mX + mH2 = 44,5
nNaOH = 3nY = 0,15 và nC3H5(OH)3 = nY = 0,05 mol
BTKL: mY + mNaOH = mmuối + mC3H5(OH)3 → mmuối = 54,90 gam
Cho 14,90 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,50 mol HCl và 0,02 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,08 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất), đồng thời thu được 78,23 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với
nAgCl = 0,5 →nAg = 0,06 mol
nH+ dư = 4nNO = 0,08 mol
nFe2+ = 3nNO + nAg = 0,12
Y + AgNO3 thoát khí NO nên Y chứa Fe2+ , H+ dư và không chứa NO3-.
Dung dịch Y chứa Fe2+ (0,12), H+ (0,08), Cl- (0,5)
BTDT → nFe3+ = 0,06
BTNT(H): nH2O = 0,22
BTKL: mZ = 2,54
→ Z gồm NO (0,07) và N2O (0,01)
nH+ phản ứng = 0,5 + 0,02 - 0,08 = 4nNO + 10nN2O + 2nO
→ nO = 0,03
→ nNO3(X) = ( mX - mFe -mO)/62 = 0,07
→ nFe(NO3)2 = 0,035
→ %Fe(NO3)2 = 42,28%
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào 100ml dung dịch X chứa Al2(SO4)3 xM. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa thu được và số mol Ba(OH)2 thêm vào được biểu diễn trên đồ thị sau:
Mặt khác, nếu cho 100ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,3M vào 100ml dung dịch X thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với?
Khi Al(OH)3 bị hòa tan hết thì nBaSO4 = 0,03 mol
→ nAl2(SO4)3 = 0,01 → nAl3+ = 0,02 và nSO42- = 0,03
Trong thí nghiệm sau, nBa(OH)2 = 0,02 và nNaOH = 0,03 → nBa2+ = 0,02 và nOH- = 0,07
→ nBaSO4 = 0,02 mol
Dễ thấy 4nAl3+ > nOH- > 3nAl3+ nên Al3+ đã kết tủa hết sau đó Al(OH)3 bị hòa tan trỏ lại một phần.
nOH- = 4nAl3+ - nAl(OH)3 → nAl(OH)3 = 0,01 mol
→ mkết tủa = mBaSO4 + mAl(OH)3 = 5,44 gam
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, K2O, KOH, KHCO3, K2CO3 trong lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6%, thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch Y có nồng độ 25,0841%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 59,6 gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào:
nKCl = 0,8 → nHCl = 0,8
mddY = 237,6 gam
mddHCl = 200 gam
mkhí = 0,3.30 = 9 gam
→ mX = mddY + mkhí - mddHCl = 46,6 gam