Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Nho Quan
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Nho Quan
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
124 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại nào sau đây?
Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư Cu.
Đáp án C
Kim loại kiềm nào sau đây nhẹ nhất?
Kim loại kiềm là Li
Đáp án A
Trong phòng thí nghiệm, thường điều chế HNO3 bằng phản ứng nào sau đây?
lý thuyết điều chế axit nitric
→ NaNO3 (r) + H2SO4 (đ) → HNO3 + NaHSO4
→ Đáp án A
Butyl axetat là este được dùng làm dung môi pha sơn. Công thức cấu tạo của butyl axetat là
Công thức cấu tạo của butyl axetat là CH3-COO-CH2-CH2-CH2-CH3
Đáp án A
Chất khí X có các tính chất sau:
a) khi phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra kết tủa
b) gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu
c) không có phản ứng cháy
d) không làm mất màu nước brom.
Chất X là
Chất X là CO2.
Đáp án C
Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau là
Axit glutamic Glu) có công thức HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có số nhóm COOH > NH2 → loại B
Lysin có công thức H2N -[CH2]2-CH(NH2)-COOH → số nhóm NH2 > COOH → loại C, D
Đáp án A.
Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH?
- NaHCO3, Al2O3, Al đều phản ứng được với HCl và NaOH
- NaAlO2 tác dụng được với HCl nhưng không tác dụng được với NaOH.
PTHH: NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Đáp án D
Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?
Trùng hợp vinyl xianua thu được tơ olon.
Trùng ngưng axit ɛ-aminocaproic thu được tơ nilon-6
Trùng hợp metyl metacrylat thu được chất dẻo dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.
Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic thu được tơ nilon-6,6.
→ Chọn C.
Kim loại M nóng đỏ cháy mạnh trong khí clo tạo ra khói màu nâu. Phản ứng hóa học đã xảy ra với kim loại M trong thí nghiệm là
Khói màu nâu ⇒ FeCl3.
PT phản ứng: 2Fe + 3Cl2 to→ 2FeCl3.
Cho các chất sau: (X) glucozơ, (Y) saccarozơ, (Z) tinh bột, (T) glixerol, (R) xenlulozơ. Các chất tham gia phản ứng thủy phân là
Những chất tham gia phản ứng thủy phân gồm disaccarit và polisaccarit
→ Đáp án A
Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
\(B; Ag^+ + Cl^- = AgCl\)
\(D: Ag^+ + Br^- = AgBr\)
\(A: 3Ag^+ + PO_4^{3-} = Ag_3PO_4\)
\(HNO_3\) không tạo được kết tủa với \(AgNO_3\)
Chọn C
Cho 7,8 gam bột Zn vào 200 ml dung dịch AgNO3 1,0M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
\(\underbrace {Zn}_{0,12} + \underbrace {AgN{O_3}}_{0,2} \to \left\langle \begin{array}{l} \xrightarrow[NO_{3}^{-}]{BT} Zn{(N{O_3})_2}:0,1\\\underbrace {Ag}_{0,2} + \xrightarrow[Zn]{BTNT} \underbrace {Zn}_{0,02}\end{array} \right.\)
⇒ m = 0,2 × 108 + 0,02 × 65 = 22,9 gam
Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 100 ml dung dịch Y gồm HCl 0,4M và FeCl3 0,3M. Kết thúc các phản ứng, thu được 1,12 lít khí (ở đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
2nH2 = nH+ + nOH– ⇒ nOH– = 0,06 mol
Fe3+ + 3OH– → Fe(OH)3.
⇒ Fe3+ dư ⇒ nFe(OH)3 = 0,02 mol
⇒ m = 2,14 gam
⇒ chọn B
Cho các chất sau: mononatri glutamat, phenol, glucozơ, etylamin, axit e-aminocaproic. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl loãng là
Chọn B.
Chất tác dụng với dung dịch HCl loãng là mononatri glutamat, etylamin, axit e-aminocaproic.
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 297 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
Phương trình:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc) → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
nHNO3 = 3n[C6H7O2(ONO2)3]n = 3. 297/297 = 3 mol
Do hiệu suất chỉ đạt 90% nên mHNO3= 3.63/0.9 = 210kg
Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
Đáp án A
nCO2 = 16,8 : 22,4 = 0,75 (mol)
nN2 = 2,8 : 22,4 = 0,125 (mol)
nH2O = 20,25 : 18 = 1,125 (mol)
Gọi CTPT của amin X là: CxHyN
Bảo toàn nguyên tố N: nX = 2nN2 = 0,125.2 = 0,25 (mol)
x = nCO2/ nX = 0,75 : 0,25 = 3
y = 2nH2O/ nX = 2.1,125: 0,25 = 9
→ CTPT X: C3H9N
Trong sơ đồ thực nghiệm theo hình vẽ sau đây?
Phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn A.
Thí nghiệm trên mô tả quá trình điều chế và thử tính chất của etilen: C2H5OH → C2H4 + H2O
A. Sai, Khí sinh ra là etilen (C2H4) làm mất màu dung dịch brom hoặc dung dịch KMnO4.
B. Sai, Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ khí sinh ra như SO2, CO2 (những sản phẩm phụ của phản ứng giữa C2H5OH và H2SO4 đặc).
C. Sai, Vai trò chính của H2SO4 đặc là chất xúc tác của phản ứng đồng thời nó là chất hút ẩm.
D. Sai, Phản ứng chủ yếu trong thí nghiệm là C2H5OH → C2H4 + H2O.
Dãy chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?
Chất điện li mạnh là H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2.
Đáp án C
Trong sơ đồ phản ứng sau:
(1) Xenlulozơ → glucozơ → X + CO2
(2) X + O2 → Y + H2O
Các chất X, Y lần lượt là
(1) (C6H10O5)n + H2O → C6H12O6
C6H12O6 → C2H5OH + CO2
(2) C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
→ X, Y lần lượt là ancol etylic, axit axetic
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh gang (hợp kim sắt và cacbon) vào dung dịch NaCl.
(b) Đốt dây sắt trong bình đựng đầy khí O2.
(c) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(d) Để miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) trong không khí ẩm.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là
Chọn D.
Thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là (a), (d).
Cho dãy các chất sau: Na2O, FeO, Be, Al(OH)3, CaO và SiO2. Số chất trong dãy tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
Chọn D.
Chất tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là Na2O, CaO.
Đun nóng axit cacboxylic mạch hở X và etylen glicol (xúc tác H2SO4 đặc), thu được chất hữu cơ không no, mạch hở Y (có chứa 5 nguyên tử cacbon). Số công thức cấu tạo của Y thỏa mãn là
Chọn B.
Ta có: \({{\rm{C}}_{\rm{Y}}} = 5 \Rightarrow {{\rm{C}}_{\rm{X}}} = 5 - 2 = 3\) , mà X không no → X có thể là \(\left\{ \begin{array}{l}
{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = CH - COOH}}\\
{\rm{CH}} \equiv {\rm{C - CO}}{\rm{OH}}
\end{array} \right.\)
Vậy Y có 2 công thức cấu tạo là: \({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = CH - COO - C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ - C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ - OH,CH}} \equiv {\rm{C - COO - C}}{{\rm{H}}_2}{\rm{ - C}}{{\rm{H}}_2}{\rm{ - OH}}\)
Cho sơ đồ chuyển hoá sau :\({C_2}{H_2} \to X( + \,\,{H_2},\,\,{t^o}/Pd,\,\,PbC{O_3}) \to Y( + Z,{t^o},\,\,xt,\,\,p) \to \,Cao\,su\,buna - N\)
Các chất X, Y, Z lần lượt là
Chọn C.
\({C_2}{H_2} \to {C_4}{H_4} \to {C_4}{H_6} \to \,Cao\,su\,buna - N\)
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp KHCO3 và Na2CO3 vào nước được dung dịch X. Nhỏ chậm và khuấy đều toàn bộ dung dịch X vào 55 ml dung dịch KHSO4 2M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 1,344 lít khí CO2 (ở đktc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào Y thì thu được 49,27 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Chọn C.
Khi cho từ từ X vào KHSO4 thì:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{HC{O_3}^ - }} + 2{n_{C{O_3}^{2 - }}} = {n_{{H^ + }}} = 0,11\\
{n_{HC{O_3}^ - }} + {n_{C{O_3}^{2 - }}} = {n_{C{O_2}}} = 0,06
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{n_{HC{O_3}^ - }} = 0,01\\
{n_{C{O_3}^{2 - }}} = 0,05
\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{n_{HC{O_3}^ - }}}}{{{n_{C{O_3}^{2 - }}}}} = \frac{1}{5}\)
Khi Y tác dụng với Ba(OH)2 dư thì kết tủa thu được là \(\left\{ \begin{array}{l}
BaC{O_3}\\
BaS{O_4}:0,11\;mol
\end{array} \right. \Rightarrow {n_{BaC{O_3}}} = 0,12\;mol\)
\( \Rightarrow {n_{HC{O_3}^ - }} + {n_{C{O_3}^{2 - }}} = {n_ \downarrow } = 0,12 \Rightarrow Y\left\{ \begin{array}{l}
HC{O_3}^ - :0,02\;mol\\
C{O_3}^{2 - }:0,1\;mol
\end{array} \right.\)
Vậy trong X có KHCO3 (0,03 mol) và Na2CO3 (0,15 mol) ⇒ m = 18,9 (g)
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa tripanmitin, triolein, axit stearic, axit panmitic (trong đó số mol các chất béo bằng nhau). Sau phản ứng thu được 83,776 lít CO2 (đktc) và 57,24 gam nước. Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch NaOH (dư) đến khi các phản ứng hoàn toàn thì thu được a gam glixerol. Giá trị của a là
Chọn D.
\(X\left\{ \begin{array}{l}
{({C_{17}}{H_{33}}COO)_3}{C_3}{H_5}\;(k = 6):x\;mol\\
{({C_{15}}{H_{31}}COO)_3}{C_3}{H_5}\;(k = 3):x\;mol\\
{C_{17}}{H_{35}}COOH,{C_{15}}{H_{31}}COOH\;(k = 1)
\end{array} \right. \to {n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}} = 5x + 2x = 0,56 \Rightarrow x = 0,08\)
Khi cho X tác dụng với NaOH thì: \({n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}} = 2x = 0,16 \Rightarrow a = 14,72\;(g)\)
Cho 1 mol chất X (C6H8O6) mạch hở, tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch, thu được các chất có số mol bằng nhau lần lượt là Y, Z, T và H2O. Trong đó, Y đơn chức ; T có duy nhất một loại nhóm chức và hoà tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam; Y và Z không cùng số nguyên tử cacbon. Phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn C.
Theo đề ta có X có chứa 2 nhóm chức este và 1 nhóm chức axit cacboxylic.
Vì chất T có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam Þ T là ancol hai chức.
A. Sai, X có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn là \(\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
{HOOC - C{H_2} - COO - C{H_2} - C{H_2} - OOCH}\\
{HOOC - COO - C{H_2} - CH(C{H_3}) - OOCH}\\
{HOOC - COO - CH(C{H_3}) - C{H_2} - OOCH}
\end{array}} \right.\)
B. Sai, Phân tử khối của T có thể là 62 hoặc 76.
C. Đúng, Y là HCOOH có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Sai, Phần trăm khối lượng oxi trong Z có thể là 43,24% hoặc 47,76%.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Thổi khí CO dư đi qua ống sứ đựng Fe2O3.
(b) Cho Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(c) Điện phân dung dịch AgNO3, điện cực trơ.
(d) Cho Cu vào dung dịch chứa HCl và NaNO3.
(e) Cho sợi dây bạc vào dung dịch H2SO4 loãng.
(f) Cho mẩu nhỏ natri vào cốc nước.
Sau một thời gian, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
Chọn B.
(a) CO + Fe2O3 → CO2 + Fe
(b) Không xảy ra.
(c) 2AgNO3 + H2O → 2Ag + 2HNO3 + 1/2O2
(d) 3Cu + 8H+ + 2NO3 → 3Cu + 2NO + 4H2O
(e) Không xảy ra.
(f) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Cho các phát biểu sau:
(a) Cr và Fe tác dụng với oxi đều tăng lên số oxi hóa là +3.
(b) Phèn chua được dùng làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
(c) Nước cứng vĩnh cửu có chứa các ion HCO3- và Cl-.
(d) Dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 (dư) làm mất màu dung dịch KMnO4.
(e) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(AlO2)2, thu được kết tủa trắng gồm 2 chất.
(g) Trong đời sống, người ta thường dùng clo để diệt trùng nước sinh hoạt.
Số phát biểu đúng là
Chọn D.
(a) Sai, Cr và Fe tác dụng với oxi đều tăng lên số oxi hóa lần lượt là +3 và +8/3.
(c) Sai, Nước cứng vĩnh cửu có chứa các ion SO42- và Cl-.
(e) Sai, Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(AlO2)2, thu được kết tủa trắng là Al(OH)3.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon mạch hở X (là chất khí trong điều kiện thường), thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc). Mặt khác, m gam X làm mất màu hết tối đa 100 ml dung dịch brom nồng độ 1,5M. Giá trị nhỏ của m là
Chọn D.
Đặt CTTQ của X là CxHy (phân tử có chứa k liên kết π).
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{C{O_2}}} = x.{n_X} = 0,3\\
{n_{B{r_2}}} = k.{n_X} = 0,15
\end{array} \right. \Rightarrow \frac{x}{k} = \frac{{0,3}}{{0,15}} = 2 \Rightarrow x = 2k\)
Với x = 2 → k = 1: X là C2H4 → m = 4,2 (g)
Với x = 4 → k = 2: X là C4H6 → m = 4,05 (g) → giá trị nhỏ nhất.
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch chứa x mol H2SO4 và y mol Al2(SO4)3. Khối lượng kết tủa (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch Ba(OH)2 (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của x và y lần lượt là
Chọn A.
Tại \(V = 100\;ml \Rightarrow {n_{Ba{{(OH)}_2}}} = {n_{{H_2}S{O_4}}} = x = 0,1\;mol\)
Tại \({m_{BaS{O_4}}} = 107,18\;(g) \Rightarrow x + 3y = 0,46 \Rightarrow y = 0,12\;mol\)
Cho các phát biểu sau:
(a) Một số este không độc, dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.
(b) Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ… và nhất là trong quả chín, đặc biệt nhiều trong quả nho chín.
(c) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp (từ khí cacbonic, nước, ánh sáng mặt trời và chất diệp lục).
(d) Để làm giảm bớt mùi tanh của cá mè, ta dùng giấm ăn để rửa sau khi mổ cá.
(e) Polietilen, xenlulozơ, cao su tự nhiên, nilon-6, nilon 6-6 đều là các polime tổng hợp.
Số phát biểu đúng là
Chọn C.
(e) Sai, Xenlulozơ, cao su tự nhiên đều là các polime thiên nhiên.
Điện phân dung dịch X chứa đồng thời 0,04 mol HCl và a mol NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi, hiệu suất điện phân 100%) trong thời gian t giây thì thu được 1,344 lít hỗn hợp hai khí trên các điện cực trơ. Mặt khác, khi điện phân X trong thời gian 2t giây thì thu được 1,12 lít khí (đktc) hỗn hợp khí trên anot. Giá trị của a là
Chọn A.
Tại thời điểm t (s): \(\left\{ \begin{array}{l}
{H_2}:x\;mol\\
C{l_2}:\;y\;mol
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
x + y = 0,06\\
2x = 2y
\end{array} \right. \Rightarrow x = y = 0,03 \Rightarrow {n_{e\;(1)}} = 0,06\;mol\)
Tại thời điểm 2t (s): \({n_{e\;(2)}} = 0,12\;mol \to \left\{ \begin{array}{l}
{O_2}:t\;mol\\
C{l_2}:\;z\;mol
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
z + t = 0,05\\
2z + 4t = 0,12
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
z = 0,04\\
t = 0,01
\end{array} \right. \Rightarrow a = 0,04\)
Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ và nX = 2nY). Cho 58,7 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,9 mol NaOH, thu được hai muối của axit cacboxylic đơn chức A, B (phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon) và một ancol no, mạch hở Z. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư, thấy bình tăng 27 gam. Phần trăm khối lượng của este Y trong T là
Chọn A.
Ta có: \({n_Z} = \frac{{{n_{NaOH}}}}{x}\) (x là số nhóm chức este)
\(\begin{array}{l}
{m_Z} = 27 + 2.\frac{{0,9}}{2} = 27,9\;(g) \Rightarrow {M_Z} = \frac{{27,9}}{{0,9}}x\;\\
\to x = 2 \to 62
\end{array}\)
Z là C2H4(OH)2 có 0,45 mol → mmuối = 66,8 (g) → Mmuối = 74,22
→ A là HCOONa (0,5 mol) và B là CH3COONa (0,4 mol)
Ba este trong T lần lượt là (HCOO)2C2H4; HCOOC2H4OOCCH3; (CH3COO)2C2H4
Ta có: \(2{n_X} + {n_Y} = 0,5 \Rightarrow {n_Y} = 0,1\;mol \Rightarrow \% {m_Y} = 22,48\% \)
Có hai dung dịch X và Y chứa các ion khác nhau. Mỗi dung dịch chứa đúng hai loại cation và hai loại anion trong số các ion sau:
Chọn B.
Dung dịch X không chứa ion CO32- (vì H+ + CO32- → CO2 + H2O)
Dung dịch Y không chứa ion Mg2+ (vì Mg2+ + CO32- → MgCO3)
Dung dịch Y các ion K+, NH4+, CO32-, Cl- (theo định luật BTĐT) → mY = 22,9 (g)
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 một mẫu ống nhựa dẫn nước PVC (poli(vinyl clorua)).
Bước 2: Thêm 2ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 1. Đun ống nghiệm đến sôi rồi để nguội. Gạn lấy phần dung dịch cho vào ống nghiệm 2.
Bước 3: Axit hoá ống nghiệm 2 bằng HNO3 20%, rồi nhỏ thêm vài giọt dung dịch AgNO3 1%.
Nhận xét nào sau đây là sai?
Chọn B.
A. Đúng, Sau bước 3, xuất hiện kết tủa trắng là AgCl.
B. Sai, Sau bước 2, dung dịch thu được không màu.
C. Đúng, Mục đích của việc dùng HNO3 là để trung hoà lương NaOH còn dư trong ống nghiệm 2.
D. Đúng, Ở bước 2, khi đun sôi ống nghiệm thì thấy một phần mẫu nhựa tan tạo thành poli(vinyl ancol).
(C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n + nNaCl
Cho 3 ống nghiệm riêng biệt lần lượt chứa 3 chất tan X, Y, Z trong nước (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 3). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch KOH dư lần lượt vào 3 ống nghiệm, thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là a mol.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào 3 ống nghiệm, thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là b mol.
Thí nghiệm 3: Đun nóng 3 ống nghiệm, thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là c mol.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và c < a < b. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
Chọn C.
Các chất trong X lần lượt là 1, 2, 3 mol. Các phản ứng xảy ra:
OH- + HCO3- → CO32- + H2O
Ca2+, Ba2+ + CO32- → CaCO3, BaCO3
Nếu các chất đó là Al(NO3)3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2 → a = 5; b = 10 và c = 5
Nếu các chất đó là Ba(HCO3)2, Ba(NO3)2, Ca(HCO3)2 → a = 4; b = 8 và c = 4
Nếu các chất đó là Ca(HCO3)2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3 → a = 3; b = 4 và c = 1 (thoả mãn)
Nếu các chất đó là Ca(HCO3)2, Ba(NO3)2, Al(NO3)3 → a = 1; b = 2 và c = 1
Cho hỗn hợp E gồm 0,15 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,2 mol este hai chức Y (C5H8O4) tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có hai muối cacboxylic). Giá trị của a là
Chọn B.
\(E\left\{ \begin{array}{l}
C{H_3}{\rm{ - COO - N}}{{\rm{H}}_3}{\rm{ - }}C{H_2}{\rm{ - }}COO{\rm{ - }}{C_2}{H_5}:0,15\;mol\\
{C_2}{H_5}{\rm{ - OO}}C{\rm{ - }}C{\rm{OO - C}}{{\rm{H}}_3}:0,2\;mol
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
C{H_3}{\rm{COO}}Na:0,15\;mol\\
{\rm{N}}{{\rm{H}}_2}C{H_2}COONa:0,15\;mol\\
{(C{\rm{OONa)}}_2}:0,2\;mol
\end{array} \right. \Rightarrow a = 53,65\;(g)\)
Nung m gam hỗn hợp A gồm Mg, FeCO3, FeS và Cu(NO3)2 (trong đó phần trăm khối lượng oxi chiếm 47,818%) một thời gian, thu được chất rắn B (không chứa muối nitrat) và 11,144 lít hỗn hợp khí gồm CO2, NO2, O2, SO2. Hoà tan hết B với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư (thấy có 0,67 mol HNO3 phản ứng), thu được dung dịch C và 3,136 lít hỗn hợp X gồm NO2 và CO2 (\({d_{X/{H_2}}} = 321/14\) ). Đem C tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 2,33 gam kết tủa. Biết các khí đo ở đktc. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây là
Chọn D.
Hỗn hợp khí X gồm CO2 (0,01 mol) và NO2 (0,13 mol)
Khi cho B tác dụng với HNO3 thì:\( \to {n_{{H_2}O}} = \frac{{{n_{HN{O_3}}}}}{2} = 0,335\,mol\)
\( \to {n_{N{O_3}^ - }} = {n_{HN{O_3}}} - {n_{N{O_2}(X)}} = 0,54\;mol\) mà \({n_{S{O_4}^{2 - }}} = {n_{BaS{O_4}}} = 0,01\)
\( \to {n_{O(B)}} = 4{n_{S{O_4}^{2 - }}} + 3{n_{NO_3^ - }} + 2({n_{C{O_2}}} + {n_{N{O_2}}}) + {n_{{H_2}O}} - 3{n_{HN{O_3}}} = 0,265\,\;mol\)
+ Từ quá trình (1) \( \to {n_{O(A)}} = {n_{O(B)}} + 2({n_{C{O_2}}} + {n_{N{O_2}}} + {n_{{O_2}}} + {n_{S{O_2}}}) = 1,26\;mol\)
với \(\% {m_{O(A)}} = \frac{{16{n_{O(A)}}}}{{{m_A}}}.100 \Rightarrow {m_A} \simeq 42,16\;(g)\)
X là este hai chức, Y, Z là hai este đều đơn chức (X, Y, Z đều mạch hở và MZ > MY). Đun nóng 5,7m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol Z lớn hơn số mol của X) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol kế tiếp và hỗn hợp muối G. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 17,12 gam; đồng thời thoát ra 5,376 lít khí H2 (đktc). Nung nóng G với vôi tôi xút, thu được duy nhất một hiđrocacbon đơn giản nhất có khối lượng là m gam. Khối lượng của X có trong hỗn hợp E là
Chọn B.
Xét hỗn hợp ancol F ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
{m_F} = 2{n_{{H_2}}} + {m_{\rm{b}}} = 17,6\,(g)\,{\rm{ }}\\
{n_F} = 2{n_{{H_2}}} = 0,48\,mol
\end{array} \right. \Rightarrow {\bar M_F} = 36,67 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{n_{C{H_3}OH}} = 0,32\,mol\\
{n_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,16\,mol
\end{array} \right.(a)\)
Khi nung hỗn hợp muối với vôi tôi xút thì \(\bar R{(COONa)_{\bar n}} + \bar nNaOH \to C{H_4} + \bar nN{a_2}C{O_3}\)
+ Nhận thấy
\(\begin{array}{l}
{n_{ - COONa}} = {n_{NaOH}} = {n_{N{a_2}C{O_3}}} = 2{n_{{H_2}}} = 0,48\,mol\\
\to {m_{\bar R{{(COONa)}_{\bar n}}}} = {m_{C{H_4}}} + 106{n_{N{a_2}C{O_3}}} - 40{n_{NaOH}} = m + 31,68\,(g)\\
\to {m_X} + 40{n_{NaOH}} = {m_{\rm{F}}} + {m_{\bar R{{(COONa)}_{\bar n}}}} \to 5,7m + 40.0,48 = m + 31,68 + 17,6 \Rightarrow m = 6,4\,mol
\end{array}\)
+ Theo đề thì hidrocacbon thu được là CH4, ta có \({n_E} = {n_{C{H_4}}} = 0,4\,mol\)
→ Hỗn hợp muối gồm CH2(COONa)2 và CH3COONa
Xét E ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
{n_X} + ({n_Y} + {n_Z}) = {n_E}\\
2{n_X} + ({n_Y} + {n_Z}) = 2{n_{{H_2}}}
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{n_X} = 0,08\,mol\\
{n_Z} + {n_Y} = 0,32\,mol
\end{array} \right.\) (b)
Theo đề bài ta có các dữ kiện “số mol Z lớn hơn số mol của X và MZ > MY” (c)
Từ (a), (b) và (c) ta suy ra X là CH3OOC-CH2-COOC2H5 (0,08 mol). Vậy \({m_Z} = 11,68\,(g)\)