Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2018 - Trường Chuyên Hùng Vương Gia Lai
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2018 - Trường Chuyên Hùng Vương Gia Lai
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
48 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Tìm nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \cos x\).
Ta có: \(\int {\cos xdx} = \sin x + C\)
Tính giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {2{x^3} - {x^2} + 1} \right).\)
Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {2{x^3} - {x^2} + 1} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left[ {{x^3}\left( {2 - \frac{1}{x} + \frac{1}{{{x^3}}}} \right)} \right] = - \infty \)
Từ các chữ số 1; 2; 3; 4; 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm ba chữ số đôi một khác nhau?
Số số được tạo thành là 5.4.3=60 số
Cho \(\log 5 = a.\) Tính \(\log 25000\) theo a.
Ta có: \(\log 25000 = \log 25 + \log 1002\log 5 + 3 = 2a + 3\)
Tìm họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {5^x} + 1\)
Ta có: \(\int {\left( {{5^x} + 1} \right)dx} = \frac{{{5^x}}}{{\ln 5}} + x + C\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho tam giác ABC với \(A\left( { - 2;4;1} \right),B\left( {1;1; - 6} \right),C\left( {0; - 2;3} \right).\) Tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC.
Ta có \(G\left( { - \frac{1}{3};1; - \frac{2}{3}} \right)\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, mặt phẳng \(\left( P \right):2x + 3y + 4z - 12 = 0\) cắt trục Oy tại điểm có tọa độ là:
Trục Ox có \(x = 0;z = 0 \Rightarrow y = 4\)
Tập nghiệm của bất phương trình \({\log _2}\left( {x - 1} \right) > 3\) là
BPT \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x - 1 > 0\\ x - 1 > 8 \end{array} \right. \Rightarrow x - 1 > 8 \Leftrightarrow x > 9 \Rightarrow S = \left( {9; + \infty } \right)\)
Một khối cầu có thể tích bằng \(\frac{{32\pi }}{3}.\) Bán kính R của khối cầu đó là
Ta có: \(\frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{{32\pi }}{3} \Rightarrow R = 2\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, mặt phẳng đi qua điểm \(A\left( {2; - 3; - 2} \right)\)và có một vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n = \left( {2; - 5;1} \right)\) có phương trình là
Ta có: \(\left( P \right):2\left( {x - 2} \right) - 5\left( {y + 3} \right) + \left( {z + 2} \right) = 0 \Leftrightarrow 2x - 5y + z - 17 = 0\)
Cho F(x) là một nguyên hàm của hàm \(f\left( x \right) = \frac{1}{{2x - 1}},\) biết F(1) = 2. Tính F(2).
Ta có: \(\int {\frac{1}{{2x - 1}}dx} = \left. {\frac{1}{2}\ln \left| {2x - 1} \right|} \right|_1^2 = \frac{1}{2}\ln 3 = F\left( 2 \right) - F\left( 1 \right) \Rightarrow F\left( 2 \right) = \frac{1}{2}\ln 3 + 2\)
Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có tất cả các cạnh đều bằng a. Góc tạo bởi cạnh bên và mặt phẳng đáy bằng \(30^o\) Hình chiếu H của A trên mặt phẳng (A'B'C') là trung điểm của B’C’. Tính theo a khoảng cách giữa hai mặt phẳng đáy của lăng trụ ABC.A'B'C'.
Khoảng cách giữa hai mặt đáy là: \(h = AH = A'H\tan A\,A'H = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\tan \,{30^0} = \frac{a}{2}\)
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ \(\overrightarrow u \left( {3; - 1} \right)\). Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow u \) biến điểm \(M\left( {1; - 4} \right)\) thành
Ta có: \(\overrightarrow {MM'} = \overrightarrow u \Rightarrow M'\left( {4; - 5} \right)\)
Giả sử \(\left( {1 + x} \right)\left( {1 + x + {x^2}} \right)...\left( {1 + x + {x^2} + ... + {x^n}} \right) = {a_0} + {a_1}x + {a_2}{x^2} + ... + {a_m}{x^m}.\)Tính \(\sum\limits_{r = 0}^m {{a_r}.} \)
Ta có: \(\sum\limits_{r = 0}^m {{a_r} = f\left( 1 \right) = 2.3...\left( {n + 1} \right) = \left( {n + 1} \right)!} \)
Tìm tập nghiệm S của phương trình \(\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {{x^x} + 1} \right) = 0\)
Điều kiện: x > 0. Khi đó \(\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {{x^x} + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = 2 \end{array} \right.\)
Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau. Kẻ OH vuông góc với mặt phẳng (ABC) tại H. Khẳng định nào sau đây là sai?
Vì \(OA \bot \left( {OBC} \right)\) nên phương án thứ tư sai!