Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - Bình Phước lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - Bình Phước lần 1
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
65 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Số tập con của tập \(M = \left\{ {1;2;3} \right\}\) là:
Số tập con không chứa phần tử nào của tập M là \(C_3^0.\)
Số tập con chứa 1 phần tử của tập M là \(C_3^1.\)
Số tập con chứa 2 phần tử của tập M là \(C_3^2.\)
Số tập con chứa 3 phần tử của tập M là \(C_3^3.\)
Vậy số tập con của tập M là \(C_3^0 + C_3^1 + C_3^2 + C_3^3\)
Vector nào dưới đây là 1 vector chỉ phương của đường thẳng song song với trục Ox:
Vector \(\overrightarrow i = (1;0)\) là một vector chỉ phương trục Ox
Các đường thẳng song song với trục Ox có 1 vector chỉ phương là \(\overrightarrow u = \overrightarrow i = \left( {1;0} \right).\)
Cho tứ giác ABCD. Có bao nhiêu vector (khác \(\overrightarrow 0 \)) có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của tứ giác.
Số các vector là: \(A_4^2 = 12.\)
Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như sau:
Hàm số đạt cực tiểu tại điểm
Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy y' đổi dấu từ âm sang dương khi đi qua x = 0 nên x = 0 là điểm cực tiểu của hàm số.
Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:
Vì \({N^*} \subset N \Rightarrow {N^*} \cup N = N\)
Nếu \(\sin x + \cos x = \frac{1}{2}\) thì \(sin 2x\)bằng
Ta có: \(\sin x + \cos x = \frac{1}{2} \Leftrightarrow {\sin ^2}x + 2\sin x\cos x + {\cos ^2}x = \frac{1}{4} \Leftrightarrow \sin 2x = \frac{{ - 3}}{4}\)
Hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a, chiều cao \(h = \frac{a}{{\sqrt 2 }}.\) Góc giữa cạnh bên với mặt đáy là:
Gọi SO là đường cao của hình chóp tứ giác đều S.ABCD. Do đó góc giữa cạnh bên và mặt đáy là góc SBO
Ta có: \(SO = h = \frac{a}{{\sqrt 2 }};OB = \frac{{BD}}{2} = \frac{a}{{\sqrt 2 }}.\)
Tam giác vuông SBO tại O có \(SO = OB = \frac{a}{{\sqrt 2 }}\) nên cân tại O.
Suy ra \(\widehat {SBO} = {45^0}.\)
Cho hàm số \(y = \frac{1}{x}.\) Đạo hàm cấp hai của hàm số là:
Ta có \(y' = \frac{1}{{{x^2}}}\) nên \({y^{(2)}} = - \frac{{{{\left( {{x^2}} \right)}^\prime }}}{{{x^4}}} = - \frac{{2x}}{{{x^4}}} = - \frac{2}{{{x^3}}}.\)
Hàm số nào dưới đây luôn tăng trên R?
Hàm số y = 2018 là hàm không tăng trên R, loại A.
Hàm số \(y = {x^4} + {x^2} + 1\)
\(y' = 4{x^3} + 2x = 2x\left( {2{x^2} + 1} \right),y' = 0 \Leftrightarrow x = 0\) và y' đổi dấu khi x qua 0
Hàm số không tăng trên R, loại B.
\(y = \frac{{x - 1}}{{x + 1}}.\) tập xác định \(D = R\backslash \left\{ 1 \right\}\) nên không tăng trên R.
\(y = x + \sin x \Rightarrow y' = 1 + \cos x \ge 0,\forall x \in R.\) Chọn D.
Khẳng định nào sau đây là đúng?
\(y = \tan 2x - \sin x\)
Tập xác định : \(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2},k \in Z} \right\}\)
\(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f( - x) = \tan ( - 2x) - \sin ( - x) = - \tan 2x + \sin = - f(x)\)
Vậy hàm số \(y = \tan 2x - \sin x\) là hàm số lẻ.
Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)_{n = 1}^{ + \infty }\) là cấp số cộng, công sai d. Tổng \({S_{100}} = {u_1} + {u_2} + ... + {u_{100}},{u_1} \ne 0\) là
Nếu \(\left( {{u_n}} \right)_{n = 1}^{ + \infty }\) là cấp số cộng có \({u_1} \ne 0\) và công sai d thì \({S_n} = {u_1} + {u_2} + ... + {u_n} = \frac{n}{2}({u_1} + {u_n}).\)
Áp dụng với n=100, ta chọn C
Đồ thị của hàm số nào dưới đây có tiệm cận đứng
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 12} \right)}^ - }} \frac{x}{{x + 12}} = + \infty \) nên x = -12 là tiệm cận đứng
Điều kiện xác định của phương trình \(x + \sqrt {x - 2} = 3 + \sqrt {x - 2} \) là:
ĐKXĐ:
\(\begin{array}{l}
x - 2 \ge 0\\
\Leftrightarrow x \ge 2
\end{array}\)
Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như sau:
Hàm số \(y=f(x)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
Quan sát bảng biến thiên, hàm số đồng biến trên khoảng mà mũi tên hướng lên là \(\left( { - \infty ;-2} \right).\) và (0;2).
Vậy chọn B
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{ - x - 3}}{{x + 2}}\) bằng
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \frac{{ - x - 3}}{{x + 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \frac{{ - 1 - \frac{3}{x}}}{{1 + \frac{2}{x}}} = - 1.\)
Thể tích khối lăng trụ có chiều cao bằng h và diện tích bằng B là:
Thể tích khối lăng trụ có chiều cao bằng h và diện tích bằng B là \(V = Bh.\)
Số mặt phẳng đối xứng của hình chóp đều S.ABCD là :
Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm các cạnh AD, BC, DC, AB.
Các mặt phẳng đối xứng là: \(\left( {SAC} \right),\left( {SBD} \right),\left( {SEF} \right),\left( {SGH} \right).\)
Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm \(f'(x) = x{({x^2} + 2x)^3}({x^2} - \sqrt 2 ),\forall x \in R.\) Số điểm cực trị của hàm số là:
\(f'(x) = x{\left( {{x^2} + 2x} \right)^3}\left( {{x^2} - \sqrt 2 } \right) = {x^4}\left( {x + 2} \right)\left( {x - \sqrt[4]{2}} \right)\left( {x + \sqrt[4]{2}} \right)\)
\(f'(x)\) đổi dấu qua 3 nghiệm đơn. 2 nghiệm bội chẵn không đổi dấu nên có 3 cực trị.
Tập nghiệm S của bất phương trình \((x - 1)\sqrt {x + 1} \ge 0\) là:
ĐKXĐ: \(x + 1 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge - 1\) (1)
Lập bảng xét dấu ta dễ dàng suy ra kết quả.
Vậy tập nghiệm của bất phương trình \(S = \left\{ { - 1} \right\} \cup \left[ {1; + \infty } \right).\) Chọn C.
Cho \(f(x) = {x^{2018}} = 1009{x^2} + 2019x.\) Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} \frac{{f(\Delta x + 1) - f(1)}}{{\Delta x}}\) bằng:
Theo định nghĩa đạo hàm ta có \(\mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to \infty } \frac{{f\left( {\Delta x + 1} \right) - f\left( 1 \right)}}{{\Delta x}} = f'(1).\)
Mà \(f'(x) = 2018{x^{2017}} - 2018x + 2019 \Rightarrow f'(1) = 2019.\)
Vậy giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to \infty } \frac{{f\left( {\Delta x + 1} \right) - f\left( 1 \right)}}{{\Delta x}} = 2019.\)
Số giá trị nguyên m để phương trình \(\sqrt {4m - 4} .\sin x.\cos x + \sqrt {m - 2} .\cos 2x = \sqrt {3m - 9} \) có nghiệm là:
Điều kiện xác định: \(\left\{ \begin{array}{l}
4m - 4 \ge 0\\
m - 2 \ge 0\\
3m - 9 \ge 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ge 1\\
m \ge 2\\
m \ge 3
\end{array} \right. \Leftrightarrow m \ge 3.\)
\(\begin{array}{l}
\sqrt {4m - 4} .\sin x.\cos x + \sqrt {m - 2} .\cos 2x = \sqrt {3m - 9} \\
\Leftrightarrow \sqrt {m - 1} \left( {2\sin x.\cos x} \right) + \sqrt {m - 2} \cos 2x = \sqrt {3m - 9} \\
\Leftrightarrow \sqrt {m - 1} .\sin 2x + \sqrt {m - 2} .\cos 2x = \sqrt {3m - 9}
\end{array}\)
Phương trình có \(a = \sqrt {m - 1} ,b = \sqrt {m - 2} ,c = \sqrt {3m - 9} .\)
Điều kiện để phương trình có nghiệm: \({a^2} + {b^2} \ge {c^2}.\)
Ta có
\(\begin{array}{l}
{\left( {\sqrt {m - 1} } \right)^2} + {\left( {\sqrt {m - 2} } \right)^2} \ge {\left( {\sqrt {3m - 9} } \right)^2}\\
\Leftrightarrow m - 1 = m - 2 \ge 3m - 9\\
\Leftrightarrow m \le 6.
\end{array}\)
Kết hợp điều kiện ta được \(3 \le m \le 6.\)
Mà \(m \in Z\) nên \(m \in \left\{ {3;4;5;6} \right\}.\)
Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có tất cả các cạnh đều bằng a. Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (A'BC) bằng:
Gọi M là trung điểm của BC, \(AM = \frac{{a\sqrt 3 }}{2},BC \bot \left( {A'AM} \right).\)
Kẻ \(AH \bot A'M\), suy ra \(AH \bot \left( {A'BC} \right)\) và \(AH = d\left( {A,\left( {A'BC} \right)} \right)\)
Xét tam giác A'AM vuông tại A, ta có: \(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{AA'}} + \frac{1}{{A{M^2}}} \Rightarrow AH = \frac{{a\sqrt {21} }}{7}\)
Vậy \(d\left( {A,\left( {A'BC} \right)} \right) = \frac{{a\sqrt {21} }}{7}\)
Cho tứ diện O.ABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau \(OA = OB = OC = \sqrt 3 .\) Khoảng cách từ O đến (ABC) là:
Gọi A' là chân đường cao kẻ từ A lên BC, C' là chân đường cao kẻ từ C lên AB.
Gọi H là giao của AA' với CC' suy ra H là trực tâm của tam giác ABC. Ta dễ dàng chứng minh được \(OH \bot \left( {ABC} \right).\)
Do đó: $d\left( {O;\left( {ABC} \right)} \right) = OH.\) Tính OH.
Ta có: Tam giác OAA' vuông tại O, có OH là đường cao. Suy ra: \(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{{A'}^2}}}\) (1)
Lại có: Tam giác OBC vuông tại B, có OA' là đường cao. Suy ra: \(\frac{1}{{O{{A'}^2}}} = \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\) . Thay \(OA = OB = OC = \sqrt 3 \) vào, ta được:
\(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{3} + \frac{1}{3} + \frac{1}{3} = 1 \Leftrightarrow OH = 1.\)
Vậy \(d\left( {O;\left( {ABC} \right)} \right) = OH = 1.\)
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng 2a, cạnh bên bằng 3a. Tính thể tích của khối chóp đã cho?
Trong mp(ABCD) . Gọi \(O = AC \cap BD.\) Khi đó \(SO \bot \left( {ABCD} \right)\)
Trong tam giác ABD vuông tại A. Ta có:
\(\begin{array}{l}
BD = \sqrt {A{B^2} + A{D^2}} = \sqrt {{{\left( {2a} \right)}^2} + {{\left( {2a} \right)}^2}} = 2a\sqrt 2 \\
\Rightarrow BO = \frac{1}{2}BD = a\sqrt 2
\end{array}\)
Trong tam giác SOB vuông tại O. Ta có:
\(SO = \sqrt {S{B^2} - B{O^2}} = \sqrt {{{\left( {3a} \right)}^2} - {{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2}} = a\sqrt 7 \)
\( \Rightarrow {V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}SO.{S_{ABCD}} = \frac{1}{3}a\sqrt 7 .{\left( {2a} \right)^2} = \frac{{4{a^3}\sqrt 7 }}{3}\)
Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng a (tham khảo hình vẽ)
Khoảng cách giữa hai đường thẳng BD và A'C' bằng:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
\left( {ABCD} \right)//\left( {A'B'C'D'} \right)\\
BD \subset \left( {ABCD} \right)\\
A'C' \subset \left( {A'B'C'D'} \right)
\end{array} \right. \Rightarrow d\left( {BD;A'C'} \right) = d\left[ {\left( {ABCD} \right);\left( {A'B'C'D'} \right)} \right] = AA' = a\)
Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như hình vẽ:
Số nghiệm của phương trình \(f(x)=-1\) là?
Số nghiệm của phương trình \(f(x)=-1\) chính là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f(x)\) và đường thẳng y = -1 . Nhìn BBT trên ta thấy đường thẳng y = -1 cắt đồ thị hàm số \(y=f(x)\) tại 2 điểm.
Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm.
\(\lim \left( {\frac{1}{{{n^2}}} + \frac{2}{{{n^2}}} + \frac{3}{{{n^2}}} + ... + \frac{n}{{{n^2}}}} \right)\) bằng
\(\lim \left( {\frac{1}{{{n^2}}} + \frac{2}{{{n^2}}} + \frac{3}{{{n^2}}} + ... + \frac{n}{{{n^2}}}} \right) = \lim \left( {\frac{{1 + 2 + 3 + ... + n}}{{{n^2}}}} \right) = \lim \left( {\frac{{n(n + 1)}}{{2{n^2}}}} \right) = \lim \left( {\frac{1}{2} + \frac{1}{{2n}}} \right) = \frac{1}{2}.\)
Đề thi THPT QG 2019 có 5 câu vận dụng cao, mỗi câu có 4 phương án lựa chọn A, B, C, D trong đó 5 câu đều có một phương án đúng là A. Một thí sinh chọn ngẫu nhiên một phương án ở mỗi câu. Tính xác suất để học sinh đó không đúng câu nào.
Mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời nên số cách chọn phương án trả lời cho 5 câu hỏi vận dụng cao là \(n\left( \Omega \right) = 4.4.4.4.4 = {4^5}.\)
Vì mỗi câu hỏi có 3 phương án trả lời sai nên số cách chọn để học sinh đó trả lời sai cả 5 câu hỏi vận dụng cao là \(n\left( A \right) = 3.3.3.3.3 = 243\)
Xác suất cần tìm là \(P(A) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{243}}{{{4^5}}}\)
Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y = - {x^3} + 3{x^2} + 12\) trên đoạn \(\left[ { - 3;1} \right].\)
Hàm số xác định là liên tục trên đoạn [-3;1]
Ta có \(y' = - 3{x^2} + 6x;y' = 0 \Leftrightarrow - 3{x^2} + 6x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0 \in \left[ { - 3;1} \right]\\
x = 2 \notin \left[ { - 3;1} \right]
\end{array} \right..\)
Lại có \(y\left( { - 3} \right) = 66;y\left( 0 \right) = 12;y\left( 1 \right) = 14.\)
Vậy \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 3;1} \right]} y = y\left( { - 3} \right) = 66.\)
Số nghiệm của phương trình \(\cos 2x + {\cos ^2}x - {\sin ^2}x = 2,x \in \left( {0;12\pi } \right)\) là:
Ta có: \(\cos 2x + {\cos ^2}x - {\sin ^2}x = 2 \Leftrightarrow 2\cos 2x = 2 \Leftrightarrow \cos 2x = 1 \Leftrightarrow x = k\pi ,k \in Z.\)
Vì \(x \in \left( {0;12\pi } \right)\) nên \(0 < k\pi < 12\pi \Leftrightarrow 0 < k < 12.\)
Do đó có 11 giá trị k, tương ứng với 11 nghiệm.
Cho hàm số \(y = \frac{{ax + 1}}{{bx - 2}},\) có đồ thị như hình vẽ. Tính \(T = a + b\).
Tiệm cận đứng \(x = \frac{2}{b} = 2 \Rightarrow b = 1\)
Tiệm cận ngang \(y = \frac{a}{b} \Rightarrow a = b = 1\)
Vậy \(T = a + b = 2\)
Đường cong trong hình bên là đồ thị của hàm số nào dưới đây?
Nhìn vào hình vẽ:
- Đồ thị hàm số đạt cực trị tại 3 điểm (-1;1); (0;1) và (1;1) từ đó suy ra y'=x(x-1)(x+1)
- Từ đó lấy nguyên hàm y' suy ra y.
Vậy đường cong có hàm số:
\(y = - {x^4} + 2{x^2}.\)
Điểm cực trị của đồ thị hàm số \(y = - {x^3} + {x^2} + 5x - 5\) là:
\(y' = - 3{x^2} + 2x + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = - 1\\
x = \frac{5}{3}
\end{array} \right..\)
\(y'' = - 6x + 2.\)
Ta có: \(y''( - 1) = 8 > 0 \Rightarrow \) Hàm số đạt cực tiểu tại \(x = - 1;{y_{CT}} = y\left( { - 1} \right) = - 8.\)
Vậy điểm cực tiểu của đồ thị hàm số là \(\left( { - 1; - 8} \right).\)
Phương trình nào dưới đây tương đương với phương trình \({x^2} - 3x = 0\) ?
Phương trình \({x^2} - 3x = 0\) có tập nghiệm là \(S = \left\{ {0;3} \right\}\) nên phương trình tương đương cũng phải có tập nghiệm như vậy. Chọn C.
Chú ý lý thuyết:
+ Phép biến đổi tương đương cho hai phương trình tương đương
+ Phép biến đổi cộng hai vế một biểu thức hoặc nhân 2 vế với một biểu thức khác 0 là phép biến đổi tương đương khi cúng không làm thay đổi điều kiện
Do đó dựa và điều kiện của các phương trình ta cũng có thể chọn C.
Cho hàm số \(y = \frac{{2x - 3}}{{x + 3}}.\) Tìm khẳng định đúng.
Tập xác định: \(D = R\backslash \left\{ { - 3} \right\}\)
\(y' = \frac{9}{{{{\left( {x + 3} \right)}^2}}} > 0\)
Vậy hàm số đồng biến trên mỗi khoảng xác định.
Gọi S là tập các giá trị nguyên m sao cho hàm số \(y = \frac{{{x^3}}}{3} + \left( {{m^2} + 2018m - 1} \right)\frac{{{x^2}}}{2} - 2019m\) tăng trên \(\left( { - \infty ; - 2018} \right).\) Tổng tất cả các phần tử của tập hợp S là:
\(\begin{array}{l}
y = \frac{{{x^3}}}{3} + \left( {{m^2} + 2018m - 1} \right)\frac{{{x^2}}}{2} - 2019m\\
y' = {x^2} + \left( {{m^2} + 2018m - 1} \right)x
\end{array}\)
Hàm số tăng trên \(\left( { - \infty ;2018} \right) \Leftrightarrow y' \ge 0,\forall x \in \left( { - \infty ; - 2018} \right)\)
\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow {x^2} + \left( {{m^2} + 2018m - 1} \right)x \ge 0,\forall x \in \left( { - \infty ; - 2018} \right)\\
\Leftrightarrow x \le - {m^2} - 2018m + 1,\forall x \in \left( { - \infty ; - 2018} \right)\\
\Leftrightarrow - {m^2} - 2018m + 1 \ge - 2018\\
\Leftrightarrow - 2019 \le m \le 1
\end{array}\)
Vậy tổng tát cả các phần tử của tập hợp S là
\( - 2019 - 2018 - 2017 - ... + 0 + 1 = 2021.\frac{{1 - 2019}}{2} = - 2039189.\)
Trên trục tọa độ Oxy, cho hình vuông ABCD. Điểm M thuộc cạnh CD sao cho \(\overrightarrow {MC} = 2\overrightarrow {DM} ,N(0;2019)\) là trung điểm của cạnh BC, K là giao điểm của hi đường thẳng AM và BD. Biết đường thẳng AM có phương trình \(x - 10y + 2018 = 0.\) Khoảng cách từ gốc tọa độ O đến đường thẳng NK bằng:
Gọi cạnh hình vuông bằng a. Do \(\Delta ABK \sim \Delta MDK \Rightarrow \frac{{MD}}{{AB}} = \frac{{DK}}{{KB}} = \frac{1}{3} \Rightarrow \frac{{DK}}{{DB}} = \frac{1}{4}.\)
Ta có \(\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DM} = \overrightarrow {AD} + \frac{1}{3}\overrightarrow {DC} \) (1)
\(\overrightarrow {NK} = \overrightarrow {BK} - \overrightarrow {BN} = \frac{3}{4}\overrightarrow {BD} - \frac{1}{2}\overrightarrow {BC} = \frac{3}{4}\left( {\overrightarrow {BA} + \overrightarrow {BC} } \right) - \frac{1}{2}\overrightarrow {BC} = \frac{3}{4}\overrightarrow {BA} + \frac{1}{4}\overrightarrow {BC} \) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\overrightarrow {AM} .\overrightarrow {NK} = \frac{1}{4}\overrightarrow {AD} .\overrightarrow {BC} + \frac{1}{4}\overrightarrow {BA} .\overrightarrow {DC} = 0 \Rightarrow AM \bot NK.\)
Vì \(AM \bot NK\) nên NK có phương trình tổng quát: \(10x + y - 2019 = 0.\)
Khoảng cách từ O đến NK là \(d\left( {O,NK} \right) = \frac{{\left| { - 2019} \right|}}{{\sqrt {{{10}^2} + {1^2}} }} = \frac{{2019\sqrt {101} }}{{101}}.\)
Có bao nhiêu giá trị của tham số m để hàm số \(y = \left| {3{x^4} - 4{x^3} - 12{x^2} + m} \right|\) có 7 điểm cực trị?
Xét hàm số \(f(x) = 3{x^4} - 4{x^3} - 12{x^2} + m\)
Ta có: \(f'(x) = 12{x^3} - 12{x^2} - 24x \Rightarrow f'(x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = - 1\\
x = 2
\end{array} \right.\)
Suy ra \(f(x)\) có 3 điểm cực trị là: \(\left[ \begin{array}{l}
x = - 1\\
x = 0\\
x = 2
\end{array} \right.\)
Do đó để hàm số \(y = \left| {f(x)} \right|\) có 7 cực trị \( \Leftrightarrow \) phương trình \(f(x) = 0\) có tổng số nghiệm bội lẻ là 4 \( \Rightarrow f(x) = 0\) có 4 nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow 3{x^4} - 4{x^3} - 12{x^2} = - m\) có 4 nghiệm phân biệt
BBT:
Dựa vào BBT \( \Rightarrow f(x) = 0\) có 4 nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow - 5 < - m < 0 \Leftrightarrow 0 < m < 5\)
Do m nguyên \( \Rightarrow m \in \left\{ {1;2;3;4} \right\} \Rightarrow \) Có 4 số nghiệm thỏa mãn yêu cầu bài toán
Cho hình chóp đều S.ABC có \(SA = 9a,AB = 6a.\) Gọi M là điểm thuộc cạnh SC sao cho \(SM = \frac{1}{2}SC.\) Côsin góc giữa hai đường thẳng SB và AM bằng:
Ta có \(\cos ASB = \frac{{S{A^2} + S{B^2} - A{B^2}}}{{2.SA.SB}} = \frac{7}{9} = \cos CSB = \cos ASC\)
\(\begin{array}{l}
A{M^2} = S{A^2} + S{M^2} - 2SA.SM.\cos ASC = 48 \Rightarrow AM = 4\sqrt 3 \\
\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {SM} - \overrightarrow {SA} = \frac{1}{3}\overrightarrow {SC} - \overrightarrow {SA}
\end{array}\)
Do đó \(\overrightarrow {AM} .\overrightarrow {SB} = \left( {\frac{1}{3}\overrightarrow {SC} - \overrightarrow {SA} } \right).\overrightarrow {SB} = \frac{1}{3}.SC.SB.\cos BSC - SA.SB.\cos ASB = - 42{a^2}\) nên
\(\cos \left( {AM;SB} \right) = \frac{{\left| {\overrightarrow {AM} .\overrightarrow {SB} } \right|}}{{AM.SB}} = \frac{{42}}{{4\sqrt 3 .9}} = \frac{{14}}{{3\sqrt {48} }}.\)
Cho hình chóp S.ABC, có đáy là hình thang vuông tại A và B, biết \(AB = BC = a,AD = 2a,SA = a\sqrt 3 \) và \(SA \bot (ABCD).\) Gọi M và N lần lượt là trung điểm của SB, SA. Tính khoảng cách từ M đến (NDC) theo a.
\(E = AB \cap CD,G = EN \cap SB \Rightarrow G\) là trọng tâm tam giác SAE.
\(d\left( {M,\left( {NCD} \right)} \right) = \frac{{GM}}{{GB}}d\left( {B,\left( {NCD} \right)} \right) = \frac{1}{2}d\left( {B,\left( {NCD} \right)} \right) = \frac{1}{2}.\frac{1}{2}d\left( {A,\left( {NCD} \right)} \right) = \frac{1}{4}d\left( {A,\left( {NCD} \right)} \right) = \frac{1}{4}h\)
Tứ diện AEND vuông tại đỉnh A nên \(\frac{1}{{{h^2}}} = \frac{1}{{A{N^2}}} + \frac{1}{{A{E^2}}} + \frac{1}{{A{D^2}}} = \frac{{11}}{{6{a^2}}} \Rightarrow h = \frac{{a\sqrt {66} }}{{11}}\)
Vậy \(d\left( {M,\left( {NCD} \right)} \right) = \frac{{a\sqrt {66} }}{{44}}.\)
Cho lăng trụ đều \(ABC.A'B'C',AB = 2a,M\) là trung điểm A'B, \(d\left( {C'\left( {MBC} \right)} \right) = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}.\) Thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C' là:
Gọi I, K, H theo thứ tự là trung điểm của \(BC,B'C',KA'.\)
\(\begin{array}{l}
MH//BC \Rightarrow \left( {MBC} \right) \equiv \left( {MHJB} \right).\\
B'C'//\left( {MBC} \right) \Rightarrow d\left( {C',\left( {MBC} \right)} \right) = d\left( {K,\left( {MBC} \right)} \right)\\
MH \bot KA',MH \bot JK \Rightarrow MH \bot \left( {JKH} \right) \Rightarrow \left( {JKH} \right) \bot \left( {MHJB} \right)
\end{array}\)
Gọi L là hình chiếu của K trên JH \( \Rightarrow d\left( {K,\left( {MBC} \right)} \right) = KL.\)
Tam giác JKH vuông tại K có đường cao
\(KL = \frac{{a\sqrt 2 }}{2},KH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\frac{1}{{K{L^2}}} = \frac{1}{{K{H^2}}} + \frac{1}{{K{J^2}}} \Rightarrow KJ = \frac{{a\sqrt 6 }}{2}\) là độ dài đường cao của lăng trụ.
\({V_{ABC.A'B'C'}} = KJ.{S_{ABC}} = \frac{{3\sqrt 2 }}{2}{a^3}.\)
Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m (biết \(m \ge - 2019\) ) để hệ phương trình sau có nghiệm thực?
\(\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} + x - \sqrt[3]{y} = 1 - 2m\\
2{x^3} - {x^2}\sqrt[3]{y} - 2{x^2} + x\sqrt[3]{y} = m
\end{array} \right.\)
\(HPT \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x^2} - x + 2x - z = 1 - 2m\\
\left( {2x - z} \right)\left( {{x^2} - x} \right) = m
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
ab = m\\
a + b = 1 - 2m
\end{array} \right.{\rm{ }}\left( {z = \sqrt[3]{y};a = 2x - z;b = {x^2} - x} \right)\)
Suy ra a và b là nghiệm của phương trình \({X^2} - \left( {1 - 2m} \right)X + m = 0{\rm{ (1)}}\)
Ta lại có: \(b = {X^2} - {X^3} - \frac{1}{4}\) nên để hệ có nghiệm thì phương trình (1) có ít nhất một nghiệm lớn hơn hoặc bằng \(\frac{{ - 1}}{4}\) . Khi đó:
\(\left\{ \begin{array}{l}
\Delta \ge 0\\
\left[ \begin{array}{l}
X{}_1 \ge - \frac{1}{4}\\
{X_2} \ge - \frac{1}{4}
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\left( {1 - 2m} \right)^2} - 4m \ge 0\\
\left[ \begin{array}{l}
\frac{{1 - 2m - \sqrt {4{m^2} - 8m + 1} }}{2} \ge - \frac{1}{4}\\
\frac{{1 - 2m + \sqrt {4{m^2} - 8m + 1} }}{2} \ge - \frac{1}{4}
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow m \le \frac{{2 - \sqrt 3 }}{2}\)
Vậy khi \(m \ge - 2019\) thì có 2020 giá trị m.
Cho lăng trụ lục giác đều \(ABCDEF.A'B'C'D'E'F'.\) Hỏi có bao nhiêu hình chóp tứ giác có 5 đỉnh là đỉnh của lăng trụ?
TH1: Có 3 bộ, mỗi bộ gồm 6 đường thẳng song song nhau (như hình vẽ)
Đa giác đáy của hình chóp gồm 1 đường thẳng ở nhóm 3 đường thẳng song song trên (ABCDEF) và có 1 đường thẳng ở nhóm 3 đường thẳng song song trên (A’B’C’D’E’F’)
Suy ra số đa giác đáy là \(C_3^1.C_3^1\) .
Vậy TH1 có \(3.C_3^1,C_3^1.8 = 216\) hình chóp
TH2: Đa giác đáy của hình chóp là tứ giác nằm trên một mặt đáy của hình lăng trụ (hình vẽ).
Số đa giác đáy là \(C_6^4.2\)
Vậy số hình chóp tạo thành ở TH2 là \(C_6^4.2.6 = 180\) hình chóp
TH3: Có 3 bộ gồm 4 đường thẳng song song nhau (như hình vẽ)
Đa giác đáy của hình chóp gồm 1 đường thẳng có ở nhóm 2 đường chéo song song trên (ABCDEF) và 1 đường thẳng ở nhóm 2 đường chéo song song trên (A’B’C’D’E’F’)
Số đa giác đáy là \(C_2^1.C_2^1\)
Vậy số hình chóp được tạo thành ở TH3 là \(3.C_2^1.C_2^1.8 = 96\)
Do đó, số hình chóp cần tìm là 216 + 180 + 96 =492.
Cho hình chóp S.ABC có \(SA = SC = \frac{{a\sqrt 6 }}{2},SB = a\sqrt 2 ,AB = BC = \frac{{a\sqrt 2 }}{2};AC = a.\) Tính góc \(\left( {SB,ABC} \right).\)
Gọi I, J lần lượt là trung điểm cuả AC, SB, H là điểm chiếu của S lên IB
Có SA = SC. Suy ra \(\Delta SAC\) cân tại S, suy ra \(SI \bot AC\)
Có SA = SC, BA = BC, BC chung. Suy ra \(\Delta SAB = \Delta SCB.\) Suy ra JA = JC.
Suy ra \(\Delta JAC\) cân tại J, I là trung điểm AC. Suy ra \(IJ \bot AC\)
Có \(AC \bot SI;AC \bot IJ.\) Suy ra \(AC \bot \left( {SIB} \right)\)
Suy ra \(\left( {ABC} \right) \bot \left( {SIB} \right),\) Có \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {SIB} \right) = IB,SH \bot IB.\) Suy ra \(SH \bot \left( {ABC} \right)\)
Suy ra BH là hình chiếu của SB lên (ABC)
Suy ra \(\left( {SB,\left( {ABC} \right)} \right) = \widehat {SBI}\)
Có \(SI = \sqrt {S{A^2} - A{I^2}} = \frac{{a\sqrt 5 }}{2},IB = \sqrt {A{B^2} - A{I^2}} = \frac{a}{2},SB = a\sqrt 2 \)
Có \(\cos \widehat {SBI} = \frac{{S{B^2} + I{B^2} - S{I^2}}}{{2.SB.IB}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}.\) Suy ra \(\widehat {SBI} = {45^0}.\) Chọn B.
Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị như hình vẽ:
Hàm số \(y = f({x^2} - 2x + 1) + 2018\) giảm trên khoảng
Xét: \(y' = 2\left( {x - 1} \right).f'\left( {{x^2} - 2x + 1} \right) < 0\) (*)
TH1: \(x - 1 > 0 \Leftrightarrow x > 1\)
Khi đó (*) trở thành
\(f'\left( {{x^2} - 2x + 1} \right) < 0 \Leftrightarrow - 1 < {x^2} - 2x + 1 < 1 \Leftrightarrow 0 < x < 2\) suy ra hàm số nghịch biến trên khoảng (1;2).
Nên chọn đáp án A. (không cần xét TH tiếp theo).
Cho hàm số \(y = \frac{{ - x + 2}}{{x - 1}}\) có đồ thị (C) và điểm \(A\left( {a;1} \right).\) Biết \(a = \frac{m}{n}\) (với mọi \(m,n \in N\) và \(\frac{m}{n}\) tối giản) là giá
TXĐ: \(D=R\backslash \left\{ 1 \right\}.\)
\(y' = - \frac{1}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\)
Tiếp tuyến tại tiếp điểm có hoành độ \({x_0}\left( {{x_0} \ne 1} \right)\) của (C) có phương trình.
\(y = - \frac{1}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^2}}}\left( {x - {x_0}} \right) + \frac{{ - {x_0} + 2}}{{{x_0} - 1}}{\rm{ (}}\Delta {\rm{)}}\)
Đt \(\left( \Delta \right)\) đi qua \(A\left( {a;1} \right) \Rightarrow 1 = - \frac{1}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^2}}}\left( {a - {x_0}} \right) - \frac{{{x_0} - 2}}{{{x_0} - 1}} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2{x_0}^2 - 6{x_0} + a + 3 = 0{\rm{ (*)}}\\
{x_0} \ne 1
\end{array} \right.\)
Có duy nhất 1 tiếp tuyến qua A pt(*) có duy nhất 1 nghiệm khác 1
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\Delta ' = 0\\
{2.1^2} - 6.1 + a + 3 \ne 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
3 - 2a = 0\\
a - 1 \ne 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow a = \frac{3}{2} = \frac{m}{n} \Rightarrow m + n = 5\)
Chọn C.
Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên
Số tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2018}}{{f(x)}}\) là:
Số tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2018}}{{f(x)}}\) là số nghiệm của phương trình \(f(x) = 0\) bằng số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f(x)\) và y = 0 tức trục hoành. Nhìn bảng biến thiên ta có số giao điểm bằng 3 nên có 3 tiệm cận đứng.
Cho tập \(A = \left\{ {0;1;2;3;4;5;7;9} \right\}.\) hỏi có bao nhiêu số tự nhiên 8 chữ số khác nhau lập từ A, biết các chữ số chãn không đứng cạnh nhau.
Ta có: Tập A có đúng 8 chữ số: 3 chữ số chẵn: 0; 2;4 và 5 chữ số lẻ: 1; 3; 5; 7; 9
Ta đặt 5 vị trí cho 5 chữu số lẻ trên ( kí hiệu là *) và giãn ra đều 1 vị trí xen kẽ và kể cả hai đầu ngoài cùng là 6 vị trí xen kẽ ( kí hiệu bới ?) :
? |
* |
? |
* |
? |
* |
? |
* |
? |
* |
? |
Các vị trí ? là nơi ta đặt 3 chữ số chẵn vào
- Nếu kể cả các ‘số’ mà chữ số 0 có thể đứng đầu thì ta lập được số các số thỏa mãn yêu cầu là:
\(A_6^3.5!\) (\(A_6^3\) là số cách đặt 3 chữ số chẵn, 5! Là số cách hoán vị 5 chữ số lẻ)
- Ta tính số các ‘số’ như vậy mà chữ số 0 đứng đầu là: \(A_5^2.5!\)
Do đó số các số cần tìm là: \(A_6^3.5! - A_5^2.5! = 12000\)
Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên R có đồ thị như hình vẽ:
Có bao nhiêu giá trị của n để phương trình \(f\left( {16{{\cos }^2}x + 6\sin 2x - 8} \right) = f\left( {n\left( {n + 1} \right)} \right)\) có nghiệm \(x \in R?\)
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy hàm số \(y=f(x)\) đồng biến trên R.
Do đó: \(f\left( {16{{\cos }^2}x + 6\sin 2x - 8} \right) = f\left( {n\left( {n + 1} \right)} \right) \Leftrightarrow 16{\cos ^2}x + 6\sin 2x - 8 = n\left( {n + 1} \right)\)
\( \Leftrightarrow 16.\frac{{1 + \cos 2x}}{2} + 6\sin 2x - 8 = n\left( {n + 1} \right) \Leftrightarrow 8\cos 2x + 6\sin 2x = n\left( {n + 1} \right)\)
Phương trình có nghiệm \(x \in R \Leftrightarrow {8^2} + {6^2} \ge {n^2}{\left( {n + 1} \right)^2} \Leftrightarrow {n^2}{\left( {n + 1} \right)^2} \le 100\)
\(\left\{ \begin{array}{l}
n\left( {n + 1} \right) \ge - 10\\
n\left( {n + 1} \right) \le 10
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{n^2} + n + 10 \ge 0\\
{n^2} + n - 10 \le 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow {n^2} + n - 10 \le 0 \Leftrightarrow \frac{{ - 1 - \sqrt {41} }}{2} \le n \le \frac{{ - 1 + \sqrt {41} }}{2}.\)
Vì \(n \in Z\) nên \(n \in \left\{ { - 3; - 2; - 1;0;1;2} \right\}.\)
Có bao nhiêu giá trị nguyên m để phương trình dưới đây có nghiệm?
\(4\sin \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right).\cos \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) = {m^2} + \sqrt 3 \sin 2x - cox2x\)
Phương trình ban đầu tương đương với \(2\left( {\sin \left( {2x + \frac{\pi }{6}} \right) + \sin \frac{\pi }{2}} \right) = {m^2} + \sqrt 3 \sin 2x - \cos 2x\)
\( \Leftrightarrow \sqrt 3 \sin 2x + \cos 2x + 2 = {m^2} + \sqrt 3 \sin 2x - \cos 2x \Leftrightarrow \cos 2x = \frac{{{m^2} - 2}}{2}.\)
Phương trình ban đầu có nghiệm khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{m^2} - 2}}{2} \ge - 1\\
\frac{{{m^2} - 2}}{2} \le 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \in \left( { - \infty ; + \infty } \right)\\
- 2 \le m \le 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow - 2 \le m \le 2\)
Với m là số nguyên ta sẽ được \(m = - 2;m = - 1;m = 0;m = 1;m = 2\)