Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2018 - Trường THPT Lê Hồng Phong

Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2018 - Trường THPT Lê Hồng Phong

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 43 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 171174

Hàm số \(y = \sin x\) đồng biến trên mỗi khoảng nào?

Xem đáp án

Tính chất của hàm số \(y = \sin x\)

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 171175

Hỏi \(x = \pi \) là một nghiệm của phương trình nào sau đây?

Xem đáp án

Tự luận:

\(\cot x = 0 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k\pi \);

\(\cos x = 0 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k\pi \);

\(\tan x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4} + k\pi \)

\(\sin x = 0 \Leftrightarrow x = k\pi \)

Do đó \(x = \pi \) là nghiệm của phương trình \(\sin x = 0\)

Trắc nghiệm:

Nhập hàm \(\sin x\)calc với \(x = \,\,\pi \).

Nhập hàm \(\cot x\)calc với \(x = \,\,\pi \).

Nhập hàm \(\cos x\)calc với \(x = \,\,\pi \).

Nhập hàm \(\tan x\)calc với \(x = \,\,\pi \).

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 171176

Phương trình \(\sin \left( {3x + \frac{\pi }{3}} \right) =  - \frac{{\sqrt 3 }}{2}\) có bao nhiêu nghiệm thuộc khoảng \(\left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)\)?

Xem đáp án

\(\sin \left( {3x + \frac{\pi }{3}} \right) =  - \frac{{\sqrt 3 }}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x + \frac{\pi }{3} =  - \frac{\pi }{3} + k2\pi \\3x + \frac{\pi }{3} = \frac{{4\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x =  - \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \\3x = \pi  + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - \frac{{2\pi }}{9} + k\frac{{2\pi }}{3}\\x = \frac{\pi }{3} + k\frac{{2\pi }}{3}\end{array} \right.\)

Vì \(x \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)\)  nên \(x = \frac{\pi }{3};\,\,\,x = \frac{{4\pi }}{9}\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 171177

Tổng tất cả các nghiệm của phương trình \(\frac{{\left( {2\cos x - 1} \right)\left( {\sin 2x - \cos x} \right)}}{{\sin x - 1}} = 0\) trên \(\left[ {0;\,\frac{\pi }{2}} \right]\) là \(T\) bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

\(\frac{{\left( {2\cos x - 1} \right)\left( {\sin 2x - \cos x} \right)}}{{\sin x - 1}} = 0\,\,\,\)( Điều kiện \(\sin x \ne 1 \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{2} + k2\pi \))

Với điều kiện đó phương trình tương đương với

\(\left[ \begin{array}{l}\cos {\rm{x}} = \frac{1}{2}\\\sin 2{\rm{x}} = \cos {\rm{x}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \cos {\rm{x}} = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\x =  - \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.(TM);\,\,\)

\(\,\sin 2{\rm{x}} = \cos {\rm{x}} \Leftrightarrow \sin 2{\rm{x}} = \sin \left( {\frac{\pi }{2} - x} \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2{\rm{x}} = \frac{\pi }{2} - x + k2\pi \\2{\rm{x}} = \pi  - \frac{\pi }{2} + x + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{6} + \frac{{k2\pi }}{3}\,\,\,\,\,\,(TM)\\x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\,\,\,\,\,(L)\end{array} \right.\)

Vì \(x \in \left[ {0;\frac{\pi }{2}} \right]\) nên phương trình có nghiệm \(x = \frac{\pi }{3};\,\,x = \frac{\pi }{6}\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 171178

Với giá trị nào của \(m\) thì phương trình \(\left( {m + 2} \right)\sin 2x + m{\cos ^2}x = m - 2 + m{\sin ^2}x\) có nghiệm?

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}\left( {m + 2} \right)\sin 2x + m{\cos ^2}x = m - 2 + m{\sin ^2}x\\ \Leftrightarrow \left( {m + 2} \right)\sin 2x + m\frac{{1 + \cos 2{\rm{x}}}}{2} = m - 2 + m\frac{{1 - \cos 2{\rm{x}}}}{2}\\ \Leftrightarrow \left( {m + 2} \right)\sin 2x + m\cos 2{\rm{x}} = m - 2\end{array}\)

Phương trình có nghiệm khi và chỉ khi \({\left( {m + 2} \right)^2} + {m^2} \ge {\left( {m - 2} \right)^2} \Leftrightarrow {m^2} + 8m \ge 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m \ge 0\\m \le  - 8\end{array} \right.\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 171179

Số vị trí điểm biểu diễn các nghiệm của phương trình \(\frac{{\sin 2x + 2\cos x - \sin x - 1}}{{\tan x + \sqrt 3 }} = 0\) trên đường tròn lượng giác là bao nhiêu? 

Xem đáp án

Điều kiện: \(3 + 2\cos 2x - 8{\cos ^2}\frac{x}{2} = 3m\)

\(\sin 2x - 2m\sqrt 2 \left( {\sin x + \cos x} \right) + 1 - 6{m^2} = 0\)

\({\sin ^6}x + {\cos ^6}x = m\sin 2x\).

So với điều kiện, họ nghiệm của phương trình là \(4{\cos ^3}x + \left( {m - 3} \right)\cos x - 1 = \cos 2x{\rm{   }}\left( 1 \right)\).

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 171181

Tìm số các chỉnh hợp chập \(k\) của một tập hợp gồm \(n\) phần tử \((1 \le k \le n).\)

Xem đáp án

Ta có \(A_n^k = \frac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}};C_n^k = \frac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!k!}} \Rightarrow A_n^k = C_n^k.k!\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 171182

Tính tổng các hệ số trong khai triển \({\left( {1 - 2x} \right)^{2018}}.\)

Xem đáp án

Xét khai triển \({(1 - 2{\rm{x}})^{2018}} = C_{2018}^0 - 2{\rm{x}}.C_{2018}^1 + {( - 2{\rm{x}})^2}.C_{2018}^2 + {( - 2{\rm{x)}}^3}{\rm{.C}}_{2018}^3 + ... + {( - 2{\rm{x)}}^{2018}}{\rm{.C}}_{2018}^{2018}\)

Tổng các hệ số trong khai triển là

\(S = C_{2018}^0 - 2.C_{2018}^1 + {( - 2)^2}.C_{2018}^2 + {( - 2{\rm{)}}^3}{\rm{.C}}_{2018}^3 + ... + {( - 2{\rm{)}}^{2018}}{\rm{.C}}_{2018}^{2018}\)

Cho \(x = 1\) ta có

 \(\begin{array}{l}{(1 - 2.1)^{2018}} = C_{2018}^0 - 2.1.C_{2018}^1 + {( - 2.1)^2}.C_{2018}^2 + {( - 2.1{\rm{)}}^3}{\rm{.C}}_{2018}^3 + ... + {( - 2.1{\rm{)}}^{2018}}{\rm{.C}}_{2018}^{2018}\\ \Leftrightarrow {\left( { - 1} \right)^{2018}} = S \Leftrightarrow S = 1\end{array}\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 171183

Trong hòm có 10 quả cầu có hình dạng và kích thước giống nhau, trong đó có 2 quả cầu trắng, 5 quả cầu xanh và 3 quả cầu vàng. Xác suất để khi lấy ngẫu nhiên 6 quả cầu thì có không quá 1 quả cầu trắng là bao nhiêu?

Xem đáp án

Số cách lấy ra \(6\) quả cầu từ \(10\) quả cầu là \(C_{10}^6\)

\( \Rightarrow n\left( \Omega  \right) = C_{10}^6 = 210\)

Gọi \(A\)là biến cố ‘‘Trong \(6\) quả cầu lấy ra có không quá \(1\) quả cầu trắng”.

\( \Rightarrow \overline A \) là biến cố‘‘Trong \(6\) chi tiết lấy ra có 2 quả cầu trắng”.

Số cách lấy \(4\) quả cầu từ \(8\) quả cầu đỏ và vàng là \(C_8^4\).

Số cách lấy \(2\) quả cầu trắng là \(C_2^2\).

Theo quy tắc nhân ta có \(n\left( {\overline A } \right) = C_8^4.C_2^2 = 70\).

Vậy xác suất \(P\left( {\overline A } \right) = \frac{{n\left( {\overline A } \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{70}}{{210}} = \frac{1}{3} \Rightarrow P\left( A \right) = 1 - \frac{1}{3} = \frac{2}{3}\).

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 171184

Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối, đồng chất liên tiếp 3 lần. Xác suất để được mặt có 6 chấm chỉ xuất hiện trong lần gieo thứ 3 là bao nhiêu?

Xem đáp án

Gọi Ai : “lần gieo thứ i xuất hiện mặt 6 chấm.”, với \(i \in \left\{ {1;2;3} \right\}\) Þ \(P\left( {{A_i}} \right) = \frac{1}{6}\) Þ \(P\left( {\overline {{A_i}} } \right) = \frac{5}{6}\)
A : “mặt có 6 chấm chỉ xuất hiện trong lần gieo thứ 3”

\(P\left( A \right) = P\left( {\overline {{A_1}} {\rm{.}}\overline {{A_2}} {\rm{.}}{A_3}} \right) = P\left( {\overline {{A_1}} } \right).P\left( {\overline {{A_2}} } \right).P\left( {{A_3}} \right) = {\left( {\frac{5}{6}} \right)^2}.\left( {\frac{1}{6}} \right)\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 171185

Dãy số nào sau đây tăng?

Xem đáp án

Tự luận:

\({u_{n + 1}} - {u_n} = \frac{{2\left( {n + 1} \right) + 1}}{{\left( {n + 1} \right) + 2}} - \frac{{2n + 1}}{{n + 2}}\)\( = \frac{{\left( {2n + 3} \right)\left( {n + 2} \right) - \left( {n + 3} \right)\left( {2n + 1} \right)}}{{\left( {n + 3} \right)\left( {n + 2} \right)}} = \frac{{2{n^2} + 7n + 6 - 2{n^2} - 7n - 3}}{{\left( {n + 3} \right)\left( {n + 2} \right)}}\)

\( = \frac{3}{{\left( {n + 3} \right)\left( {n + 2} \right)}} > 0,\forall n \in {\rm{N*}}\) Þ Dãy số \(({u_n})\)với \({u_n} = \frac{{2n + 1}}{{n + 2}}\) là dãy số tăng. Þ D

Trắc nghiệm:

Dãy số \(({u_n})\)với\({u_n} = \frac{1}{n} + 3\), hay với \({u_n} = \frac{1}{{n - 1}}\) là các dãy giảm.

Dãy số \(({u_n})\)với \({u_n} = {\left( { - 1} \right)^n}{.2^n}\) là dãy đan dấu không tăng, giảm.

Vậy D là đáp án tìm được do loại trừ.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 171186

Dãy số nào là cấp số nhân, trong các dãy số được cho sau đây?

Xem đáp án

Do \({u_{n + 1}} =  - \sqrt 2 .{u_n}\) Þ dãy số \(\left( {{u_n}} \right):\) \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\\{u_{n + 1}} =  - \sqrt 2 {\rm{ }}{\rm{. }}{u_n}\end{array} \right.\)là một cấp số nhân với công bội \(q = 2\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 171187

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) : \(\frac{1}{2}; - \frac{1}{2}; - \frac{3}{2}; - \frac{5}{2};...{\rm{ }}\) Khẳng định nào sau đây sai

Xem đáp án

Ta có \( - \frac{1}{2} = \frac{1}{2} + ( - 1);{\rm{ }} - \frac{3}{2} =  - \frac{1}{2} + ( - 1);{\rm{ }} - \frac{5}{2} =  - \frac{3}{2} + ( - 1);.....\).

Vậy dãy số trên là cấp số cộng với công sai \(d =  - 1\). Suy ra \({u_{20}} = {u_1} + 19d =  - 18,5\).

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 171188

Các góc của một tứ giác lập thành cấp số cộng. Nếu góc nhỏ nhất là 750 , thì góc lớn nhất là:

Xem đáp án

Gọi a là góc lớn nhất , thế thì \(2(75 + a) = {360^0}\) Û \(a = {105^0}\).

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 171189

Một người tham gia đặt cược đua ngựa với cách cược như sau: Lần đầu người đó đặt cược 20.000 đồng, mỗi lần sau đặt cược gấp đôi lần đặt trước, nếu thua cược người đó mất số tiền đã đặt, nếu thắng cược sẽ được thêm số tiền đã đặt. Người đó thua 9 lần liên tiếp và thắng ở lần thứ 10. Hỏi người cá cược trên được hay thua bao nhiêu tiền?

Xem đáp án

Đặt số tiền đặt mỗi lần là \({u_1} = {2^0}{\rm{x}}20.000;\,{u_2} = {2^1}{\rm{x}}20.000;\,{u_3} = {2^2}{\rm{x}}20.000;\,....,\,{u_{10}} = {2^9}{\rm{x}}20.000.\,\) Lập thành cấp số nhân có số hạng đầu \({u_1} = 20.000;\,q = 2\)

Tổng số tiền đã tham gia cược là \({S_{10}} = {u_1}\frac{{1 - {p^{10}}}}{{1 - q}} = 20.000\frac{{1 - {2^{10}}}}{{1 - 2}}\)

Số tiền người đó có được sau ván thứ 10 thắng cược là \(T = 2{u_{10}} - {S_{10}} = {2^{10}}.20000 - 20000\left( {{2^{10}} - 1} \right) = 20000\)

Vậy sau 10 ván cược như trên, người đó thắng cược được 20000đ

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 171190

Giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - 2} \frac{{\sqrt {2 - x}  + 4x}}{{{x^2} + 1}}\) có giá trị là bao nhiêu?

Xem đáp án

Thay trực tiếp \(x =  - 2\) cho ta kết quả.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 171191

Cho \(k\) là một số nguyên dương, trong các mệnh đề sau đây mệnh đề nào sai?

Xem đáp án

Phương án B. Khi \(k\) là số chẵn \(k = 2n,\,n \in {\mathbb{N}^*}\)thì kết quả giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {x^{2n}} =  + \infty \)

Các phương án khác đều đúng.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 171192

Tính giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left( {{x^2}\sin \frac{{{x^2} + 2}}{{{x^2}}}} \right)\)ta có kết quả là bao nhiêu?

Xem đáp án

\( - {x^2} \le {x^2}\sin \frac{{{x^2} + 2}}{{{x^2}}} \le {x^2}\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left( { - {x^2}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left( {{x^2}} \right) = 0\) nên theo nguyên lý giới hạn kẹp \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {x^2}\sin \frac{{{x^2} + 2}}{{{x^2}}} = 0\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 171193

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}m\frac{{{x^2} - 4}}{{{x^2} - 3x + 2}} + {n^2},\,\,\,\,khi\,\,x > 2\\nx - {m^2} - 5,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,x \le 2\end{array} \right.\) Tìm \(m,\,\,n\) để hàm số có giới hạn tại \(x = 2.\)

Xem đáp án

Giới hạn phải \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \left( {m\frac{{{x^2} - 4}}{{{x^2} - 3x + 2}} + {n^2}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \left( {m\frac{{x + 2}}{{x - 1}} + {n^2}} \right) = 4m + {n^2}\)

Giới hạn bên phải \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \left( {nx - {m^2} - 5} \right) = 2n - {m^2} - 5\)

Để hàm số có giới hạn tại \(x = 2\) thì:

\(\begin{array}{l}2n - {m^2} - 5 = 4m + {n^2} \Leftrightarrow \left( {{m^2} + 4m + 4} \right) + \left( {{n^2} - 2n + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow {\left( {m + 2} \right)^2} + {\left( {n - 1} \right)^2} = 0\\ \Rightarrow m =  - 2;\,n = 1\end{array}\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 171194

Chọn giá trị \(f(0)\) để các hàm số \(f(x) = \frac{{\sqrt {2x + 1}  - 1}}{{x(x + 1)}}\)liên tục tại điểm \(x = 0\).

Xem đáp án

Ta có : \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {2x + 1}  - 1}}{{x(x + 1)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{2x}}{{x(x + 1)\left( {\sqrt {2x + 1}  + 1} \right)}} = 1\)

Vậy ta chọn \(f(0) = 1\). 

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 171195

Đạo hàm của hàm số \(y = \left( {{x^3} - 5} \right)\sqrt x \) bằng biểu thức nào sau đây?

Xem đáp án

Vì \({y^/} = {\left( {{x^3} - 5} \right)^/}.\sqrt x  + \left( {{x^3} - 5} \right).{\left( {\sqrt x } \right)^/} = 3{x^2}\sqrt x  + \left( {{x^3} - 5} \right).\frac{1}{{2\sqrt x }}\)\( = \frac{7}{2}{x^2}\sqrt x  - \frac{5}{{2\sqrt x }} = \frac{7}{2}\sqrt {{x^5}}  - \frac{5}{{2\sqrt x }}\).

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 171196

Cho hàm số \(y = {x^2} + 5x + 4\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Tìm tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) tại các giao điểm của \(\left( C \right)\) với trục \(Ox\).

Xem đáp án

Đạo hàm: \({y^/} = {f^/}\left( x \right) = 2x + 5\)

Hoành độ giao điểm của \(\left( C \right)\) với trục \(Ox\) thỏa mãn: \({x^2} + 5x + 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - 4\\x =  - 1\end{array} \right.\)

+ Với \(x =  - 4;y = 0 \Rightarrow \) PTTT tại điểm \(\left( { - 4;0} \right)\) có hệ số góc là: \(k = {f^/}\left( { - 4} \right) =  - 3\)

Suy ra PTTT của \(\left( C \right)\) tại \(\left( { - 4;0} \right)\) là: \(y =  - 3\left( {x + 4} \right) \Leftrightarrow y =  - 3x - 12\).

+ Với \(x =  - 1;y = 0 \Rightarrow \) PTTT tại điểm \(\left( { - 1;0} \right)\) có hệ số góc là: \(k = {f^/}\left( { - 1} \right) = 3\)

Suy ra PTTT của \(\left( C \right)\) tại \(\left( { - 1;0} \right)\) là: \(y = 3\left( {x + 1} \right) \Leftrightarrow y = 3x + 3\). 

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 171197

Cho chuyển động thẳng xác định bởi phương trình \(S = {t^3} + 3{t^2} - 9t + 27\), trong đó \(t\) tính bằng giây \(\left( s \right)\) và \(S\) được tính bằng mét \(\left( {\rm{m}} \right)\). Gia tốc của chuyển động tại thời điểm vận tốc triệt tiêu là bao nhiêu?

Xem đáp án

Vận tốc của chuyển động lúc \(t\) là: \(v\left( t \right) = S' = {\left( {{t^3} + 3{t^2} - 9t + 27} \right)^/} = 3{t^2} + 6t - 9.\)

Gia tốc của chất điểm lúc \(t\) là: \(a\left( t \right) = v' = {\left( {3{t^2} + 6t - 9} \right)^/} = 6t + 6.\)

Vận tốc triệt tiêu khi \(v\left( t \right) = 0 \Leftrightarrow 3{t^2} + 6t - 9 = 0\), suy ra \(t = 1.\)

Do đó \(a\left( 1 \right) = 6.1 + 6 = 12{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{.}}\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 171198

Cho hàm số \(f\left( x \right) = a\sin x + b\cos x + 1\). Để \({f^/}\left( 0 \right) = \frac{1}{2}\) và \(f\left( { - \frac{\pi }{4}} \right) = 1\) thì giá trị của \(a,b\) bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có: \({f^/}\left( x \right) = a\cos x - b\sin x\).

Do \(\left\{ \begin{array}{l}{f^/}\left( 0 \right) = \frac{1}{2}\\f\left( { - \frac{\pi }{4}} \right) = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \frac{1}{2}\\ - \frac{{\sqrt 2 }}{2}a + \frac{{\sqrt 2 }}{2}b + 1 = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = \frac{1}{2}\\a = \frac{1}{2}\end{array} \right.\). 

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 171199

Cho hàm số \(y = {x^4} - 2{x^2}\). Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

TXĐ \(D = \mathbb{R}\)

Ta có \(y = {x^4} - 2{x^2} \Rightarrow y' = 4{x^3} - 4x \Leftrightarrow x = 0;x =  \pm 1\).

Bảng biến thiên:

Từ bảng biến thiên suy ra, hàm số đồng biến trên khoảng \((1; + \infty )\). 

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 171200

Cho hàm số \(y = f(x)\) có bảng biến thiên sau:

Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta có:

Hàm số đạt cực đại tại\(x =  - 1\), giá trị cực đại là \(y = 4\).

Hàm số đạt cực tiểu tại\(x = 1\), giá trị cực tiểu là \(y = 0\). 

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 171201

Cho hàm số \(y = \frac{{2x - 3}}{{x + 1}}\) . Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\) là \(y = \frac{a}{c} = 2\) . 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 171202

Cho hàm số \(y = (x + 3)({x^2} - 1)\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Phương trình hoành độ giao điểm của \(\left( C \right)\) và trục \(Ox\)là

\((x + 3)({x^2} - 1) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - 3\\x =  - 1\\x = 1\end{array} \right.\)

Vậy \((C)\) cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt.        

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 171203

Đồ thị dưới đây là của hàm số nào? 

Xem đáp án

Đồ thị đã cho là đồ thị hàm trùng phương, có hệ số \(a < 0\) , cắt trục tung tại điểm có tung độ là 1, hàm số có 3 cực trị nên \(ab < 0\). 

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 171204

Bảng biến thiên dưới đây là của hàm số nào?

Xem đáp án

Tự luận:

Hàm số đạt cực trị tại hai điểm \(x = 0\) và \(x = 2\) nên loại \(C\) và \(D\).

Lập bảng biến và suy ra kết luận.

Trắc nghiệm:

Hàm số đạt cực trị tại hai điểm \(x = 0\) và \(x = 2\) nên loại \(C\) và \(D\).

Nhìn vào dạng biến thiên ta loại \(B\).

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 171205

Gọi \({x_1};{x_2}\) là các nghiệm của phương trình: \(12{x^2} - 6mx + {m^2} - 4 + \frac{{12}}{{{m^2}}} = 0\left( 1 \right)\). Tìm m sao cho \(x_1^3 + x_2^3\) đạt giá trị lớn nhất.

Xem đáp án

+ Phương trình \(\left( 1 \right)\) có nghiệm khi và chỉ khi \(\Delta ' \ge 0 \Leftrightarrow 9{m^2} - 12\left( {{m^2} - 4 + \frac{{12}}{{{m^2}}}} \right) \ge 0\)

\( \Leftrightarrow 4 \le {m^2} \le 12 \Leftrightarrow m \in \left[ { - 2\sqrt 3 ; - 2} \right] \cup \left[ {2;2\sqrt 3 } \right]\).

Theo định lý Vi-ét, phương trình \(\left( 1 \right)\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn:\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \frac{m}{2}\\{x_1}{x_2} = \frac{1}{{12}}\left( {{m^2} - 4 + \frac{{12}}{{{m^2}}}} \right)\end{array} \right.\).

\( \Rightarrow x_1^3 + x_2^3 = {\left( {x_1^{} + x_2^{}} \right)^3} - 3{x_1}{x_2}\left( {{x_1} + {x_2}} \right) = \frac{m}{2} - \frac{3}{{2m}}\).

+ Xét hàm số \(y = \frac{m}{2} - \frac{3}{{2m}}\) có:

TXĐ: \(D = \left[ { - 2\sqrt 3 ; - 2} \right] \cup \left[ {2;2\sqrt 3 } \right]\).

\(y' = \frac{1}{2} + \frac{3}{{2{m^2}}} > 0,\forall m \in D\).

Lập bảng biến thiến.

Dựa vào bảng biến thiên ta suy ra \({\left( {x_1^3 + x_2^3} \right)_{\max }} = \frac{{3\sqrt 3 }}{4}\) đạt được khi \(m = 2\sqrt 3 \).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 171206

Tìm \(m\) để hàm số \(y = \frac{{m{x^2} + 6x - 2}}{{x + 2}}\) nghịch biến trên \(\left[ {1; + \infty } \right).\)

Xem đáp án

+ TXĐ: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 2} \right\}\).

+ Ta có: \(y' = \frac{{m{x^2} + 4mx + 14}}{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}\).

Hàm số nghịch biến trên \([1; + \infty )\)\( \Leftrightarrow y' \le 0{\rm{ }}\forall x \in \left[ {1; + \infty } \right)\), đẳng thức chỉ xảy ra tại một số điểm hữu hạn.

\( \Leftrightarrow m{x^2} + 4mx + 14 \le 0{\rm{ }}\forall x \in \left[ {1; + \infty } \right)\)\( \Leftrightarrow m\left( {{x^2} + 4x} \right) \le  - 14{\rm{ }}\forall x \in \left[ {1; + \infty } \right) \Leftrightarrow g\left( x \right) = \frac{{ - 14}}{{\left( {{x^2} + 4x} \right)}} \ge m,\forall x \in \left[ {1; + \infty } \right) \Leftrightarrow \mathop {\min g\left( x \right)}\limits_{\left[ {1; + \infty } \right)}  \ge m\).

Xét hàm số \(g\left( x \right) = \frac{{ - 14}}{{\left( {{x^2} + 4x} \right)}}\) trên \([1; + \infty )\) có : \(g'\left( x \right) = \frac{{14\left( {2x + 4} \right)}}{{{{\left( {{x^2} + 4x} \right)}^2}}} > 0,\forall x \in \left[ {1; + \infty } \right)\).

\( \Rightarrow \) hàm số luôn đồng biến \( \Rightarrow \)\(\mathop {\min g\left( x \right)}\limits_{\left[ {1; + \infty } \right)}  = g\left( 1 \right) =  - \frac{{14}}{5} \ge m \Leftrightarrow m \le  - \frac{{14}}{5}\).

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 171207

Tìm tất cả giá trị thực m để đồ thị của hàm số \(y = {x^3} - (3m + 1){x^2} + (5m + 4)x - 8\) cắt trục hoành tại \(3\)điểm phân biệt có hoành độ lập thành một cấp số nhân.

Xem đáp án

\(a = 1,d =  - 8 \Rightarrow {x_2} = \sqrt[3]{{ - \frac{d}{a}}} = 2\)

\({x_2} = 2\)thì có: \({2^3} - (3m + 1){2^2} + (5m + 4)2 - 8 = 0 \Rightarrow m = 2\)

Với \(m = 2\) thì \({x^3} - 7{x^2} + 14x - 8 = 0 \Leftrightarrow (x - 2)({x^2} - 5x + 4) = 0 \Leftrightarrow x = 2,x = 1,x = 4\)

Vậy, \(x \in \left\{ {1;2;4} \right\}\) lập cấp số nhân.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 171208

Một con cá hồi bơi ngược dòng để vượt một khoảng cách là \(400\left( {{\rm{km}}} \right).\) Vận tốc dòng nước là \(10\left( {{\rm{km/h}}} \right).\) Nếu vận tốc bơi của cá khi nước đứng yên là \(v\left( {{\rm{km/h}}} \right)\) thì năng lượng tiêu hao của cá trong \(t\) giờ được cho bởi công thức \(E\left( v \right) = c{v^3}t,\) trong đó \(c\) là một hằng số, \(E\) được tính bằng jun. Tìm vận tốc của cá khi nước đứng yên để năng lượng tiêu hao là ít nhất.

Xem đáp án

Với vận tốc tự thân là \(v\left( {{\rm{km/h}}} \right)\), vận tốc dòng nước là \(10\left( {{\rm{km/h}}} \right).\) thì

Vận tốc di chuyển ngược dòng của con cá hồi là : \(v - 10{\rm{ (km/h)}}\)

Thời gian để con cá hồi vượt \(400\left( {{\rm{km}}} \right)\) ngược dòng nước là : \(t = \frac{{400}}{{v - 10}}{\rm{ (km)  }}\left( {v > 10} \right)\)

Như thế lượng năng lượng tiêu hao của con cá hồi là: \(E\left( v \right) = c{v^3}t = 400c \cdot \frac{{{v^3}}}{{v - 10}}{\rm{ (jun)}}\)

Xét hàm số \(f\left( v \right) = \frac{{{v^3}}}{{v - 10}}\) với \(v > 10\) ta có \(f'\left( v \right) = \frac{{2{v^2}\left( {v - 15} \right)}}{{{{\left( {v - 10} \right)}^2}}}.\)

Bảng biến thiên của \(f\left( v \right)\) trên khoảng \(\left( {10; + \infty } \right).\)

\(E\left( v \right)\) nhỏ nhất \( \Leftrightarrow f\left( v \right)\) nhỏ nhất \( \Leftrightarrow v = 15.\)

Vậy nếu vận tốc tự thân của cá hồi là \(15{\rm{ (km/h)}}\) thì năng lượng tiêu hao của nó thấp nhất.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 171209

Trong các mệnh đề sau đây mệnh đề nào sai?

Xem đáp án

Vì phép quay là phép đồng dạng mà phép quay với góc quay \(\alpha  \ne k\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\) thì không biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 171210

Trong măt phẳng \(Oxy\) cho điểm \(M\left( { - 2;4} \right)\). Phép vị tự tâm \(O\) tỉ số \(k =  - 2\) biến điểm \(M\) thành điểm nào trong các điểm sau?

Xem đáp án

\(M' = {V_{\left( {O, - 2} \right)}}\left( M \right) \Leftrightarrow \overrightarrow {OM'}  =  - 2\overrightarrow {OM}  =  - 2\left( { - 2;4} \right) = \left( {4; - 8} \right) \Rightarrow M'\left( {4; - 8} \right)\). 

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 171211

Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ \(Oxy\). Cho đường tròn \(\left( C \right)\) có phương trình: \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 4\) và điểm \(I\left( {2; - 3} \right).\) Gọi \(\left( {C'} \right)\) là ảnh của \(\left( C \right)\) qua phép vị tự \(V\) tâm \(I\) tỉ số \(k =  - 2.\) Tìm phương trình của \(\left( {C'} \right).\)

Xem đáp án

Đường tròn \(\left( C \right)\) có phương trình: \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 4\) có tâm \(O\left( {1;5} \right),R = 2\). Gọi \(O'\) là ảnh của tâm \(O\) qua phép vị tự tâm \({V_{\left( {I, - 2} \right)}}\). Khi đó, tọa độ của \(O'\) là:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x' =  - 2.1 + \left( {1 - \left( { - 2} \right)} \right)2}\\{y' =  - 2.5 + \left( {1 - \left( { - 2} \right)} \right)\left( { - 3} \right)}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x' = 4}\\{y' =  - 19}\end{array}} \right.\).

Và \(R' = \left| k \right|R = 2.2 = 4.\) Vậy \(\left( {C'} \right)\)có phương trình là:\({\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y + 19} \right)^2} = 16.\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 171212

Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ \(Oxy\) Cho hai đường thẳng \({\Delta _1}\) và \({\Delta _2}\) lần lượt có phương trình: \(x - 2y + 1 = 0\) và \(x - 2y + 4 = 0\), điểm \(I\left( {2;1} \right).\) Phép vị tự tâm \(I\) tỉ số \(k\) biến đường thẳng \({\Delta _1}\) thành \({\Delta _2}.\) Tìm \(k.\)

Xem đáp án

Ta lấy điểm \(A\left( {1;1} \right) \in {\Delta _1}.\) Khi đó

\(A' = {V_{\left( {I,k} \right)}}\left( A \right) \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x' = kx + \left( {1 - k} \right)a}\\{y' = ky + \left( {1 - k} \right)b}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x' = k + \left( {1 - k} \right)2}\\{y' = k + \left( {1 - k} \right)1}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x' = 2 - k}\\{y' = 1}\end{array}} \right.\)

Mà \(A' \in {\Delta _2} \Rightarrow x' - 2y' + 4 = 0 \Rightarrow 2 - k - 2.1 + 4 = 0 \Rightarrow k = 4.\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 171213

Cho tứ diện \(ABCD\). \(G\) là trọng tâm tam giác \(BCD\). Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {ACD} \right)\) và \(\left( {GAB} \right).\)

Xem đáp án

\(A\) là điểm chung thứ nhất của \(\left( {ACD} \right)\) và \(\left( {GAB} \right)\)

\(G\) là trọng tâm tam giác \(BCD\), \(N\) là trung điểm \(CD\) nên \(N \in BG\) nên \(N\) là điểm chung thứ hai của \(\left( {ACD} \right)\) và \(\left( {GAB} \right)\). Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {ACD} \right)\) và \(\left( {GAB} \right)\) là \(AN\).

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 171214

Cho hình chóp \(S.ABCD\) đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật tâm \(O\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(OC\). Mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) qua \(M\) và \(\left( \alpha  \right)\) song song với \(SA\) và \(BD\). Thiết diện của hình chóp \(S.ABCD\) và \(mp\left( \alpha  \right)\) là hình gì?

Xem đáp án

- Giao tuyến của \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( {ABCD} \right)\) là đường thẳng qua \(M\), song song với \(BD\), cắt \(BC,CD\) lần lượt tại \(F,G\).

 - Giao tuyến của \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( {SAC} \right)\) là đường thẳng qua \(M\), song song với \(SA\), cắt \(SC\) lần lượt tại \(E\).

Thiết diện cần tìm là tam giác \(EFG\).

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 171215

Cho lăng trụ tam giác \(ABC.A'B'C'\). Gọi \(G,G'\) lần lượt là trọng tâm của tam giác \(ABC\) và \(A'B'C'\), \(O\) là trung điểm của \(GG'\). Thiết diện tạo bởi mặt phẳng \(\left( {ABO} \right)\) với lăng trụ là một hình thang. Tính tỉ số \(k\) giữa đáy lớn và đáy bé của thiết diện.

Xem đáp án

Tự luận:

Gọi \(I,I'\) lần lượt là trung điểm của \(BC,B'C'\). Đường thẳng \(AO\) cắt \(II',A'I'\) lần lượt tại \(K\) và \(H\). Đường thẳng đi qua \(H\), song song với \(A'B'\) lần lượt cắt \(A'C',B'C'\) tại \(M\) và \(N\). Thiết diện tạo bởi mặt phẳng \(\left( {ABO} \right)\) với lăng trụ là hình thang \(ABNM\).

Xét \(\Delta HAA'\) ta có \(\frac{{HG'}}{{HA'}} = \frac{1}{2},\frac{{I'G'}}{{G'A'}} = \frac{1}{2}\) suy ra \(\frac{{KI'}}{{AA'}} = \frac{{HI'}}{{HA'}} = \frac{1}{4} \Rightarrow \frac{{KI'}}{{KI}} = \frac{1}{3}\).

Vì \(\Delta NI'K \sim \Delta BIK\) nên \(\frac{{NI'}}{{CI'}} = \frac{{NI'}}{{IB}} = \frac{{KI'}}{{KI}} = \frac{1}{3}\). Từ đó \(\frac{{MN}}{{AB}} = \frac{{MN}}{{A'B'}} = \frac{{C'N}}{{CB'}} = \frac{1}{3}\).

Trắc nghiệm:

Có thể vẽ hình chính xác và đo để kiểm tra đáp án. (Theo quan điểm cá nhân tôi, vì đây là bài trắc nghiệm nên có thể đo trực tiếp trên hình, xếp vào mục Vận dụng thấp ở chỗ tìm thiêt diện, nếu là giải tự luận thì CÓ THỂ xếp vào vận dụng cao cũng được. Mong quý thầy cô góp ý thêm).

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 171216

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình chữ nhật. Hình chiếu vuông góc của \(S\) lên mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\) là điểm \(A\). Hình chóp có mấy mặt là tam giác vuông?

Xem đáp án

Hai mặt \(SAB,SAD\) là tam giác vuông tại \(A\) là hiển nhiên.

Lại có \(\left. \begin{array}{l}BC \bot SA\\BC \bot AB\end{array} \right\} \Rightarrow BC \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow  BC \bot {\rm{S}}B\).

Chứng minh tương tự ta có mặt \(SC{\rm{D}}\) vuông tại \(D\).

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 171217

Cho hình chóp \(S.ABCD\), tứ giác \(ABCD\) đáy là hình thang vuông tại \(A\) và \(B\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\). Biết \(AB = 2CD = 2AD\). Mệnh đề nào sau đây sai?

Xem đáp án

\(\left. \begin{array}{l}BC \bot SA\\BC \bot AC\end{array} \right\} \Rightarrow BC \bot \left( {SAC} \right) \Rightarrow  \left( {SBC} \right) \bot \left( {SAC} \right)\), (B) đúng.

\(\left. \begin{array}{l}A{\rm{D}} \bot SA\\A{\rm{D}} \bot AB\end{array} \right\} \Rightarrow A{\rm{D}} \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow  \left( {SAD} \right) \bot \left( {SAB} \right)\), (C) đúng.

\(\left. \begin{array}{l}C{\rm{D}} \bot SA\\C{\rm{D}} \bot AD\end{array} \right\} \Rightarrow C{\rm{D}} \bot \left( {SAD} \right) \Rightarrow  \left( {SC{\rm{D}}} \right) \bot \left( {SAD} \right)\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 171218

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA = SB = SC\) và ba đường thẳng \(SA,SB,SC\) đôi một vuông góc. Gọi \(M\) là trung điểm của \(SB\). Tìm côsin của góc \(\alpha \) tạo bởi hai đường thẳng \(AM\) và \(BC\).

Xem đáp án

Gọi \(N\) là trung điểm của \(SC\). Góc \(\left( {AM,BC} \right) = \left( {AM,MN} \right)\)

Tính được

\(MN = \frac{{BC}}{2} = \frac{{SB\sqrt 2 }}{2}\)

\(AM = \frac{{SB\sqrt 5 }}{2}\)

Tam giác \(AMN\) cân nên \(AM = AN\)

Do đó \(\cos \widehat {AMN} = \frac{{A{M^2} + M{N^2} - A{N^2}}}{{2{\rm{AM}}{\rm{.MN}}}} = \frac{{MN}}{{2{\rm{A}}M}} = \frac{{\frac{{SB\sqrt 2 }}{2}}}{{{\rm{S}}B\sqrt 5 }} = \frac{{\sqrt {10} }}{{10}}\). 

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 171219

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A. Cạnh AC = a, \(BC = a\sqrt 5 \). Mặt phẳng (SAB) vuông góc mặt phẳng đáy và tam giác SAB đều. Gọi K điểm thuộc cạnh SC sao cho SC = 3SK. Tính khoảng cách \(d\) giữa hai đường thẳng AC và BK theo a.

Xem đáp án

Gọi H là trung điểm của AB \( \Rightarrow SH \bot AB\) (do tam giác SAB đều)

Do \((SAB) \bot (ABC) \Rightarrow SH \bot (ABC)\)

Do tam giác ABC vuông tại A nên AB=2a\( \Rightarrow SH = a\sqrt 3 .\)

\({S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC = \frac{1}{2}.2a.a = {a^2}\)

Kẻ KM song song với AC cắt SA tại M. Khi đó AC//KM suy ra AC//(BKM)

Do đó d(AC,BK)=d(AC,(BKM))

Ta có \(AC \bot AB;AC \bot SH\) nên \(AC \bot (SAB)\)

Kẻ \(AI \bot BM,\) do KM//AC nên \(AI \bot KM\) suy ra \(AI \bot \left( {BKM} \right)\)

Suy ra d(AC,BK)=d(AC,(BKM))=d(A,(BKM))=AI

Ta có: \(\frac{{MA}}{{SA}} = \frac{{KC}}{{SC}} = \frac{2}{3} \Rightarrow {S_{AMB}} = \frac{2}{3}{S_{SAB}} = \frac{2}{3}{(2a)^2}\frac{{\sqrt 3 }}{4} = \frac{2}{3}{a^2}\sqrt 3 .\)

Ta lại có \(BM = \sqrt {A{B^2} + A{M^2} - AB.AM.\cos {{60}^0}}  = \frac{{2a\sqrt 7 }}{3}\)

Do đó \(AI = \frac{{2{S_{ABM}}}}{{BM}} = \frac{{2\sqrt {21} a}}{7}.\) Vậy \(d(AC,BK) = \frac{{2\sqrt {21} a}}{7}.\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 171220

Trong các hình sau, hình nào là khối đa diện?

Xem đáp án

Loại hình 1,2,4 vì các hình đó có 1 cạnh là cạnh trung của nhiều hơn 2 mặt.

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 171221

Khối tứ diện đều, khối bát diện đều và khối hai mươi mặt đều có số đỉnh là Đ, số cạnh là C, số mặt là M thỏa mãn:

Xem đáp án

Khối tứ diện đều , khối bát diện đều và khối 20 mặt đều có tất cả các mặt là tam giác có 3 cạnh, mà mỗi cạnh của các khối này đều là cạnh trung của đúng hai mặt. Vậy ta có: 3M=2C.

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 171222

Cho hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau, đường cao của một mặt bên là \(a\sqrt 3 .\) Thể tích V của khối chóp đó là bao nhiêu?

Xem đáp án

Gọi hình chóp đã cho là \(S.ABCD\) có tất cả các cạnh bằng nhau và bằng x khi đó các mặt bên của hình chóp là các tam giác đều bằng nhau.

M là trung điểm BC thì SM là đường cao của mặt bên SBC nên \(SM = a\sqrt 3 \). Tam giác SBC đều cạnh x và đường cao \(SM = a\sqrt 3 \) nên\(\frac{{x\sqrt 3 }}{2} = a\sqrt 3  \Leftrightarrow x = 2a.\)  Vậy \({S_{ABCD}} = 4{a^2}.\)

\(SO = \sqrt {S{M^2} - M{O^2}}  = \sqrt {S{M^2} - {{\left( {\frac{{AB}}{2}} \right)}^2}}  = \sqrt {{{(a\sqrt 3 )}^2} - {a^2}}  = a\sqrt 2 \)

Vậy \({V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}SO.{S_{ABCD}} = \frac{{4\sqrt 2 }}{3}{a^3}.\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 171223

Cho khối hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M là trung điểm của cạnh AB. Mặt phẳng (MB’D’) chia khối hộp thành hai phần. Tính tỉ số thể tích hai phần đó. 

Xem đáp án

+ Lập thiết diện của khối hộp đi qua mặt phẳng (MB’D’) Thiết diện chia khối hộp thành hai phần trong đó có AMN.A’B’D’.

Trong mp (ABB’A’) có MB’ cắt AA’ tại K.

Trong (ADD’A’) có KD’ cắt AD tại N

=> Thiết diện là MNB’D’. Dễ thấy N là trung điểm của AD

+ Áp dụng định lý Ta lét ta có:

\(\frac{{KA}}{{KA'}} = \frac{{KM}}{{KB'}} = \frac{{KN}}{{KD'}} = \frac{{MN}}{{BD}} = \frac{1}{2}\)

\(\frac{{{V_{KAMN}}}}{{{V_{KA'B'D'}}}} = \frac{{KA.KM.KN}}{{KA'.KB.KD'}} = \frac{1}{8}\)

Suy ra: \(\begin{array}{l}{V_{AMN.A'B'D'}} = \frac{7}{8}{V_{K.A'B'D'}} = \frac{7}{8}.\frac{1}{3}.KA'.\frac{1}{2}.A'B'.A'D' = \frac{7}{{48}}.2.{\rm{AA}}'.AB'.A'D' = \frac{7}{{24}}{V_{ABCD.A'B'C'D'}}\\\end{array}\)

Vậy tỉ lệ giữa 2 phần đó là \(\frac{7}{{17}}.\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »