Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Thừa Thiên Huế lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Thừa Thiên Huế lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
12 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
Do có Fe dư nên Cu2+ phản ứng hết:
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
0,1 0,1 0,1
→ m - 0,1.56 + 0,1.64 = 8
→ m = 7,2 gam
Từ m gam tinh bột điều chế ancol etylic bằng phương pháp lên men với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra từ quá trình trên được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH 1M. Gía trị của m là
nCaCO3 = 0,5 mol
Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O
→ nCa(HCO3)2 = nNaOH = 0,1 mol
Bảo toàn C → nCO2 tổng = 0,7 mol
Tinh bột → glucozo → 2CO2 → n tinh bột = 0,35 mol
H = 75% → m = 0,35.162/75% = 75,6
Từ hai muối X và Y thực hiện phản ứng sau:
(1) X → X1 + CO2
(2) X1 + H2O → X2
(3) X2 + Y → X + Y1 + H2O
(4) X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
BaCO3 → BaO + CO2
BaO + H2O → Ba(OH)2
Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + NaOH + H2O
Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
Cho 0,1 mol axit glutamic tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là
Dung dịch Y chứa: NH2-C3H5-(COO-)2: 0,1 mol; Cl- : 0,1 mol; Na+: 0,4 mol
Bảo toàn điện tích nOH- = 0,1 mol
Cô cạn Y → m rắn = 28,95 gam
Hoà tan hết 0,54 gam Al trong 70 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 80 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
nAl = 0,02 và nHCl = 0,07 → X chứa Al3+ (0,02), Cl- (0,07) và H+(0,01)
nOH- = 0,08 > nH+ + 3nAl3+ nên kết tủa đã bị hòa tan một phần
→ nOH- = nH+ + 4nAl3+ - nAl(OH)3
→ nAl(OH)3 = 0,01
→ mAl(OH)3 = 0,78 gam
Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Đun nóng nước cứng tạm thời.
(2) Cho phèn chua tác dụng với Ba(OH)2 dư.
(3) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(6) Súc khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra chất kết tủa là
(1), (2), (4), (5), (6).
Cho các cặp chất với tỉ lệ mol tương ứng như sau:
(a) Fe3O4 và Cu (1:1); (b) Sn và Zn (2:1); (c) Zn và Cu (1:1);
(d) FeCl2 và Cu (2:1); (e) FeCl3 và Cu (1:1); (g) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1).
Số cặp chất tan hết trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là:
(a), (b)
Cho các chất: Zn(OH)2, NH4HCO3, KHSO4, Al, AlCl3, NaHS, Fe(NO3)2. Số chất vừa có phản ứng với dung dịch NaOH, vừa có phản ứng với dung dịch HCl là
Zn(OH)2, NH4HCO3, KHSO4, Al, NaHS, Fe(NO3)2.
Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là
C2H2; HCHO, HCOOH, HCOOCH=CH2
Cho kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 nồng độ 9,8% thu được dung dịch muối MSO4 nồng độ 15,146% và có khí H2 thoát ra. Kim loại M là
Chọn nH2SO4 = 1 mol
M + H2SO4 → MSO4 + H2
m muối = 1. + 1.98/9,8% - 1.2 = M + 998
C%MSO4 = (M + 96)/(M + 998) = 15,146%
→ MM = 65: MM là Zzn
Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua), thủy tinh plexiglas, teflon, nhựa novolac, tơ visco, tơ nitron, cao su Buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
poli(vinyl clorua), thủy tinh plexiglas, teflon,tơ nitron, cao su Buna.
Chất X có công thức phân tử C6H8O4. X phản ứng với NaOH theo sơ đồ sau: X + 2NaOH → Y + 2Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
Z → CH3OCH3 nên Z là CH3OH
Y là NaOOC-C2H2-COONa
T là HOOC-C2H2-COOH
T + HBr → 2 sản phẩm nên T có cấu tạo: CH2=C(COOH)2 → T không có đồng phân hình học.
Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó nguyên tố O chiếm 20,43% về khối lượng hỗn hợp. Cho khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam hỗn hợp X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 20. Hòa tan hết toàn bộ hỗn hợp Y trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (không có muối NH4NO3) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối hơi của hỗn hợp T so với H2 bằng 18,5. Giá trị của m là:
Khí X gồ CO2 (0,225) và CO dư (0,075)
→ nO(Y) = 0,45 - 0,225 = 0,225
Khí T gồm NO (0,1) và N2O (0,1)
mmuối = (35,25 - 0,45.16) + 62.(0,1.3 + 0,1.8 + 0,225.2) = 124,15 gam
Cho X, Y là hai axit đơn chức, mạch hở, không no có chứa 1 liên kết đôi C=C trong phân tử (MX < MY), Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X (MZ < 100), T là hợp chất hữu cơ chứa hai chức este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 59,3 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 74,48 lít khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 51,3 gam H2O. Mặt khác, 88,95 gam hỗn hợp E tác dụng được với tối đa 0,3 mol Br2 trong dung dịch. Khối lượng muối thu được khi cho 59,3 gam hỗn hợp E tác dụng hết với dung dịch NaOH dư là:
Đốt phần E → nH2O = 2,85
bảo toàn khối lượng: nCO2 = 2,6 mol
Do nH2O > nCO2 nên ancol phải no.
88,95 gam E phản ứng với tối đa 0,3 mol Br2 → 59,3g E phản ứng với 0,2 mol Br2.
X, Z cùng C nên Z có ít nhất 3C
Quy đổi E thành: HCOOH (0,2 ), CH2 (a), C3H6(OH)2 ( b), H2(-0,2) và H2O (c).
mE = 0,2.46 + 14a + 76b - 0,2.2 + 18c = 59,3
nCO2 = 0,2 + a + 3b = 2,6
nH2O = 0,2 + a + 4b - 0,2 + c = 2,85
→ a = 0,75; b = 0,55; c = - 0,1
Lượng CH2 trong axit cần > 0,2.2 = 0,4 → Ancol không còn thế CH2.
→ Muối gồm HCOONa (0,2); CH2 (0,75); H2 ( -0,2)
→ mmuối = 23,7 gam
Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2, cường độ dòng điện 5,0A trong 3860 giây thu được dung dịch X. Cho 19,0 gam bột Fe vào dung dịch X thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất N+5) và 16 gam rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của x là:
ne = It/F = 0,2 → nCu(NO3)2 bị điện phân = 0,1
Dung dịch X chứa H+ (0,2); Cu2+ dư (x - 0,1)
nNO = nH+/4 = 0,05
Bảo toàn electron: 2nFe phản ứng = 3nNO + 2nCu2+
→ nFe phản ứng = x - 0,025
→ 19 - 56.(x - 0,025) + 64.(x - 0,1) = 16
→ x = 0,25
Cho các phát biểu sau:
(1) Khi cho anilin vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch đồng nhất, trong suốt.
(2) Khi sục CO2 vào dung dịch natri phenolat thì thấy bị vẩn đục.
(3) Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ có chứa NaOH ở nhiệt độ thường thì thấy xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
(4) Có thể dùng dung dịch HCl hoặc dùng dung dịch NaOH để nhận biết anilin và phenol.
(5) Để nhận biết glixerol và saccarozơ có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
(6) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
Số phát biểu đúng là
(1), (2), (4).
Cho hỗn hợp X gồm hai chất mạch hở A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 bằng 20,75. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:
(C2H5NH3)2CO3 + NaOH → 2Na2CO3 + 2C2H5NH2 + 2H2O
(COONH3-CH3)2 + NaOH → (COONa)2 + 2CH3NH2 + 2H2O
Khí Z gồm C2H5NH2 (0,08 mol) và CH3NH2 (0,12 mol)
E là muối (COONa)2: 0,06 mol
→ mE = 8,04gam
Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, nếu thu được nCO2 = nH2O thì X là anđehit no, đơn chức, mạch hở.
(b) Trong phản ứng este hóa giữa axit và ancol, H2O được tạo nên từ nhóm OH trong COOH của axit và H trong OH của ancol.
(c) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH của hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
(e) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch anbumin thấy tạo dung dịch xanh thẫm.
(f) Hợp chất C9H15Cl có thể chứa vòng benzen trong phân tử
Số phát biểu đúng là
(a), (b), (c)